Đề tài Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , năng động, sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh môn Ngữ Văn lớp 8

 Trong thực tiễn đổi mới hiện đại hoá phương pháp dạy học cần có một quan niệm biện chứng lịch sử và khoa học phù hợp vối sự phát triễn phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực năng động, sáng tạo của học sinh.Bất cứ một tiến trình đổi mới nào giữa hai cặp phạm trù truyền thống và hiện dại dường như cũng có những nét mà người ta dễ nhận ra là thể hiện sự đối lập . Đành rằng trong thực tiển của việc thực thi đổi mối phương pháp dạy học. Một hiện tượng xã hội đặc biệt sự phân biệt tường minh có ý nghĩa bản chất giữa truyền thống và hiện đại là không dễ dàng song không phải vì thế mà có thể nhầm lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Nhìn nhận việc sử dụng một thao tác dạy học, một hoạt động học của học sinh có phải là hiện đại hay không thể căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hiện tượng mà phải căn cứ vào mục đích của việc sử dụng nghĩa là căn cứ vào bản chất của hiện tượng đó. Vì vậy dạy học phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của học sinh là cần thiết đối vối người học. Tôi tiến hành nghiên cứu và vận dụng vào trong giảng dạy để gây hứng thú cho các em học tập nhằm từng bước nâng cao chất lượng ở trong nhà trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , năng động, sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh môn Ngữ Văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đặt vấn đề: Trong thực tiễn đổi mới hiện đại hoá phương pháp dạy học cần có một quan niệm biện chứng lịch sử và khoa học phù hợp vối sự phát triễn phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực năng động, sáng tạo của học sinh...Bất cứ một tiến trình đổi mới nào giữa hai cặp phạm trù truyền thống và hiện dại dường như cũng có những nét mà người ta dễ nhận ra là thể hiện sự đối lập . Đành rằng trong thực tiển của việc thực thi đổi mối phương pháp dạy học. Một hiện tượng xã hội đặc biệt sự phân biệt tường minh có ý nghĩa bản chất giữa truyền thống và hiện đại là không dễ dàng song không phải vì thế mà có thể nhầm lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Nhìn nhận việc sử dụng một thao tác dạy học, một hoạt động học của học sinh có phải là hiện đại hay không thể căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hiện tượng mà phải căn cứ vào mục đích của việc sử dụng nghĩa là căn cứ vào bản chất của hiện tượng đó. Vì vậy dạy học phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của học sinh là cần thiết đối vối người học. Tôi tiến hành nghiên cứu và vận dụng vào trong giảng dạy để gây hứng thú cho các em học tập nhằm từng bước nâng cao chất lượng ở trong nhà trường. II.Giải quyết vấn đề: Dạy học là một vấn đề vô cùng phức tạp và là một lĩnh vực nhất định. Quy luật phát triển của nền kinh tế xã hội tác động đến quy luật của sự phát triển tâm lí , sinh lý của người học. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm tập trung vào người học, trong quá trình dạy học gắn liền vối tư tưởng dân chủ hoá giáo dục mà thực chất là nhằm phát huy mọi tiềm năng của học sinh, xoá bỏ tư tưởng giáo điều trong dạy học. Bài học thiết kế theo tư tưởng cụ thể hoá hoạt động học tập của học sinh. Chính là tạo cho người học sự tư do, sự năng động và sáng tạo, hứng thú trong học tập. Hoạt động học của học sinh là bản chất là tư duy của sự nhận thức của các em.....Trước những vấn đề của tự nhiên và xã hội sẽ là đề tài nghiên cứu không bao giờ cạn của khoa học và luôn luôn mới đối với giáo viên. Đổi mới chương trình, sách giao khoa, phương pháp dạy học cùng với phương pháp