Đề tài Phương pháp dạy tiết luyện tập môn hóa

 Mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng là bồi dưỡng, đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt có tri thức, tự chủ, sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều đến nền giáo dục. Do đó giáo dục THCS đã có nhiều đổi mới . Đặc biệt là phương pháp dạy học đang được quan tâm và coi trọng trong tất cả các môn học.

doc21 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp dạy tiết luyện tập môn hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA   PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.               Mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng là bồi dưỡng, đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt có tri thức, tự chủ, sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều đến nền giáo dục. Do đó giáo dục THCS đã có nhiều đổi mới . Đặc biệt là phương pháp dạy học đang được quan tâm và coi trọng trong tất cả các môn học. Cùng với các môn khác như Toán, Lý .... Môn Hoá là một trong những môn khoa học tự nhiên nhằm phất triển trí tuệ học sinh một cách toàn diện. Hoá học là môn học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Nhờ đó học sinh nhận thức được các kiến thức xung quanh mình. Hoá học giúp các em phát triển tư duy logic, bồi dưỡng phát huy tính nằng động, chủ động, sáng tạo, phong cách làm việc khoa học. Ngoài ra nó còn góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy luận, tổng hợp giải quyết vấn đề, từ đó phát triển trí thông minh, linh hoạt xử lí các vấn đề đặt ra, tạo cho các em tính cần cù, sáng tạo, yêu thích say mê nghiên cứu khoa học.                Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoá học ở trường THCS có nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy có nhiều những kinh nghiệm hay. Nhưng tập chung chủ yếu trong các giờ nghiên cứu kiến thức mới. Trong đó giờ luyện tập đồi hỏi khái quát, củng cố kiến thức , phát triển tư duy tổng hợp, rèn kĩ năng kĩ xảo cho học sinh thì ít được giáo viên quan tâm.              Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi rút ra một số kinh nhiêm “ Giảng dạy tiết luyện tập Hoá học 8”. Xin được giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. -          Nghiên cứu nội dung bài luyện tập Hoá 8. -          Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức một giờ luyện tập nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ, kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá cho  học sinh lớp 8 - Tạo hứng thú học tập, tăng khả năng hoạt động, độc lập, kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm ở học sinh -          Áp dụng vào thực tế giảng dạy. -          Đúc rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC : -          Xây đựng được một hệ thống phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho tiết luyện tập một cách hợp lí nâng cao chất lượng bộ môn. -          Giúp học sinh có tư duy khái quát tổng hợp các đơn vị kiến thức đã học, có kĩ nãng tự học, tự xây dựng Grap nội dung kiến thức, áp dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong đời sống. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠN VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. - Học sinh lớp 8 vận dụng trực tiếp trong các bài dạy tiết luyện tập về: Chất, Nguyên tử, Phân tử; Phản ứng hoá học; Mol và tính toán hoá học; Oxi, không khí; Hiđro, nước; Dung dịch - Kinh nghiệm này viết theo hướng mở đang nghiên cứu trong phạm vi còn hẹp. Kế hoạch sẽ bổ sung việc nghiên cứu xây dựng nội dung phương pháp dạy tiết luyện tập ở các lớp cao hơn   PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.   