Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng máy tính không còn bó hẹp trong viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi xí nghiệp, cơ quan, nhà máy. Song song với quá trình trên việc giảng dạy Tin học trong các trường phổ thông cũng được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính trong nhà trường. Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đang thực sự bước vào chặng đường đi lên với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, tiến kịp nền giáo dục trên toàn thế giới. Ngành Giáo dục nước ta đang từng bước đi lên, vì vậy việc học sinh được tiếp cận với Công nghệ thông tin là một vấn đề mà ngành giáo dục đang rất chú trọng và quan tâm tới.
23 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 5294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp dạy bài “Câu lệnh lặp” trong bộ môn tin học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
STT
Nội dung
Trang
Phần I
Phần mở đầu
2
I.1. Lí do chọn đề tài
2
I.2. Mục đích nghiên cứu
2
I.3. Thời gian, địa điểm
4
I.4. Đóng góp về lí luận, thực tiễn
4
Phần II
Phần nội dung
5
II.1.Chương 1: Tổng quan
5
II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
5
II.2.1. Biện pháp tiến hành
5
II.2.2. Các dạng câu lệnh
5
II.2.3. Bài tập minh họa
8
II.3.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả
17
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
17
II.3.2. Kết quả nghiên cứu
17
Phần III
Phần kết luận
19
III. Kết luận và kiến nghị
19
Phần IV
IV.Tài liệu tham khảo, mục lục
21
Phần V
Nhận xét của hội đồng Khoa học
22
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng máy tính không còn bó hẹp trong viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi xí nghiệp, cơ quan, nhà máy. Song song với quá trình trên việc giảng dạy Tin học trong các trường phổ thông cũng được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính trong nhà trường. Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đang thực sự bước vào chặng đường đi lên với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, tiến kịp nền giáo dục trên toàn thế giới. Ngành Giáo dục nước ta đang từng bước đi lên, vì vậy việc học sinh được tiếp cận với Công nghệ thông tin là một vấn đề mà ngành giáo dục đang rất chú trọng và quan tâm tới.
Ngôn ngữ lập trình Pascal do Niklaus Wirth, Giáo sư điện toán trường đại học Zurich (Thuỵ Sỹ) đề xuất vào năm 1970 với tên gọi Pascal để kỷ niệm nhà toán học và triết học nổi tiếng người Pháp Blaise Pascal. Đây là một ngôn ngữ thuật giải, có tính cấu trúc, chặt chẽ, sáng sủa và với mục đích là công cụ giảng cho sinh viên. Song hiện nay Pascal đã trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất, thích hợp nhất cho tất cả các đối tượng học môn Tin học. Với ngôn ngữ lập trình Pascal các em học sinh phổ thông phát triển được lối tư duy rõ ràng, mạch lạc.
Với môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện nay, phương pháp giải quyết vấn đề theo qui trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Ngoài ra Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Vì thế người giáo viên luôn luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học được thể hiện ở các mặt :
- Đổi mới hoạt động của giáo viên .
- Đổi mới hình thành, tổ chức và phương tiện học tập .
- Đổi mới hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm, thảo luận giữa các nhóm và cả lớp, thông qua các phương tiện dạy học.
Môn Tin học mới được đưa vào các trường THPT nó là môn học rất mới và gây hứng thú học tập cho học sinh vì qua môn học này các em có dịp tiếp cận với thông tin, với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, với phần ngôn ngữ lập trình Pascal thì học sinh THCS tiếp thu khó khăn, chậm hơn do yêu cầu của phần này là phải tư duy nhiều, các em phải nắm chắc các kiến thức về Toán học. Về phía giáo viên khi giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal, tôi nhận thấy khi học sinh học về ngôn ngữ này thường mắc phải một số vấn đề như: về phần bài tập với những bài tập đơn giản không phải dùng câu lệnh ghép thì học sinh có thể làm được nhưng với các bài phải sử dụng câu lệnh ghép và kết hợp một số câu lệnh khác thì học sinh lại gặp khó khăn; về phần thực hành học sinh hay mắc các lỗi nhỏ về dấu chấm, dấu phẩy, các từ khoá viết sai..., do vậy việc học cũng như dạy Pascal còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân tôi dạy Tin học được một số năm nên cũng tích luỹ được một chút kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy các câu lệnh trong chương trình Pascal. Sau đây tôi xin được trình bày một vài suy nghĩ của mình về phương pháp giảng dạy “Câu lệnh lặp” trong chương trình Pascal. Rất mong được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này đối với tôi là lần đầu tiên nghiên cứu, phạm vi không rộng lắm nhưng tài liệu tham khảo có hạn nên ít nhiều cũng gặp khó khăn khi thực hiện. Song là một giáo viên rất thích môn tin nên tôi đã cố gắng hết sức mình trau dồi đúc rút kiến thức và học hỏi những đồng nghiệp tìm ra các phương pháp giảng dạy hay, dễ hiểu để thực hiện đề tài mà mình đã lựa chọn.
