Đề tài Quan niệm về dạy chữ, dạy người, dạy nghề trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam

Giáo dục đạo đức và những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức:

 a - Đạo đức theo nghĩa thông thường nhất là những quy tắc ứng xử giữa người này với người khác, với xã hội và với thiên nhiên phù hợp với lợi ích tồn tại và phát triển xã hội loài người.

 b - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến con người nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp nơi con người.

 c- Học sinh được giáo dục thông qua 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Ba môi trường này tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trính hình thành phẩm chất, đạo đức con người. Không thể nói môi trường nào quan trọng hơn hay ít quan trọng hơn.

 d - Ngoài 3 môi trường giáo dục trên, chính bản thân mỗi con người ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

 Như thế đạo đức của con người chịu tác động trực tiếp bởi giáo dục và một phần nào đó là yếu tố di truyền.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan niệm về dạy chữ, dạy người, dạy nghề trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: NGUYỄN VĂN BẢY. Trường: PTDT BÁN TRÚ TH & THCS TÂN HỢP- TÂN KỲ - NGHỆ AN. BÀI DỰ THI HỘI THẢO KHOA HỌC VỚI CHỦ ĐỀ: “Quan niệm về Dạy chữ, dạy người, dạy nghề trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề” là một trong những mục đích giáo dục toàn diện của xã hội ta. Trong thời kỳ đổi mới, sự phân hóa thành phần kinh tế dẫn đến sự phân hóa mọi mặt đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết. Nhiệm vụ các trường phổ thông, các tổ chức đoàn thể xã hội hơn bao giờ hết cần phải tập trung cho việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách con người mới đáp ứng cho việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc mai sau đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam thân thiện, cần cù, tận trung với nước, tận hiếu với dân, đoàn kết thân ái, yêu gia đình, gắn kết với gia đình. Theo kế hoạch của hội thảo, mục đích của hội thảo lần này là “Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông, đề xuất những biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu “dạy người” của nhà trường phổ thông”, là cơ quan giáo dục cấp trường, chúng tôi xin có một vài ý kiến đóng góp như sau : I. Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 1. Giáo dục đạo đức và những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức: a - Đạo đức theo nghĩa thông thường nhất là những quy tắc ứng xử giữa người này với người khác, với xã hội và với thiên nhiên phù hợp với lợi ích tồn tại và phát triển xã hội loài người. b - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến con người nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp nơi con người. c- Học sinh được giáo dục thông qua 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Ba môi trường này tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trính hình thành phẩm chất, đạo đức con người. Không thể nói môi trường nào quan trọng hơn hay ít quan trọng hơn. d - Ngoài 3 môi trường giáo dục trên, chính bản thân mỗi con người ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Như thế đạo đức của con người chịu tác động trực tiếp bởi giáo dục và một phần nào đó là yếu tố di truyền. 2. Quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người : Thứ nhất: - Cấp thấp nhất là thói quen: thói quen là việc làm, lời nói, cách cư xử được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành một phản xạ có điều kiện. Ví đụ thói quen nói lời “cám ơn” khi được người khác tặng cho hay giúp đỡ một việc gì. Thói quen “xin lỗi” khi đã làm phiền lòng ai hay gây tác hại đến người khác. Nhiều đối tượng học sinh phổ thông nói chung, cấp THCS nói riêng, cũng như nhiều người lớn hiện nay không có thói quen đứng nghiêm khi nghe bài hát quốc ca vì chưa hình thành được thói quen chào cờ. Thói quen tốt hay xấu đều do quá trình giáo dục từ trong gia đình, đến nhà trường và ngoài xã hội. Thứ hai: - Cơ sở hình thành nhân cách của mỗi con người là hành vi. Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất định, hành vi tốt phù hợp với lợi ích con người thì tạo thành thói quen tốt và thói quen xấu sẽ dẫn đến hành vi xấu. Một nhà giáo dục đạo đức đã nói : “ Gieo thói quen, gặt hành vi Gieo hành vi, gặt tính cách’’ Thứ ba: - Hành vi lập lại một cách thường xuyên trở thành hành động. Hành động phù hợp với quy tắc ứng xử do xã hội quy định được xem là hành động có đạo đức. Hành động vi phạm quy tắc ứng xử của xã hội là hành động phi đạo đức, bị xã hội lên án. Ví dụ: Hành động chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ là hành động có đạo đức; hành động ruồng rẫy, phụ bạc công ơn sinh dưỡng của cha mẹ là hành động bất hiếu, phản đạo đức bị xã hội lên án. - Nhận thức đạo đức: con người có đạo đức tốt nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, biết làm theo cái tốt, điều hay lẽ phải và không làm điều xấu. Thứ tư: - Nhận thức đạo đức cấp độ cao hơn là dám đấu tranh bảo vệ cái tốt, lẽ phải và chống lại cái xấu, điều ác. Đấu tranh với chính mình để vượt qua cám dỗ của những suy nghĩ và hành động trái với đạo đức, đạo lý làm người. 3. Thực trạng đạo đức của học sinh trường phổ thông hiện nay: a. Mặt tốt cần phát huy : - Tuyệt đại đa số học sinh phổ thông nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng rất ngoan, rất tốt được thể hiện trong nhà trường: chấp hành nội quy nhà trường, vâng lời thầy cô, yêu quý bạn bè, ở nhà: hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị em, ngoài xã hội: có lòng yêu thương con người gặp khó khăn, hoạn nạn, bất hạnh, kém may mắn. - Đa số có ý thức tâp thể, sống hoà mình với tập thể, tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội, các phong trào và các hoạt động xã hội khác - Có ý chí tiến thủ, phấn đấu cao trong học tập (học ở trường, học ở nhà, học thêm, học ngoại ngữ, vi tính) b. Mặt hạn chế cần khắc phục : - Một số học sinh ngày nay ít chú ý đến lễ phép (nói chuyện với người lớn không “dạ, thưa”, chưa quan tâm đến người già yếu, những người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. - Lời nói thiếu văn hoá: văng tục, chửi thề, nói tiếng lóng, nói trỏng, trả lời cụt ngủn ( thiếu chủ ngữ, vị ngữ ) - Thiếu chín chắn, tính bồng bột, hiếu thắng dễ dẫn đến mâu thuẫn, đánh nhau, kết bè, kết phái gây thù hằn thậm chí giải quyết bằng hung khí. - Tính đoàn kết, tính tập thể có nhưng chưa cao, mang nặng tính cá nhân nhiều, chưa thể hiện sự hợp tác cùng nhau trong học tập, làm việc. - Tính đua đòi, tập làm người lớn không đúng cách, không biết chọn lọc các hành vi ( như có những hành vi: hút thuốc, uống bia, chạy xe với tốc độ cao) - Tính tự giác trong lao động, trong sinh hoạt, trong các phong trào chưa bền vững, bùng phát sôi nổi, tích cực giai đoạn đầu từ từ nguội dần rồi rã đám. 4. Nguyên nhân của những hạn chế về mặt đạo đức của học sinh trường phổ thông nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng: a, Trong nhà trường: - Giáo dục đạo đức cho học sinh nặng về xây dựng kiến thức, nhẹ về chuẩn mực đạo đức, về thực hành hành vi đạo đức. - Thực hành đạo đức thông qua các tình huống đạo đức học sinh nhận xét đúng sai về hành vi của người khác nhiều hơn về chính bản thân mình, ít chú trọng xem học sinh có giải quyết tình huống cho