I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1, Vị trí của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học.          Dạy học là hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của nhà trường phổ thông. Vì vậy chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết và trực tiếp vào chất lượng dạy học.Trong dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao trong công tác giáo dục.       Một số quan điểm về phương pháp dạy học:            + Phương pháp dạy học là công việc có tổ chức, có trật tự, có hệ thống, có kế hoạch nhằm giúp học sinh học tập thuận lợi và có kết quả.            + Phương pháp dạy học là những hoạt động thực hiện theo những quy luật tâm lý nhất định( năng lực, nhu cầu, hứng thú của người học).           + Phương pháp dạy học là cách làm đạt được mục tiêu đã xác định của dạy học. Nó được coi như công cụ hữu hiệu để việc dạy học trở nên thuận lợi và có hiệu quả thực sự.            + Phương pháp dạy học nhằm đạt được kết quả to lớn về dạy và học mà tiết kiệm thời gian, sức lực, tiền của.            + Phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh và giáo viên thực hiện các hoạt động của bài học. 2, Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học Hoá học.      a, Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học . - Hiện nay sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự thay đổi diễn ra hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt su thế hội nhập và vấn đề toàn cầu hoá đang tăng cường đòi hỏi phải có sự thay đổi giáo dục phổ thông. - Nghị quyết trung ương Đảng đã chỉ rõ mục tiêu của nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, đòi hỏi mục tiêu giáo dục cũng thay đổi, Trong đó nhấn mạnh đến đào tạo những con người năng động, sáng tạo, chủ động linh hoạt thích ứng với xã hội hiện đại. - Trong những năm qua khi tiến hành đổi mới nội dung chương trình SGK và sự đầu tư cho giáo dục một cách hợp lí đã tạo bước chuyển biến lớn trong giáo dục. Môi trường giáo dục có bước tiến nhất định, chất lượng day và học không ngừng được nâng cao , đem lại cho học sinh khả năng tự học (tự phát hiện, tự giải quyết vấn đè, tự chiếm lĩnh tri thức mới....) Từ đó giáo dục đã tạo ra những con người mới có trí tuệ, làm chủ được công nghệ góp phần phát triển đất nước. b, Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học.       Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là: Đưa các phương pháp mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học.    -Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp lấy học sinh làm chủ thể của quá trình giáo dục. Điều này không có nghĩa xem nhẹ vai trò của người thầy . ở đây người thầy có vai trò rất quan trọng là người tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Người thầy dạy học sinh cách học, cách chiếm lĩnh tri thức, biến quá trình giáo dục của học sinh thành quá trình tự giáo dục.    - Đưa phương pháp mới vào dạy học cần xét đến điều kiện của từng trường, trình độ nhận thức của học sinh ở các lớp, ở từng địa phương khác nhau.    - Đổi mới phương pháp dạy học không bó hẹp ở phạm vi hoạt động của giáo viên và học sinh ở trong các giờ lên lớp, mà bao gồm đổi mới cả cách tư duy, nếp suy nghĩ của học sinh ngoài xã hội, khi tiếp xúc với thực tế. Kết hợp việc đổi mới phương pháp trong nội dung chương trình SGK mới. II. THỰC TRẠNG DẠY HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.     