- Đề tài này hướng tới làm thế nào để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, gây được hứng thú học tập cho học sinh khi học bài “Câu lệnh lặp”.
- Học sinh biết định hướng bài học một cách có căn cứ rõ ràng, chính xác đồng thời kích thích sự tò mò, tìm tòi, khám phá say mê học tin của học sinh.
I.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này trong cả một năm học 2008 - 2009
- Nghiên cứu với bộ môn Tin học trên học sinh khối 8 của trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh.
I.4. Đóng góp về lý luận, thực tiễn:
- Đa số học sinh có khả năng suy luận logic rất tốt, các em có khả năng mạnh dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người.
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của học sinh khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện.
- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.
- Công nghệ thông tin và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị nay đã đủ cho các trường nên việc soạn giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.
II. Phần nội dung:
II.1. Chương 1: Tổng quan
Trong phạm vi đề tài này tôi muốn trình bày vài suy nghĩ của mình về một số nội dung về phương pháp giảng dạy các “câu lệnh lặp” trong chương trình Pascal lớp 8 cụ thể về các vấn đề sau :
1. Biện pháp tiến hành.
2. Các dạng câu lệnh
3. Bài tập minh học.
Từ các nội dung vấn đề trên tôi rút ra những kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Tin học lớp 8.
II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu:
II.2.1. Biện Pháp tiến hành:
- Để tiết học đạt hiệu quả cao người thầy giáo phải chuẩn bị về đồ dùng dạy học, trinh tự lên lớp, chọn kiến thức cơ bản nhất để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vạch sơ đồ liên kết kiến thức được chọn với kiến thức khác của tiết học, hệ thống các bài tập minh học sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, phân loại được đối tượng học sinh.
II.2.2. Các dạng câu lệnh:
II.2.2.1. Đối với câu lệnh lặp dạng for…
v Dạng 1: Dạng tiến:
For biến đếm := to do ;
trong đó: Câu lệnh ở đây có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải được đặt giữa cụm từ khoá BEGIN và END
Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên
For, to, do là các từ khoá do Pascal qui định
Begin
Biến đếm:=giá trị đầu
Biến đếm ≤giá trị cuối
Do
Biến đếm := biến đếm +1
End
F
T
Sơ đồ:
Hoạt động của câu lệnh: Ban đầu biến đếm được gán bằng giá trị đầu, sau đó so sánh biến đếm với giá trị cuối nếu biến đếm vẫn còn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối thì lặp lại thao tác là: thực hiện câu lệnh sau đó tăng biến đếm lên một đơn vị. Quá trình đó cứ lặp cho đến khi nào biến đếm lớn hơn giá trị cuối thì kết thúc thoát khỏi vòng lặp For.
(Số vòng lặp = giá trị cuối – giá trị đầu +1)
vDạng 2: Dạng lùi:
For biến đếm = downto do ;
trong đó: Câu lệnh ở đây có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải được đặt giữa cụm từ khoá BEGIN và END
Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên
For, do, downto là các từ khoá do Pascal qui định.
Begin
Biến đếm:=giá trị cuối
Biến đếm ≥giá trị đầu
Do
Biến đếm := biến đếm -1
End
F
T
Sơ đồ:
Hoạt động của câu lệnh: Ban đầu biến đếm được gán bằng giá trị cuối, sau đó so sánh biến đếm với giá trị đầu nếu biến đếm vẫn còn lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu thì lặp lại thao tác là: thực hiện câu lệnh sau đó giảm biến đếm đi một đơn vị. Quá trình đó cứ lặp cho đến khi nào biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu thì kết thúc thoát khỏi vòng lặp For.
