Hóa học là một khoa học thực nghiệm khá đặc biệt và tổng hợp. Qua nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, quan sát các thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm. học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện các kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học, trong đó biết cách giải các dạng bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng . Thông qua việc giải các bài tập ấy nhằm giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng toán, các dạng bài tập một cách vững chắc.
13 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 7627 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giải bài tập dạng p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm dành cho học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện nga sơn
Trường thcs nga tân
phương pháp giải bài tập
dạng P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm
dành cho học sinh giỏi ở trường THCS
Người thực hiện: Phạm Đức Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc tổ: Khoa học tự nhiên
Năm học: 2008 – 2009
A. Đặt vấn đề
I - Lời mở đầu
Hóa học là một khoa học thực nghiệm khá đặc biệt và tổng hợp. Qua nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, quan sát các thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm... học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện các kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học, trong đó biết cách giải các dạng bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng . Thông qua việc giải các bài tập ấy nhằm giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng toán, các dạng bài tập một cách vững chắc.
Trong kế hoạch chuyên môn ở nhà trường bậc THCS, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn là đặc biệt quan trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi người thầy giáo phải dụng công, đào sâu kiến thức, cần mẫn với đối tượng của mình, biết tìm ra phương pháp phù hợp để hướng tới thành công. Đây chính là lí do thôi thúc tôi hoàn thành sáng kiến này.
II - Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
Bản thân là một giáo viên đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học, trong quá trình giảng dạy đã phát hiện ra một số sai lầm của học sinh khi giải các bài tập hóa học nâng cao dạng: “P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm”. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách sử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản. Vì thế, dạng bài tập này trở thành vấn đề khó vượt qua đối với học sinh.
2. Kết quả của thực trạng trên
Kết quả khảo sát chất lượng đội tuyển bộ môn hóa học lớp 9 trường THCS Nga Tân trong hai năm học gần đây về năng lực giải quyết dạng bài “P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm” như sau :
Năm học
Số học sinh được khảo sát
Năng lực giải quyết dạng bài P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2006- 2007
15
0
0
1
6,7
3
20,0
4
26,8
7
46,5
2007- 2008
15
0
0
2
13,5
3
20,0
3
20,0
7
46,5
Từ thực trạng trên, để giúp học sinh nắm vững bản chất, có phương pháp, kỹ năng vận dụng giải bài tập hóa học một cách tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra “phương pháp giải bài tập dạng P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm dành cho học sinh giỏi ở trường THCS”.
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
Dạng bài tập P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm (dung dịch NaOH hoặc dung dịch KOH), thực chất là axit H3PO4 (do P2O5 tác dụng với H2O có trong dung dịch kiềm) tác dụng với dung dịch kiềm. Xét một cách cụ thể, khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH, có thể xảy ra các phản ứng sau :
H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O (1)
1 (mol) 1 (mol)
H3PO4 + 2 NaOH Na2HPO4 + 2H2O (2)
1 (mol) 2 (mol)
H3PO4 + 3 NaOH Na3PO4 + 3H2O (3)
1 (mol) 3 (mol)
Giả sử có cho a (mol) dung dịch H3PO4 tác dụng với b (mol) dung dịch NaOH thu được dung dịch A, ta có thể biện luận các chất có trong dung dịch A theo tương quan giữa a và b như sau :
1. Nếu thì chỉ xảy ra phản ứng (1) dung dịch A là NaH2PO4
H3PO4 còn dư
2. Nếu = 1 thì chỉ xảy ra phản ứng (1) dung dịch A là chứa NaH2PO4
H3PO4, NaOH cùng hết.
3. Nếu thì xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2)
dung dịch A gồm: NaH2PO4 và Na2HPO4 4. Nếu thì chỉ xảy ra phản ứng (2) dung dịch A là: Na2HPO4
5. Nếu thì xảy ra cả phản ứng (2) và phản ứng (3)
dung dịch A gồm: Na3PO4 và Na2HPO4
6. Nếu thì chỉ xảy ra phản ứng (3) dung dịch A là: Na3PO4
7. Nếu thì chỉ xảy ra phản ứng (3) dung dịch A là Na3PO4
NaOH còn dư.
Với các trường hợp xảy ra như trên học sinh có thể áp dụng làm các ví dụ cụ thể từ đó hình thành ở các em kỹ năng giải các các dạng bài tập này.
II. các giải pháp để tổ chức thực hiện
1. Biện luận sản phẩm
- Cho học sinh áp dụng làm các bài tập mà các em thường mắc sai lầm để từ đó các em đối chứng và rút ra kinh nghiệm.
- Muốn xác định được muối nào tạo thành thì học sinh phải xét tỉ lệ mol của các chất tham gia.
