Đề tài Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường địa lí 11 trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản

Trong những năm qua chúng ta đã và đang tường bước thay đổi cách dạy - học mới hướng vào học sinh hơn; đó là phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” với phương pháp dạy - học này đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn bằng sự hướng dẫn của giáo viên, các em tự tìm ra kiến thức trên sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các đồ dùng trực quan khác. Đặc biệt với bộ môn Địa lí sử dụng bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy học địa lí. Thực sự bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không chỉ là một phương tiện để minh họa kiến thức mà chính là nội dung sách giáo khoa được ghi lại bằng ước hiệu.

doc47 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường địa lí 11 trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : DẪN NHẬP I/ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU: Trong những năm qua chúng ta đã và đang tường bước thay đổi cách dạy - học mới hướng vào học sinh hơn; đó là phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” với phương pháp dạy - học này đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn bằng sự hướng dẫn của giáo viên, các em tự tìm ra kiến thức trên sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các đồ dùng trực quan khác. Đặc biệt với bộ môn Địa lí sử dụng bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy học địa lí. Thực sự bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không chỉ là một phương tiện để minh họa kiến thức mà chính là nội dung sách giáo khoa được ghi lại bằng ước hiệu. Là giáo viên giảng dạy địa lí, ai cũng đều phải luôn luôn có ý thức và thói quen giảng dạy bằng bản đồ. Vì từ quan sát, phân tích hoặc khai thác những màu sắc và ước hiệu trên bản đồ sẽ tìm ra những kiến thức địa lí, sẽ tìm thấy được các mối liên lệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ và từ đó, thấy được quy luật Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế xã hội. Do đó, là giáo viên phải dựa vào bản đồ đẻ khai thác nội dung kiến thức. 2/ THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ : Thực tế hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa, cũng như việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Các phương tiện dạy - học ở các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng ngày một nhiều. Đôí với bộ môn Địa lí được trang bị thêm nhiều bản đồ giáo khoa treo tường mới với nhiều nội dung, nhiều nguồn thông tin, kiến thứcđược thể hiện trên đó, Song việc đưa vào giảng dạy thì chưa được hiệu quả. Qua trao đổi, dự giờ với nhiều giáo viên trong trường và đồng nghiệp ở các trường bạn thì việc đưa các bản đồ giáo khoa treo tường có hiện nay vào giảng dạy khó khăn trong, bởi nhiều lí do: - Số lượng bản đồ lớn trong khi phòng giành cho bộ môn chưa có nên chưa được đưa vào sử dụng. - Có nơi đã được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn phần lớn là do: + Học sinh chưa thực sự hiểu được bản đồ. + Giáo viên chưa xác định phương pháp phù hợp để truyền thụ thích hợp với từng loại bản đồ. + Bản đồ được treo ở phòng thiết bị đến tiết dạy thì mang lên lớp dạy nên lúng túng trong khi dạy- học. + Nhiều bản đồ có nội dung, thiết kế hoàn toàn khác so với bản đồ của chương trình củ (đặc biệt là bản đồ về kinh tế-xã hội) khi mới tiếp xúc giáo viên chưa khai thác những nội dung cần truyền đạt của bản đồ. + Việc rèn luyện các kỉ năng Địa lí trong các bản đồ cũng chưa đạt hiệu quả, đôi khi còn lơ mơ, việc sử dụng bản đồ chỉ là hình thức. + Việc đặt câu hỏi để khai thác nội dung bản đồ cũng chưa thật sự phù hợp với bản đồ được treo. Từ thực tế đó, trong những năm qua bản thân đã được phân công giảng dạy chương trình Địa lí lớp 11, đã không ngừng