Đề tài Rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 1

Trong giai đoạn hiện nay, Giáo dục- Đào tạo được coi trọng và là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là cấp học quan trọng nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc xây dựng đất nước theo hướng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì trước hết phải thực hiện được mục tiêu của bậc tiểu học: “Nhằm hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên sáng kiến rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 1 Họ và tên: Trần Thị Quế Giáo viên trường: Tiểu học A Thọ Nghiệp - Xuân Trường - Nam Định Trình độ chuyên môn: Trung học sư phạm Mục lục Tiêu đề Trang Đặt vấn đề Trang 2 Cơ sở lý luận Trang 2 Cơ sở thực tiễn Trang 3 Giải quyết vấn đề Trang 5 Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh Trang 5 Những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng chữ viết Trang 6 Kết quả Trang 15 Kết luận Trang 17 Kinh nghiệm Rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 1 A- Đặt vấn đề I- Cơ sơ lý luận Trong giai đoạn hiện nay, Giáo dục- Đào tạo được coi trọng và là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là cấp học quan trọng nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc xây dựng đất nước theo hướng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì trước hết phải thực hiện được mục tiêu của bậc tiểu học: “Nhằm hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. ở cấp tiểu học, môn học nào cũng có một vị trí tầm quan trọng riêng của nó. Song đặc biệt chữ viết được coi như một phần máu thịt không thể thiếu của phân môn Tiếng Việt. Chữ viết là một hình thức trong giao tiếp của con người, là phương tiện để con người nhận biết kiến thức, học hỏi nâng cao trình độ phục vụ trong lao động và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, chữ viết còn mang đặc trưng tính cách của con người. Người ta nhìn chữ để biết ý nghĩ, trông chữ để đoán tính cách, tình cảm của con người, như câu nói của người xưa “Nét chữ -nết người”. Do vậy, ở cấp tiểu học, chăm lo cái chữ là chăm lo cái đức, chăm lo tính cách, nhân cách của học sinh. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp góp phần rèn luyện các em tính cẩn thận, lòng tự trọng với mình cũng như thầy và bạn đọc bài vở của mình”. II- Cơ sở thực tiễn: 1. Thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 hiện nay: a)Ưu điểm: Trong thực tế hiện nay, ngay từ khi học Mầm non các em học sinh đã được tiếp xúc làm quen với các chữ cái, một số gia đình quan tâm đến con cái cũng đã dạy các em tập viết … nên nhìn chung học sinh tiểu học ngay từ đầu lớp 1 đã nhận được mặt chữ và viết được các chữ cái. - Về cơ bản các em viết đúng mẫu, đảm bảo đúng cỡ quy định. - Khi viết đã thể hiện tính thẩm mỹ. b) Tồn tại: Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên Mầm non và phụ huynh học sinh chưa nắm vững cách hướng dẫn học sinh quy trình tập viết, mới chỉ quan tâm dạy các em về hình dáng chữ chứ chưa thực sự chú trọng đến việc dạy viết đúng quy trình. - Một bộ phận không nhỏ các em viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ chữ, ghi dấu không đúng vị trí. - Nhiều em viết chữ chưa đẹp, các nét chữ con chữ chưa đều, nhiều em còn viết nghiêng ngả tuỳ tiện. - Một số học sinh còn chưa biết cách trình bày. - Một số học sinh cầm bút để vở chưa đúng quy định. 2-Nguyên nhân: - Trước hết do nhận thức của người dạy, người học, nhận thức của cha mẹ học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn chữ. - Bản thân một số giáo viên viết chữ còn chưa đúng mẫu. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh cách luyện chữ một cách tỉ mỉ, chu đáo. - Về phía học sinh: rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chữ viết của các em đó là: Do tư thế ngồi viết, cầm bút để vở không đúng. Việc chuẩn bị dụng cụ học tập chưa tốt. chưa nắm chắc mẫu chữ và quy trình viết hoặc ý thức rèn chữ chưa tốt. Không nắm chắc quy tắc chính tả, nguyên tắc đánh dấu thanh hoặc đọc không đúng. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, được phân công giảng dạy lớp 1 tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 1” B- Giải quyết vấn đề I. Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh: Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết người giáo viên phải tìm hiểu rõ tình trạng chữ viết của học sinh mình như thế nào. Học sinh yếu ở những mặt nào, mức độ yếu của học sinh ra sao? Do đó, ngay trong tuần thứ 2 của năm học tôi tiến hành điều tra, khảo sát, đàm thoại với các em. Tôi đã nhận thấy ngoài một số các em viết đẹp đúng mẫu các em còn một số tồn tại và nguyên nhân như sau: - Một số em chưa có ý thức luyện viết, chỉ cốt viết sao cho xong bài. - Một số học sinh còn ngồi viết, để vở, cầm bút chưa đúng, đầu năm học khi viết bảng các em chưa có thói quen nề nếp thao tác cá nhân như: cách đặt bảng con lên bàn, cách giơ bảng và lau bảng, thao tác cầm phấn, đưa nét… - Một số gia đình chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh, một số học sinh bút chì còn quá tù hoặc quá nhọn cũng ảnh hưởng tới chất lượng chữ viết. - Một số học sinh còn yếu về kĩ năng viết: + Viết chưa đúng quy trình, mẫu chữ, khoảng cách kích cỡ: đặc biệt các em sai nhiều về kích thước chiều ngang của con chữ: VD chữ o chiều cao là 2 ly, chiều ngang là 1,5 ly nhưng các em thường viết chữ o tròn (cao 2ly, rộng 2 ly). Một số học sinh viết sai quy trình (VD viết chữ o còn viết ngược), chưa đúng điểm đặt bút dừng bút… Một số em viết các nét chưa đúng: VD viết chữ b, đầu nét khuyết còn nghiêng ngả, bị gẫy chữ hoặc vuông đầu… Một số em viết các dấu chữ quá to không cân xứng với con chữ: VD dấu chữ ê, chữ ư, chữ ơ… + Viết dấu thanh chưa đúng: VD: Dấu sắc các em không đưa từ trên xuống, từ phải sang trái mà đưa từ dưới lên, từ trái sang phải. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Số học sinh Xếp loại chữ Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C Số lượng % Số lượng % Số lượng % 35 18 51.43 15 42,85 2 5,72 Những nhược điểm học sinh còn mắc phải khi tập viết : các tồn tại Số học sinh mắc lỗi Tỷ lệ % Chưa có ý thức luyện viết. 15 42,86 Tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút, phấn chưa đúng. 11 31,43 Chữ viết chưa đúng cỡ chữ, mẫu chữ, khoảng cách, viết chữ chưa liền mạch. 14 40 Ghi dấu thanh chưa đúng . 10 28,57 II. Những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng chữ viết ở học sinh Sau khi đã xác định đuợc những tồn tại và nguyên nhân học sinh viết yếu tôi đã có một số biện pháp rèn chữ cho học sinh như sau: 1. Bồi dưỡng cho học sinh sớm có óc thẩm mỹ, lòng ham mê, thích thú luyện viết chữ đẹp. Đối với học sinh lớp 1, tâm lý cảm xúc khi viết ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng chữ viết: Nếu các em hứng thú tập trung khi viết chất lượng bài viết sẽ rất tốt, ngược lại nếu các em mệt mỏi, viết với tâm lý qua quýt cho xong bài thì chắc chắn hiệu quả bài viết sẽ rất thấp. Do đó tôi luôn tìm mọi cách để các em có hứng thú trong các giờ tập viết, chính tả: - Khi giới thiệu bài tôi tìm một cách vào bài sao cho tự nhiên, gây ấn tượng với các em: Ví dụ: Khi dạy tập viết chữ L hoa tôi hỏi các em: Lớp mình có bạn nào tên có phụ âm đầu là “L”?. Các