Trong thực tế cuộc sống, trong sản xuất, trong kĩ thuật đâu đâu cũng, đòi hỏi kĩ năng toán học, trong đó có các kĩ năng hình học, nói hẹp là các kĩ năng thao tác với dụng cụ đo đạc, dụng cụ vẽ hình và thao tác trên hình.
Giáo viên phải hiểu rõ và làm cho học sinh hiểu rõ về tác dụng và ý nghĩa giáo dục của các kĩ năng trên. Không ít giáo viên coi nhẹ vẫn đề này, cho rằng học sinh học hình học chỉ cần nắm khái niệm, định lí, biết chứng minh suy diễn là được, còn việc vẽ hình, biến đổi hình, cắt hình, gấp hình, ghép hình, đo hình vẽ, đo biểu đồ, đo bản đồ, đo đạc trên thực địa là việc đơn giản, không có gì khó cả. Điều đó có tác hại không nhỏ đối với học sinh trong học tập hiện nay và các thao tác trên các hình là phương tiện cần thiết để học sinh lĩnh hội hình học, một bộ môn đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, có tính trừu tượng cao và có hại về sau trong tương lai do dạy học toán không gắn liền với thực tiễn
Từ lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “phương pháp sử dụng các dụng cụ đo, vẽ hình hình học và thao tác trên các hình hình học” ở trường THCS Quang Kim. Nhằm đưa ra một số biện pháp trong việc tổ chức hướng dẫn học hình. Góp phần khắc phục thực trạng, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng các dụng cụ đo, vẽ hình hình học và thao tác trên các hình hình học” ở trường THCS Quang Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế cuộc sống, trong sản xuất, trong kĩ thuật… đâu đâu cũng, đòi hỏi kĩ năng toán học, trong đó có các kĩ năng hình học, nói hẹp là các kĩ năng thao tác với dụng cụ đo đạc, dụng cụ vẽ hình và thao tác trên hình.
Giáo viên phải hiểu rõ và làm cho học sinh hiểu rõ về tác dụng và ý nghĩa giáo dục của các kĩ năng trên. Không ít giáo viên coi nhẹ vẫn đề này, cho rằng học sinh học hình học chỉ cần nắm khái niệm, định lí, biết chứng minh suy diễn là được, còn việc vẽ hình, biến đổi hình, cắt hình, gấp hình, ghép hình, đo hình vẽ, đo biểu đồ, đo bản đồ, đo đạc trên thực địa là việc đơn giản, không có gì khó cả. Điều đó có tác hại không nhỏ đối với học sinh trong học tập hiện nay và các thao tác trên các hình là phương tiện cần thiết để học sinh lĩnh hội hình học, một bộ môn đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, có tính trừu tượng cao và có hại về sau trong tương lai do dạy học toán không gắn liền với thực tiễn
Từ lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “phương pháp sử dụng các dụng cụ đo, vẽ hình hình học và thao tác trên các hình hình học” ở trường THCS Quang Kim. Nhằm đưa ra một số biện pháp trong việc tổ chức hướng dẫn học hình. Góp phần khắc phục thực trạng, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học hình học cho học sinh
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung dạy học rèn kĩ năng sử dụng hình
Nghiên cứu nội dung dạy học rèn kĩ năng đo đạc
Tìm ra biện pháp để tổ chức dạy học
Dạy thử nghiệm
Đề xuất những giải pháp
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THCS Quang Kim
2. Phạm vị nghiên cứu
Học sinh lớp 7
V. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng
Phương pháp quan sát, phỏng vấn
Phương pháp phân tích sản phẩm
Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
B - Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận
1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng hình
Rèn luyện kĩ năng sử dụng hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị có ý nghĩa giáo dục và thực tiễn không nhỏ. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh thói quen vẽ hình cẩn thận, chính xác, tránh vẽ ẩu. Học sinh phải sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình: thước, com pa, thước đo góc, e ke… Đồng thời với luyện vẽ phải luyện đọc hình vẽ. Để cho việc dạy toán trong nhà trường gắn liền với nhu cầu cuộc sống và sản xuất, nên giải thích cho học sinh hiểu rằng việc dựng hình chỉ dùng thước và com pa ó ý nghĩa thiên về lí thuyết, về rèn luyện tư duy, tuy điều này cần thiết trong một chừng mực nào đó, nhưng trong thực tế thì được phép sử dụng cả một số công cụ khác để nhanh chóng và thuận lợi
a) Với mục đích nhận dạng và thể hiện khái niệm, thường có các loại bài tập sau:
- Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời (hình học 6)
- Xem hình để trả lời câu hỏi ( Hình học 6, hình học 9)
- Vẽ hình theo dữ kiện cho trước (hình học 6)
- Vẽ trục đối xứng của hình cho trước (hình học 8)
- Chỉ ra trên hình các tam giác đồng dạng (hình học 8)
b) Sách giáo khoa đã chú ý việc vẽ hình bằng e ke, chẳng hạn:
- Vẽ đường thẳng vuông góc bằng e ke ( hình học 7)
- Vẽ đường thẳng song song bằng e ke ( hình học 7)
- Tìm tâm đường tròn bằng e ke ( hình học 9)
- Sử dụng e ke để vẽ một góc có đỉnh là một điểm cho trước bằng một góc cho trước và bù với một góc cho trước (hình học 7)
c) Về các thoa tác khác nhau trên hình vẽ, ta có các loại sau:
- Dùng sợi dây đánh dấu trung điểm của một đoạn thẳng (hình học 6)
- Vẽ góc, cắt góc, gấp góc theo tia phân giác (hình học 6)
- Trên tờ giấy có vẽ đường thẳng a và điểm O, gấp giấy vuông góc với a tại O (hình học 7)
- Cắt hai tam giác vuông bằng nhau, ghép lại để có một tam giác cân, một hình chữ nhật, một hình bình hành (hình hoc 8)
2. Rèn luyện kĩ năng đo đạc
Cần rèn luyện cho học sinh thói quen ước lượng các độ dài bằng mắt, bằng gang tay, bằng bước chân của mình, sâu khi ước lượng thì kiểm tra bằng dụng cụ đo. Cũng cần ước lượng dung tích của các bình, các chai lọ. Kĩ năng ước lượng và đo đạc rất cần thiết trong cuộc sống vì nhiều khi ta biết kích thước của một vật với độ dài chính xác nào đó nhưng trong tay không có dụng cụ đo.
Cho học sinh làm quen và tập sử dụng các dụng cụ đo khác nhau: Thước vải của thợ may, thước gấp của thợ mộc, thước gỗ của người bán vải, thước cuộn của người thợ xây, htước kẹp của người công nhân tiện, thước đo vòng ngoài, vòng trong các lỗ tròn, thước pan-me...
Việc đo đạc bằng dụng cụ tất nhiên dẫn đến sai số. Bài tập hình học gắn liền với thực tế thường kết hợp với phép tính gần đúng
a) ý đồ sử dụng dụng cụ đo cũng đã được thể hiện trong sách giáo khoa phần hình học:
Học sinh đo một số dụng cụ học tập (hình học 6)
Đo cung tròn (hình học 9)
Cho hình vẽ, học sinh đo dữ liệu cần thiết rồi tính diện tích (hình học 9)
Theo bản đồ và tỉ xích, tính diện tích hồ nước (hình học 8)
Cho vườn thí nghiệm dạng ngũ giác, phân tích hình, đo và tính diện tích theo tỉ lệ xích cho trước (hình học 8)
Tìm khoảng cách giữa hai điểm thực tế nhờ bản đồ (hình học 8)
b) Đối với các buổi thực hành về đo đạc trên mặt đất
Giáo viên cần thực hiện đầy đủ, chuẩn bị chu đáo (nêu rõ yêu cầu công việc làm của học sinh, các sử dụng dụng cụ đô, phương pháp hình học giải quyết bài toán), tiến hành nghiêm túc, có trách nhiệm, có đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm
Về loại toán thực hành trong sách giáo khoa có các loại sau:
- Cắm cọc thẳng hàng, đo góc trên mặt đất (hình học 6)
- Đo gián tiếp khoảng cách AB trên mặt đất dùng kiến thức tam giác bằng nhau (hình học 7)
- Đo gián tiếp khoảng cách AB trên mặt đất dùng kiến thức tam giác vuông bằng nhau (hình học 7)
- Đo chiều cao của cây nhờ kiến thức tam giác vuông cân (hình học 7)
- Đo gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm dùng kiến thức tam giác đồng dạng (hình học 8)
- Đo chiều cao của vật dùng tỉ số lượng giác (hình học 9)
- Đo gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm cùng tỉ số lượng giác (hình học 9)
Về các dụng cụ đo đạc sách giáo khoa giới thiệu:
- Thước cuộn bằng vải, thước cuộn bằng kim loại, thước chữ A, giác kế ngang (hình học 6)
- Giác kế đứng, thước vẽ truyền, thước kẹp tỉ lệ (hình học 8)
- Dụng cụ tìm tâm hình tròn (hình học 9)
Về các đề toán gắn liền thực tế, trong các sách giáo khoa có:
- Kính viễn vọng (hình học 7)
- Truyền tín hiệu truyền hình (hình học 7)
- Xác định bán kính đường viền chi tiết máy (hình học 7)
- Giá đỡ bàn đèn (hình học 8)
- Tính bán kính vòm cầu (hình học 9)
- Hải đăng (hình học 9)
- Tính diện tích, thể tích một số chi tiết máy (hình học 9)
Chương II. Kết quả điều tra thực tiễn
Kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp sử dụng các dụng cụ đo vẽ hình hình học và thao tác trên các hình hình học
TT
Tiêu chí
Số lượng HS tham gia
Cấp độ
Ghi chú
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
HS biết mục đích của các dụng cụ đo
95
15
40
40
2