tìm hiểu các loại bản đồ giáo khoa treo tường dùng cho giảng dạy Địa lí lớp 11. Xin đưa ra kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa treo từờng chương trình Địa lí lớp 11 với sáng kiến kinh nghiệm : “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường địa lí 11 trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản ” II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN : Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường là đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với một giáo viên giảng dạy Địa lí. Bởi ai giảng dạy Địa lí thì cũng luôn luôn có ý thức và thói quen giảng dạy bằng bản đồ. Bản đồ giáo khoa nó không chỉ là đồ dùng trực quan minh họa cho bài giảng mà nó còn là một cuốn sách giáo khoa thể hiện khá nhiều kiến thức và nhiều kỉ năng đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn giúp học sinh sử dụng bản đồ. Bản đồ địa lí nói chung, bản đồ địa lí treo tường là những mô hình hình ảnh, phản ánh sự vật, hiện tượng, quá trình...ở những không gian khác nhau, với những đặc điểm, tính chất, số lượng, chất lượng và cấu trúc khác nhau trên Trái Đất bằng ngôn ngữ đặc biệt. Bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn trí thức quan trọng. Qua bản đồ học sinh có thể nhìn bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát. Vì không phải là môn học riêng ở trường phổ thông nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lí và ngược lại, từ kiến thức về bản đồ giúp học sinh hình thành những biểu tượng, kĩ năng địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt hiện nay , hệ thống kỉ năng trong học tập môn địa lí ở trường THPT rất đa dạng như: phân tích, nhận xét, tổng hợp, so sánh , thu thập, xử lí, trình bày , vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng và sự vật địa lí Trong cuộc sống hằng ngày, trong sản xuất, nhất là trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, vai trò của bản đồ ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy mà chương trình cải cách giáo dục đề ra cho giáo viên địa lí những nhiệm vụ khá nặng nề: Thông qua việc dạy địa lí mà phải trang bị cho học sinh những kiến thức về bản đồ. Học sinh không chỉ nắm bắt những màu sắc, kí hiệu của bản đồ. Mà nhiệm vụ đặt ra là phải biết phân tích, đánh gía, thu thập, xử lí, vận dụng các kiến thức để giả thích các hiện tượng. Tóm lại những kiến thức này được đặt ra ở mức độ khá cao. Tức là khi tốt nghiệp phô thông học sinh trở thành một công dân, phải có khả năng đọc và sử dụng bản đồ trong sản xuất, trong chiến đấu. Trong phân phối chương trình, không có giờ học về bản đồ. Khi dùng bản đồ để dạy địa lí, cũng là trang bị cho học sinh những kiến thức về bản đồ. Nhận thức một cách đúng đắn chức năng của bản đồ trong công tác giảng dạy điạ lí có một giá trị quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên, nên vấn đề sử dụng bản đồ trọng dạy học là vấn đề hết sức quan trong không thể thiếu của mỗi người giáo viên dạy học địa lí. III/ CƠ SỞ THỰC TIỂN : Như được trình bày ở trên, cùng với chương trình cải cách sách giáo khoa thì các thiết bị dạy học cũng được tăng cường ngày một nhiều. Bộ môn địa lí cũng vậy, số bản đồ mới cung cấp ngày càng nhiều nhưng hiện nay chưa chưa có giáo viên nào quan tâm về vấn đề lớn này, cũng như quan tâm đến nội dung kiến thức kĩ năng của bản đồ thể hiện bên cạnh đó nhà xuất bản giáo dục đã in ấn các bản đồ trên nhưng chưa có tài liệu nào viết cụ thể về việc sử dụng bản đồ và nội dung bản đồ giáo khoa địa lí treo từơng mà nhà xuất bản giáo dục đã in ấn để cho giáo viên tham khảo sử dung trong khi giảng dạy. đồng thời bản đồ giáo khoa treo tường địa lí lớp 11 cũng chỉ mới được cung cấp vào gần cuối của học kì II năm học 2007-2008. Một thực tế hiện nay, đó là bản đồ thì mới nhưng lại thêm phần giáo viên chưa nhiệt tình hay chưa có thói quen trong vấn đề