1, Thành tựu: - Việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với nội dung chương trình SGK mới tác động nhiều đến giáo viên. Nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian nghiên cứu xây dựng phương pháp dạy học, làm đồ dùng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các giờ dạy. Vì vậy có nhiều giờ dạy tốt, nhiều giáo viên được công nhận giáo viên giỏi các cấp. Kết quả học tập môn hoá ngày càng cao, có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp. Điều đó phản ánh rõ ưu điểm của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. - Điều kiện cơ sở vật chất trong các nhà trường được trang bị đầy đủ ,điều này giúp giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động học tập đa dạng và phong phú. Lí luận học đi đôi với hành ngày càng được phát huy. Học sinh hứng thú say mê với bộ môn      2, Hạn chế. * Giáo viên:    - Trong một số tiết học giáo viên còn truyền thu kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa cho học sinh bằng cách thuyết trình, giảng giải,làm mẫu. Học sinh chủ yếu thụ động nghe ghi chép trả lời câu hỏi của giáo viên nếu được gọi. Việc tổ chức hoạt động gây hứng thú cho học sinh ít được chú ý đến. Việc liên hệ thực tế, tích hợp các vấn đề về sản xuất, các hiện tượng trong tự nhiên ở giờ luyện tập chưa nhiều, chưa phát huy hết tư duy khái quát, tổng hợp sáng tạo của học sinh.    - Hầu hết các dụng cụ hoá chất , phụ vụ cho giảng dạy môn hoá đều cồng kềnh, có cả hoá chất độc gây tâm lí ngại chuẩn bị và sử dụng thí nghiệm. Tình trạng dạy “Chay” vẫn còn tồn tại. * Học sinh:    Nhiều học sinh có tư tưởng sợ môn này coi là môn phụ ít đầu tư học tập, có học sinh chỉ học đói phó cho những đợt kiểm tra.  Các hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy bộ môn.                                   III . CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.   A.NHẬN XÉT CHUNG: -          Trong chương trình sách giáo khoa Hoá học có 6 chương và 8 bài luyện tập. Chương I và chương V mỗi chương có 2 bài còn lại mỗi chương có một bài ỏ cuối chương. Do đó khối lượng kiến thức trong một bài luyện tập cần củng cố và các kĩ năng cần rèn nhiều nó nang tính chất như bài ôn tập chương. B.BIỆN PHÁP.    Để dạy tốt giờ luyện tập trong đó học sinh được làm việc một cách tích cực tự giác thể hiện tính sáng tạo thì người giáo viên thì phải xác dịnh rõ mục tiêu của bài.Trên cơ sở mục tiêu của từng bài đã được xây dựng trong sách giáo viên tôi nhận thấy một giờ luyện tập cần đạt được các mục tiêu khái quát sau: -          Củng cố và phát triển kiến thức cũ, phát triển tư duy phân tích khái quát, so sánh, tổng hợp. -          Rèn kỹ năng hoạt động ,vận dụng kiến thức. -          Khơi nguồn kiến thức mới cho bài sau. -          Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, niềm tin vào khoa học  Củng cố kiến thức cũ không phải giáo viên dạy lại các kiến thức cho học sinh nhớ mà người giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh để các em tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, có kĩ năng ghi nhớ kiến thức một cách logic khoa học, biết vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế...  Như vậy để đạt được mục tiêu trên ta phải xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho một giờ luyện tập. Tức phải trả lời được câu hỏi: Luyện cái gì ? Bằng cách nào ? Hình thức tổ chức ra sao? 1. Về nội dung:    Nội dung bài phải bám sát nội dung sách giáo khoa và mục tiêu của bài . Nội dung được xây dựng dưới dạng các bài tập ( bài tập định tính, bài tập trắc nghiệm) vì bài tập là công cụ hữu hiệu nhất để luyện tập củng cố kiến thức . Do lượng kiến thức trong một giờ luyện tập tương đối lớn,nhiều bài tập nên giáo viên cần biết chọn lọc các bài tập tiêu biểu,đặc trưng trong sách giáo khoa để đưa vào giờ luyện. Sao cho sau khi làm xong bài tập đó học sinh được củng cố lượng kiến thức nhiều nhất. Bên cạnh đó giáo viên phải chủ động xây dựng các bài tập mới phù hợp. Chú trọng đến các bài tập mang tính khái quát cao, tức nó phải đảm bảo đầy đủ các kiến thức cơ bản đã học ở những bài trước và nội dung có liên quan đến các kiến thức tiếp theo (kiến thức xuyên suốt chương trình), kiến thức thực tiễn. Theo tôi tuỳ theo mục tiêu giờ luyện tâp cần củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng gì mà giáo viên đưa ra bài tập thích hợp.       