em có muốn viết tên mình đúng và đẹp không? Để viết tên các bạn đó cô sẽ hướng dẫn cả lớp mình tập viết chữ “L” hoa nhé! - Thường xuyên kể cho học sinh nghe các tấm gương luyện chữ của người xưa và nay: ví dụ như gương luyện chữ của Cao Bá Quát. Đặc biệt tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng kiên trì bền bỉ vượt khó anh đã dùng đôi chân thay đôi tay của mình để viết bằng được chữ, không những anh viết được chữ mà anh còn viết đẹp và làm được mọi công việc như những người bình thường khác. - Quan tâm đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan sao cho đẹp, tạo hứng thú cho học sinh. - Tổ chức cho học sinh xem những tập vở của những học sinh đạt tiêu chuẩn “Vở sạch – chữ đẹp” đã được lưu trữ trong phòng truyền thống của nhà trường, của các bạn, các anh chị lớp trên trong trường đã đạt giải nhất nhì trong các cuộc thi chữ đẹp cấp trường, cấp huyện; Đặc biệt của các bạn cùng lớp được xếp loại chữ A. Qua thực tế nhìn thấy các trang vở đẹp các em thêm tin tưởng và quyết tâm rèn luyện chữ. - Động viên khen ngợi học sinh thường xuyên dù là những tiến bộ rất nhỏ ở các em. 2. Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ học tập: Trước hết cần quán triệt nâng cao nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh để họ thấy rõ tầm quan trọng trong việc rèn chữ giữ vở. Kinh nghiệm cho thấy, sự phối kết hợp của phụ huynh với các thầy cô giáo trong việc rèn chữ cho học sinh là hết sức quan trọng. Nếu phụ huynh kết hợp cùng nhà trường sẽ giúp rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết, nhất là ở đầu cấp. Để rèn cho học sinh viết đúng đẹp các đồ dùng dụng cụ học tập như bảng con, bút và vở viết của học sinh rất quan trọng. Tôi giới thiệu và thống nhất với phụ huynh mua cho học sinh loại bảng có kích thước 20 x 30cm được làm bằng nhựa cứng có dòng kẻ li, mặt bảng hơi ráp để khi học sinh viết không bị trượt nét phấn đều. Bút chì, bút mực có thể dùng loại nét hoa hoặc bút mài để học sinh viết chữ nét thanh đậm. Tôi đã động viên phụ huynh và học sinh mua thống nhất vở tập viết và một quyển vở để học sinh tập viết ở lớp. Những đồ dùng này tưởng như là lẽ thường tình nhưng nếu không có sự định hướng của giáo viên phụ trách lớp khi bước vào năm học, nhất định phụ huynh sẽ không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu, chất lượng phong trào sẽ thấp, chất lượng chữ viết của học sinh sẽ bị ảnh hưởng. Đầu năm học học sinh lớp 1 viết bằng bút chì, tôi hướng dẫn phụ huynh và học sinh chuẩn bị chu đáo bút trước khi viết sao cho đầu bút chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn sẽ dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi chọc thủng cả giấy. Ngược lại nếu nét chì quá tù, nét chữ quá to và rất xấu. Do vậy tôi đã hướng dẫn mỗi phụ huynh dán một mảnh giấy ráp “số 0” vào ngay hộp bút để học sinh tiện mài ngòi bút cho vừa tầm độ nhọn, khỏi mất công gọt bút luôn (vừa mất thời gian vừa chóng mòn hết ngòi bút). 3. Hướng dẫn cho học sinh nắm chắc kỹ thuật viết chữ cụ thể: 3.1-Xây dựng tư thế ngồi viết đúng quy cách cho học sinh: Đối với học sinh lớp 1 việc rèn tư thế ngồi viết rất quan trọng. Trong khi giảng dạy tôi cho học sinh quan sát tranh vẽ học sinh ngồi học đúng tư thế và cho học sinh trả lời câu hỏi: Bạn ngồi học thế nào? Sau đó giáo viên làm mẫu, cho học sinh làm thử, phân tích để các em biết tư thế ngồi học đúng. Cụ thể: - Tư thế ngồi phải thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao đầu phải cúi gằm xuống, ngồi thấp quá đầu phải nhìn với lên. Khoảng cách từ mắt tới vở từ 25cm-30cm là vừa, không được nhìn quá gần vở vì như