Ví dụ 1: Cho 63,9 gam P2O5 tác dụng với 144 gam dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được khi phản ứng kết thúc .
Giải:
PTHH của phản ứng giữa P2O5 với H2O trong dung dịch NaOH :
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
1 (mol) 2 (mol)
Theo đề bài, ta có:
Theo PTHH (1):
Xét tỉ lệ:
Vậy phản ứng chỉ tạo ra NaH2PO4 và H3PO4 dư , tính toán theo NaH2PO4
H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O (2)
1 (mol) 1 (mol) 1 (mol)
Theo PTHH:
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mdd sau pư = 63,9 +144 = 207,9 (g)
Nồng độ phần trăm về khối lượng các chất trong dung dịch thu được là:
Ví dụ 2: Cho 35,5 gam P2O5 tan trong 200 ml dung dịch NaOH 2,5 M.
Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?
Hướng dẫn giải:
PTHH của phản ứng giữa P2O5 với H2O trong dung dịch NaOH :
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
1 (mol) 2 (mol)
Theo đề bài, ta có:
Theo PTHH (1):
Xét tỉ lệ:
Vậy các chất tham gia cùng hết và chỉ xảy ra một phản ứng tạo muối NaH2PO4
PTHH: H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O (2)
1 (mol) 1 (mol) 1 (mol)
Theo PTHH:
Ví dụ 3: Cho 14,2 gam P2O5 tác dụng với 150 g dd KOH 11,2% .
Sau khi phản ứng kết thúc, hỏi muối nào được tạo thành ?
Hướng dẫn giải:
Bài toán này, học sinh phải biết lường trước các phản ứng có thể xảy ra:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
H3PO4 + KOH KH2PO4 + H2O (2)
H3PO4 + 2KOH K2HPO4+ 2H2O (3)
H3PO4 + 3KOH K3PO4 + 3H2O (4)
Theo đề bài, ta có:
Theo PTHH (1):
Tỉ lệ:
Vậy xảy ra phản ứng (2) và (3), thu được gồm hai muối là KH2PO4 và K2HPO4
Ví dụ 4: Cho 28,4 gam P2O5tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M.
Muối tạo thành là muối gì ? Khối lượng là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNaOH = 0,4.2 = 0,8 (mol),
PTHH xảy ra giữa P2O5 với nước: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
Theo PTHH (1):
Xét tỉ lệ:
Vậy các chất tham gia phản ứng cùng hết, chỉ xảy ra một PTHH tạo ra Na2HPO4
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O
1 (mol) 2 (mol) 1 (mol)
Theo PTHH:
Ví dụ 5 : Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam Phôt pho thu được chất A.
Cho chất A tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,6 M thì thu được muối gì ?
Hướng dẫn giải:
Theo đề bài, ta có: nP = = 0,2 (mol)
Có thể xảy ra các phản ứng sau :
4P + 5O2 2P2O5 (1)
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (2)
H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O (3)
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O (4)
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O (5)
Theo PTHH (1) chất A là P2O5
Theo PTHH (2):
nNaOH = 0,8. 0,6 = 0,48 (mol)
Tỉ lệ:
Vậy xảy ra hai phản ứng (4) và (5), thu được hai muối là Na2HPO4 và Na3PO4.
Ví dụ 6: Cho 14,2 gam P2O5 tác dụng với dd KOH 20 % .
Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
PTHH của phản ứng giữa P2O5 với H2O:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
Theo đề bài:
Theo PTHH (1):
Xét tỉ lệ:
Vậy các chất tham gia cùng hết và chỉ xảy ra một phản ứng tạo muối K3PO4 :
H3PO4 + 3KOH K3PO4 + 3H2O (2)
Theo PTHH (2):
Theo định luật bảo toàn về khối lượng: mdd sau pư = 14,2 + 168 = 182,2 (g)
Vậy nồng độ dung dịch thu được sau phản ứng là:
Như vậy đối với ví dụ 3, 4 và 5 hai chất tham gia phản ứng vừa đủ , sản phẩm tạo thành chỉ có một muối duy nhất
Ví dụ 7: Cho 10,65g P2O5 tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 2M.
Hỏi sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa những chất nào?