Những yêu cầu của bài tập trong giờ luyện tập. -          Phù hợp với mục tiêu đã đề ra. -          Đảm bảo tính vừa sức với học sinh: Bài tập được phân loại theo các đối tượng học sinh: Khá, giỏi – TB – Yếu. -          Có tính khái quát cao: Qua bài tập đó học sinh rút ra được mối liên hệ giữa các kiến thức hoặc làm được các bài tập tương tự. -          Đảm bảo tính khoa học: Số lượng bài tập trong giờ dạy phải phù hợp với thời gian học sinh làm việc. Các bài tập đưa ra theo một trình tự logic. Để tăng khối lượng kiến thức trong một giờ luyện tập mà vẫn đảm bảo mục tiêu của bài. Trong bài dạy tôi đã kết hợp các bài tập trong sách giáo khoa với việc xây dựng các Gráp kiến thức để tạo mối liên hệ giữa các kiến thức và sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan. 1.1Một số grap kiến thức.  a, Bài luyện tập 1 : Chất – Nguyên tử – Phân tử Vật thể   Chất Đơn chất Hợp chất Kim loại Phi kim Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ , Bài luyện tập 5 : Chương 4 : Ôxi – Không khí Ôxi   T/c vật lí T/c hoá học ứng dụng Điều chế cách thu Phản ứng phân huỷ Không khí N2 O2 Khí khác - Oxit - Sự oxi hoá - Sự cháy - Phản ứng hoá hợp Khi đưa ra Grap giáo viên chỉ cung cấp 1 hoặc một số thông tin trong các ô, còn lại học sinh dựa vào mối liên hệ giữa các kiến thức để hoàn thành tiếp. Sau đó giáo viên đàm thoại phát triển các kiến thức trong từng ô. Học sinh rút ra mối liên hệ giữa các kiến thức . 1.2, Một số dạng bài tập tắc nghiệm khách quan được sử dụng khi luyện tập. a, Câu điền khuyết. - Học sinh phải nhớ lại và trả lời bằng một hay một nhóm từ do một câu hỏi hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Hoặc điền những CTHH thích hợp để hoàn thành phương trình phản ứng.  - Loại câu hỏi này ưu thế hơn các câu hỏi khách quan khác ở chỗ đồi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ thông tin đã cho. - Câu hỏi này giúp học sinh được củng cố về các định nghĩa khái niệm, định luật, quy tắc hoá học, tính chất hoá học...         VD: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ ..........       a, Hỗn hợp gồm nhiều chất ............ vào nhau.       b, Mỗi chất có tính chất ................và tính chất ............. nhất định       c, .............. gồm hạt nhân có prôton mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều ............... mang điện tích âm.       d, Những nguyên tử cùng loại có cùng số prôtn trong hạt nhân được gọi chung là ..........      e, .................. là những chất được tạo nên từ một nhuyên tố hoá học. b. Loại câu “Đúng – Sai”.      Người ta gọi câu “đúng – sai” là cách lựa chọn liên tiếp. Đó có thể là những phát biểu ( nhận định) được đánh giá là “đúng” hay “sai” . Đôi khi chúng được nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức và một khối lượng kiến thức đáng kể có thể dược kiểm tra một cách nhanh chóng.    Ví dụ: Điền đúng(Đ) hoặc sai(S) vào ô trống thích hợp a, ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất 1 mol khí bất kì cũng chiếm các thể tích bằng nhau b, ở điều kiện tiêu chuẩn 1 mol sắt chiếm thể tích 22,4 lit. c, ở điều kiện tiêu chuẩn 0,3 mol CO2 chiếm thể tích 5,6 lit. d, ở OoC áp suất 1atm một mol khí bất kì đều chiếm thể tích 22,4 lit c, Loại câu ghép đôi: Ví dụ Nối các số 1,2,3....trước kết quả ở cột 2 với các chữ cái a,b,c.... ở cột 1 cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 a, 28g CaO có số mol  1. 18g b, 5,6 lit O2 (ở đktc) có số mol 2. o,5mol c, 1,5 mol nguyên tử Zn có số nguyên tử 3. 