chính bản thân mình. - Một số tính cách chưa hình thành sớm từ các lớp dưới. - Thiếu nội dung giáo dục pháp luật ở cấp tiểu học là cấp học dễ khắc sâu và duy trì bền vững trong suốt cuộc đời của một con người. - Chưa thường xuyên thực hành hành vi đạo đức đã học. Thiếu môi trường xung quanh, trong đó bạn bè cùng nhắc nhở nhau, thầy cô quan tâm uốn nắn, sửa chữa cho các em. Tâm lý của thầy trò qua một bài học đạo đức là bài đó. Thuộc bài, thuộc ghi nhớ thường được điểm cao hơn. b, Thực trạng đạo đức ngoài xã hội: Học sinh thực hiện luật giao thông như khi tham gia giao thông đi xe phải đi bên phải, đi bộ phải đi trên lề nhưng đường thiếu thông thoáng, rộng rãi, lề đuờng bị lấn chiếm để buôn bán. Qua đường trên vạch dành cho người đi bộ thì bị xe ô tô, xe máy lấn chiếm, ở vùng nông thôn, miền núi thì đường xá bị cản trở bởi đá sỏi, vũng nước, ổ gà c, Thực trạng đạo đức trong gia đình: - Ngày nay học sinh ở trường nhiều (học bán trú, học 2 buổi, học thêm) thời gian học sinh được sự chăm sóc, gần gũi của cha mẹ rất ít. Nhiều gia đình chỉ có 1 thế hệ, ông bà không ở chung với con và cháu. Sự quan tâm giáo dục đạo đức, uốn nắn hành vi sai trái của trẻ không có nhiều. - Quy mô gia đình ít con, các em chỉ có nhiệm vụ học và học, mọi việc khác có cha mẹ, người lớn lo, dần dần các em có thói quen dựa vào người khác, hình thành tính ích kỷ, chỉ lo cho mình, ít quan tâm đến người khác. - Một số cha mẹ bận việc làm ăn, bận sinh kế, bận tiếp khách, bận trên bàn nhậukhông kịp thời phát hiện những sai trái về đạo đức của con em. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1- ĐỐI VỚI BẬC TIỂU HỌC VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG Chúng ta đều biết mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp rèn luyện, hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết, tính toán, Giáo dục đạo đức là một trong các con đường quan trọng để hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Ở tiểu học cần rèn cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: + Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc vừa sức. + Lễ phép với người lớn, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo. + Làm được những việc vừa sức để giúp đỡ thầy cô giáo, hàng xóm, láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật + Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi, + Có hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồ đạc của người khác. Các nội dung giáo dục đạo đức trên nhằm hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức trong quan hệ cá nhân - xã hội, cá nhân - lao động; cá nhân với người khác; cá nhân - môi trường tự nhiên; cá nhân - bản thân. a.Thực trạng: Bên cạnh những em có những hành động đáng khen ngợi vẫn còn nhiều học sinh thiếu tính tự giác, chưa biết có trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân; còn có lối sống ích kỉ, một số em chưa tự giác lễ phép với người lớn, chưa có những hành vi, thói quen chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn, b. Nguyên nhân: Vì đa số cha mẹ các em chỉ có từ 01 đến 02 con nên đã quá nuông chiều các em, tạo cho các em có những tư tưởng ỷ lại, thiếu tính tự lập, tự giác trong cuộc sống. Các em được học các thầy cô cung cấp những tri thức đạo đức nhưng lại thiếu thực hành, thiếu rèn kĩ năng sống. Môi trường sống của các em thiếu các gương tốt cho học sinh noi theo. Bản thân các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, không trình bày ý kiến của mình. c. Biện pháp: Giáo dục đạo đức là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Xét đến cùng, giáo dục đạo đức là hình thành kĩ năng hành vi, thói quen đúng chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Để