Hướng dẫn giải:
PTHH của phản ứng giữa P2O5 với H2O:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (1)
Theo đề bài:
Theo PTHH (1):
Xét tỉ lệ:
Vậy dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa một muối là K3PO4 , NaOH còn dư
PTHH xảy ra: H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O (2)
Sau khi tính toán thông thường, ta xác định được: mNaOH dư = 6 (g)
Như vậy, qua 7 ví dụ trên đây áp dụng cho 7 trường hợp đã chỉ ra trong phần lí luận (về các giải pháp thực hiện – trang 3) sẽ giúp cho người học hiểu rõ vấn đề, hình thành cho mình kĩ năng xác định sản phẩm thu được khi gặp dạng bài: “P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm” căn cứ vào tỉ lệ mol giữa các chất tham gia phản ứng (mà bản chất là tỉ lệ mol giữa kiềm và axit). Đó là cơ sở để viết được các PTHH xảy ra và tính toán hóa học trong từng trường hợp cụ thể.
2. Tính toán hóa học
2.1. Đối với bài toán chỉ yêu cầu tính lượng sản phẩm
Phương pháp ưu thế là viết các phương trình phản ứng theo phương pháp song song (với trường hợp tạo ra hai muối) rồi dùng phương pháp đại số để tính toán. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng phương pháp viết phương trình phản ứng nối tiếp.
Ví dụ 1: Cho 14,2 gam P2O5 tác dụng với 150 g dd KOH 11,2% .
Tính khối lượng các chất thu được sau khi phản ứng kết thúc?
Hướng dẫn giải:
Sau khi biện luận được dung dịch thu được gồm hai muối là KH2PO4 và K2HPO4 (như ở ví dụ 3 – trang5) ta tiến hành tính toán theo yêu cầu đề bài.
Cách 1 : Viết các PTHH song song thì lập hệ phương trình toán học để tính.
PTHH: H3PO4 + KOH KH2PO4 + H2O
x (mol) x (mol) x (mol)
H3PO4 + 2 KOH K2HPO4+ 2H2O
Y (mol) 2y (mol) y (mol)
Ta có: giải ra ta được
Cách 2 : Viết phương trình phản ứng nối tiếp như sau:
H3PO4 + KOH KH2PO4 + H2O (1)
Theo PTHH (1):
nKOH (dư) = 0,3 - 0,2 = 0,1 (mol)
Vì KOH dư nên : KOH + KH2PO4 K2HPO4 + H2O (2)
Theo PTHH (2):
Vậy số mol KH2PO4 thu được sau cùng là : 0,2- 0,1 = 0,1 (mol)
Ví dụ 2 : Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam Phôt pho thu được chất A, cho chất A tác
dụng với 800 ml dd NaOH 0,6 M.
Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng?
Hướng dẫn giải:
Sau khi khẳng định được dung dịch thu được sau phản ứng gồm hai muối là Na2HPO4 và Na3PO4 (đã biện luận ở ví dụ 5 – trang6) ta có thể viết các PTHH song song hoặc nối tiếp. Dưới đây sử dụng phương pháp viết PTHH song song.
Các phản ứng xảy ra :
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O
x (mol) 2x (mol) x (mol)
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O
y (mol) 3y (mol) y (mol)
Ta có: Û
2.2. Đối với bài toán yêu cầu mô tả hiện tượng thí nghiệm
Phương pháp viết các phương trình hóa học nối tiếp (theo thứ tự xảy ra) để lập luận là phương pháp tối ưu.
Dưới đây giới thiệu hai ví dụ cho trường hợp này.
Ví dụ 1: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1:
Cho từ từ dung dịch chứa 0,12 mol H3PO4 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH
- Thí nghiệm 2:
Cho từ từ dung dịch chứa 0,2 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,12 mol H3PO4
Giải thích quá trình thí nghiệm bằng PTHH. Tính số mol muối tạo thành?
Hướng dẫn giải:
*Xét thí nghiệm 1
Vì cho từ từ dung dịch H3PO4 vào dung dịch NaOH nên các phản ứng xảy ra theo thứ tự: H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O (1)
Theo PTHH (1):
Sau phản ứng (1):
Do đó xảy ra phản ứng sau : H3PO4 + 2Na3PO4 3Na2HPO4 (2)
Theo PTHH (2):
Sau PTHH (2):
Do đó xảy ra phản ứng sau: H3PO4 + Na2HPO4 2NaH2PO4 (3)
Theo PTHH (3):
Sau PTHH (3):
Vậy dung dịch sau thí nghiệm có chứa 0,04 (mol) NaH2PO4
và 0,08 (mol) Na2HPO4
*Xét thí nghiệm 2
Vì cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H3PO4 nên các phản ứng xảy ra theo thứ tự : NaOH + H3PO4 NaH2PO4 + H2O (4)
Theo PTHH (4):
Sau PTHH (4): nNaOH (dư) = 0,2 - 0,12 = 0,08 (mol)
Do đó có phản ứng sau : NaOH + NaH2PO4 Na2HPO4 + H2O (5)
Theo PTHH (5):
Như vậy dung dịch sau thí nghiệm có chứa 0,08 (mol) Na2HPO4
và 0,04 (mol) NaH2PO4
Ví du 2: Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch M.
