Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Mặt khác, nhằm thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung của bộ giáo dục. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa Học với tình hình 97% học sinh là con em đồng bào dân tộc ít người nên việc lĩnh hội kiến thức là hết sức khó khăn.Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức HS
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp “thuyết trình kết hợp với đàm thoại”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: MỞ ĐẦU
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Mặt khác, nhằm thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung của bộ giáo dục. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa Học với tình hình 97% học sinh là con em đồng bào dân tộc ít người nên việc lĩnh hội kiến thức là hết sức khó khăn.Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức HS cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép. Khi HS có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và óc sáng tạo. để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, Tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được hai tính chất cơ bản sau:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và óc sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.
Trong vài thập kỷ gần đây chủ yếu thực hiện phương pháp “thuyết trình kết hợp với đàm thoại” nhưng thực chất “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận ghi nhớ” là chủ yếu hoặc“thầy đọc, trò chép”. Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, dạy chay… Đó là những biểu hiện suy thoái đáng ngại về phương pháp dạy học nói chung và dạy học Hóa Học nói riêng. Với lối dạy đó không thể thực hiện được mục tiêu ở trên được, đông thời không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trên con đường công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xu thế dạy học tích cực phổ biến trên thế giới.
Phần II NỘI DUNG
A. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
I. Dựa trên cơ sở khoa học của hóa học:
- Một là: Nghiên cứu những sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết.
- Hai là: Tìm hiểu phương pháp kĩ thuật chủ yếu .
- Ba là: Rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm là đặc trưng của hóa học và cần thiết cho đời sống lao động sản xuất.
II. Mục tiêu ý nghĩa:
Hóa học là khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm, có nhiều khả năng giúp học sinh phát triển tư duy, năng lực nhận thức nếu việc dạy và học môn học này được tổ chức đúng đắng, khoa học. do vậy, việc dạy của giáo viên là làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tích cực, tự giác và chủ động. Trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy, hứng thú học tập, kĩ năng sáng tạo đồng thời phát tirển năng lực hành động như: tư duy logíc, trí thông minh, óc sáng tạo, kĩ năng tự học và hình thành thế giơí quan duy vật biện chứng. Do đó, giáo viên phải chuẩn bị về mặt tâm lí giáo dục, động cơ để giúp học sinh sẵn sàng học tập, kích thích và duy trì hứng thú của học sinh đối với việc học Hóa Học, truyền thụ những kiến thức hóa học gắn với thực tiễn sản xuất, sử dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau, hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà và cách tiếp thu bài trên lớp, tổ chức cho học sinh rèn kĩ năng, kĩ xão qua các thí nghiệm thực hành hóa học, kĩ năng áp dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, cuộc sống…
Như vậy, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm là làm cho học sinh “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” trên cơ sở tích cực, tự giác, tìm tòi, khám phá. Cụ thể là tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vần đề theo sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên. Giáo viên dạy tốt là làm cho học sinh biết học, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Muốn vậy, cả giáo viên và học sinh phải có sự đồng bộ giữa các mắc xích trong mối quan hệ sau “ Mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện – những điều kiện khác”
B. Thực trạng của ngành và nhà trường:
- Hóa học là một môn khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hóa học ở THCs là một môn học mới lạ đối với học sinh màkhối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài đều gồm kiến thức mới, trìu tượng, khó hiểu.
- Điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa có phòng dành riêng cho thực hành thí nghiệm dẫn đến chưa đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
- Thời gian còn khống chế trong 45 phút mà có nhiều bài lượng kiến thức cần truyền thụ đòi hỏi thời gian nhiều hơn, dẫn đến không có thời gian rèn kĩ năng giải bài tập cho Học sinh.
- Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc ít người nên việc tiếp thu kiến thức, tư duy sáng tạo trong học tập còn nhiều hạn chế, còn thụ động trong học tập…
- Kinh tế gia đình còn khó khăn nên việc mua sắm tài liệu tham khảo. Chính vì vậy, không có tài liệu nào khác ngoài sách giáo khoa.
- Đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình…
C. Giải pháp và kết quả đạt được.
I. Cơ sở:
- Hình thành tình huống có vấn đề để xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự tìm cách giải quyết vấn đề, không cứng nhắc trong mọi trường hợp, linh hoạt hơn trong việc bám tài liệu và sách giáo khoa.
- Giúp học sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác một cách có ý thức, chủ động theo hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
- Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát thí nghiệm thực hành.
- Tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị dạy học để phát hiện vấn đề, nghiên cứu nội dung mới… chứ không đơn thuần là minh họa những điều đã học.
- Tăng cường sử dụng phương pháp qui nạp, trong quá trình đi đến các giải thuyết có tính khái quát.
