I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình học toán, học sinh thường mắc những sai lầm cho dù những sai lầm đó thường xảy ra hoặc có thể xảy ra đều là điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Nếu trong quá trình dạy học toán, ta đưa ra những tình huống sai lầm mà học sinh dễ bị mắc phải, chỉ rõ và phân tích cho các em thấy được chỗ sai lầm, điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được sai lầm mà còn hiểu kĩ hơn bài mình đang học. Chính vì thế trong khi trực tiếp giảng dạy bộ môn toán 6, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của đồng bạn và đồng nghiệp.Tôi đã đúc kết, tổng hợp tất cả những sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình dạy học, để viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong số học toán 6 chương I và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình học toán, học sinh thường mắc những sai lầm cho dù những sai lầm đó thường xảy ra hoặc có thể xảy ra đều là điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Nếu trong quá trình dạy học toán, ta đưa ra những tình huống sai lầm mà học sinh dễ bị mắc phải, chỉ rõ và phân tích cho các em thấy được chỗ sai lầm, điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được sai lầm mà còn hiểu kĩ hơn bài mình đang học. Chính vì thế trong khi trực tiếp giảng dạy bộ môn toán 6, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của đồng bạn và đồng nghiệp.Tôi đã đúc kết, tổng hợp tất cả những sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình dạy học, để viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
II/TÊN ĐỀ TÀI:
“NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG SỐ HỌC TOÁN 6 CHƯƠNG I VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC”
III/THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
-Trong quá trình học toán,học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thức…nên thường dẫn đến sai lầm khi làm bài tập.
-Có những dạng bài tập, nếu học sinh không chú tâm để ý hay chủ quan xem nhẹ hoặc làm theo cảm nhận tương tự là có thể vấp phải sai lầm.
-Đa số học sinh cảm thấy khó học phần định nghĩa, khái niệm mà đây lại là vấn đề quan trọng yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được trước khi làm bài tập,còn học sinh có tư tưởng chờ làm bài tập rồi mới hiểu kĩ hơn về các định nghĩa,khái niệm đó,nên dễ dẫn đến sai lầm.
-Bản thân học sinh lại rất lười nhát trong việc đọc-hiểu các định nghĩa, khái niệm, nên trong quá trình giải bài tập gặp rất nhiều khó khăn và hay dễ mắc phải những lỗi sai .
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/LẬP KẾ HOẠCH:
-Đối với mỗi bài học,tiết học nếu có những sai lầm thường xảy ra thì giáo viên cần đưa vào ngay tiết dạy để chỉ rõ cho học sinh biết trước những lỗi sai đó.
-Mỗi sai lầm đưa ra giáo viên còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục giải quyết những sai lầm để học sinh rút kinh nghiệm và hiểu thêm bài học.
II/NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Nội dung đề tài thể hiện ở :
-Mỗi bài học nếu có sai lầm mà học sinh thường mắc phải.
-Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Dưới đây là những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong toán 6 số học chương I
1/ Trong bài: “Số phần tử của một tập hợp,tập hợp con”.
-Học sinh thường sai lầm khi làm dạng bài tập:
Điền kí hiệu vào chỗ trống: 2 …. N ; {2} …. N ; 1,5 …. N
Nhiều HS có thể điền sai là: {2} N
-Nguyên nhân sai lầm:
Do học sinh chưa hiểu rõ quan hệ giữa phần tử với tập hợp và tập hợp với tập hợp,chưa xác định được đâu là phần tử,đâu là tập hợp.Để dùng kí hiệu cho đúng của dạng bài tập này.
-Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên chỉ cần chỉ cho học sinh quan hệ giữa phần tử với tập hợp chỉ dùng kí hiệu ;còn quan hệ giữa tập hợp với tập hợp là dùng kí hiệu và chỉ cho học sinh thấy các phần tử nằm trong hai dấu ngoặc nhọn là một tập hợp.
2/ Trong bài: “Phép cộng và phép nhân”
-Sai lầm có thể xảy ra khi học sinh áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
Khi HS làm dạng bài tập 5.(2+3)
HS thường thực hiện 5.(2+3) = 5 .2 =10
= 5 . 3 = 15
= 10 + 15 = 25
-Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Do học sinh chưa nắm vững tính chất,không thể hiểu được 5.(2+3) không thể bằng (5.2) mà học sinh chỉ lấy số 5 nhân với từng số hạng của tổng,rồi công các kết quả lại.Ở đây giáo viên chỉ cần đưa tình huống như ví dụ cho học sinh so sánh 5.(2+3) với tích 5.2.Rối từ đó xác định 5.(2+3) không thể bằng với (5.2) và khẳng định cách làm trên là sai và cách làm đúng sẽ là:
5.(2+3) = 5.2+5.3 = 10 + 15 = 25
3/ Trong bài: “Phép trừ và phép chia”
-Học sinh thường mắc sai lầm khi giải bài tập tìm x sau:
5x – 36 : 18 = 13
5x – 36 = 13 . 18
5x – 36 = 234
5x = 234 + 36
x = 270 : 5
x = 54
-Nguyên nhân sai lầm:
Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị chia nên dẫn đến sai lầm.
-Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài:
5x -36 : 18 = 13 và (5x-36):18 = 13
Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài .
GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh.
5x – 36 : 18 = 13 (5x-36):18 = 13
5x – 2 = 13 5x – 36 = 13 . 18
5x = 13 + 2 5x – 36 = 234
x = 15 : 5 5x = 234 + 36
x = 3 x = 270 : 5
x = 54
Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài,giữa hai kết quả và kết hợp chỉ ra cho học sinh thấy sai lầm trên để học sinh rút kinh nghiệm.