xử dụng bản đồ trong dạy học có chăng thì giáo viên chúng ta cứ đến tiết dạy thì giáo viên mới đến phòng thiết bị để mượn bản đồ để đi dạy tiết đó. Vì vậy khi lên lớp giáo viên mắc phải những lúng túng trong sử dụng bản đồ, cũng như nói những kiến thức trong bản đồ và các kỉ năng xử dụng còn mập mờ. Bởi vì, đó là những bản đồ mới nhưng giáo viên thì chưa chú ý đến nó trong khi soạn bài, cũng như chú ý đến các kỉ năng xử dụng bản đồ và một tâm lí còn chủ quan trong xử dụng bản đồ. Trong những năm qua được phân công giảng dạy địa lí lớp 11, cùng vơí việc đầu tư nghiên cứu của bản thân, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình trong khai thác bản đồ giáo khoa treo tường bộ môn địa lí lớp 11 trong việc dạy học bộ môn này với đề tài : “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường địa lí 11 trong việc dạy học địa lí 11 cơ bản” nhằm giúp giáo viên chúng ta khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc sử dụng bản đồ, cũng như cải thiện tình hình hiện tại hiện nay. PHẦN II: NÔI DUNG I/BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ: 1/BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG: Bản đồ giáo khóa treo tường là loại bản đồ có kích thức thường lớn ( 0.8m x 1,2m, 1m x 1,5m, 1,5m x 2m ) Nó vẽ một khu vực (lãnh thổ) thường có tỉ lệ bé. Bản đồ giáo khóa treo tường đảm bảo các yêu cầu : Học sinh dễ nhận biết và đọc các đối tượng biểu hiện trên bản đồ. Được dùng suốt trong quá trình dạy học. 2/ Ý NGHĨA : Bản đồ giáo khóa nói chung, bản đồ giáo khóa treo tường nói riêng là công cụ để giáo viên khai thác và truyền đạt kiến thức. -Là phương tiện để giáo viên dẫn dắt học sinh tìm ra những nôi dung chủ yếu của của bài học. - Bản đồ giáo khóa treo tường là cuốn sách giáo khoa thứ hai cả về phía giáo viên và học sinh ( là nội dung sách giáo khoa được viết bằng ước hiệu) 3/ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG: Hiện nay khối trung học phổ thông đã qua qua hai năm thực hiện thay đổi sách giáo khoa, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hướng tới học sinh tức “ lấy học sinh làm trung tâm”, các phương tiện, đồ dùng dạy học được nhà nước quan tâm đầu tư. Đối với bộ môn Địa lí các đồ dùng dạy học cũng được tăng lên đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại hiện trạng đó là: - Bản đồ cũng còn nguyên cuộn trong kho chưa được đưa ra sử dụng. - Bên cạnh đó có những trường có phòng bộ môn, phòng thiết bị nhưng do thói quen không sử dụng bản đồ nên khi sử dụng bản đồ mới được xuất bản khi sử dụng thì gặp phải nhiều khó khăn bởi bản đồ hoàn toàn mới, có những nội dung mới, số liệu mới, có những kí hiệu thay đổi so với trước dẫn đến lúng túng. -Hơn nữa cũng không ít giáo viên chưa thấy hết vị trí và chức năng của bản đồ trong giờ dạy - học Địa lí: Bởi nhiều giáo viên quan niệm : “ Bản đồ chỉ là đồ dùng trực quan, là phương tiện để minh họa cho nội dung bài giảng” Cho nên giáo viên tập trung giảng xong nội dung rồi mới chỉ bản đồ để minh họa cho nội dung bài giảng. -Việc sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường như vậy rất hình thức, chưa đúng với mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ trong giảng dạy địa lí. - Có nhiều bản đồ thể hiện nhiều nội dung trong bản đồ. II/ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ: 1/PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG TRONG KHI SOAN BÀI GIẢNG: Sau khi xác định mục tiêu và yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức lý thuyết cũng như những biểu tượng, kĩ năng cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài giảng và đối tượng học sinh. Những bản đồ được xác định là cần thiết cho bài giảng không chỉ giới hạn trong những bản đồ đã có trong sách giáo khoa (SGK), mà còn bao gồm cả những bản đồ treo tường Như vậy, việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải được tiến hành trên tất cả các loại hình bản đồ đặc biệt cần phát huy bản đồ treo tường, nhưng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất, đáp ứng mục tiêu của bài giảng. Số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học cũng cần xác định hợp lí, nếu dùng quá nhiều bản đồ cho một tiết học thì không những không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn dẫn đến những kết quả ngược lại, dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không xác định được chủ điểm của bài. Vì thế, bài giảng sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên cho đến nay, cũng không ai đưa ra số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học là bao nhiêu, tuỳ theo tính chất và yêu cầu của từng bài, từng tiết, từng điều kiện của mỗi giáo viên và mỗi trường hợp cụ thể mà giáo viên xác định số lượng và thể loại bản đồ cho thích hợp. Khi số lượng và thể loại bản đồ cần cho bài giảng đã được xác định giáo viên phải tiến hành công tác chuẩn bị cho mỗi bản đồ bao gồm: -Phân tích và đánh giá bản đồ (về tỷ lệ, về quy luật sai số, về phương pháp biểu hiện nội dung bản đồ...). - Chọn lọc nội cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài giảng. Ví dụ : Khi dạy bài 5 : Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi ) Chúng ta cũng không cần phải đưa thông tin tất cả có ở bản đồ tự nhiên của châu Phi mà chọn lọc những kiến thực quan trọng liên quan đến nội dung của bài học như : -Khái quát lãnh thổ của châu Phi. - Khí hậu của Châu Phi. - Các hoang mạc . - Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng của châu Phi. Đó là kiến thức trọng tâm mà ta cần khai thác ở bản đồ này. Còn các kiến thức khác như địa hình, sông ngòi ...ở bài này ta không cần nhắc lại vì đây kiến thức các em đã có dịp học ở lớp dưới. Hình 1 : Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi - Xác định phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, đáp ứng mục tiêu bài giảng. 2/ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BƯỚC LÊN LỚP: : Trong giờ giảng bài ở trên lớp ngoài việc khai thác kiến thức địa lí trong sách giáo khoa, giáo viên còn hướng dẫn học sinh khai thác những kiến thức, kĩ năng từ bản đồ thông qua tư duy, phục hồi lại môi trường địa lí trên thực địa đã được thu nhỏ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết, hiểu được những hiện tượng địa lí và khả năng phân tích các hiện tượng ấy trên bản đồ, đồng thời cũng hướng dẫn các em tiếp nhận các kiến thức địa lí bằng bản đồ. Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến và ghi chép. Như vậy mới phát huy được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia bài giảng một cách hứng thú. Giáo viên vừa trang bị kiến thức khoa học địa lí cho học sinh, vừa rèn luyện cho các em những kĩ năng địa lí, kĩ năng bản đồ, vừa hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ.Để làm tốt như vậy giáo viên cần phải: 2.1/CẦN CÓ KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG NHỮNG MÀU SẮC ƯỚC HIỆU BẢN ĐỒ : Mặc dù ngay từ đầu năm học cấp II ( lớp 6 ) và đầu năm học của cấp III ( lớp 10 ) các em được trang bị một số kiến thức cơ bản về bản đồ các kí hiệu về bản đồ tuy nhiên với số lượng 1 tiết cho mỗi cấp học thì quá ít, không thể giới thiệu hết tất cả các loại bản đồ, các loại kí hiệu của bản đồ Trong khi đó hiên nay các loại bản đồ giáo khoa treo tường hiện nay được trang bị nhiều loại , với nội dung được thể hiện đa dạng. Do đó các kí hiệu, màu sắc cũng được thể hiện nhiều hơn. Vì vậy, giáo viên ít thời gian để bổ sung những ước hiệu mới, kí hiệu mới Ví dụ: Bảng chú giải bản đồ kinh tế chung Oxtraylia bảng có nhiều kí hiệu mới như: Hóa dầu, chế biến gỗ, giấy, Chuối, Du lịch .... Hình 2 : Bảng chú giải bản đồ KT chung Oxtraylia Hình 3 : Bảng chú giải bản đồ tự nhiên Châu Mĩ Bên cạnh đó có những bản đồ giáo khoa treo tường và lược đồ ở sách