thế dễ gây tật cận thị. - Cột lưng ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống rất khó chữa sau này. - Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo. - Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái. - ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sáng từ bên phải sang, không bị sấp bóng. Ngoài ra giáo viên cần tạo cho các em trạng thái tinh thần phải phấn chấn, hứng thú. Không viết khi quá mệt mỏi, buồn ngủ uể oải, phân tán về chuyện khác, gò bó gượng ép, cưỡng bức…Tránh nhất tư tưởng viết qua quýt cho xong. 3.2-Rèn cách cầm bút để vở đúng quy định: Trong thực tế rất nhiều bậc phụ huynh dạy con viết chữ ngay từ Mầm non nhưng chưa chú ý đến cách cầm bút như thế nào cho đúng. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới chữ viết của các em. Do đó giáo viên cần uốn nắn và rèn cho các em cách cầm bút để vở đúng quy định: - Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay. - Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út. Ngược lại không được úp qua nghiêng bàn tay về bên trái. - Các tư thế cầm bút không đúng sẽ dẫn đến có tật sau này sẽ rất khó sửa chữa nên cần phải thực hiện thật nghiêm túc. 3.3-Cách sử dụng bút khi viết: - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. - Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay (nếu dùng ngòi bút mài thì hơi nghiêng ngòi bút). Các nét đưa xuống tỳ mạnh tay, ngòi bút đưa ngay ngắn. Có làm được như thế mới tạo được chữ nét thanh nét đậm. 3.4- Rèn cho học sinh viết đúng mẫu, đúng quy trình các chữ cái: Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp ngay là điều thiếu thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy cần đặt ra kế hoạch rèn chữ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. *Đối với lớp 1 các con vừa bước vào làm quen với bút, vở do vậy muốn học sinh viết chữ đẹp thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh luyện viết các nét cơ bản: trước hết tôi cho học sinh rèn các nét móc xuôi, móc ngược, móc 2 đầu.Viết đúng và đẹp các nét các nét móc trên thì khi dạy các chữ n, m, i, u, ư, v,r, t …học sinh có thể viết nhẹ nhàng. Tiếp theo là dạy các nét khuyết trên, khuyết dưới. Tôi chú trọng dạy cho học sinh nắm được cách đặt bút, cách đưa bút và viết thành thạo các nét khuyết giúp học sinh học các chữ cái l, b, k, g, y… một cách dễ dàng. Sau khi học sinh đã viết thành thạo các nét sổ dọc, ngang ngay ngắn, nét khuyết thanh thạo tôi chuyển sang dạy học sinh viết nét cong trái, cong phải và nét tròn. Việc này có cơ hội giúp học sinh học các chữ o, c, x, ô, ơ, e, ê, g, d, đ, q… một cách nhẹ nhàng. Loại chữ này nhiều người cho rằng quá đơn giản nhưng thực tế dạy cho học sinh lớp 1 hầu hết tôi thấy khó nhất là chữ o và dễ sai nhất là chữ o. Tôi cảm thấy khi dạy học sinh viết chữ o cũng rất khó nói cho học sinh hiểu và viết đúng. Viết chữ o như thế nào? Đặt bút từ đâu? Chiều cao so với chiều ngang như thế nào, chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Để cho học sinh lớp 1 dễ hiểu, dễ nắm được cách viết chữ o tôi kẻ 1 ô vuông lớn trên bảng chia cạnh trên và cạnh dưới của ô vuông thành 4 phần bằng nhau, kẻ một đường dọc để tạo thành hình chữ nhật, đánh dấu ở 4 điểm giữa các cạnh hình chữ nhật dùng phấn màu chấm chấm(…) thành hình chữ o sau đó giáo viên tô lên các dấu (…) vừa viết vừa hướng dẫn học sinh quan sát. Hướng dẫn xong cho học sinh quan sát chữ o mẫu trên bìa cài chữ, sau đó cho học sinh tập viết vào bảng con. Tôi nhắc học sinh cần phải nhớ điểm xuất phát và điểm dừng để sau này viết vần, tiếng nhanh và đúng. Đặc biệt khi ghép con chữ o với các