Đề tài Rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh (phần điện học) vật lí 9

1/ Lí do chọn đề tài.

+Vai trò của vật lí học và mục tiêu của ngành giáo dục của nước ta trong tình hình mới.

+ Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bộ môn trong đó có môn vật lí sao cho học sinh nắm kiến thức vững chắc và phù hợp với con người mới hiện nay

+ Sự cần thiết của việc rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành ( phần điện học) ở bộ môn vật lí 9.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh (phần điện học) vật lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tóm tắt đề tài -Tên đề tài:Rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh (phần điện học) vật lí 9 -Họ và tên: Lê Thị Kim Phúc. -Đơn vị công tác: Trường THCS Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh. 1/ Lí do chọn đề tài. +Vai trò của vật lí học và mục tiêu của ngành giáo dục của nước ta trong tình hình mới. + Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bộ môn trong đó có môn vật lí sao cho học sinh nắm kiến thức vững chắc và phù hợp với con người mới hiện nay + Sự cần thiết của việc rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành ( phần điện học) ở bộ môn vật lí 9. 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. a/ Đối tượng. -Giáo viên thực hiện các giải pháp đã đưa ra để tổ chức, điều khiển giúp học sinh có kỉ năng làm các thí nghiệm ở phần điện học của vật lí 9 để nắm kiến thức mới. -Học sinh vận dụng các giải pháp mà giáo viên đưa ra để làm thí nghiệm. b/ Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra, trò chuyện. Phương pháp quan sát. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới. Đưa ra các giải pháp giúp giáo viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm một cách có hiệu quả ở các bài dạy có thí nghiệm hay các bài thực hành trong chương điện học của vật lí 9. Từ đó rèn luyện cho học sinh kỷ năng làm thí nghiệm thực hành ở phần này. 4/ Hiệu quả áp dụng. -Rèn luyện kỷ năng làm thí nghiệm thực hành phần điện học ở vật lí 9 cho học sinh. -Học sinh làm việc có khoa học, có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ. -Học sinh yêu thích học bộ môn hơn. - Giáo viên phối hợp và sử dụng tốt các phương pháp dạy học, đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. 5/ Phạm vi áp dụng. Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng đối với bộ mộn vật lí 9 ở trường THCS Lộc Ninh , có thể áp dụng cho một số trường trong huyện có điều kiện cơ sở vật chất tương tự như trường THCS Lộc Ninh. Tây ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2010 Người thực hiện Lê Thị Kim Phúc TÊN ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỶ NĂNG LÀM THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH cho học sinh (phần điện học) Vật lí 9 A / PHẦN MỞ ĐẦU. 1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. a/ Lí do khách quan. Vật lí học là một môn khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu tìm hiểu các quy luật, các hiện tượng tự nhiên, nó nghiên cứu các khái niệm về vật lí, các định luật, các thuyết. Từ đó có thể rút ra được kết luận ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kỷ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỉ thuật. Do đó, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới. Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi công tác giáo dục ở nước ta phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện, nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, vừa phát huy bản sắc dân tộc, vừa có khả năng tự học, tự giác, chủ động và sáng tạo phù hợp với con người mới XHCN. Để làm được điều đó thì ở trường THCS sự đổi mới đó phải được thực hiện thông qua việc dạy các môn học trong đó có bộ môn Vật lí. Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lí còn có một số điểm riêng so với các môn khác: Phải hướng tới việc tạo điều kiện cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm, những kiến thức Vật lí mà giáo viên giảng dạy phải làm cho HS hiểu đúng đắn về thế giới tự nhiên, cho HS tin vào khả năng làm được của bản thân, tin tưởng vào các sự vật hiện tượng xung quanh luôn tồn tại, luôn vận động, có nhiều điều HS chưa thấy, chưa giải thích được các hiện tượng, nhờ các thí nghiệm thực hành các em tự tay lắp và làm thí nghiệm (TN), quan sát hiện tượng rút ra nhận xét hay kết luận, từ đó kích thích hứng thú học tập bộ môn, đồng thời vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để giải thích các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tư duy Vật lí khác với tư duy Toán học ở chổ là nó không bằng lòng với những lập luận chặt chẽ mà đòi hỏi cần có sự kiểm nghiệm của thực tế, bằng các thí nghiệm thực hành. Vì các hiện tượng Vật lí xảy ra trong tự nhiên vô cùng phức tạp, vì vậy cần phải có các TN Vật lí để đơn giản hóa hiện tượng, làm nổi bật khía cạnh cần nghiên cứu của hiện tượng, tức là làm cho quá trình tự nhiên xảy ra rõ ràng nhất. Nhờ đó làm HS nhận ra các tính chất đặc trưng của hiện tượng. Phần điện học là một phần tương đối quan trọng trong chương trình vật lí(cả cấp THCS và THPT), nó chiếm phần lớn trong chương trình học vật lí của cả hai cấp học.Vì vậy, việc rèn luyện cho HS kỷ năng làm TN thực hành trong giờ Vật lí ( phần Điện học ) là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục môn vật li không chỉ ở cấpTHCS mà nó còn là nền tảng để các em có một kiến thức vững chắc ở cấp THPT. b/ Lí do chủ quan. Đối với bản thân, là giáo viện dạy Vật lí, vời thời gian giảng dạy không lâu nhưng tôi đã thấy được tầm quan trọng của các TN thực hành trong giờ dạy Vật lí, nhất là các TN ở phần Điện học, là một chương quan trọng trong chương trình. Cho nên, việc rèn luyện cho HS kỷ năng làm TN thực hành Vật lí để rút ra kiến thức là rất cần thiết. Đó cũng là lí do tôi chọn làm đề tài này. 2/ Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu việc làm TN thực hành Vật lí 9 phần điện học nhằm giúp HS nắm vững và chắc kiến thức hơn để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Lộc Ninh . 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu. -Nghiên cứu quá trình thực hiện giải pháp trong giảng dạy của bản thân về việc giúp HS lớp 9 có kỷ năng làm TN thực hànhVật lý và ghi kết quả. -Nghiên cứu quá trình HS vận dụng giải pháp để làm TN thực hành nắm kiến thức. Từ đó biết mức độ nhận thức, tư duy của HS với khi chưa thực hiện giải pháp. 4/ Giả thuyết khoa học. Với những kiến thức mà HS rút ra được từ việc giảng giải, nghe hiểu thì không thể nào HS hiểu và khắc sâu kiến thức lâu được. Đồng thời, khi HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống thì kỷ năng thực hành, thao tác của HS sẽ bị lủn củn, không thành thạo, cảm thấy mới lạ. Vì vậy, theo tôi nghĩ nếu tiến hành như vậy thì chưa thật sự rèn cho HS một số kĩ năng, đồng thời chỉ áp đặt kiến thức, HS không có thói quen học tập theo hướng tích cực chủ động. Do đó, chỉ khi HS làm TN để rút ra kiến thức thì HS mới nhớ lâu và nhớ sâu được, nên khi những kiến thức đó được vận dụng ngược vào thực tế thì các em sẽ cảm thấy quen thuộc và làm thành thạo hơn. Như vậy không những rèn cho HS có kĩ năng thực hành mà còn thành thạo phương pháp hợp tác nhóm nhỏ để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu. Dựa