Hỏi M có thể chứa những muối nào ?
Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm KOH vào M ?
Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm H3PO4 ( hoặc P2O5 ) vào dung dịch M. Viết phương trình phản ứng.
Xác định thành phần M với nH3PO4 = 0,18mol; nNaOH = 0,3 mol
Hướng dẫn giải:
Khi cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau :
H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O (1)
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O (2)
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4+ 3H2O (3)
a) Dung dịch M chứa hỗn hợp 1, đến 2 hoặc 3 muối tạo ra các phương trình trên
b) Thêm KOH vào dd M ( thêm ba zơ mạnh ) có các phản ứng sau :
3NaH2PO4 + 6KOH Na3PO4 + 2K3PO4 + 6H2O (4)
3Na2HPO4 + 3KOH 2Na3PO4 + K3PO4 + 3H2O (5)
c) Thêm H3PO4 vào dung dịch M (thêm axit yếu)
H3PO4 + Na3PO4 Na2HPO4 (6)
2H3PO4 + Na3PO4 3NaH2PO4 (7)
H3PO4 + Na2HPO4 2NaH2PO4 (8)
- Thêm P2O5 thì trước hết xảy ra PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (9)
Sau đó xảy ra các phản ứng như trên.
d) Ta có tỉ lệ:
Vì vậy, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối là NaH2PO4 và Na2HPO4 theo hai PTHH sau: H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O
x (mol) x (mol) x (mol)
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O
y (mol) 2y (mol) y (mol)
Từ PTHH ta lập được hệ: Û
Như vậy dung dịch M có chứa 0,06 (mol) NaH2PO4 và 0,12 (mol) Na2HPO4.
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học cũng như trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm, bản thân tôi đã phát hiện ra những khó khăn, sai sót đáng tiếc của học sinh khi giải các bài tập nâng cao dạng “P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm”. Tháo gỡ cho các em từng phần những khó khăn đó thông qua việc cung cấp hệ thống phương pháp giải, áp dụng vào những bài toán cụ thể đã giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, tự tin hơn, học tập có hiệu quả, từ đó gây cho các em hứng thú học tập và lòng say mê ham học bộ môn, chịu khó nghiên cứu tìm tòi những bài toán khó và những lời giải hay. Trên cơ sở đó giáo viên nâng cao dần kiến thức cho các em để các em có hứng thú tiếp cận với các dạng toán mới khó và phức tạp hơn nhiều. Song song với việc trang bị cho các em về những kiến thức cơ bản của bộ môn thì việc ôn luyện để nâng cao kiến thức là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn .
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn hóa học của trường THCS Nga Tân năm học 2008 - 2009 cũng khởi sắc với những tín hiệu đáng mừng:
Năm học
Số học sinh được khảo sát
Năng lực giải quyết dạng bài P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2008- 2009
15
3
20,0
6
40,0
4
26,7
2
13,3
0
0
2. Kiến nghị, đề xuất
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu, không ngừng nâng cao trình độ và tích lũy bề dày kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên đang trực tiếp từng ngày, từng giờ đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đề đạt một số ý kiến sau:
2.1. Ban chỉ đạo chấm thi, đặc biệt là phòng giáo dục có thể giới thiệu rộng rãi các sáng kiến có tính khả thi cao trên mạng internet để đồng nghiệp cùng tham khảo.
2.2. Ban tổ chức, hội đồng giám khảo nên có thêm hình thức động viên cho tác giả của những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng, có tính thực tiễn cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Trang
A. Đặt vấn đề ........................................................................................
.......2
I. Lời mở đầu .........................................................................................
.......2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ....................................................
.......2
1. Thực trạng .........................................................................................
.......2
2. Kết quả của hiện trạng trên ...............................................................
.......2
B. Giải quyết vấn đề ..............................................................................
.......3
I. Các giải pháp thực hiện .....................................................................
.......3
II. Các giải pháp để tổ chức thực hiện ...................................................
.......4
1. Biện luận sản phẩm ...........................................................................
.......4
2. Tính toán hóa học .............................................................................
.......8
2.1. Đối với bài toán chỉ yêu cầu tính lượng sản phẩm .........................
.......8
2.2. Đối với bài toán yêu cầu mô tả hiện tượng thí nghiệm ..................
.......9
C. Kết luận ............................................................................................
.....12
1. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................
.....12
2. Kiến nghị, đề xuất .............................................................................
.....12
File đính kèm:
- SKKNPhuong phap giai dang bai Diphotphopentaoxit tac dung voi dung dich kiem.doc