- Thay đổi hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép như trò chơi, thảo luận cặp, nhóm nhỏ … tạo điều kiện thích hợp để học sinh tranh luận với nhau, với giáo viên và tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau trong học tập .
II. Cụ thể:
1.Giảng dạy một số khái niệm mới.
a.Phương pháp:
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm, cặp.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cặp để hoàn thành.
- Học sinh đại diện trả lời.
- Rút ra khái niệm, quy tắc, định luật.
b. Cụ thể:
Lớp 8
khái niệm “Đơn chất và hợp chất”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập: dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên chất hãy chia những chất trong bảng dưới đây thành 2 nhóm
Phân loại
Nhóm …
Nhóm …
1
2
3
4
5
6
Khí hiđrô
Nước
Khí oxi
Đồng
Muối ăn
Đường
H
H,O
O
Cu
Na,Cl
C,H,O
? Hãy thử đặt tên cho nhóm ? cho biết chất được chia thành mấy loại ?
? Thế nào là đơn chất ? Thế nào là hợp chất ?
khái niệm “Nguyên tố hóa học”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Nguyên tố
Hiđrô
Hạt nhân
nguyên tử
Nguyên tử hiđrô 1
Nguyên tử hiđrô 2
Nguyên tử hiđrô 3
Số P
1
1
1
Số n
0
1
2
? Ba nguyên tử Hiđrô ở bảng thuộc cùng 1 nguyên tô hiđrô vì sao ?
? Nguyên tố hóa học là gì ?
Khái niệm “Hóa Trị”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Phiếu số 1:
S
TT
Tên chất
Công thức
Hóa học
Hóa trị
Hiđrô
Khả năng liên
kết các nguyên tử
Hóa trị nguyên tố khác
1
2
3
Axít clohiđríc
Nước
Amôniác
HCl
H2O
NH3
I
II
Cl liên kết với 1H
O liên kết với ……
N liên kết với ……
Clo hóa trị I
Oxi hóa trị ……
Nitơ hóa trị ……
Phiếu số 2:
S
TT
Tên chất
Công thức
Hóa học
Hóa trị
Oxi
Khả năng liên
kết các nguyên tử
Hóa trị nguyên tố khác
1
2
3
Natri oxít
Canxi oxít
Lưu huỳnh đi oxít
Na2O
CaO
SO2
II
II
II
2Na liên kết như O
Ca liên kết như ……
…… liên kết như S
Natri hóa trị I
Canxi hóa trị …
Lưu huỳnh hóa trị…
? Căn cứ vào nguyên tố nào để xác định các nguyên tố khác ?
? Trong các hợp chất hóa trị của Hiđô và oxi được xác định bằng mấy đơn vị ?
? Hóa trị là gì ?
bài Quy tắc “hóa trị”:
- Sau khi giáo viên giới thiệu trong đó a,b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B.
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Phiếu học tập:
CTHH
x . a
y . b
Na2O
H2O
CO2
2 I
1 II
? So sánh các tích x . a và y . b ?
? Thử nêu quy tắc hóa trị ?
Định luật “bảo toàn khối lượng”:
- Giáo viên yêu cầu HS làm thí nghiệm phản ứng giữa Natri cacbonat ( Na2CO3) và Bari clorua ( BaCl2) và hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Thí nghiệm
Trước phản ứng
Sau phản ứng
Hiện tượng
Khối lượng
Nhận xét
? Thử nêu định luật bảo toàn khối lượng ?
Khái niệm “Oxít”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau
- Phiếu học tập: Dựa vào thành phần cấu tạo của chất nhận xét điểm giống nhau và khác nhau của các chất:
CTHH
Giống nhau
Khác nhau
SO2
P2O5
Fe3O4
? Thế nào là oxít ?
Phản ứng hóa hợp:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Phản ứng hóa học
Số chất tham gia
Số chất tạo thành
S + O2 SO2
4Al + 3O2 2Al2O3
2Fe(OH)2 + ½ O2 +H2O 2Fe(OH)3
- Thử nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp ?
Phản ứng phân hủy:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Phản ứng hóa học
Số chất tham gia
Số chất tạo thành
2KmnO4 K2MnO4+MnO2+O2
2KclO32KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
1
3
? Thử nêu định nghĩa phản ứng phân hủy ?
Khái niệm “axít”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Thành phần
Số nguyên tử hiđrô
Gốc axít
Axít clohiđríc
HCl
1
Cl
I
Axít nitríc
HNO3
Axít sunfuríc
H2SO4
Axít cacboníc
H2CO3
Axít photphoríc
H3PO4
- Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống nhau giữa các hợp chất trên ?
- Thử nêu định nghĩa axít ?
- Viết công thức dạng chung của axít ?
- Cho biết sự khác nhau giữa các hợp chất axít trên ?
- Axít có mấy loại ? Kể tên và cho ví dụ ?