thực hiện yêu cầu đó phải tiến hành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Đó phải là công việc của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: con đường dạy học trên lớp và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Sự kết hợp các con đường giáo dục đó phải được tiến hành đồng thời, chặt chẽ với những phương pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác và hứng thú. Muốn làm được điều đó, giáo viên tiểu học phải dạy tốt các môn học vì mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó đặc biệt là môn đạo đức được tích hợp dọc nội dung giáo dục đạo đức. Như vậy người giáo viên cần chú ý đến các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử cho học sinh, nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh, nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức, Bên cạnh đó giáo cần phải tổ chưa tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: giáo dục theo chủ điểm, tiết chào cờ đầu tuần, tiết hoạt động tập thể. 2- ĐỐI VỚI BẬC THCS: VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Giáo dục đạo đức - công dân là môn học quan trọng nhất trong nhà trường phổ thông vì đó là môn chính, chủ đạo toàn bộ hệ thống sư phạm “dạy làm người” của nhà trường. Giáo dục đạo đức - công dân thể hiện khả năng sư phạm cao nhất vì đặc điểm của môn học gắn bó hữu cơ với từng con người cụ thể, với tâm sinh lý lứa tuổi, với từng môi trường sinh sống và hoạt động của học sinh. Nếu nói đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học(Trích trong nhận thức về môn giáo dục đạo đức - công dân của Giám đốc sở GD - ĐT Tp HCM) Thực tế không ít người đã xem môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học phụ, không cần thiết lắm, vì thời gian giảng dạy trên lớp chỉ có 1 tiết/ tuần, (Chương trình bậc THCS quy định môn GDCD ở mỗi lớp/ 1 năm học có: 37 tuần x 1 tiết/ tuần = 37 tiết bao gồm các tiết học lý thuyết, ôn tập, kiểm tra, thực hành hoạt động ngoại khoá) như vậy là quá ít, mà trong thời gian quá ngắn không thể cung cấp đủ kiến thức cho học sinh thì nói chi đến việc hình thành ý thức, thái độ, ứng xử của học sinh mà cần phải có sự nỗ lực học hỏi của học sinh, hướng dẫn sửa chữa của giáo viên và gia đình (người lớn). Trong khi đó gia đình lại thường khuyến khích các em đầu tư chăm lo rèn luyện những môn học chính như Văn, Toán, Anh mà quên các môn phụ Công nghệ, GDCD, Nhạc, Hoạmà vâng lời cha mẹ là phẩm chất đạo đức trong môn học GDCD nên đã tạo ra sự mâu thuẫn trong các em làm các em phải tự giải quyết nên cũng xem môn GDCD là môn phụ và các em thường xem nhẹ cứ học thuộc lòng vài dòng là các em đã có số điểm khá - giỏi mà các em không chú ý đến môn GDCD hình thành ý thức, thái độ, ứng xử phù hợp. Vì vậy việc vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật vẫn tiếp diễn. Giáo dục đạo đức - công dân trong nhà trường không phải chỉ có giáo viên giảng dạy môn GDCD phải thực hiện hình thành ý thức, thái độ, ứng xử cho học sinh trong các lớp học mà phải có sự giáo dục đồng tâm trong các hoạt động trong nhà trường và trong từng môn học, có như vậy các em sẽ được thường xuyên trao đổi, rèn luyện, hướng dẫn, sữa chữa tạo được dấu ấn quan trọng cho những phẩm chất cơ bản. “Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Hệ thống toàn bộ chương trình, nội dung giáo dục đạo đức - công dân khá nặng chưa tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nhân cách học sinh (như trong bài tham luận). Phương pháp giảng dạy đã có chuyển biến tích cực, tổ chức học sinh chủ động học tập, thực hành, rèn luyện. Tuy nhiên xếp loại hạnh kiểm của học sinh cần phải được nâng cao theo từng cấp học. Theo Nghị