chữ khác thì ở bên phải trên đầu chữ o phải tạo ra “nét ảo”để khi viết nhanh và mềm mại. * Để khắc phục tình trạng học sinh viết không đúng cỡ chữ tôi cho các em luyện viết theo các nhóm chữ có cùng độ cao: 2,5 đơn vị, 2 đơn vị, 1,5 đơn vị, 1 đơn vị: Nhóm chữ cao 2,5 đơn vị gồm: b, h, k, l, g, y; Kết hợp cho học sinh nhận xét sự giống nhau và khác nhau của nhóm chữ này(Giống nhau cùng độ cao, 4 chữ b, h, k, l đều có nét khuyết trên, 2 chữ g, y có nét khuyết dưới) Nhóm chữ cao 2 đơn vị gồm:d, đ, p, q. Chữ cao 1, 5 đơn vị: t Nhóm chữ cao 1 đơn vị: gồm các chữ cái còn lại 3.5- Hướng dẫn kĩ thuật viết liền mạch: Sau khi rèn dứt điểm các chữ cái tôi hướng dẫn học sinh viết tiếng và từ. Để giúp học sinh lớp 1 viết nhanh tôi hướng dẫn các em kỹ thuật viết liền mạch: thông thường viết 1 tiếng nét bút đưa liền mạch từ đầu đến cuối tiếng, sau đó mới dừng lại ghi dấu chữ và dấu thanh: Ví dụ: Viết tiếng “bờ”, ta viết âm “b” trước nối liền với âm “o” thêm dấu chữ ơ và ghi thanh huyền ở trên “ơ” thành tiếng “bờ”. 3.6- Hướng dẫn học sinh đánh dấu thanh đúng vị trí: - ở đầu lớp 1 các em còn viết dấu thanh sai quy trình, dấu thường quá to nên trong bài dạy về các dấu thanh tôi thường cho học sinh quan sát rất kĩ cấu tạo, cách viết, và viết mẫu cho học sinh quan sát sau đó cho học sinh viết bảng và viết vào vở. Với những học sinh viết dấu quá to tôi cho học sinh quan sát các chữ viết mẫu phân tích và trong bài chấm tôi sửa lỗi thật cụ thể, dành thời gian cho các em luyện lại tránh sai sót ở những lần viết sau. - Khi dạy Tiếng Việt ta cần lưu ý dạy các em đáng dấu thanh theo nguyên tắc khoa học, tức là ghi dấu thanh vào âm chính của tiếng. (Dấu huyền , sắc, hỏi, ngã đặt trên các chữ ghi âm chính, dấu nặng đặt dưới chữ cái ghi âm chính). Thông thường các em đánh dấu thanh đúng, ít sai sót. Tuy vậy khi gặp các tiếng có các vần gồm 2,3 chữ ghi nguyên âm đi liền nhau như: oa, oe, uê, uy, ia, ua, ưa, ao, eo, au, âu, ui. oeo… thì không phải em nào cũng dễ dàng xác định được đúng vị trí đánh dấu thanh. Để hiểu nguyên tắc khoa học, có tính đến nguyên tắc thẩm mĩ, nói chung là phải diễn giải dài và không phải là dễ, vì thế tôi đưa ra một ví dụ: Nên đánh dấu thanh ở các trường hợp sau, cách nào là chính xác: Miá hay mía Khoẻ hay khỏe Đùa hay đuà Tôi hướng dẫn cho các em thêm một phụ âm cuối (như n, m, nh, ng, c, t…) tạo thành tiếng mới mà đọc được thì dấu thanh được ghi vào chữ ghi nguyên âm sau cùng của âm tiết. Ví dụ: Khoẻ +n = khoẻn (đọc được) nên viết đúng là khoẻ Ngược lại, khi thêm bất kỳ phụ âm cuối nào vào sau tiếng mà tạo thành một tiếng mới mà không đọc đựoc thì dấu thanh sẽ đánh vào chữ ghi nguyên âm thứ hai tính từ phía sau âm tiết: Ví dụ: Mía+ n = mían (không đọc được) nên viết là mía Đùa +n = đùan (không đọc được) nên viết là đùa 3.7- Giúp học sinh nắm chắc quy tắc chính tả: - Học sinh lớp 1 mới làm quen với chữ viết nên khi viết các em còn mắc lỗi do không nắm chắc quy tắc chính tả. Nhiều em không phân biệt được lúc nào ghi g- gh; ng- ngh; c-q-k: VD có một số em viết tiếng “nghỉ” lại viết là “ngỉ”; “quà” viết thành “coà”; “kẻ” viết thành “cẻ”. - Để khắc phục được những lỗi này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh- Ai đúng”. Nội dung là làm các bài tập dạng: Nối: c k im ao eo Hoặc cho học sinh làm các bài tập dạng điền vào chỗ chấm: VD:- ng hay ngh Lắng ….e Bãi ….