vào cấu trúc, nội dung, mức độ yêu cầu của chương trình về các bài có TN thực hành để nắm mối liên hệ giữa các TN trong chương điện học. Từ đó, rèn luyện cho HS có kỷ năng TN thực hành để từ đó các em nắm kiến thức vững chắc và sâu hơn 6/ Phương pháp nghiên cứu. Suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân tôi đã nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 6.1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu . -Tìm đọc những tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài, giúp trình bài đề tài một cách lôgic, chặt chẽ hơn. -Nghiên cứu các tài liệu về Vật lí có liên quan đến việc dạy và học ở bậc THCS. - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lí 9 phần điện học để nắm được mối liên hệ giữa các TN thực hành ở các bài. -Nghiên cứu sản phẩm nhằm nắm thực trạng của việc tổ chức làm TN vật lí của HS. 6.2/ Phương pháp điều tra, dự giờ. -Trò chuyện để tìm hiểu tình hình làm TN của HS để từ đó nắm những khó khăn mà HS gặp phải khi làm TN phần điện học Vật lí 9 nhằm nắm và hiểu được mức độ tiếp thu bài của HS, vì tiết thực hành cho phép ta xác định được khả năng nhận thức, trình độ phát triển trí tuệ, thái độ, hứng thú của HS trong học tập và trong giờ thực hành. - Dự giờ các giáo viên trong trường và các trường bạn một số tiết dạy có TN thực hành 6.3 / Phương pháp kiểm tra, đối chiếu. - Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. - So sáng, đối chiếu kết quả. 6.4/ Phương pháp quan sát. -Quan sát hoạt động của HS trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm để có thể so sánh với các giờ học Vật lí không có TN. -Quan sát thao tác, kỷ năng thực hiện TN của HS trong các TN thực hành. 7/ Giới hạn của đề tài. a/ Nội dung nghiên cứu. -Nghiên cứu tính lôgic, hệ thống của các kiến thức trong chương điện học ở Vật lí 9 để nắm hệ thống cácTN thực hành trong chương. -Nghiên cứu thực trạng học tập, kỉ năng, thao tác làm TN của HS để nắm mặt mạnh, mặt tồn tại để có hướng khắc phục khi HS khi làm TN. -Hướng dẫn, thao tác làm TN để HS có kỷ năng làm TN ở từng bài trong chương điện học. b/ Phạm vi nghiên cứu. Các thí nghiệm ở bậc THCS thì rất nhiều, rất đa dạng và phức tạp. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào các TN trong chương điện học mà theo tôi là khó đối với HS lớp 9 tại trường THCS Lộc Ninh để từ đó tìm ra các biện pháp giúp kỷ năng làm TN của HS thành thạo, chính xác và đạt kết quả cao nhất để HS nắm kiến thức vững hơn. II/ PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT MỘT SỐ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1/ Cơ sở lý luận. a/ Các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương và của ngành. -Môn Vật lí có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Giáo dục THCS là “ Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỉ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” ( điều 43- Luật giáo dục – 1998). - Để thực hiện Nghị quyết 40/ 2000/ QH 10 của Quốc hội và chỉ thị 14/ 2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ Tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. -Nghị quyết số 41/2000/QĐ /BGD & ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2000 về việc dạy học theo hướng tích cực. b/ Các quan niệm khác về giáo dục. Để góp phần xây dựng cơ sở vững chắc cho người lao động mới trong tương lai, một con người hội tụ cả hai yếu tố “ tài –đức” thì người thực hiện nhiệm vụ cao cả đó không ai khác hơn là người giáo viên, Người đó trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ của tương lai, đất nước. Dạy học là cả một nghệ thuật, làm như thế nào để người giáo viên thành công với vai trò của mình? Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào mục tiêu dạy học cụ thể. Theo quan niệm dạy học mới thì thì điều quan trọng là cách thức tiếp cận tri thức nhờ có sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể sau một tiết học có TN thực hành, kết quả mà HS thu được chưa được khả quan lắm nhưng HS đã biết với từng từng trường hợp thì có cách xử lí như thế nào để đi đến thành công. Do đó, việc sử dụng các dụng cụ TN đã được nêu rõ trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III: “Sử dụng các dụng cụ TN là yêu cầu bắt buột trong giảng dạy và học tập bộ môn Vật lí, sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lí không những nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn giúp cho việc học tập của HS hứng thú, nhẹ nhàng hơn. Do đó, mục tiêu chung cần đạt được là: Vận dụng được các thủ thuật cơ bản khi thực hiện một số TN Vật lí, sử dụng có hiệu quả các bài TN tối thiểu trong chương trình. Để làm được điều đó thì việc rèn luyện kỷ năng làm TN thực hành cho HS nhất là trong phần điện học, một phần quan trọng trong chương trình là rất cần thiết. 2/ Cở sở thực tiễn. Vật lý học là một trong các môn khoa học tự nhiên, là môn khoa học thí nghiệm vì phần lớn cá kiến thức các em nắm được là được rút ra từ thí nghiệm. Do đó nó giúp học sinh nắm bài tại lớp, giúp học sinh nắm các kiến thức một cách tự giác. Trong các bài có thí nghiệm thực hành, việc tự tay các em học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành gây ra các hiện tượng và quan sát một cách trực tiếp các hiện tượng đó. Sau đó rút ra các kết luận, các kiến thức cần thiết. Khi làm được điều đó thì chính các em đã tự hình thành các kiến thức mới dựa trên các hiện tượng thí nghiệm, đồng thời chính các em đã xây dựng và kiểm chứng lại được các định luật, những kiến thức đã biết trong cuộc sống, từ đó các em sẽ tin tưởng hơn. Mặt khác cũng nhờ vào việc làm các thí nghiệm mà kĩ năng, kỉ xảo sử dụng các dụng cụ được thành thạo hơn. Đó sẽ là đòn bẩy có tác dụng to lớn trong việc giáo dục kỉ thuật tổng hợp, tạo điều kiện cho học sinh áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn, kích thích óc tò mò khoa học, thúc đẩy lòng ham muốn học tập bộ, phát huy óc sáng tạo, tìm tòi, rèn luyện cho học sinh ý thức, tổ chức kỉ luật, làm việc một cách lôgic, khoa học. Và để đạt được những điều ở trên, đòi hỏi bản thân tôi phải nghiên cứu tìm ra các phương pháp “rèn luyện kỉ năng làm thí nghiệm thực hành”,mà đặc biệt là phần điện học ở Vật lí 9, một phần quan trọng trong chương trình. Chương II/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ. 1/ Một số nét chung về thí nghiệm thực hành vật lí. Trong thời đại CNH-HĐH đất nước như hiện nay, đòi hỏi người công nhân khi bắt tay vào làm bất kỳ công việc gì phải dựa vào các tri thức mà họ đã tiếp thu được, tức là họ phải vận dụng lí thuyết vào thực hành. Khi lý thuyết đã nắm vững thì thực hành mới đạt được ở mức cao hơn. Mà môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, là môn học có tác dụng to lớn trong viêc giáo dục kỉ thuật tổng hợp. Do đó, đòi hỏi các kiến thức ở môn này phải được rút ra từ các hiện tượng, thí nghiệm mà các em đã làm, đã quan sát được. Chính vì lí do đó mà ở sách giáo khoa Vật lí từ lớp 6 đến lớp 9, phần lớn các bài đều có từ một đến hai thí nghiệm, mỗi một phần trong một khối lớp cũng có từ một đến hai bài thí nghiệm thực hành. Do đó, việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, đặc biệt trong chương điện học là rất cần thiết. Đây là một việc làm rất quan trong, vì các kiến thức mà các em rút ra được từ các thí nghiệm thực hành do chính các em gây ra sẽ có tác dụng to lớn trong việc vận dụng vào thực tế cuộc sống của các em. 2/ Thực trạng của việc cần rèn luyện cho học sinh những kỉ năng làm thí nghiệm thực hành chương điện học Vật lí 9 ở trường THCS Lộc Ninh hiện nay. Nhiều bài học trong sách giáo khoa Vật lí 9 có nội dung kiến thức khá dài, kênh hình trong sách không rõ ràng, chưa phù hợp với các dụng cụ thí nghiệm được cấp phát dẫn đến học sinh còn lúng túng khi bố trí thí nghiệm. Chất lượng một sồ đồ dùng dạy học chưa cao: Đồng hồ đo điện thiếu chính xác, đế đèn chiếu còn lỏng, biến thế thực hành có số vòng dây còn khác với phần hướng dẫn thí nghiệm trong SGK, bộ thí nghiệm bài lực điện từ: thanh đồng và đế làm thí nghiệm khó thành công, dây dẫn hay bị tuột, đứt khi làm thí nghiệm. Vì đây là một vùng nông thôn, chưa có phòng thí nghiệm nên việc rèn luyện cho các em những kỉ năng làm thí nghiệm là tương đối khó, vì có những thí nghiệm cần phải có phòng thí nghiệm thì kết quả mới chính xác, bàn ghế chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bằng phẳng để đặt các dụng cụ thí nghiệm … Đa số học sinh ở trường đều ở nông thôn nên trình độ nhận thức còn yếu, một số học sinh còn nghỉ học để phụ giúp gia đình nên không có thời gian soạn bài, nghiên cứu bài trước. Mà đa số các bài ở môn Vật lí đều có thí nghiệm, do đó khi bắt tay vào làm thí nghiệm các em không nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, hay chỉ chú ý đến các dụng cụ thí nghiệm vì cảm thấy lạ mắt mà không chú ý đến mục đích của thí nghiệm, dẫn đến khi làm thí nghiệm có phần khó khăn, lúng túng, chưa biết cách bố trí thí nghiệm, chưa nắm được thí nghiệm đó cần hình thành nên kiến thức nào của bài. Mặt khác, với các bài có liên quan đến đo đạc thì học sinh còn yếu trong kỉ năng sử dụng dụng cụ đo nên kết quả thí nghiệm có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm gây khó khăn cho giáo viên trong việc xử lí kết quả thí nghiệm để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức mới. Từ đó cũng ảnh hưởng đến kỉ năng làm thí nghiệm thực hành để rút ra kiến thức mới của các em. Cho nên, viêc tìm ra các phương pháp để rèn luyện cho các em kỉ năng làm thí nghiệm thực hành, đặc biệt là chương điện học, một chương quan trọng trong chương trình là rất cần thiết, đòi hỏi người giáo viên như tôi luôn tìm cách nghiên cứu sao cho ở mỗi bài thí nghiệm thực hành phải hướng dẫn để các em có những kỉ năng phù hợp với tình hình, đặc điểm của trường, vừa phù hợp với hoàn cảnh của các em. Để khai thác triệt để các thí nghiệm trong chương trình, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đặc biệt là kỉ năng làm thí nghiệm thực hành trong chương điện học lớp 9 đạt cao nhất, tôi có một số giải pháp và một số ví dụ cụ thể để chứng minh những giải pháp đó như sau: 3/ Giải pháp, chứng minh vấn đề. Tổ chức học sinh làm thí nghiệm vật lí chủ yếu trong các hoạt động nhóm nhằm rèn luyện cho học sinh kỉ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kỉ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm. Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, rèn luyện tính độc lập và kỉ năng tư duy sáng tạo cho học sinh trong thực hành thí nghiệm Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu được trong giờ học Vật lí. Khi làm thí nghiện thành công thì học sinh cơ bản nắm được kiến thức nội dung bài học. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lí có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Do đó, giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho bài học này và cho những bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung: 1/ Chuẩn bị: + GV gọi HS cho biết mục đích của TN là gì? + HS: Tổ chức HS làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 à6 nhóm nhỏ (ty tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình by kết quả thí nghiệm …. Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể. + GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết. 2/ Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. 3/ Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem:Có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng cĩ thể thao tc mẫu cho HS thấy. 4/ Tiến hành thí nghiệm: Các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành vin trong nhĩm thực hiện nhiệm vụ của mình như đ phn cơng trong nhĩm. Khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên theo dõi, quan sát kỉ năng, thái độ làm việc của học sinh từng nhóm để từ đó có thể chỉnh đốn, uốn nắn nhằm hình thành các kỉ năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh. 5/ Cc nhĩm thảo luận, xử lý, trình by kết quả: Sau khi cc nhĩm thực hiện thí nghiệm xong (cĩ thể trong qu trình thí nghiệm) cc nhĩm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhĩm mình sau đó trình by kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đ hướng dẫn trước đó. 6/ Lớp thảo luận thống nhất: Sau khi cc nhĩm trình by kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thhực hiện được. *Trong những bài thí nghiệm ở phần Điện học trình tự tiến hnh thí nghiệm như trên, tuy nhiên nó cũng có những đặc thù riêng của phần Điện học, cụ thể: - Ôn lại các kiến thức củ của các bài trước và các kiến thức quan trọng có liên quan mà HS đã được học ở lớp 7 Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, đồ dùng (nên soạn riêng từng mâm cho mỗi nhóm) Vẽ hình mạch điện lên bảng phụ, yêu cầu HS cho biết công dụng và cách mắc từng bộ phận trong sơ đồ mạch điện Dựa vào mạch điện, hướng dẫn từng bước cho HS mắc mạch điện theo sơ đồ. Chú ý đặt các dây dẫn điện phải liên tục để dễ quan sát (hạn chế đan chéo nhau) GV nhắc HS trong khi ráp mạch điện phải để khóa K hở. Sau khi nhóm nào báo ráp xong, GV đến kiểm tra àcho HS đóng khóa K. Nếu nhóm nào khi đóng khóa K mà thấy kim của các dụng cụ quay ngược lại thì lập tức ngắt khĩa k v kiểm tra, đổi cực ở hai chốt của dụng cụ. HS biết đọc các số chỉ thị trên mặt đồng hồ đo, giá trị một khoảng chia ( đối với những loại vôn kế hoặc ampe kế có 2 thang đo thì phải đọc thang trên hay thang dưới) GV phải biết cần cho HS mắc vôn kế và ampe kế với thang đo như thế nào để không hư dụng cụ. Nn theo di thí nghiệm ở cc nhĩm để có thể giúp các em thực hành đúng động tác và nhất là đọc đúng số chỉ của các dụng cụ đo. Cần bố trí thêm một bộ dụng cụ thí nghiệm để phịng cĩ cc dụng cụ hư của các nhóm . Riêng các tiết thực hành thì học sinh có thêm nhiệm vụ phải hoàn thành mẫu báo cáo trong sách giáo khoa. ¯Ví dụ 1 : wTrong bài 1“SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DỊNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN” (Vật lý lớp 9) cho các nhóm đo cường độ dịng điện qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai dầu dây dẫn đó. A V K + - Hình 1.1 --> Mục đích thí nghiệm: Thấy được mối liên hệ giữa cường độ dịng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Chuẩn bị : 4 nhóm (mỗi nhóm): Nguồn điện 6V; 1 dây constantan; 1 ampe kế; 1 vôn kế; 1 công tắc; 6 đoạn dây dẫn, kẻ sẵn bảng 1 SGK. GV vẽ sẵn sơ đồ hình 1.1 Cho HS kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ hình 1.1 Cho các nhóm nhận dụng cụ theo sơ đồ mạch điện (vì đây là bài đầu tiên của chương có thể HS đ qun cch mắc mạch điện đ học ở