kiêm tra đánh giá . Đổi mới công tác quản lí trường học, đổi mới thi đua khen thưởng..... đều nhằm đến cái đích cuối cùng là vì lợi ích của người học hình thành và phát triển năng lực cao đẹp cuả học sinh trên cơ sở các em học thực, làm thực. Trong tiến trình thực thi đổi mới ắt sẽ có những phát sinh cản trở mà người ta thường nói một cách văn chương là sự xung đột và sự mâu thuẩn. Điều đó cũng là bình thường và mang tính tất yếu. Nếu không có sự mâu thuẩn và xung đột thì là bất bình thuờng và chưa hẳn đã phù hợp với thực tế. Đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng, giáo dục,dạy học cũng có nghĩa là quá trình giáo dục và quá trình dạy học phải được tiến hành dựa trên những căn cứ khoa học nghiên cứu về nguời học.Thay đổi tư duy về cách tiếp cận nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học theo hướng học sinh là chủ thể. Có vai trò chủ động là trung tâm của quá trình sư phạm sẽ định hướng và quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có hiệu quả. Sự thay đổi về phương pháp dạy học chủ yếu liên quan đến hai nhân tố, sự thay đổi quan niệm về cách nhận thức về học sinh.Cách nhìn đối với học sinh không đúng sẽ đem đến sự khác biệt về phương pháp dạy học. Một trong những thuộc tính của tư duy là sự mềm dẻo, dễ thích nghi đặc biệt là lứa tuổi học sinh cho nên các biện pháp, cách thức tổ chức và tiến hành dạy học có biểu hiện của sự khuôn sáo, rập khuôn,cứng nhắc là điều rất cần phải tránh.Có thể khẳng định sự mềm dẻo và sự rộng mở trong tư duy của học sinh hiện nay là thực hiện vô cùng sinh động khiến giáo viên luôn luôn ngỡ ngàng và có đối sách kịp thời đổi mới phương pháp giáo dục,dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dục,dạy học. Nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo .Khuôn mẩu hay là quán tính ở người giáo viên tưởng vô hại nhưng hết sức nguy hiểm.Vì nó có tính làm cho sự sáng tạo của hoc sinh bị thui chặt .Chỉ có giúp học sinh vượt qua được những khuôn mẫu đã có sẵn mơí tạo điều kiện cho các em tiếp cận được cái mới.Và từ đó có hi vọng giải phóng được tiềm năng, năng lực.Người ta vẫn cho rằng thầy nào trò nấy,thầy dạy thế nào thì trò sẽ học như thế...là cơ sở.Thầy dạy theo kiểu đọc chép thì trò sẽ học theo kiểu đọc chép.Đương nhiên hậu quả của việc dạy và học như thế sẽ dẫn đến tai hại là học sinh khó có khả năng có thể giải quyết được những vấn đề mới và những tình huống mới đặt ra trong học tập.Dạy học như thế trong học tập ngoài việc ghi nhớ máy móc là chủ yếu về mặt nhận thức học sinh khó phản ánh được bản chất và mối quan hệ của sự vật khách quan mà con người không nhận biết được bằng tri giác và cảm giác trực tiếp bằng biểu tượng .Tư duy phân tích,tổng hợp,so sánh phân loại,hệ thống hoá, trừu tượng hoá,khái quát hoá,...sẽ khó có cơ hội phát triển ở học sinh vì họ không được tham giavào các hoạt động phù hợp vỡi những trò chơi bằng giao tiếp bằng ngôn ngữ,không được tập quan sát,tập suy nghĩ,tập các thao tác tư duy ,từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp ,tư cụ thể đến trừu tượng. Tính năng động là bản chất quan trọng của nhân cách thể hiện bằng hành động tích cực chủ động trong mọi lĩnh vực hoạt động không trùng khớp,ỷ lại vào người khác.Dạy học bằng cách kiểu tạo ra những tình huống hoặc bài tập nhận thức lôi cuốn sự chú ý của người đọc,buộc người đọc phải suy nghĩ độc lập,có những nhận xét phê phán là tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề,rút ra những kết luận bổ ích nhằm hình thành,rèn luyện tính năng động một cách tự nhiên...