(Số vòng lặp = giá trị cuối – giá trị đầu +1)
- Câu lệnh ở đây có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép, nếu là câu lệnh ghép phải được đặt giữa cụm từ khoá BEGIN và END
Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên
For, to, do, downto là các từ khoá do Pascal qui định.
II.2.2.2. Đối với câu lệnh lặp dạng While…
v Câu lệnh:
While do ;
- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn có thể là câu lệnh ghép, nếu là lệnh ghép được đặt trong cụm từ BEGIN và END. Điều kiện là một biểu thức logic
Begin
Điều kiện
Câu lệnh
End
F
T
v Sơ đồ:
v Hoạt động:
Đầu tiên máy kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện đúng (True) thì máy thực hiện câu lệnh và sau đó quay lại kiểm tra điều kiện và quá trình cứ lặp cho đến khi gặp điều kiện sai (False) thì kết thúc và thoát khỏi vòng lặp.
II.2.3. Bài tập minh học
Bài 1: Câu lệnh lặp dạng for
1. Dạng lệnh:
Dạng tiến: For biến đếm := to do ;
Dạng lùi: For biến đếm = downto do ;
2. Bài tập:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Bài tập 1: Viết chương trình in lên màn hình từ số 1 đến số 24 mỗi số trên một dòng?
Lời giải:
Program BT1;
Uses crt;
Var i: integer;
Begin
Clrscr;
For i: =1 to 24 do writeln(i);
Readln;
End.
Bài tập 2: Viết chương trình để hiện lên màn hình 10 lần 3 dòng chữ sau:
**************************
* Chuc cac em hoc gioi *
**************************
Lời giải:
Program BT2;
Uses crt;
Var i: Byte;
Begin
Clrscr;
For i:= 1 to 10 do
Begin Writeln(‘**************************’);
Writeln(‘* Chuc cac em hoc gioi *’);
Writeln(‘**************************’);
Delay (1000);
End;
Readln;
End.
Bài tập 3: Lập trình giải bài toán cổ
Vừa gà, vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?
Lời giải:
Program BT3;
Uses crt;
Var ga, cho :interger;
Begin
Clrscr;
For ga := 1 to 35 do
For cho := 1 to 35 do
If (ga*2 + cho*4 = 100) and
(ga + cho = 36) then
begin
Writeln (‘so ga la:’, ga);
Writeln (‘so cho la:’, cho);
End;
Readln
End.
Bài tập 4: Lập trình tính tổng của n số nguyên. Các số nguyên được nhập từ bàn phím.
Lời giải
Program BT4;
Uses crt;
Var n, x, T, i: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap gia tri cua n :’); readln(n);
T:= 0;
For i:= 1 to n do
Begin
Write(‘nhap so nguyen thu ‘,i,’ la: ‘);
readln(x);
T:= T + x;
End;
Writeln (‘tong cua ‘,n,’ so nguyen da nhap la:’,T);
Readln;
End.
Bài tập 5: Viết chương trình tính tổng
S = 1+1/2+1/3+…+1/n , với n được nhập từ bàn phím ( yêu cầu học sinh sử dụng câu lệnh for dạng lùi)
Lời giải:
ỉThuật toán:
Input: số tự nhiên n
Output: S = 1+1/2+1/3+…+1/n
Bước 1: nhập n
Bước 2: S ơ 0; i ơ0;
Bước 3: i ơ i+1;
Bước 4: Nếu i ≤ n, S ơ S+1/i và quay lại bước 3; ngược lại i > n thông báo kết quả và kết thúc thuật toán
ỉ Chương trình viết như sau:
Program BT5;
Uses crt;
Var n, i : integer;
S : real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap n =’); readln(n);
S := 0;
For i: =n downto 1 do
S := S + 1/i;
Writeln(‘Tong la:’,S : 6: 2);
Readln;
End.
Bài tập 6: Viết chương trình tính giá trị của biểu thức:
n lần x
trong đó n và x được nhập từ bàn phím, n < 100.