HS đo vẽ hình một cách thành thạo
95
15
40
35
5
Chương III. Giảp pháp
áp dụng phương pháp sử dụng các dụng cụ đo, vẽ hình hình học và thao tác trên các hình hình học vào dạy hình học 6
Tiết 8 Đ 7. độ dài đoạn thẳng
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS Biết độ dài đoạn thẳng là gì
2. Kĩ năng
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài đoạn thẳng
- HS biết so sánh hai đoạn thẳng
3. Thái độ
- HS cẩn thận trong khi đo đoạn thẳng
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Thước thẳng, thước dây, thước gấp…, phấn màu, bảng phụ bài tập, hình vẽ
- HS: Thước thẳng, bút chì
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ. Tổ chức tình huống học tập
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học: Hình vẽ mở đầu bài học trong SGK
- Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
Hãy vẽ đoạn thẳng AB . Định nghĩa đoạn thẳng AB . M là một điểm thuộc đoạn thẳng AB thì M có thể nằm ở vị trí nào so với các điểm A và B ?
Câu hỏi 2 :
Vẽ đoạn thẳng CD cắt đoạn thẳng AB tại N . Cho biết N nằm giữa những cặp điểm nào ? Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa đường thẳng, đoạn thẳng và tia .
* Tổ chức tình huống học tập
GV: Có AB = 2 cm, CD = 1 inch. Làm thế nào để so sánh được hai đoạn thẳng trên, chúng ta vào bài học hôm nay
2. Hoạt động 1: Độ dài đoạn thẳng
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Mục tiêu: - HS Biết độ dài đoạn thẳng là gì
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài đoạn thẳng
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, phấn màu
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu thước có chia khoảng và công dụng của nó
- GV hướng dẫn cách đo đoạn thẳng
+ Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B. Sao cho vạch số 0 trùng với điểm A
+ Điểm B trùng với vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 55 mm, ta nói:
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 55mm (KH: AB = 55mm) hoặc A cách B một khoảng bằng 55 mm
- HS (3 em) đo độ dài đoạn thẳng AB và CD trong bài kiểm rồi ghi kết quả
- GV (HS) nêu rõ cách đo
- Nhận xét kết quả của 3 em HS trong từng đoạn thẳng.
- Khi có một đoạn thẳng tương ứng với nó có mấy độ dài? độ dài đó là số dương hay âm
- Gv nhấn mạnh:
+ Mỗi đoạn thẳng có một độ dài.
+ Độ dài đoạn thẳng là một số dương
- Độ dài đoạn thẳng và khoảng cách có khác nhau không?
- Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào?
- HSTL: Độ dài đoạn thẳng là số dương, khoảng cách có thể bằng 0
Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số
- GV giới thiệu khái niệm khoảng cách A và B, khoảng cách bằng 0
- HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng có trong bài tập ?1
- HS khác nhận xét
- Gv nhận xét, chốt
1. Đo đoạn thẳng
Cách đo:
- Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B. Sao cho vạch số 0 trùng với điểm A
- Điểm B trùng với vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 55 mm, ta nói:
Độ dài đoạn thẳng AB là 55mm (KH: AB = 55mm) hoặc A cách B một khoảng bằng 55 mm
Nhận xét :
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương
A B
AB = 3,5 cm hoặc BA = 3,5 cm
?1.
AB = 28mm CD = 40mm
EF = 16mm GH = 16mm
IK = 28mm
* Kết luận:
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương
3. Hoạt động 2: So sánh hai đoạn thẳng
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Mục tiêu: - HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài đoạn thẳng
- HS biết so sánh hai đoạn thẳng
- Thời gian: 12 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, phấn màu
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- So sánh hai đoạn thẳng là gì ? Dựa vào cơ sở nào để ta có thể só sánh hai đoạn thẳng ?
- Việc so sánh hai đoạn thẳng được tiến hành như thế nào ?
Với kết quả đo, ở bài tập ?1, hãy ghi kết quả sau khi so sánh độ dài các đoạn thẳng AB, EF, CD ; AB và IK ; EF và GH
- GV lưu ý HS: Khi so sánh hai đoạn thẳng thì độ dài của chúng phải cùng đơn vị đo
- Gv yêu cầu HS đọc bài 42
- Gv treo bảng phụ hình 44
- GV giới thiệu cho HS các loại thước đo khác như thước dây, thước gấp, thước xích v.v... và đơn vị đo inch
- Ta thường thấy các ngành nghề nào sử dụng các loại thước này ?
- Làm bài tập ?3
- Đổi 19 inch = … mm = … cm= … m
- Khi ngồi xem ti vi màn hình 19 inch nên ngồi cách xa ít nhất bao nhiêu mét để không bị bệnh về mắt
- HS làm bài và trả lời câu hỏi
2. So sánh hai đoạn thẳng
Muốn so sánh hai đoạn thẳng, ta so sánh hai độ dài của chúng
?1
AB = 28mm CD = 40mm
EF = 16mm GH = 16mm
IK = 28mm
CD > AB > EF (vì 40mm>28mm>16mm)
AB = IK (= 28mm)
EF = GH (= 16mm)
Lưu ý :
- Khi so sánh hai đoạn thẳng thì độ dài của chúng phải cùng đơn vị đo
Bài 42 (SGK)
AB = 36mm
AC = 36mm
AB = AC
?2
Thước dây, thước gấp, thước xích ...
?3
1 inch = 25,4 mm
* Kết luận:
Muốn so sánh hai đoạn thẳng, ta so sánh hai độ dài của chúng
Khi so sánh hai đoạn thẳng thì độ dài của chúng phải cùng đơn vị đo
4. Hoạt động 3: Củng cố
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Mục tiêu: - HS Biết độ dài đoạn thẳng là gì
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài đoạn thẳng
- Thời gian: 6 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, phấn màu
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Độ dài đoạn thẳng và đoạn thẳng khác nhau như thế nào ?
- Muốn so sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào ?
- HS làm bài tập 43
- Hai HS lên bảng làm bài
? Đường từ nhà em đến trường là 800m tức là khoảng cách từ nhà em đếm trường là 800m. Câu nói này đúng hay sai?
- Độ dài đoạn thẳng là số dương, khoảng cách có thể bằng 0
- Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số
- Muốn so sánh hai đoạn thẳng, ta so sánh hai độ dài của chúng
Bài 43
Hình 45
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: AC; AB; BC
Hình 46
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: AB; BC; CD; DA
Sai. Vì đường từ nhà em đến trường không thẳng
* Kết luận:
- Độ dài đoạn thẳng là số dương, khoảng cách có thể bằng 0
- Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số
- Muốn so sánh hai đoạn thẳng, ta so sánh hai độ dài của chúng
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút)
HS học bài theo SGK và làm các bài tập 40,41, 44, 45 .
Tiết sau : Khi nào thì AM + MB = AB?
C - Kết luận
Để nâng cao được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng hình và kĩ năng đo đạc là rất cần thiết và quan trọng.
Qua việc thử nghiệm dạy học các kĩ năng này ở các khối lớp tôi thấy học sinh biết cách thao tác trên các hình hình học rất hứng thú học tập, hiểu bài và nhớ rất lâu. Tôi nghĩ mỗi thầy cô giáo đều có thể đầu tư công sức và thời gian để xây dựng cho mình phương pháp giảng dạy tốt nhất.
Bài trình bày của tôi trên đây chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các đồng nghiệp tham khảo, góp ý, để chúng ta có nhiều giờ dạy tốt hơn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Quang Kim, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Người viết
Vũ Thị Ngọc Hà
D - Tài liệu tham khảo
Phương pháp toán 2 – Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo khoa toán 6,7,8,9 – Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2004 – 2007
Mục lục
Trang
A - Phần mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Nhiệm vụ nghiên cứu
1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
Phương pháp nghiên cứu
2
B - Phần nội dung
3
Cơ sở lý luận
3
Kết quả điểu tra thực tiễn
6
Giải pháp
7
C - Kết luận
11
D -Tài liệu tham khảo 12
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm
Ban chỉ đạo cấp tổ
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày..... tháng...... năm .....
Ban chỉ đạo
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm
Ban chỉ đạo cấp trường
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày..... tháng...... năm .....
Ban chỉ đạo
Giáo viên hướng dẫn nhận xét đánh giá qua các mặt sau:
Vấn đề trong SKKNđã phù hợp với tình hình hiện nay ở trường phổ thông chưa? Kết quả nghiên cứu có đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra không?
Cách lập luận giải quyết vấn đề trong SKKN có hợp lý thoả đáng không?
ý nghĩa thực tiễn của SKKN
Hình thức trình bày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Điểm SKKN ( chấm theo thang điểm ):……
Ngày..... tháng...... năm .....
Ban chỉ đạo
File đính kèm:
- SKKN Hinh 7 Hay hay.doc