Đây cũng là cách phát huy tính tích cực lĩnh hội kiến thức của học sinh do đó kiến thức sẽ thấm sâu hơn và được ghi nhớ bền vững khác với kiểu học vẹt,học thuộc mà không hiểu. Trong quá trình giáo dục, dạy học thì năng động của học sinh còn chú trọng động viên, khích lệ, chứ không phải vì thành tích.Đẩy thành tích lên thành một thứ bệnh mà hiện nay chúng ta đang chữa và chống gợi mở tạo điều kiện giúp học sinh phát huy tinh thần tích cực chủ động học tập, tham gia lao động ,hoạt động ngoại khoá,sinh hoạt tập thể vui chơi giải trí và các hoạt động xã hội khác của cộng đồng.Tính năng động sáng tạo là những phẩm chất có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sự thành đạt trong tương lai của mỗi học sinh trong xã hội luôn đổi mới hiện nay Luật giáo dục chỉ rõ phương pháp dạy học giáo dụcphải phát huy tư duy sáng tạo cần bắt đầu từ sự quan sát,phân tích,đánh giá,sự vật khách quan,tìm ra vấn đề,đặt thành giả thiết và nêu phương pháp giải quyết.Tư duy sáng tạo bắt nguồn từ những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc các vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn cộng với mức độ thành thạo của thao tác tư duy , lô gíc.Song chỉ các tư duy đơn thuần cũng chưa đủ đảm bảo sáng tạo được cái mới,đồng thời huy động mọi phẩm chất,ý thức cần thiết của nhận thức,lòng quyết tâm dũng cảm ,say mê đến quên mình.Trong dạy học việc bồi dưỡng khả năng tư duy độc lập,tiếp thu có phê phán đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện các phẩm chất hàng đầu của nhân cách lý tưởng cao đẹp. Động cơ mạnh mẽ đúng đắn phê phán một cách khách quan cơ sở một ý kiến,một vấn đề chính là biểu hiện một cách tiếp cân mới,cách nhìn mới và là khởi đầucủa kiểu tư duy sáng tạo chỉ khi học sinh có đầu óc phê phán,thực ra say mê khám phá và có hoài bão chiếm lĩnh cá mới,thì đòi hỏi học sinh tự mình tiến hành học tập,rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp và khắc phục những nét tính cách ,thói quen không tốt một cách tự nguyện,tự giác và có hệ thống.Có được năng lực tự giác thực hiện những nhiệm vụ học tập ở điều kiện quan trọng để học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.Từ đó tự hoàn thiện nhân cách theo hướng phát triển toàn diện có đạo đức,có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỉ và nghề nghiệp. III.Kết luận Yêu cầu về phương pháp dạy học,phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học gây hứng thú học tập của học sinh,đòi hỏi người giáo viên phải nghiêm cấm tìm tòi,cải tiến và vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động tự lập trong hoạt động học tập của học sinh.Đây là những con đường để khắc phục tình trạng thụ động nghe giảng và vùi đầu vào làm bài tập suốt ngày của học sinh .Đồng thời đây là cách thúc đẩy học sinh hứng thú tham gia vào quá trình hoạt động trí tụê làm quen với lôgíc của khoa học với quá trình lao động thực tiển và biết cách ứng dụng lý thuyết và thực tiển đời sống.Muốn đạt được yêu cầu tích cực hoá.Khi giảng bài mỗi giáo viên nêu lên nhữnh tình huống có vấn đề và cố gắng giúp học sinh tự mình nêu ra được những giả thuyết và càng nhanh kiểm nghiệm,chẳng hạn khi ra bài tập thì không nên cho những bài mình học lại đơn thuần những điều đã học mà nế có thêm những dự kiện,những tình tiết đã học biến đổi,liên hệ vớ thực tiễn... để học sinh suy ngẫm, tìm tòi ,biết đề xuất lụa chọn các giải pháp tối ưu.Khi ra câu hỏi kiểm tra thì không nên đưa ra những câu ngẫu nhiên,phân tích theo hướng chỉ đơn thuần kiểm tra sự ghi nhớ của học sinh mà nên hướng theo một chủ điểm đả học và chuẩn bị cơ sở nhận thức để dể dàng hội nhập với chủ điểm bài giảng mới. Hồng Thuỷ, ngày 28 tháng4 năm2007. Hoàng Thế Quang.

File đính kèm:

  • docSKKN Phuong phap phat huy tinh tich cuc sang tao cua HS trong gio hoc Ngu Van 8.doc
Giáo án liên quan