Khái niệm “ Bazơ”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau
- Phiếu học tập:
Thành phần
Số nguyên tử kim loại
Số nhóm hiđrôxít (OH)
Natri hiđroxít
NaOH
Kali hiđroxít
KOH
Canxi hiđroxít
Ca(OH)2
Sắt (III) hiđroxít
Fe(OH)3
Đồng (II) hiđroxít
Cu(OH)2
Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống và khác nhau giữa các hợp chất trên ?
Thử nêu định nghĩa Bazơ ?
Viết công thức dạng chung của Bazơ ?
Cho biết cách gọi tên của các bazơ ?
Khái niệm “ Muối”
Thành phần
Nguyên tử kim loại
Gốc axít
NaCl, ZnCl2, AlCl3…
NaHSO4,ZnSO4, Al2(SO4)3…
KNO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3…
KHCO3, CaCO3
Na3PO4, Ca3(PO4)2…
- Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống nhau giữa các hợp chất trên ?
- Thử nêu định nghĩa Muối ?
- Viết công thức dạng chung của các muối ?
- Nêu cách gọi tên của các muối ?
- Cho biết sự khác nhau giữa các muối trên ?
- Muối có mấy loại ? Kể tên và cho ví dụ ?
Lớp 9
Bài Lưu “Huỳnh đi oxít”: ( phần điều chế Lưu Huỳnh đioxít )
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành. Qua đó phân biệt điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
- Phiếu học tập:
Điều chế SO2 trong PTN
Sản xuất SO2 trong CN
Quy mô
Thiết bị
Phản ứng
Giáo viên gọi đại diện trả lời.
Giáo viên kết luận.
Bài tính chất hóa học của axít:
- Giáo viên yêu cầu HS làm thí nghiệm trong phiếu học tập và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
* Phiếu học tập:
Thí nghiệm, cách tiến hành.
Hiện tượng
Nhận xét, kết luận, PTHH
Thí nghiệm 1: nhỏ một giọt dung dịch axít ( HCl hoặc H2SO4 loãng vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Cho một mẫu kim loại: Fe( Zn hay Al …) vào một ống nghiệm, thêm 1 – 2 ml dung dịch axít HCl
Thí nghiệm 3: Lấy một ít bazơ không tan như Cu(OH)2 vào một ống nghiệm, thêm 1 – 2 ml dung dịch axít (H2SO4 …loãng) và lắc nhẹ.
Thí nghiệm 4: Cho vào đáy ống nghiệm một ít oxít bazơ như Fe2O3 ( CuO, CaO …) thêm 1 – 2 ml dung dịch axít HCl, lắc nhẹ.
Bài Luyện tập: tính chất hóa học của oxít và axít:(phần kiến thức cần nhớ)
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Phiếu học tập số 1:
? A, B, C, D ? là những chất nào ?
? Viết các phương trình 1,2,3,4,5 hoàn thành sơ đồ trên ?
Phiếu học tập số 2:
? A, B, C, D là những chất nào ?
? Viết các phương trình hoàn thành sơ đồ trên ?
Bài “ Thực Hành Tính chất Hóa Học Của Oxit và Axit”
( Phần thí nghiệm nhận biết các dung dịch )
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
? Xác định A, B, C, D là những chất nào ?
? nêu cách nhận biết 3 chất trên ?
Bài phân bón Hóa học: ( Tìm hiểu phân bón đơn )
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào sgk thỏa luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Phiếu học tập:
Phân đạm
Ure
Amino sunfat
Amoni nitrat
Công thức
Tính tan trong nước
Hàm lượng Nitơ.
Bài “ Luyện tập chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ”
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Bài “ tính chất vật lý của kim loại” ( phần tính dẻo của kim loại )
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy dụng cụ của các đã chuẩn bị và làm thí nghiệm theo phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Trước khi dùng búa đập
sau khi dùng búa đập
Giải thích
Dây nhôm: ……………………..
Dây đồng: ……………………….
Mẫu than: ……………………….
……………………………………………………
…………………………………………………..
Bài “ HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP”:
Tìm hiểu về “Gang, Thép”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và dựa vào vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập sau:
- phiếu học tập:
Thành phần
Hàm lượng Cacbon
Đặc điểm
Ứng dụng
Gang
Thép
? Thế nào là gang, thép?
? Gang, thép được phân loại như thế nào ?
? Ứng dụng của gang, thép ?
Tìm hiểu về “ Sản xuất Gang, Thép”
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm trao đổi hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Sản xuất
Gang
Thép
Nguyên liệu
Phương pháp
Qui trình sản xuất và phương trình hóa học
? Yêu cầu đại diện nhóm 1,2 báo cáo về sản xuất Gang?
? Yêu cầu đại diện nhóm 3,4 báo cáo về sản xuất Thép?