Lời giải:
ỉ Thuật toán:
Input: số thực x và số tự nhiên n
Output: giá trị biểu thức
Bước 1: nhập n, x
Bước 2: A ơ ; i ơ1;
Bước 3: i ơ i+1;
Bước 4: Nếu i ≤ n, A ơ và quay lại bước 3; ngược lại i > n thông báo kết quả và kết thúc thuật toán
ỉ Chương trình viết như sau:
Program BT6;
Uses crt;
Var n, i : integer;
x, A : real;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap gia tri x:’);readln(x);
Write(‘Nhap n =’); readln(n);
A := sqrt(x);
For i: =2 to n do
A:=sqrt(x+A);
Writeln(‘Gia tri bieu thuc la:’,A: 6: 2);
Readln;
End.
? Ta sử dụng dạng lệnh nào?
(Dạng lệnh tiến)
? Nếu sử dụng lệnh Writeln thì cần bao nhiêu lệnh Writeln?
HS : Cần 24 lệnh
? Công việc trong bài toán là câu lệnh đơn hay ghép.
HS: Câu lệnh đơn.
Giáo viên trình bày lời giải BT1 làm mẫu.
? Để xuất hiện 3 dòng chữ như yêu cầu bài toán lên màn hình cần sử dụng lệnh gì? (Lệnh xuất dữ liệu writeln)
? Công việc trong bài toán là câu lệnh đơn hay ghép? Vì sao (Câu lệnh ghép vì có nhiều hơn 2 lệnh)
Học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa (chú ý lỗi về dấu, lệnh ghép nằm trong cặp begin…end; và lệnh Delay (1000) dùng để dừng màn hình 1000 mili giây).
? bài toán yêu cầu làm gì?
(Tìm số con chó, con gà mỗi loại có bao nhiêu con)
? Bài toán cần sử dụng mấy biến.
- HS trả lời
? Sử dụng mấy vòng lặp For? Vì sao?
? Công việc của lệnh if … then là gì
GV cho học sinh chạy thử chương trình
? Số nguyên là số như thế nào
? Phải khai báo những biến gì
? Tại sao biến T ban đầu phải gán bằng không (Tổng bao giờ chưa tính cũng bằng không).
? Công việc của câu lệnh for ở đây là gì
? Bài toán này có thể sử dụng câu lệnh for dạng lùi được không? cách làm thế nào?
- HS hoạt động nhóm, đại diện 1 em trong 1 nhóm lên trình bày lời giải
- GV vậy khi sử dụng câu lệnh for dạng lùi về cú pháp có thay đổi nhưng kết quả không thay đổi
? Các bước mô tả thuật toán
? em nào có thể viết được thuật toán mô tả bài toán này?
? với bước 2, 3 ta dùng lệnh gì?
? bước 4 ta sử dụng những câu lệnh gì
? Qua thuật toán trên ta cần những biến nào để giải được bài toán này
? với bài toán này vòng lặp for dạng lùi sẽ chạy từ đâu đến đâu? ( từ n đến 1)
? Ta viết S:2:1 để làm gì sao các bài trước không viết như vậy? ( vì S là kiểu thực viết như vậy màn hình hiển
thị kết quả dạng số mũ, số 6 cách 6 kí tự để in ra S còn 2 lấy sau phần thập phân là 2 chữ số.
Tương tự về nhà viết lại bài này sử dụng lệnh for dạng tiến.
GV: vòng lặp for dạng tiến chạy như thế nào so với dạng lùi?
Học sinh trả lời (chạy ngược với for dạng lùi)
? Em nào trình bày được ý tưởng thuật toán?
- HS cùng thảo luận nhóm.
- GV gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
GV: Từ thuật toán trên các em hãy viết chương trình cho bài toán đó.
- HS thảo luận nhóm
? Để viết căn bậc hai của một số ta sử dụng tên chuẩn nào
(Tên chuẩn căn bậc hai SQRT(x))
GV: Tính giá trị của biểu thức căn bậc hai này phải tính từ trong ra ngoài
Bài 2: Câu lệnh lặp dạng While
1. Dạng lệnh:
While do ;
2. Bài tập:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng bình phương của n số tự nhiên đầu tiên.
Lời giải:
Program BT1;
Uses crt;
Var S : byte;
Begin
Clrscr;
Write(‘ Nhap n =’); readln(n);
S :=0; i :=0;
While i < n do
Begin
i := i + 1;
S := S + i*i;
End;
Writeln(‘Tổng bình phương của’,n,’ so tu nhien dau tien la:’,S);
Readln;
End.