Quyết TW2 (khoá 8) đã khẳng định: “Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục” Trong đó đạo đức là gốc của con người phát triển toàn diện. Thế nhưng, thực tế, tỉ lệ nghịch với sự gia tăng của lứa tuổi là biểu đồ của hạnh kiểm của học sinh phổ thông đang đi xuống với những con số làm mọi người giật mình: Hạnh kiểm Tốt ở học sinh bậc tiểu học là 90%, bậc THCS là trên 50% và THPT chỉ hơn 20%..Tại sao có nghịch lý như vậy ? Trách nhiệm này phải chăng chỉ có ở nhà trường ! ( Theo thống kê sơ bộ của ngành giáo dục hiện nay ) GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH, AI SẼ CÙNG GÁNH VÁC VỚI NHÀ TRƯỜNG Có thể bài viết này không nêu lên các biện pháp theo đúng yêu cầu của hội thảo khoa học “Quan niệm về Dạy chữ, dạy người, dạy nghề trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. nhưng tôi thiết nghĩ : nhà trường chúng ta đã có khá nhiều biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn là vì thiếu sự hỗ trợ của gia đình và xã hội một cách tích cực. Do đó tôi xin được trao đổi vấn đề này qua bài viết sau đây: Nhiều vụ việc học sinh đánh nhau, nhất là trong các vụ đó có cả học sinh nữ, kết bè, kết phái, gây lộn rồi đánh đập nhau, đang được dư luận xã hội quan tâm. Với cái nhìn bình thường thì các em đã vi phạm pháp luật nên các em bị pháp luật và dư luận lên án. Cụ thể đó là xử lí của công an, xã phường, Thế nhưng vì sao sự việc lại xảy ra như thế. Phải chăng nhà trường thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh hay là vì kỷ luật nhà trường không đủ sức mạnh để trấn áp các học sinh cá biệt nên phải nhờ đến các lực lượng chính quyền. Và nếu chúng ta là người cha, người mẹ hoặc người thầy, người cô của những học sinh mỗi ngày đã bị nhóm học sinh xấu này hành hung với hình thức “bốc thăm đúng mã số nào thì đánh học sinh mang mã số đó bất kể đó là trai hay gái”- thì cảm giác của chúng ta sẽ như thế nào đối với những học sinh “chưa ngoan” đó trong đó có học sinh trong cuộc. Ai cũng biết “Nói thì dễ nhưng làm mới khó”. Chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ có câu trả lời: không thể để những học sinh hành xử như kiểu xã hội đen tồn tại trong nhà trường, hiếp đáp những học sinh hiền lành khác. Do đó bên cạnh hành vi vi phạm pháp luật của các anh em học sinh đó sẽ bị lực lượng an ninh “bắt giữ người và đánh đập” đã bị phụ huynh và dư luận lên án thì chúng tôi vẫn cảm thấy ở họ có tinh thần sẵn sàng hỗ trợ nhà trường giữ gìn trật tự an ninh nhà trường và bảo vệ các em học sinh hiền lành bị các học sinh “chưa ngoan” trấn áp. Chỉ đáng tiếc là họ đã sữ dụng biện pháp sai. Trong tình hình xã hội hiện nay, bên cạnh những khó khăn về chương trình nặng, sĩ số học sinh lớp cao, đời sống đa số thầy cô giáo còn thấp thì nhà trường đang một mình chống chọi với cơn bão tệ nạn xã hội đang hoành hành, chi phối các mối quan hệ xã hội như tệ nạn tham nhũng, buôn gian bán lận, cướp giật giết người, ma túy, thanh toán kiểu xã hội đen, bạo lực .công khai nhan nhản trên mặt báo chí mỗi ngày. Và cũng trên các phương tiện tryền thông, nhiều vụ việc tiêu cực về cách thức giáo dục học sinh chưa ngoan của một số thầy cô giáo, ở một vài nhà trường. đã bị phản ảnh và bị phê phán mạnh mẽ. Vấn đề được đặt ra ở đây là: đối với những học sinh cá biệt, khi đến trường thích quậy phá hơn là học tập thì nên giáo dục các em bằng cách nào ? Với góc nhìn của một người đã đứng trên bục giảng và đang làm công tác giáo dục nhà trường, chúng tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là việc làm gặp nhiều khó khăn, Theo ý kiến của tôi, chưa bao giờ ngành giáo dục gặp khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh như lúc này. Ngay từ trong gia