Bài “ Silic, Công nghiệp Silicat”: ( phần Công nghiệp Silicat )
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm:
+ Nhóm 1 hoàn thành phiếu số 1
+ Nhóm 2 hoàn thành phiếu số 2
+ Nhóm 3, 4 hoàn thành phiếu số 3
- Phiếu học tập
+ Phiếu số 1
Sản xuất gốm,sứ
Nội dung
Nguyên liệu
Các công đoạn chính
Các cơ sở sản xuất ở nước ta
+ Phiếu số 2
Sản xuất ximăng
Nội dung
Nguyên liệu
Các công đoạn chính
Các cơ sở sản xuất ở nước ta
+ Phiếu số 3
Sản xuất thủy tinh
Nội dung
Nguyên liệu
- Các công đoạn chính
- Phương trình hóa học
Các cơ sở sản xuất ở nước ta
? Yêu cầu đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung ?
Bài “ Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn”
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm trao đổi hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Tìm hiểu về “chu Kỳ”:
Tên các NTHH trong 1 chu kỳ
KHHH
Số e
Số điện tích hạt nhân
Số lớp e
Số e ở lớp ngoài cùng
? 4 nhóm thực hiện hoàn thành cho 4 chu kỳ ?
? Chu kỳ là gì ?
Tìm hiểu về nhóm
Tên các NTHH trong 1 nhóm
KHHH
Số e
Số điện tích hạt nhân
Số lớp e
Số e ở lớp ngoài cùng
? 4 nhóm hoàn thành cho 4 cột ( nhóm): cột 1, cột 2, cột 6, cột 7?
? Nhóm là gì ?
Bài “ Khái niệm về hợp chất hưu cơ và hóa học hữu cơ”
Tìm hiểu “ hợp chất hữu cơ”
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm trao đổi hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Cho các chất sau đây: CO2, CH4, CaCO3, NaHCO3, C2H4, C6H6, H2CO3, C2H6O ….
Hợp chất hữu cơ
Hợp chất vô cơ
? Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung ?
Tìm hiểu về “Phân Loại Hợp Chất Hữu Cơ”
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm
- Phiếu học tập:
Chất hữu cơ: CH4, C2H4, C2H6O, C4H9NO2, C6H6, CH3Cl,
Nhóm 1
Nhóm 2
? Những chất hữu cơ nào thuộc nhóm 1, nhóm 2 ?
? những chất nhóm 1, 2 có đặc điểm gì giống nhau?
? hợp chất hữu cơ phân thành mấy loại ? kể tên?
Bài “ Luyện tập chương 4: HIĐROCACBON, NHIÊN LIỆU”
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm trao đổi hoàn thành bảng sau:
- phiếu học tập:
Mêtan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Phản ứng đặc trưng
Ưùng dụng chính
? Đại diện của 4 nhóm hoàn thành trên bảng lớn?
III. Kinh nghiệm rút ra và Kết quả đạt được:
1.Kinh nghiệm rút ra:
- Phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo … của mọi đối tượng học sinh.
- Tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng làm việc của học sinh, trong khi đó giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động.
- Phù hợp với nội dung chương trình thay sách giáo khoa mới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nếu trong quá trình tổ chức và điều khiển không tốt, không bao quát được học sinh thì sẽ có một số học sinh chỉ ngồi trong chờ vào kết quả của một bạn để trả lời kết quả.
2. Kết quả:
Trước đây, trong quá trình giảng dạy, giáo viên truyền đạt kiến thức bằng phương pháp thông báo có giải thích, đàm thoại, trình bày, mô tả…Học sinh học bằng tưởng tượng và ghi nhớ một cách máy móc, mau quên
Trong những năm gần đây, do quá trình đổi mới sách giáo khoa dẫn đến đổi mới phương pháp dạy học, với 100% tiết dạy có sử dụng phương tiện trực quan đã giúp học sinh tìm hiểu lý thuyết trên cơ sở thực nghiệm hoặc bằng thực nghiệm có thể kiểm chứng lại những điều đã học, làm cho học sinh tin vào khoa học và từ đó yêu thích bộ môn. Do vậy học sinh nắm vững kiến thức và nhớ lâu, nhờ đó chất lượng bộ môn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh yếu kém ngày càng giảm
Phần III : KẾT LUẬN
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã tích lũy được qua quá trình giảng dạy bộ môn Hóa Học ở trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, tiếp thu các chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Những giải pháp trên đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Tôi mong rằng giải pháp này thực sự mang tính “hữu ích” thiết thực và đáp ứng phần nào trong việc dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS đặc biệt là ở những vùng khó khăn…./.
Đinh Trang Thượng, ngày 11 tháng 02 năm 2008
Duyệt của BGH Người viết
Nguyễn Tấn Tùng
File đính kèm:
- giai phap huu ich.doc