4/ Trong bài: :”Luỹ thừa với số mũ tự nhiên,nhân hai luỹ thừa cùng cơ số”
-HS thường sai lầm khi tính luỹ thừa:
Nhiều HS có thể tính 23 = 2.3 = 6
-Nguyên nhân :
Do học sinh chưa hiểu kĩ định nghĩa về luỹ thừa và làm theo cảm nhận nên đa số HS dễ mắc sai lầm này.
-Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra hai cách làm sau:
Cách 1: 23 = 2.2.2 = 8 Cách 2: 23 = 2 . 3 = 6
Yêu cầu HS xác định cách làm đúng,cách làm sai ?Tại sao?
Từ đó GV nhắc HS không nên tính 23 bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ.
5/ Trong bài: “Thứ tự thực hiện các phép tính”
-Sai lầm HS thường mắc phải là:
Trường hợp 1: HS tính: 2 . 52 = 102
Trường hợp 2: HS tính: 62 : 4 . 3 = 62 : 12
-Nguyên nhân :
Do HS chưa nắm kĩ quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính.Nên cứ thấy thuận lợi là thực hiện.
-Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên nên đưa ra hai cách làm sau cho mỗi trường hợp:
Trường hợp 1: Cách 1: 2 . 52 = 102 = 100
Cách 2: 2 . 52 = 2 . 25 = 50
Trường hợp 2: Cách 1: 62 : 4 . 3 = 62 : 12 = 36 : 12 = 3
Cách 2: 62 : 4 . 3 = 36 : 4 . 3 = 9 . 3 = 27
Yêu cầu HS xác định:
Cách nào làm đúng, cách nào làm sai ? Vì sao đúng, vì sao sai ?(cho mỗi trường hợp) Rồi từ đó giáo viên chỉ cho HS thấy chỗ sai là không thực hiện đúng theo thứ tự thực hiện các phép tính để HS rút kinh nghiệm.
6/ Trong bài: “Số nguyên tố,hợp số, bảng số nguyên tố”
-Dạng bài tập HS dễ sai lầm là:
Xét xem hiệu 13.7.9.11-2.3.4.7 là số nguyên tố hay hợp số ?
HS sẽ xác định hiệu chia hết cho 7 và đi đến kết luận hiệu là hợp số.
-Nguyên nhân sai lầm:
HS chứng minh hiệu chia hết cho 7 nhưng không biết rằng hiệu đó có bằng 7 hay không nên dẫn đến sai lầm là thiếu một điều kiện là hiệu phải lớn hơn 7.
-Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục được trường hợp này giáo viên đưa ra một bài tập sau:
Xét xem hiệu 2 . 6 . 5 – 29 . 2 là số nguyên tố hay hợp số ?
Khi HS xác định được hiệu chia hết cho 2,giáo viên yêu cầu HS thử tính xem hiệu trên bằng bao nhiêu ?
Rồi từ đó đi đến kết luận hiệu chia hết cho 2 nhưng hiệu đó bằng 2 nên hiệu là số nguyên tố.
Từ đó giáo viên cho HS rút kinh nghiệm sai lầm như bài tập trên.
7/ Trong bài: “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố”
-HS dễ mắc sai lầm khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
Nhiều HS thực hiện khi phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố:
120 = 2 . 3 . 4 . 5
-Nguyên nhân sai lầm:
Do HS chưa hiểu được định nghĩa thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố,nên không thể xác định tích (2 .3 .4.5) trong đó có một thừa số là hợp số.
-Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm khi phân tích số 120 ra TSNT
Cách 1: 120 = 2.3.4.5
Cách 2: 120 = 2.2.2.3.5.
Yêu cầu HS xác định :
Xét các tích trên xem có còn thừa số nào là hợp số không ?
Cách nào làm đúng?Vì sao đúng?
Cách nào làm sai ?Vì sao sai ?
Từ đó GV chỉ ra nguyên nhân của cách làm sai để HS rút kinh nghiệm.
III/KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy,tôi nhận thấy HS đã có khả năng hạn chế hoặc không để xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong khi làm bài tập ở nhà,ở lớp hoặc bài kiểm tra.Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp HS vẫn còn mắc phải sai lầm bởi tính chủ quan, xem nhẹ hay làm bài theo cảm nhận thói quen.Ví dụ như khi tính luỹ thừa: 23 = 2.3 = 6.Với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai lầm đã được mổ xẻ phân tích làm cho HS thêm hiểu bài học, nắm vững phần lý thuyết để trong quá trình làm bài tập được dễ dàng hơn và khỏi bị mắc sai lầm.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua việc áp dụng đề tài này trong giảng dạy,tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây:
*Dạy cho HS biết sự dễ mắc sai lầm,làm cho HS dễ nhớ và hiểu bài hơn.
*Phương pháp chỉ ra cái sai để tìm ra cái đúng rất dễ dạy và dễ học.
*Phải tích luỹ những sai lầm của HS trong quá trình giảng dạy,để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục sao cho hữu hiệu.
*Thực tế đề tài SKKN này có thể được áp dụng vào ngay trong tiết dạy,tại một thời điểm phù hợp ở từng bài học,hoặc GV có thể cho HS tham khảo trước ở nhà để HS nắm bắt nội dung bài học một cách dễ dàng hơn.
*Tuy nhiên những sai lầm cùng với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tôi đưa ra không phải là hoàn toàn hữu hiệu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị và các bạn.
Người viết và thực hiện đề tài
Nguyễn Kim Thoa
File đính kèm:
- SKKN hay khi day so hoc 6 chuong I.doc