ô ……ỉ hè ……à voi 4. Bản thân giáo viên cần gương mẫu để học sinh noi theo: Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, chữ của người thầy đối với các em học sinh ở bậc Tiểu học nhất là lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Bởi vì nhận thức của học sinh bậc Tiểu học là nặng về nhận thức cảm tính thông qua trực giác. Muốn dạy cho học sinh viết chữ đúng, đẹp trước hết và chủ yếu phải do việc dạy dỗ công phu của người thầy, đồng thời người giáo viên cũng phải có mẫu chữ đúng và đẹp. Bên cạnh bảng chữ mẫu in, chữ viết của giáo viên là hình ảnh trực quan quan trọng nhất để học sinh soi ngắm và bắt chước. Giáo viên tiểu học chỉ cần viết chữ cẩu thả sẽ dẫn đến tác hại rất lớn, trẻ sẽ bắt chước cô, làm theo cô.Trong suy nghĩ của trẻ nhất là học sinh lớp 1 cô giáo là người chúng tin tưởng tuyệt đối, tất cả cô giáo làm đều là đúng, với trẻ “cô giáo là cô tiên” mà. Do vậy tôi chú ý tự luyện chữ cho mình, cũng như các thầy cô giáo khác trong trường tôi có một quyển luyện chữ để tập luyện thường xuyên và tham dự thi chữ đẹp hàng tháng cùng với học sinh. - Chú ý thực hiện luyện chữ ngay trên kế hoạch dạy học của mình. - Khi chấm bài cho học sinh tôi chú ý đến việc chữa lỗi, ghi điểm số đúng mẫu. Với những lỗi sai của học sinh giáo viên không được gạch chéo vào bài của học sinh mà phải sửa lỗi cụ thể, lời phê rõ ràng, làm như thế không những giữ vở học sinh sạch đẹp mà còn thể hiện sự tôn trọng học sinh. - Tôi cố gắng mẫu mực khi viết trên bảng, coi việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực cho học sinh noi theo. Do vậy chữ viết cần đúng, rõ, đẹp và ngay ngắn. Tên mỗi phân môn mỗi đề mục cần gạch chân. Khi giảng bài tôi chú ý phát âm thật chuẩn, nhất là những lỗi mà địa phương Xuân Trường còn hay mắc phải đó là nói ngọng những tiếng có phụ âm đầu l- n, ch- tr… 5. Tổ chức tốt các phong trào thi đua: - Phong trào viết chữ đúng và đẹp đã được Bộ GD-ĐT đã phát động từ lâu. Phong trào đó vẫn được phát huy tốt ở nhiều trường Tiểu học. Phong trào này trường chúng tôi vẫn duy trì đều đặn ở nhiều năm học. Muốn dạy học sinh viết chữ đúng đẹp tôi không dừng ở giờ tập viết mà viết đúng đẹp phải thực hiện ở tất cả các môn học, các tiết học. Duy trì thường xuyên ý thức viết chữ đúng đẹp. Tôi động viên học sinh thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Hàng tuần tôi tổ chức cho học sinh thi “ Ai viết đúng và đẹp nhất” trong các buổi sinh hoạt cuối tuần. Mỗi tháng chấm “Vở sạch chữ đẹp” một lần để xếp loại thi đua. Phong trào thi đua “Vở sạch, chữ đẹp” thực sự có tác dụng động viên gây niềm hứng thú cho học sinh. - Trong các ngày lễ (như ngày 20- 11…), tôi tổ chức cho các em thi viết chữ đúng và đẹp. Mỗi bài viết đẹp của các em là món quà các em tặng cô giáo. Những học sinh có vở sạch chữ viết đẹp, đúng mẫu được khen thưởng kịp thời, được triển lãm, trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường để cho các bạn khác học tập. - Tôi đã tổ chức cho học sinh lễ “Kết bạn”để cùng luyện viết- nghĩa là học sinh viết chữ đẹp tự nguyện kết bạn với một bạn viết chưa đẹp, tôi xếp đôi bạn đó ngồi cạnh nhau để tạo cho chúng có cơ hội học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Quả đúng là “Học thầy không tày học bạn”; “thua thầy một dặm không bằng kém bạn một ly”, học sinh của tôi hăng say luyện tập và kết quả chữ viết của các em chuyển biến rất nhanh. III. Kết quả: Với những biện pháp cụ thể như trên, tôi đã đạt được những kết quả sau: - Phụ huynh học sinh đã quan tâm tới phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của trường, của cô giáo chủ nhiệm: mua đầy đủ vở, bút viết, bảng con theo quy định. Nhiều gia đình đã chú ý chuẩn bị góc học tập cho học sinh để học sinh luyện viết ở nhà khi các em say mê luyện viết. - Học sinh có hứng thú, có ý thức trong việc tập viết, khắc phục được một số nhược điểm khi