Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

 Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước công nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi cho công cuộc CNH,HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu từ mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***************** I. PHẦN MỞ ĐẦU Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước công nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi cho công cuộc CNH,HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu từ mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Do có sự thay đổi trong đối tượng giáo dục, cùng với xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay. Hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chương trình, SGK cũng là một trong những yêu cầu cần thiết… Căn cứ vào những yêu cầu vừa nêu để xem xét chương trình phổ thông hiện hành thì rõ ràng là phải tổ chức, xây dựng lại chương trình, SGK mới cho tất cả các cấp bậc học phổ thông ở nước ta. Sự thay đổi này mang tính chất đồng bộ. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá là hết sức cần thiết… Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện , nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ khả năng thực hiện mục tiêu học tập của về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới PPDH được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Trong cách kiểm tra, đánh giá cũ, có những ưu điểm nhưng đồng thời cũng có nhiều nhược điểm. Ví dụ như trường hợp các thầy, cô giáo trong quá trình chuẩn bị kiến thức cho học sinh, khi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, bài thi,…chủ yếu dùng câu hỏi tự luận. Loại câu hỏi này có nhiều ưu điểm như: Việc thiết kế không quá khó khăn. * Có thể kiểm tra được những năng lực nhận thức cấp cao: vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá trong khi một vài phương pháp kiểm tra khác không làm được. * Kích thích và phát triển năng lực suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh kết hợp và áp dụng các năng lực cấp cao đó vào quá trình giải quyết vấn đề. * Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các ý tưởng sáng tạo vào việc giải quyết vấn đề. Nhưng đồng thời cũng có nhiều nhược điểm: * Bài kiểm tra, bài thi chỉ đo được những kiến thức học sinh nhớ trong sách giáo khoa, tài liệu, chưa quan tâm đến các kết quả học tập quan trọng khác. * Bài kiểm tra, thi chưa thể hiện được tất cả các kiến thức mà các em đã được học trong nhà trường. Đánh giá chỉ dựa trên chỉ tiêu điểm số của học sinh có thể làm lệch lạc mục tiêu đào tạo con người toàn diện. * Học sinh không phải lo lắng về những kết quả học tập quan trọng khác vì hnững kết quả này không được kiểm tra. * Giáo viên chấm điểm không thống nhất và các giáo viên khác nhau chấm điểm khác nhau. * Trong nhiều trường hợp, học sinh phải làm quá nhiều bài kiểm tra và các em ít có cơ hội học tập và phát triển toàn diện. Việc đánh giá bằng điểm số này được thực hiện thường xuyên và công khai. HS được hệ thống giáo dục và gia đình theo dõi liên tục cả ngày, không có thời gian và không gian riêng tư. * Học sinh chỉ học những gì sẽ kiểm tra, thi. Nếu các em biết chỉ kiểm tra một lượng kiến thức nhất định thì các em sẽ không quan tâm đến những nội dung khác mà chúng ta mong muốn các em học. HS được đánh giá về năng lực học tập theo điểm so GV cho. Vì vậy không thấy được tầm nhìn về hành vi tương lai. Điểm số chỉ là công cụ để đánh giá mức thuộc bài, không đánh giá được tìm năng, năng lực con người. - Đánh giá có hai chức năng cơ bản la xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy , điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học. - Tham gia vào quá trình học tập, HS có mục đích chiếm lĩnh những tri thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học định ra và yêu cầu HS phải đạt được. Mức độ đạt được các tri thức đó so với những yêu cầu tạo nên những giá trị của sản phẩm mà quá trình dạy học đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ “ Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, yêu cầu thái độ” thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông và thể hiện cụ thể qua SGK. Trong quá trình dạy học, GV phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Kiểm tra xem HS đạt được những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu. - Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức độ cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của HS. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức, kĩ năng thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi HS. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục, các GV và bản thân HS có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học. - Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá kết quả dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng pháp huy tính tích cực, chủ động II. NỘI DUNG: Các hình thức kiểm tra, đánh giá định kì: Hình thức ra đề kiểm tra: Việc thu thập thông tin về kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra định kì ( 1 tiết, trên 1 tiết) được tiến hành thường thông qua dưới hình thức viết mà dụng cụ đánh giá có thể là : * Trắc nghiệm tự luận * Trắc nghiệm khách quan * Phối hợp TNKQ và tự luận. - Đối với lớp 10 và lớp 11 thường được kiểm tra dưới dạng phối hợp TNKQ và tự luận. - Đối với lớp 12 thường được kiểm tra dưới dạng TNKQ 1.2- Qui trình xây dựng đề kiểm tra: Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá HS, theo định hướng đổi mới đánh giá, thông thường được thực hiện theo qui trình sau: a) Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra Đề kiểm tra là phương tiện chủ yếu đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một nội dung, một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình một lớp học,… b) Xác định mục tiêu dạy học Xác định đầy đủ, chi tiết các mục tiêu giảng dạy thể hiện ở năng lực hành vi hay năng lực cần phát triển ở HS như là kết quả của việc dạy học ( xác định rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ trong chương trình môn học, cấp học của chương trình giáo dục phổ thông) c) Thiết lập một ma trận hai chiều + Thiết lập một ma trận hai chiều, một chiều thông thường là nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS. Thông thường ở ba mức độ : Mức độ nhận biết (B): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình độ thấp, HS chỉ cần nhớ và nhận ra. Mức độ thông hiểu (H): ): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình độ cao hơn, HS phải giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ… Mức độ vận dụng (V): ): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình độ ở trình độ cao nhất, HS phải vận dụng kiến thức và kĩ năng vào những tình huống mới. + Khi thiết kế ma trận đề kiểm tra, cần thiết kế theo các bước sau: Xác định số lượng câu hỏi, bài tập sẽ đưa ra trong đề kiểm tra. Xác định số lượng câu hỏi, bài tập của mỗi loại hình đưa vào đề kiểm tra: câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xu hướng hiện nay trong việc kiểm tra là sử dụng “ câu nhiều lựa chọn” với bốn phương án lựa chọn. + Hình thành ma trận: Hàng dọc của ma trận ghi lĩnh vực kiến thức cần kiểm tra, hàng ngang ghi trình độ yêu cầu kiểm tra, trong các ô ghi số lượng các câu. d) Thiết kế câu hỏi, bài tập theo ma trận. e) Thiết kế đáp án, biểu điểm. 1.3- Cấu trúc đề kiểm tra: Khi đã xác định xong các nhóm mục tiêu của bài kiểm tra, công việc kế tiếp là xây dựng một bảng hai chiều về cấu trúc bài kiểm tra. Bảng cấu trúc này kết hợp hai nhóm mục tiêu lại với nhau đồng thời cũng xác định “ trọng lượng” của từng “ vùng” trong cấu trúc bài kiểm tra. “ Trọng lượng” xác định tỷ lệ câu hỏi sẽ được viết cho vùng đó. Ví dụ: Đối với một đề kiểm tra một tiết Vật lí 10,11 tỉ lệ sau đây có thể chấp nhận được: * Từ 10 đến 20 câu TNKQ. * Từ 2 đến 3 câu TNTL. Đối với một đề kiểm tra một tiết Vật lí 12 cho 100% là TNKQ thì khoảng 28 câu là vừa Thiết lập ma trận với đầy đủ số liệu, thông tin đã định. Biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá: Phương pháp TNKQ có thể tiến hành với một lượng thí sinh lớn ( toàn khối, toàn trường,…). Để triển khai kì kiểm tra với qui mô lớn cần phải chuẩn bị hết sức cẩn thận về đề kiểm tra, các bước tiến hành, cách thức chấm điểm, công bố kết quả,…Kì kiểm tra được chuẩn bị công phu, theo một qui trình chặt chẽ: 