Bài tập 2: Viết chương trình tính tổng các số được nhập vào từ bàn phím cho đến khi nào số được nhập vào bằng không?
Lời giải:
Program BT2;
Uses crt;
Var S, x: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap cac so:’); readln(x);
S : = 0;
While x 0 do
Begin
S : = S + x;
readln(x);
end;
writeln(‘tong =’,S);
readln;
End.
Bài tập 3: Viết chương trình nhập vào hai số a và b. Sau đó tìm ƯCLN và BCNN của hai số đó.
Lời giải:
Program BT3;
Uses crt;
Var a, b, bsc: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap hai so a và b :’);
readln(a,b);
bsc:=a*b;
while a b do
if a > b then a:= a – b else b: = b – a;
writeln(‘ ƯCLN là :’, a);
writeln(‘ BCNN là:’.bsc div a);
readln;
end.
? Tính tổng bình phương của n số tự nhiên đầu tiên nghĩa là như thế nào?
( S = 02 + 12 + 22 + … + n2).
? Điều kiện ở đây như thế nào.
? Công việc là câu lệnh đơn hay lệnh ghép? Vì sao?
? Mô tả hoạt động của bài toán này xem nó chạy như thế nào?
? Chúng ta thay lệnh S := S + i*i bằng
S := S + sqr(i) có được không? (có được vì tên chuẩn sqr(i) là hàm bình phương tương đương với i*i)
? Bài toán yêu cầu làm gì
? Thuật giải của bài toán
Học sinh thảo luận nhóm
? Điều kiện của lệnh while là gì?
? Tại sao trong công việc lại có lệnh nhập giá trị của x
? Với bài toán này ta có thể sử dụng câu lệnh While không?
? Cách tìm ƯSCLN và BSCNN trong toán học, áp dụng vào bài toán Pascal.
Học sinh thảo luận nhóm
Gọi học sinh lên trình bày bài toán
Giáo viên sửa sai nếu có.
II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu:
-Trong đề tài này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến như :
+ Phương pháp lí luận thông qua việc đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu giáo án.
+ Phương pháp thảo luận, thăm dò
+ Phương pháp thực nghiệm áp dụng vào các giờ học Tin học: Tiến hành thực nghiệm ngay trong các hoạt động học tập
+ Phương pháp thống kê phân loại.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu:
Khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy bộ môn Tin học 8, 7, 6 tôi thấy rằng:
- Hiệu quả sau mỗi giờ dạy tăng lên rõ rệt.
- Học sinh hiểu bài, nắm kiến thức nhanh, chắc chắn hơn và thích học Ngôn ngữ lập trình Pascal hơn chứ không thấy lo sợ như hồi đầu năm bắt đầu làm quen với nó. Đặc biệt các em học khá rất thích học phần lập trình Pascal này.
- Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn tăng lên rõ rệt - Cụ thể là:
1. Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 8: Tổng số 198 HS
- Giỏi : 10%
- Khá : 33%
-TB : 55%
-Yếu : 2%
± Chất lượng cuối năm :
- Giỏi : 18,1 %
- Khá : 45,5 %
- TB : 36,4 %
- Yếu : 0 %
2. Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 6
- Giỏi : 18%
- Khá : 27%
-TB : 53%
-Yếu : 2%
± Chất lượng cuối năm :
- Giỏi : 39,3 %
- Khá : 35,5 %
- TB : 27,2 %
- Yếu : 0 %
3. Chất lượng khảo sát đầu năm lớp 7
- Giỏi : 25,5%
- Khá : 35%
- TB : 38,5%
- Yếu : 1%
± Chất lượng cuối năm:
- Giỏi : 42,6 %
- Khá : 39,8%
- TB : 17,6%
- Yếu : 0%
III. Kết luận, kiến nghị
Qua một số năm dạy tin học đặc biệt là phần lập trình Pascal ở trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tôi đã đầu tư rất nhiều công sức cho công việc tìm tài liệu, soạn giảng theo hệ thống nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy được nghe những tham luận về giảng dạy các môn văn hoá khác như Toán, Văn, Lý, Hoá,… tôi thấy rất bổ ích và đúc rút được thêm nhiều bài học kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.