đình, không ít HS đã bị cái xấu tác động thường xuyên đến mức các em không còn phản ứng với cái xấu, coi đó là chuyện đương nhiên. Bố mẹ dạy con ra đường nếu có thấy kẻ yếu bắt nạt kẻ mạnh thì không được can thiệp, thấy kẻ trộm cắp của người khác cũng không được lên tiếng để tránh bị trả thù. Trẻ em thành phố hàng ngày chứng kiến cảnh bố mẹ lừa bán cho khách được món hàng đắt gấp đôi, gấp ba giá bình thường hí hửng cả ngày. Trẻ em nông thôn trực tiếp giúp bố mẹ nhồi bánh đúc vào diều gà, vịt để cân nặng, hái rau vừa phun thuốc trừ sâu để bán (còn nhà ăn rau khác). Rồi phim ảnh, băng hình bạo lực lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Rồi quán Internet, quán bi - da, hiệu cầm đồ có mặt khắp nơi. Chuyện HS cắm xe để lấy tiền đi chơi, trấn lột tiền của bạn, sang nhà hàng xóm cắp đồ để có tiền thoả trí tò mò, có ở hầu hết các trường, từ thành thị đến nông thôn. Chuyện những học sinh cấp THCS lập nhóm trộm cướp tài sản để lấy tiền tiêu xài ngày càng nhiều. Những vụ án đau lòng vì trộm cắp tài sản, vì chém giết nhau mà thủ phạm là học sinh liên tục xảy ra... Nhà trường đang phải giáo dục đạo đức cho HS trong điều kiện xã hội như vậy trong khi người giáo viên chỉ có duy nhất một "vũ khí” là tình thương học trò, sự vận động thuyết phục và những điều quy định hoàn toàn chỉ mang tính giáo dục. Và nếu vi phạm kỷ luật nặng nhất cũng chỉ là áp dụng thông tư 08 để buộc thôi học 1 năm (sau khi phải qua nhiều hình thức kỷ luật khác rất mất thời gian và công sức của nhà trường). Và trong tình hình xã hội hiện nay thì có lẽ những công cụ ấy không đủ để thành công nhất là đối với các em học sinh “chưa ngoan”. Vậy ai sẽ cùng gánh vác với giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ? Một logíc hiển nhiên là: HS hư, trước hết trách nhiệm thuộc về giáo viên và nhà trường. Nhưng cũng có một logíc hiển nhiên khác là tính cách, đạo đức học sinh không chỉ phụ thuộc vào việc giáo dục của nhà trường, mà phụ thuộc rất nhiều giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, điều này thì ai cũng biết nhưng giáo dục của gia đình hiện nay cũng đang gặp phải khó khăn. Ai cũng muốn con mình ngoan, trở thành người tốt, nhưng chính việc làm của nhiều gia đình đã phản lại lời nói của họ. Không có cách giáo dục đạo đức nào tốt bằng tấm gương tốt của những người lớn mà trẻ tiếp xúc hằng ngày nhưng ở một số gia đình thì ngược lại. Tiêu cực của xã hội đã tác động để phá vỡ sự giáo dục của gia đình. Những gia đình có bố mẹ sống rất mẫu mực cũng không giữ nổi con khi tác động tiêu cực của xã hội hàng ngày tấn công mạnh mẽ vào cái gia đình bé con của họ. Có gia đình bố mẹ phải theo con đến trường, mà trẻ vẫn bỏ học đi chơi điện tử. Nhà trường dạy các em giữ gìn vệ sinh công cộng nhưng ra đường các em thấy người lớn tự do phóng uế vv và vv. Khi trẻ ra khỏi nhà là gặp quán Internet, hàng quán cafe, trò chơi bạo lực và bao thứ quyến rũ khác, trong khi hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên không thu hút được các em. Trước đây, khi một trẻ có những hành vi không tốt như hái trộm quả nhà hàng xóm, cãi lại người lớn... sẽ bị đem ra kiểm điểm trước Đội thiếu niên của thôn hoặc bị cả xóm phê phán. Ngày nay các hoạt động như vậy không còn, trong khi các hoạt động bổ ích thu hút các em lại chưa có. Trách nhiệm của người lớn quan tâm nhắc nhở, răn đe trẻ con trong xóm làng của người lớn cũng giảm, tâm lý “ai chết mặc ai” trở thành lối sống khá phổ biến ở khu vực thành thị, một phần là do quá mệt mõi vì sinh kế và một phần thì bởi tâm lý. ‘ hơi đâu mà lo việc bao đồng’. Và đôi khi vì hám lợi nên người lớn sẵn sàng kinh doanh những ngành nghề có tác hại đối với thanh thiếu niên như ma