6.1023 ng tử d, 3 mol H2O có khối lượng là 4. 9.1023ng tử   5. 0,25 mol 6. 54g d. Loại câu nhiều lựa chọn.  Một câu nhiều lựa chọn thương gồm 4 bộ phận: -          Câu dẫn. -          Câu chọn( gồm từ 3-5 khả năng trả lời) -          Câu đúng (hoặc sai phải chọn) -          Câu nhiễu Ví dụ: X,Y là 2 nguyên tố có hoá trị không đổi .Cho biết CTHH của nguyên tố X với oxi và của nguyên tố Y với hiđrô lần lượt là X2O , YH2 . Hãy cho biết Ct đúng của hợp chất X vàY là: a, XY2; b, X2Y ;           c, XY ; d, X2Y3   Ngoài các bài tập trắc nghiêm Gv cần sử dụng những bài tập định tính khác như: -          Lập CTHH, hoàn thành PTPƯ, xác định loại phản ứng. -          Phân biệt các chất , tách các chất. -          Điều chế các chất -          Sơ đồ chuyển hoá.... Bài tập định lượng: Tuỳ theo vị trí bài luyện tập để rèn kĩ năng hoặc củng cố kiến thức gì để sử dụng bài tập hợp lí: Bài tập tính theo công thức hoá học hay tính theo PTHH, bài tổng hợp.       Bài tập định lượng rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng các công thức, các định luật ... để giải bài toán. Bên cạnh đó qua bài tập học sinh nắm vững công thức hơn, biết được các bước làm các dạng bài tập. Từ đó nhận dạng và giải được các bài tập tương tự. Như vây giáo viên cần tổ chức cho học sinh rút ra cái chung nhất của một dạng bài tập và mối liên hệ giữa các đại lượng trong một công thức.     Theo tôi các bài tập ta nên ra theo hướng vừa xuôi vừa ngược trên một dạng như: Cho biết đại lượng ở chất tham gia yêu cầu tính đại lượng ở chất sản phẩm và ngược lại. Hoặc có thể thay đổi giả thiết, yêu cầu của bài toán như: Cho mct , mdd tính C% có thể đổi lại cho C% ; Vdd ; Ddd tính mdd, mct ... Ví dụ : Đốt kẽm trong ôxi thu được kẽm ôxit (ZnO).     a, Tính khối lượng ZnO thu được khi đốt hoàn toàn 23g Zn?    b, Tính thể tích ôxi (ở đktc) cần dùng ,biết sau phản ứng thu được 40,5g ZnO.    * Tóm lại việc chia nội dung luyện tập thành các dạng chỉ là tương đối vì đa số bầi tập hoá học chứa nhiều kiến thức liên quan: Giải bài tập định lượng cũng phải hiểu tính chất của các chất, trong một bài toán lại sử dụng nhiều công thức biến đổi khác nhau. 2. Cách đưa nội dung trong một giờ luyện tâp.      Trong chương trình SGK bài luyện tập luôn được thiết kế theo 2 phần.    Phần I: Kiến thức cần nhớ. Phần II: Bài tập . Theo tôi có 2 cách đưa nội dung:             + GV cho học sinh nhắc lại các kiến thức cần nhớ có liên quan như định nghĩa, công thức định luật, tính chất vật lí,hoá học.... Sau đó GV đưa ra các bài tập . Lúc này học sinh dựa vào các công thức, định luật ..... đã cho để giải bài tập. Cách này không phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở học sinh, chỉ áp dụng đối với những đối tượng học sinh không tự giải quyết được bài tập.         + Gv đưa ra các bài tập có nội dung để kiểm tra kiến thức của học sinh trước. Họch sinh nghiên cứu thảo luận làm bài từ đó học sinh nêu ra các kiến thức đã vận dụng và khái quát được mối liên hệ giữa các kiến thức. Cách này phát huy được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. 3. Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh. -          Các nội dung của tiết luyện tập giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, nghiên cứu thêm các kiến thức bổ xung cho việc làm các bài tập. -          Việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ có thể lồng ghép trong toàn bộ tiết học. -          Trên lớp đảm bảo học sinh vừa được làm việc độc lập vừa được hoạt động tập thể ( nhóm) . Giáo viên là người tổ chức điều khiển, có thể cho cán sự lớp điều hành. Để tiết kiệm thời gian các nhóm có thể nghiên cứu những nội dung (bài tập) khác nhau thuộc cùng một dạng. Như vậy sẽ tăng tính độc lập tự chủ của các em. Hoặc các nhóm có thể nghiên cứu cùng một vấn đè, từ đó các nhóm có sụ thi đua . Đòi hỏi học sinh tìm được kiến thức làm bài vừa chính xác vừa nhanh và có nhiều cách làm hay. Qua đố học sinh rút ra được cách làm một cách tối ưu. Sau khi học sinh làm xong bài giáo viên có thể cho các tự xây dựng các bài tập tương tự và cho biết cách làm. Điều này sẽ kích tính sáng tạo ở học sinh. Giáo viên có thể tổ chức luyện tập dưới hình thức trò chơi để thay đổi không khí.       