Từ những cố gắng của cá nhân trong thực tế giảng dạy ở bậc THCS tôi nhận thấy rằng kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất lớn vào giáo viên vì giáo viên là người trực tiếp giảng dạy các em, giúp các em học tập tính tự giác, không chỉ đơn thuần dừng lại sau mỗi tiết dạy mà nó theo suốt quá trình dạy học, mà xuất phát điểm là người giáo viên phải dạy như thế nào để cuốn hút các em vào hoạt động tích cực trên lớp, tạo cho các em một phương pháp học, một cách học bộ môn qua hướng dẫn, rèn luyện từng ngày, từng tiết học. Giáo viên sẽ giúp học sinh hoàn thiện kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Kết quả học tập của học sinh cao hay không phụ thuộc vào kiến thức tiếp nhận qua từng tiết dạy của giáo viên.
Qua quá trình dạy Tin học tôi thấy rằng luyện tập củng cố khắc sâu kiến thức rất quan trọng. Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì giáo viên không nên đưa quá nhiều dạng bài tập vào một tiết học, từng dạng bài tập phải toát lên được mục đích là củng cố kiến thức nào, nên chọn lượng bài tập vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy càn thiết trong quá trình lập trình. Hãy để cho học sinh có thời gian suy nghĩ đọc kỹ đề bài và để cho học sinh hưởng niềm vui khi tự mình tìm chìa khoá lời giải.
Đề tài “Phương pháp giảng dạy câu lệnh lặp” đã phần nào đề ra được phương pháp chung để dạy bài “Câu lệnh lặp”. Qua đó giúp học sinh tìm được cách làm đối với dạng bài tập này, hiểu sâu hơn về câu lệnh, sự hoạt động của máy tính đối với từng dạng lệnh, giúp học sinh củng cố được kiến thức toán học, biết tìm ra đường lối giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, khoa học, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.
Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh tiếp thu phần Ngôn ngữ lập trình Pascal dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, học sinh đã hứng thú học phần này, các em có thể làm một cách chính xác các bài tập với các dạng tương tự như các bài đã chữa, ngoài ra các em còn có thể tự làm được các bài tập khó. Ví dụ như giải các bài toán cổ, tính tổng các số tự nhiên, … Một số em học khá môn Toán học còn rất thích thú với phần học này vì qua đây các em có thể áp dụng các kiến thức Toán học của mình vào việc giải các bài tập lập trình khó, có thể tham gia vào đội tuyển Tin học trẻ không chuyên của trường để tham dự các kỳ thi do Huyện, Tỉnh tổ chức hàng năm.
Qua nghiên cứu đề tài này sau đây tôi có một chút kiến nghị nhỏ: về phân phối chương trình chưa đồng đều giữa các tiết, những tiết ôn tập và bài tập chưa có nội dung cụ thể nên giời học đó tôi gặp chút khó khăn trong quá trình chọn lọc nội dung để dạy. Về phía nhà trường phân công tôi phải đảm nhận một số công việc khác lên thời gian để tập trung vào công việc giảng dạy của mình còn hạn chế.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Tin tại trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. Đề tài tôi viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo chuyên môn để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Mạo Khê, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Hải Yến
IV. Tài liệu thaM khảo, Phụ lục
1. Sách giáo khoa Tin 8 - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Tin 8 - TG: Phạm Thế Long - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách bài tập Tin 8 - TG: Bùi Văn Thanh - Nhà xuất bản giáo dục
4. Tài liệu giáo án Tin 8 - TG: Quách Tất Kiên - Nhà xuất bản giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng GV tin học ở trường THCS
6. Phương pháp lí luận dạy học - TG: Nguyễn Bá Kim - Nhà xuất bản giáo dục
7. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm - Nhà xuất bản giáo dục
8. Ngôn ngữ lập trình Pascal - TG: Quách Tuấn Ngọc- Nhà xuất bản giáo dục.
9. Turbo pascal 7.0 giáo trình cơ sở và nâng cao - PGS.TS: Bùi Thế Tâm - Nhà cuất bản giao thông vận tải Hà Nội.
V. NHận xét của hội đồng khoa học:
File đính kèm:
- Phuong phap day bai cau lenh lap trong bo mon Tin hoc 8GV NguyenTHYen.doc