giáo khoa đôi khi lại có những qui ước không hoàn toàn giống nhau mà các em đã được làm quen gây nên sự nhầm lẫn cho học sinh. Ví dụ : Bản đồ kinh tế chung Đức và hình 7.14 phân bố sản xuất nông nghiệp của CHLB Đức giáo khoa địa lí 11 có sự khác nhau về kí hiệu, cụ thể Bản đồ kinh tế chung Đức Hình 7.16 SGK Địa lí 11,trang 60 ( Phân bố sản xuất NN của CHLB Đức) - Màu vàng:Bình nguyên màu mở thuận cho canh tác. - Màu vàng :Vùng trồng cây lương thực. -Màu tím : Vùng đất ít sản xuất NN. - Màu Hồng: Vùng đất đai kém màu mở - Củ cải đường khác với củ cải đường ở hình 7.16 . - hình tượng Củ Cải đường khác với hình tựng củ cải đường ở bản đồ kinh tế chung CHLB Đức. Hình 4: Bản đồ kinh tế chung CHLB Đức - Hiện nay, việc sản xuất bản đồ cũng được kết hợp đặc biết là trong lĩnh vực kinh tế các bản đồ được in chung lại với nhau như: Bản đồ kinh tế chung ví dụ như bản đồ kinh tế chung CHLB Đức ( Hình 4) còn ở sách giáo khoa lại có 2 hình riêng lẽ về Nông Nghiệp ( Hình 5) và Công Nghiệp ( Hình 6) Hình 5: nông nghiệp Đức (hình SGK) Hình 6 : Công nghiệp Đức ( hình SGK) 2.2/ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỂ KHAI THÁC VÀ TRUYỀN ĐẠT KIẾN THỨC CỦA BÀI GIẢNG, GIÁO VIÊN PHẢI LUÔN CÓ Ý THỨC “ lÀM MẪU ”: “ Làm mẫu” trong sử dụng bản đồ nhằm giúp học sinh biết cách tiến hành khai thác kiến thức trên cơ sở bản đồ trong quá trình tự học về sau. Sử dụng bản đồ treo tường để giảng dạy giáo viên cần nghĩ rằng: Những thao tác chỉ bản đồ kết hợp với những lời giảng giải của mình đều là những thao tác khuôn mẫu, nhằm hướng dẫn học sinh biết cách đọc và sử dụng bản đồ ngay trong khi nghe giảng bài mới ở lớp từ đó tạo điều kiện cho bản thân học sinh có thể tự tiến hành học tập môn địa lí bằng bản đồ ở lớp cũng như ở nhà. Chương trình địa lí lớp 11 không chỉ cung cấp cho học sinh biết : Khái quát tình hình kinh tế - xã hội những khu vực hay thế giới mà nó còn cung cấp cung cấp những kiến thức của từng quốc gia về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho các em biết phân tích ( giải thích ) được từng sự vật, từng hiện tượng địa lí đang học trong mối quan hệ biện chứng ( hữu cơ ) giữa điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình phát kinh tế xã hội của các quốc gia và khu vực. Từ những sự vật hiện tượng đã biết có thể phân tích những sự vật hiện tượng địa lí chưa biết theo quy luật của chúng. Ví dụ : Nhìn vào tự nhiên & kinh tế chung Trung Quốc. Hình ...: Bản đồ tự nhiên Trung Quốc Hình .....: Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc Ta chẳng những thấy được vị trí của Trung Quốc tiếp giáp với những nước nào, vị trí địa lí, sự phân bố các dạng địa hình cũng như sông ngòi của Trung Quốc, mà còn có thể lý giải ảnh hưởng của vị trí địa lí đó trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội, với yếu tố của địa hình đó Trung Quốc có thể phân chia làm mấy miền địa hình, dựa vào đó có thể phán đoán đặc điểm khí hậu của từng miền. Dựa vào đặc điểm của địa hình cũng còn có thế lí giải được hướng chảy của mạng lưới sông ngòi, chế độ thủy chế, đặc điểm khí hậu, không những vậy có thể phân tích đánh giá tình hình phát triển những ngành kinh tế - xã hội giữa miền Đông và miền TâyCho nên khi sử dụng bản đồ treo tường để khai thác và truyền thụ kiến thức giáo viên cần phải có những thao tác “ làm mẫu ”nhằm hình thành cho học sinh biết cách đọc mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố tự nhiên và giữa các yếu tố tự nhiên đối với các yếu tố kinh tế - xã hội trên bản đồ. Từ đó, thấy được tổng thể tự nhiên cũng như tình hình phát triển về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như khu vực. Nói một cách khác các nội dung trong từng bài học đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và bản đồ cũng có mối liên hệ chặt chẽ ấy. Giáo viên cần tranh thủ mọi đìều kiện, dùng mọi biện pháp như nêu câu hỏi