túy, phim sex, thuốc lá... Đó là chưa kể sự bùng nỗ thông tin làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các loại văn hóa không lành mạnh, bắt chước các lối sống lai căng của nước ngoài, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức Việt nam. Ra khỏi nhà trường là "vùng trời” riêng của trẻ mà không ai có thể quản lý các em được. Những thói xấu như gây gổ với bạn bè, trộm cắp, lười biếng trong học tập, lao động của HS xảy ra ngày càng nhiều mà GV ngày càng bất lực. Những chuyện như HS quậy trong lớp GV nhắc không nghe, mời đứng lên không đứng, xé bài kiểm khi bị điểm thấp... không dễ xử lí. Nếu những HS này không nghe lời nhắc nhở của GV, cứ lặp lại nhiều lần thì xử lí như thế nào? Đuổi học không được, hạ loại hạnh kiểm thì chưa đến mức, vả lại, có chăng cũng cuối kì, cuối năm mới thực hiện, và rồi các em vẫn đủ tiêu chuẩn lên lớp. Thậm chí là nhiều em không quan tâm đến việc lên lớp hay ở lại. Có trường hợp HS vi phạm kỷ luật không biết dựa vào thế lực nào mà từng hỗn láo với GV: “Tao mà phải ở lại lớp thì mày tan xác”. Đã có GV bị đánh thật vì cả gan không nghe lời trò. Trong khi trước đó, khi mà vụ việc chưa xảy ra thì không có cơ sở nào kỷ luật, hoặc báo cho công an để ngăn chặn. Cùng lắm cũng chỉ là bắt HS viết bản kiểm điểm vì có lời nói hỗn láo với GV. Giáo viên phải Gíao dục đạo đức cho những HS cá biệt, trong đầu chứa đầy hình ảnh bạo lực bằng cách nào? Có lẽ hàng trăm GV mới có một vài người có tài làm được điều này. Có một thực tế là HS thường sợ những GV nam hơn giáo viên nữ. Không phải GV nam có uy tín cao hơn, mà những HS ngang bướng sợ sức mạnh đàn ông của thầy. Dĩ nhiên số học sinh cá biệt trong mỗi lớp, mỗi trường là không lớn nhưng thật sự số học sinh này đã làm cho bầu không khí nhà trường luôn căng thẳng. Tôi không có ý thanh minh hay bao biện cho việc làm của thầy giáo này, cô giáo nọ hoặc những những vụ việc mà báo chí đưa tin mà chỉ muốn dư luận xã hội nhìn vấn đề GD đạo đức HS một cách toàn diện để thông cảm với GV trong công việc đầy nhọc nhằn này. Có phải hiện nay ngành GD - ĐT đang thả nổi, không quan tâm đến việc GD đạo đức HS như nhiều tờ báo đã lên tiếng hay chính xã hội và gia đình đang phó mặc việc giáo dục thế hệ trẻ cho một mình nhà trường. Là người thầy giáo và là người làm công tác giảng dạy, chúng tôi rất đau lòng và cay đắng nếu thấy học trò của mình trở thành tội phạm nhưng rõ ràng nhà trường không thể nào làm tròn nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh khi không có sự hỗ trợ chặt chẽ và kịp thời của gia đình và các cơ quan, đoàn thể địa phương . Hãy cùng gánh vác với nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh - đó là công việc mà toàn xã hội - trong đó có vai trò cực kỳ quan trọng của gia đình. Đó là những việc cần phải làm ngay nhằm chấm dứt những vụ việc tương tự như nhiều sự cố đã xảy ra hiện nay. Từ thực tế đó bản thân tôi cùng với nhà trường đã tổ chức thực hiện dạy học, quản lý hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường THCS có các đối tượng học sinh khác nhau. Thực hiện được một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức (dạy người) ở nhà trường trong những năm vừa qua. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ : 1. Điều chỉnh, bổ sung, khắc sâu hơn một số chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết cho một con người. Đó là các chuẩn mực sau :- Lòng tự trọng;- Danh dự (con người, dân tộc);- Trách nhiệm;- Lòng nhân ái, tính bao dung;- Lòng hiếu thảo;- Tình anh em;- Bảo vệ tài nguyên, môi trường sống;- Khuyến khích sử dụng hàng nội, tránh tư tưởng t

File đính kèm:

  • docde_tai_quan_niem_ve_day_chu_day_nguoi_day_nghe_trong_boi_can.doc