Khi đánh giá kết quả học sinh theo tôi giáo viên phải thể hiện rõ vai trò là người “ trọng tài khoa học”. Người giáo viên chỉ tham gia đánh giá ở giai đoạn cuối của mỗi vấn đề. Trước hết cho học sinh đánh giá học sinh: Cá nhân đáng giá cá nhân, tập thể, nhóm đánh giá cá nhân, nhóm đánh giá nhóm. Băng cách nhậ xét kết quả, cách làm của bạn của nhóm khác. Cuối cùng giáo viên mới là người kiểm định các kết quả, kiến thức mà các em tìm được. Từ đó các em rút ra được kiến thức.       Như vậy tuỳ từng tiết luyệ tập, tuỳ đặc điểm từng lớp mà giáo viên sử dụng các nội dung khác nhau kết hợp với phương pháp và hình thức tổ chức cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra học sinh làm việc thoải mái yêu thích bộ môn. IV . VÍ DỤ MINH HOẠ TIẾT 58 : BÀI LUYỆN TẬP 7                                                 I.MỤC TIÊU:  1. Kiến thức: HS được củng cố và nắm vững thành phần, tính chất của nước. Định nghĩa, công thức hoá học, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ,muối. - Làm được các bài tập: lập phương trình, phân loại, nhận biết và tính theo PTHH. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết CTHH, PTHH và đọc ngôn ngữ hoá học. - Tiếp tục rèn kĩ năng tính theo PTHH, nhận biết các chất, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tích cực tự giác trong quá trình làm bài tập. II. CHUẨN BỊ. Máy chiếu qua đầu, bảng nhóm, bút dạ. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. A.Ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. Chiếu đề bài Điền số và công thức thích hợp để hoàn thành các phản ứng cho sơ đồ dưới đây: a, K + H2O -->                                                b,Na2O + H2O -->     Ba + H2O -->                                                  CaO + H2O --->    c, SO3 + H2O -->                        d,Cu(OH)2 + HCl --> CuCl2 + H2O    P2O5 + H3O -->                                Al2O3 + H2SO4 --> Al2(SO)4 + H2O GV gọi 2 HS lên bảng : HS1 làm phần a,b HS2 làm phần c,d. Dưới lớp làm vào vở nháp. GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, chiếu đáp án đánh giá cho điểm. C, Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KIẾN THỨC CẦN NHỚ. GV sử dụng kết quả kiểm tra bài cũ đàm thoại + Để làm được phần a,b,c em đã sử dụng kiến thức nào?(T/c hoá học của nước) + Cho học sinh phân loại các sản phẩm của phản ứng trên, nêu cơ sở của việc phân loại, đọc tên ? => qua bài tập trên các em đã được củng cố những kiến thức gì?( thành phần t/c của nước, công thức, phân loại,tên gọi axit, bazơ, muối) GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ trong sgk.   I. Kiến thức cần nhớ - Thành phần, tính chất của nước.   - Định nghĩa, CTHH, tên gọi của axit, bazơ, muối. HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP Tên muối CTHH a, Đồng(II) clorua   b, Kẽm sunfat   c, Sắt(III) sunfat   d,Magiê hiđrôcacbonat   e, Canxi photphat   f, Natri hiđrôphotphat   g, Natri đihiđrôphotphat   GV gọi 1 HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài. GV chuyển bài tập dưới dạng bảng. Điền CTthích hợp vào ô trống tương ứng. -          Y/c Học sinh thảo luận nhóm viết các công thức vào bảng nhóm. Đại diện dính lên bảng. + Cho các nhóm nhận xét chéo nhau. Gv chiếu đáp án, học sinh đối chiếu, bổ sung. Qua bài tập tên HS được rèn kĩ năng viết công thức hoá học, Vận dụng quy tắc hoá trị   Bài 2: Có 3 lọ đựng chất rắn màu trắng không có nhãn đựng một trong các chất: BaO, P2O5, NaCl.Trình bày phương pháp nhận ra mỗi lọ. -HS đọc đề, phân loại các chất cần nhận biết(oxit bazơ, oxit axit, muối) ? Em hãy cho biết tính chất đặc trưng của mỗi chất trên? ? Nêu cách làm bài nhận biết? =>cách làm GV Gọi 1HS lên bảng trình bày,dưới lớp làm vào vở. + Cho HS nhận xét bài làm của bạn, bổ xung. GV: Chiếu bài làm chuẩn HS quan sát, đối chiếu, bổ xung, rút ra các bước chung khi làm bài - Giọi 1 học sinh đọc đề bài 5/sgk-132.Cho biết dạng của bài tập?( bài chất hết chất dư) ? Em hãy nêu cách àm dạng bài tập này? GV tổng kết các bước làm: B1: Tính số mol chất tham gia đề bài cho. B2: Viết PTHH, lập tỉ lệ số mol theo PT và theo bài ra. B3: Rút ra tỉ số so sánh, tỉ số lớn là chất dư,nhỏ là chất hết. B4: Tính các chất đề bài yêu cầu theo chất hết. GV Chú ý: Nếu đề bài cho biết khối lượng và yêu cầu tính khối lượng thì bước 2,3 ta có thể lập tỉ lệ theo khối lượng để so sánh. GV gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. HS nhận xét bài làm trên bảng. Gv chiếu bài chuẩn, nhận xét đánh giá - HS được củng cố cách nhận biết bài chất dư và các bước làm bài đó.   1, Bài tập 1(bài 3/sgk-132)     a, CuCl2 b, ZnSO4. c,Fe2(SO4)3 d, Ma(HCO3)2 e, Ca3(PO4)2 f, Na2HPO4 g, NaH2PO4                     2.Bài tập 2 - Đánh số mỗi lọ và lấy mẫu thử cho vào ống nghiệm riêng biệt. - Cho nước vào hoà tan các mẫu. - Nhúng quỳ tím lần lượt vào từng dung dịch. + Quỳ tím chuyển thành màu đỏ => chất rắn hoà tan là P2O5 + Quỳ tím chuyển thành màu xanh => chất rắn hoà tan là BaO + Quỳ tím không chuyển màu => chất rắn hoà tan là NaCl         3. Bài tập 3(bài 5/sgk-132) PTHH Al2O3+3H2SO4     Al2(SO4)3+3H2O 102g    294g 60g      49g =>Tỉ số  Vậy sau phản ứng Al2O3 còn dư, H2SO4 hết. - Khối lượng Al2O3 đã phản ứng là: Khối lượng Al2O3 dư là :                 .           60 – 17= 43g D. Củng cố . Bài tập: Chọn phương án đúng trong các câu sau: Cho các chất có CTHH sau: NaCl, Na2O,K, HNO3, MgSO4, KOH,Fe, Cu(OH)2, NaHCO3, HCl, SO3, P2O5, CaCO3 ,Al(OH)3, Ca(OH)2,H2S, H2SO4, Al. 1.Dãy chất nào gồm các chất tác dụng được với nước: A, K, HNO3, MgSO4, SO3 B, SO3, P2O5, Na2O,K C, KOH,Fe, Cu(OH)2, NaHCO3 D, HCl, SO3, P2O5, CaCO3 2.Dãy chất nào gồm các chất là axit: A, HNO3, MgSO4, KOH, HCl B, NaCl, Na2O,K, HNO3 C, HCl, SO3, P2O5, CaCO3 D, HCl, HNO3, H2S, H2SO4 3.Dãy chất nào gồm các chất là bazơ: A, KOH,Cu(OH)2,Al(OH)3, Ca(OH)2 B, KOH,Fe, Cu(OH)2, NaHCO3 C, Cu(OH)2, NaHCO3, HCl, SO3, D, NaHCO3, HCl, SO3, P2O5, 4.Dãy chất nào gồm các chất là muối A, NaHCO3, HCl, SO3, P2O5 B, NaCl,MgSO4,NaHCO3,CaCO3 C, MgSO4, KOH,Fe, Cu(OH)2 D, Al(OH)3, Ca(OH)2,H2S, H2SO4 Gv yêu cầu học sinh ghi các phương án đúng vào vở nháp. Sau 5 phút cho các HS đổi chéo bài. GV chiếu đáp án(1-B,2-D,3-A,4-B) thông báo biểu điểm đúng mỗi câu 2,5 điểm. Cho Hs chấm bài của bạn. GV thống kê kết quả theo thang điểm sau: <5, 6-5,7-8,9-10. - Y/C học sinh đọc tên các chất trong dãy đúng. GV cho học sinh tổng kết các kiến thức được luyện tập. E.Về nhà. - Ôn tập tính chất hoá học của nước, cách nhận biết dung dịch axit, bazơ. - Làm bài 4/sgk-132:  HD: + Viết CT tổng quát của oxit             + Tính khối lượng nguyên tố KL => khối lượng Ôxi             + Lập tỉ lệ theo phần trăm khối lượng = > chỉ số. -          Nghiên cứu bài thực hành 6. V. KẾT QUẢ THỰC NHIỆM  Sau khi soạn bài tôi tiến hành dạy ở 2 lớp 8A,8B năm học 2008 – 2009, kiểm tra trắc nghiệm cuối giờ

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP DAY TIET LUYEN TAP MON HOA.doc
Giáo án liên quan