kiểm tra, câu hoỉ phát vấn phát vấn, đặc biệt thông qua thao tác giảng dạy của mình để giúp các em nắm được cách dùng bản đồ (đọc và khai thác bản đồ ) với ý nghĩa thực chất của nó. Ví dụ : Qua bản đồ tự nhiên Hoa Kì Giới thiệu sự phân hóa sự đa dạng của lãnh thổ Hoa Kì, giáo viên nên vừa giảng vừa chỉ bản đồ cho học sinh thấy được: Lãnh thổ Hoa Kì có sự phân hóa thành ba vùng tự nhiên khá rõ rệt, (chỉ ) + Phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc – đi- e bao gồm các dãy núi cao trung bình trên 2000m chạy song song theo hướng bắc- nam xen giữa là các bồn địa ( bồn địa lớn ) và cao nguyên (cao nguyên Côlôrađô) có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạcVen thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ đất tốt, khí hậu cận đới và ôn đới hải dương. +Phía đông là dãy núi già A-Pha-Lát tương đối thấp. Phía bắc A-Pha-Lát chỉ cao từ 400m-500m, phần phía nam cao hơn có độ cao từ 1000m – 1500m chạy theo hướng đông bắc – tây nam, với sườn thoải, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông thuận lợị. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn. Nguồn thủy năng phong phú +Ở giữa ( vùng Trung tâm) Gồm các bang nằm giữa dãy A-Pha- Lát và dãy Rốc-Ki, phần phía tây và phía bắc có địa hình gò thấp, nhiều đồng cỏ rộng. Phía nam là đồng bằng phù sa màu mở và rộng lớn có hệ thống sông Mít-Xi-Xi-Pi bồi đắp. Phần lớn các ban ở phía bắc của vùng có khí hậu ôn đới, các bang ở vùng vịnh Mê-hi-cô có khí hậu cận nhiệt 3/CHÚ Ý SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỂ NÊU CÂU HỎI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY. Bản đồ nói chung và bản đồ treo tường nói riêng là một công cụ để giáo viên khai thác và truyền đạt kiến thức, là một phương tiện để gáo viên dẫn dắt học sinh để tìm ra những nội dung chủ yếu của bài tập có thể nói hầu như mọi kiến thức cơ bản cuả bài giảng địa lí đều có ở trên bản đồ này hay ở bản đồ khác. Vì vậy, trong quá trình giảng bài giáo viên cần chú ý đến phương pháp phát vấn trên cơ sở quan sát bản đồ, làm được như vậy chẳng những giúp học sinh nắm được nội dung của bài học một cách dễ dàng, mà còn tăng cường rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ và bồi dưỡng khả năng tư duy địa lí. Để thực hiện những yêu cầu trên một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện phương phát phát vấn trên cơ sở đọc bản đồ chúng ta cần lưu ý những điểm sau: + Đặt câu hỏi từ dễ đến khó: Khi giảng bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực ( tiếp theo ) Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh. Gíáo viên cũng nên đặt những câu hỏi vừa mang tính chất gợi ý vừa có tính chất dẫn dắt để học sinh có thể đi từ nhận xét trên cơ sở màu sắc ( ước hiệu của bản đồ )đến những nội dung màu sắc của bản đồ. Ví dụ: Như bài trên và học sinh quan sát bản đồ Các cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ La Tinh giáo viên đưa ra câu hỏi. -Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ .em hãy cho biết Mĩ La Tinh có những cảnh quan và khoáng sản chính nào ? ( sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và hỏi tiếp ) -Qua bản đồ trên em hãy cho biết cảnh quan và loại khoáng sản nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở Mĩ La Tinh?( sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và hỏi tiếp ) - Những loại cảnh quan và khóang sản đó có thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế của Mĩ La Tinh ? Nếu phần này làm tốt, mới hướng dẫn được học sinh học bài và làm bài tập ở nhà bằng bản đồ được tốt. Thông thường khi giảng bài ở lớp, giáo viên đưa ra những câu hỏi, học sinh suy nghĩ, quan sát trên bản đồ để tìm ra câu trả lời. Đây là loại câu hỏi mà nội dung câu trả lời đã có trong bản đồ, cho nên, giáo viên cần chú ý đến cơ sở bản đồ để học sinh sử dụng cho câu trả lời. Nếu câu trả lời dựa trên