viết. Chữ viết của học sinh đã dần đạt đến độ chuẩn và đẹp hơn. học sinh lớp tôi đã có ý thức tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh, viết đúng quy trình và đẹp mắt, ghi dấu thanh đúng vị trí… Trong năm học này, sau thời gian (2 tháng)tôi đã tiến hành khảo sát lại học sinh của lớp mình và thu được kết quả như sau: Số học sinh Xếp loại chữ Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C Số lượng % Số lượng % Số lượng % 35 30 86,71 5 14,29 0 0 Những nhược điểm học sinh còn mắc phải khi tập viết : các tồn tại Số học sinh Tỷ lệ % Chưa có ý thức luyện viết 3 8,57 Tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút, phấn chưa đúng 0 0 Chữ viết chưa đúng cỡ chữ, mẫu chữ, khoảng cách, viết chữ chưa liền mạch 2 5,71 Ghi dấu thanh chưa đúng 0 0 Sau đây là bảng so sánh đối chiếu: Thời gian Số học sinh Xếp loại chữ Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C Số lượng % Số lượng % % Số lượng Tuần 2 35 18 51,43 15 42,85 2 5,72 Tuần 10 35 30 86,71 5 14,29 0 0 Những nhược điểm học sinh còn mắc phải khi tập viết : các tồn tại Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Số lượng % Số lượng % Chưa có ý thức luyện viết 15 42,86 3 8,57 Tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút, phấn chưa đúng 11 31,43 0 0 Chữ viết chưa đúng cỡ chữ, mẫu chữ, khoảng cách, viết chữ chưa liền mạch 14 40 2 5,71 Ghi dấu thanh chưa đúng 10 28,57 0 0 C- Kết luận 1.Trường tiểu học A Thọ Nghiệp nơi tôi công tác là một trường có bề dày truyền thống về phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Phong trào này đã được tất cả giáo viên trong trường hưởng ứng. Theo chỉ đạo của nhà trường, tất cả giáo viên trong trường đều nhiệt tình tham gia và say sưa tự luyện chữ cho mình nói riêng và rèn cho học sinh mình nói chung. Trong năm học 2006- 2007, tôi đã áp dụng kinh nghiệm này và rất vui mừng trước kết quả đạt được: Cuối năm 100% học sinh lớp tôi phụ trách đạt chữ loại A. - Trong buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường tôi đã được Ban giám hiệu dành thời gian trình bày kinh nghiệm của mình cho các bạn đồng nghiệp cùng áp dụng và cuối năm học 2006- 2007 rất nhiều lớp trong trường tôi đạt 90-100 % xếp loại A về vở sạch chữ đẹp. Trong cuộc thi chữ đẹp cấp huyện năm học 2006- 2007, trường tôi có 3 em dự thi và đạt kết quả xuất sắc: toàn đoàn xếp thứ nhất huyện. - Tôi mong rằng việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp không chỉ riêng của ngành giá dục mà của toàn xã hội. Để có nhiều học sinh viết đẹp, có những phẩm chất đạo đức tốt như: cần cù, cẩn thận, có tinh thần kỉ luật …góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa như Bác Hồ hằng mong muốn. 2.Qua thời gian kiên trì tìm tòi các biện pháp, tôi đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau: - Để việc rèn chữ đúng và đẹp có hiệu quả, người giáo viên cần cần xác định rõ vị trí tầm quan trọng của việc luyện chữ, nắm được yêu cầu cơ bản của khối lớp mình phụ trách. Xác định rõ những lỗi sai mà học sinh dễ mắc phải trong quá trình viết. Giáo viên cần có kế hoạch thật cụ thể để khắc phục những lỗi sai của học sinh. Dạy học sinh tập viết phải dày công, tỉ mỉ, kiên trì, không được nôn nóng. Khi gặp những học sinh viết chậm, chưa đúng mẫu giáo viên phải gần gũi giúp đỡ chỉ bảo tận tình chỉ ra những chỗ sai để học sinh tiếp thu một cách thoải mái, hiệu quả. Dạy tập viết không dừng ở phân môn Tập viết, Chính tả mà phải quan tâm rèn viết ở tất cả các môn học. - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, thương yê

File đính kèm:

  • dockinh nghiem luyen chu dep.doc
Giáo án liên quan