lớp 7 nn GV có thể hướng dẫn từng bước cho các nhóm đồng loạt mắc mạch điện) GV theo di, kiểm tra, giúp đđỡ các nhóm mắc mạch điện. Nhóm nào mắc đúng thì GV cho đóng mạch và tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng 1. Cho các nhóm tăng dần nguồn điện từ 1,5V lên 6V, ghi giá trị của hiệu điện thế và dịng điện tương ứng vào bảng 1. Thảo luận trả lời C1: Từ kết quả thí nghiệm, hy cho biết khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào đối với hiệu điện thế? ( U tăng bao nhiêu lần thì I cũng tăng bấy nhiêu lần) *Ch ý: *Trước khi đo phải điều chỉnh vôn kế và ampe kế ở vạch số 0. * Sắp xếp các dụng cụ theo sơ đồ. *Dùng dây dẫn nối liên tục các dụng cụ lại với nhau theo sơ đồ, chú ý dây dẫn không được đan chéo nhau. *Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch, mắc vôn kế song song với mạch cần đo, chốt (+) của chúng phải mắc về phía cực dương của nguồn điện.Chú ý chọn thang đo phù hợp, xác định GHĐ, ĐCNN của thang đo. * Chỉ đóng mạch trong thời gian ngắn nhất đủ để quan sát số chỉ của ampe kế và vôn kế. ¯Ví dụ 2 :Trong bài 10 “BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT” (Vật lý lớp 9) cho các nhóm mắc biến trở vào mạch điện và sử dụng biến trở trong mạch điện. à Mục đích thí nghiệm: Biết cách mắc biến trở vào mạch điện, biết tác dụng của biến trở. Chuẩn bị :4 nhóm (mỗi nhóm):Nguồn điện 3V; 1 biến trở con chạy (20-2A); 1 bóng đèn 2,5V; 1 công tắc; 5 đoạn dây dẫn. HS cho biết các dụng cụ ở mạch điện hình 10.3, từ đó cho HS vẽ sơ đồ mạch điện. Sau khi HS vẽ sơ đồ mạch điện GV cho HS nhận dụng cụ và tiến hành lắp mạch điện. GV lưu ý HS đẩy con chạy về phía N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi cho HS đóng công tắc. Sau đó cho HS di chuyển con chạy về phía A và quan sát độ sáng của bóng đèn. Hình 10.3 Sau khi các nhóm thực hiện xong cho đại diện các nhóm trả lời C6 SGK. è Rút ra kết luận chung: Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dịng điện trong mạch. K + - *Ch ý: Khi mắc biến trở nối tiếp vào mạch điện thì lưu ý HS mắc ở cc chốt A v N hoặc B v N. Nếu HS mắc biến trở vo mạch ở hai chốt A v B thì biến trở khơng cĩ tc dụng thay đổi điện trở vì khi dịch chuyển con chạy sẽ khơng cĩ tc dụng lm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua của biến trở. Trước khi đóng mạch điện thì dịch chuyển con chạy về phía N (nếu mắc ở chốt A v N) hoặc dịch chuyển con chạy về phía A (nếu mắc ở chốt B v N) vì nếu để con chạy ở vị trí có điện trở thấp nhất khi đóng mạch điện có thể làm hỏng bóng đèn trong mạch. HS thường không chú ý đến điều ny, vì vậy nn cho cc nhĩm dịch chuyển con chạy ở giữa biến trở l an tồn nhất. Dịch chuyển con chạy phải nhẹ nhàng để tránh làm hỏng chổ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở. HS sử dụng thành thạo cách mắc biến trở sẽ giúp HS thực hiện tốt các thí nghiệm mắc mạch điện có biến trở ở nhiều bài học ở phần sau. Ví dụ 3: Trong bài 15:THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN. a/ Chuẩn bị: *GV chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: một bóng đèn 2,5V, một bộ nguồn 3V, một ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0,01A, một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V, chín đoạn dây nối, một khóa K, một quạt điện có hiệu điện thế định mức là 2,5V, một bảng lắp điện. Cho học sinh nêu mục tiêu tiết thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện. *Học sinh: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 43/ SGK. b/ Thực hành: -Giáo viên kiểm tra sự

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem vat li 9 ren ky nang lam Thinghiem thuc hanh.doc