sách giáo khoa, hoặc trong những bản đồ trong sách giáo khoa, thì chắc rằng phần lớn học sinh trong lớp đều có khả năng trả lời. Nhưng nếu câu hỏi đưa ra đòi hỏi học sinh phải tìm câu trả lời trên bản đồ treo tường, giáo viên cần quan sát xem những học sinh ngồi cuối lớp có thể nhìn bản đồ không. Đã có những trường hợp, câu hỏi đưa ra chỉ 10 em học sinh ngồi ở bàn đầu là có khả năng chuẩn bị câu trả lời, còn hầu hết là ngồi chơi. Phương pháp đàm thoại tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho lớp học có một không khí học tập tự giác, khích lệ các em cùng suy nghĩ và tham gia bài giảng. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt phương pháp này, những hệ thống câu hỏi đặt ra cần tính toán trên cơ sở tư duy, năng lực của học sinh và với thời gian cần thiết cho một câu hỏi, để đảm bảo kế hoạch giảng dạy về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài, nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi đòi hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được. Nếu tính toán chi tiết thì không đủ thời gian mà nếu ước lượng, sẽ gây cho học sinh thói quen làm việc tuy tiện, đại khái. Sau khi những câu hỏi đặt ra đã lần lượt được trả lời, giáo viên hệ thống hoá và tổng kết vấn đề. Nếu giáo viên sử dụng tốt bản đồ trên lớp không những đem lại hiệu quả cao trong khi trang bị kiến thức cho học sinh mà còn củng cố và trang bị những kĩ năng địa lí đặc biệt là kĩ năng bản đồ, kĩ năng đặc thù của bộ môn. Trong chương trình SGK địa lí mới (thực hiện ở lớp 10 từ năm học 2006-2007), những nội dung, yêu cầu về rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh ở trường phổ thông đặt ra khá nặng, trong khi chương trình cũng như kế hoạch giảng dạy không bố trí nhiều thời gian cho công việc này. Việc rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh hầu như chỉ được tiến hành trong khi dạy các bài học địa lí. Kĩ năng đọc bản đồ, phân tích bản đồ, dùng bản đồ để nhận định khái quát về địa lí tự nhiên một khu vực, một quốc gia... các em có thể làm ngay trên lớp. Còn những kĩ năng tính toán như: tính chiều dài một dòng sông, một tuyến đường giao thông, diện tích một khu rừng bị cháy...hầu như các em không làm được trên lớp mà giáo viên thường dùng thời gian của các buổi thực hành để hướng dẫn các em. . + Đặt câu hỏi với yêu cầu trả lời các nội dung từ đơn giản đến phức tạp: Ví dụ : Khi giảng bài 8 : Liên Bang Nga, phần II/ Điều kiện tự nhiên, dựa vào bản đồ tự nhiên của Liên Bang Nga, giáo viên có thể nêu ra những câu hỏi : + Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Liên Bang Nga em nhận xét gì về địa hình của LBN? ( Cao ở phía đông và thấp dần về phía đông) + Địa hình của Liên Bang Nga được chia làm mấy phần ? ( hai phần : Phía đông và phía tây) + Sự phân hoá như vậy ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và phân bố dân cư giữa phía tây và phía đông? ( học sinh phải có sự liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trên bản đồ để liên hệ, so sánh trả lời câu hỏi ) 4/ CHÚ Ý TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH ĐƯỢC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỌI LÚC MỌI NƠI: a/ Trong bước kiểm tra đầu giờ: Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên phải treo bản đồ phục vụ bài học trước để học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi của giáo viên đặt ra, mọi câu hỏi kiểm tra được đặt ra cần phải có những yêu cầu buộc học sinh quan sát bản đồ trong quá trình trả lời câu hỏi. Ví dụ: Trước khi giảng bài 11: Khu Vực Đông Nam Á ( tiếp theo ), để tiến hành kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa treo bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á, vừa có thể nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ

File đính kèm:

  • docskkn noi dung và phuong phap su dung bd GK tro tuong troingday hoc dl 11.doc.doc