2.1- Tổ chức kiểm tra: a) Họp tổ xác định lĩnh vực cần trắc nghiệm,thống nhất ma trận hai chiều. - Tiến hành viết trắc nghiệm: Tổ trưởng phân công cho từng cá nhân tập trung, đầu tư viết trắc nghiệm , các câu trắc nghiệm cần tuân thủ những yêu cầu về nội dung cũng như kĩ thuật viết trắc nghiệm . Sau khi viết xong sẽ được trao đổi, sửa chữa và góp ý thống nhất ở tổ. Sau đó, đưa vào ngân hàng câu trắc nghiệm được quản lí bằng ngân hàng câu trắc nghiệm và lưu trong máy tính. - Căn cứ vào bảng đặc trưng. Chọn ngẫu nhiên các câu hỏi đưa vào đề thi từ ngân hàng câu trắc nghiệm bằng sử dụng phần mềm tin học có thể tạo ra các đề thi tương đương có cùng nội dung nhưng khác nhau về hình thức bằng cách đảo thứ tự các câu hỏi và các phương án trả lời - Tổ chức thi: đề kiểm tra và phiếu trả lời được in và nhân bản theo số lượng thí sinh của các lớp - Chọn thời điểm thích hợp để tổ chức gần như hàng loạt cho các lớp. Thu phiếu làm bài của học sinh để chấm. b) Chấm và phân tích kết quả thi: - GV soạn ra các bài kiểm tra theo từng loại, chấm bài theo đáp án của từng loại. Khi chấm, GV có đánh dấu các đáp án đúng trong phiếu trả lời của HS. - Khi chấm xong, GV vào điểm và thống kê, phân tích tỉ mỉ về chất lượng các câu trắc nghiệm cũng như các yếu tố có liên quan đến bài làm của thí sinh c) Trả bài kiểm tra: Đây là bước cuối cùng của kì kiểm tra. Khi trả bài kiểm tra cho HS, GV yêu cầu HS về xem lại bài kiểm tra của mình, so sánh với đáp án mà GV đã sửa,HS rút kinh nghiệm. 3. Tổ chức thực nghiệm: Được tiến hành ở khối lớp 12, bài kiểm tra định kỳ lần 1 học kỳ II Loại Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém KT HKI KT ĐK KT HKI KT ĐK KT HKI KT ĐK KT HKI KT ĐK KT HKI KT ĐK 12 H 46,5% 62,8% 32,5% 18,6% 16,5% 16,3% 4,7% 2,3% 0% 0% 12 I 19,0% 28,6% 33,3% 23,8% 40,5% 40,5% 4,8% 7,1% 2,4% 0% 12 M 7,0% 4,7% 18,6% 16,3% 41,9% 53,4% 25,5% 16,3% 7,0% 9,3% (KT HKI:điểm kiểm tra học kỳ I, KT ĐK: điểm kiểm tra định kỳ lần I, học kỳ II ) Việc tổ chức hình thức kiểm tra trắc nghiệm,và biện pháp tổ chức kiểm tra như đã nêu trên dã thực sự bảo đảm tính khách quan. + Tỉ lệ trả lời sai từng câu trong đề kiểm tra định kỳ lần 1 học kỳII ( Đề kiểm tra có kèm theo) của cả khối lớp 12 Câu 01 53,9% Câu 07 46,9% Câu 13 46,9% Câu 19 45,2% Câu 25 45,2% Câu 02 42,6% Câu 08 46,9% Câu 14 45,2% Câu 20 42,6% Câu 26 53,9% Câu 03 59,6% Câu 09 50,4% Câu 15 48,6% Câu 21 52,1% Câu 27 52,1% Câu 04 48,7% Câu 10 60,0% Câu 16 54,8% Câu 22 43,5% Câu 28 54,7% Câu 05 55,6% Câu 11 33,9% Câu 17 46,9% Câu 23 48,7% Câu 29 46,1% Câu 06 53,9% Câu 12 62,6% Câu 18 47,8% Câu 24 40,8% Câu 30 51,3% Nhận xét: Qua bảng thống kể trên:tỉ lệ sai ở các câu 03, câu 10, câu 12 cao có thể rút ra một số kết luận sau: - Đối với câu 03: học sinh khi làm bài tập quang hình học chưa thật sự lưu ý đến tính chất của ảnh - Đối với câu 10: học sinh chưa lưu ý đến việc sử dụng từ ngữ" tia tới đi qua – tia tới có đường kéo dài đi qua" - Đối với câu 12: học sinh chưa lưu ý đến từ ngữ "góc khúc xạ tỉ lệ thuận góc tới" Lớp Câu 12 H % 12 I % 12 M % Lớp Câu 12 H % 12 I % 12 M % 1 18,2 27,3 44,4 16 54,5 36,4 95,0 2 36,4 27,3 44,4 17 27,3 45,5 44,4 3 27,3 63,6 66,7 18 0,0 9,1 44,4 4 27,3 54,5 33,3 19 72,7 63,6 33,3 5 54,4 54,5 88,9 20 9,1 45,5 22,2 6 0,0 18,2 55,6 21 18,2 18,2 33,3 7 18,2 9,1 66,7 22 9,1 9,1 44,4 8 54,5 9,1 22,2 23 18,2 27,3 44,4 9 18,2 18,2 55,6 24 9,1 9,1 22,2 10 45,5 45,5 66,7 25 9,1 45,5 66,7 11 9,1 27,3 33,3 26 36,4 54,5 55,6 12 63,6 90,9 66,7 27 27,3 27,3 55,6 13 0,0 18,2 44,4 28 27,3 27,3 33,3 14 0,0 0,0 33,3 29 27,3 45,5 55,6 15 9,1 27,3 44,4 30 36,4 27,3 55,6 * Từ bảng thống kê trên ta có những kết luận sau - Đối với lớp 12 H: + Tỉ lệ sai ở các câu vận dụng rất thấp + Tỉ lệ sai ở các câu 5, 8, 12, 16, 19 tương đối cao, chứng tỏ học sinh ở lớp này chưa nắm lý thuyết - Đối với lớp 12 I: + Tỉ lệ sai ở các câu vận dụng rất thấp, riêng câu 3 tỉ lệ sai tương đối cao, điều đó chứng tỏ học sinh chưa lưu ý đến tính chất của ảnh khi giải bài tập + Tỉ lệ sai ở các câu 5, 12, 19, 26 tương đối cao, chứng tỏ học sinh chưa nắm vững lý thuyết, nhất là lý thuyết về mắt và các tật của mắt - Đối với lớp 12 M: + Tỉ lệ sai ở các câu vận dụng câu 3, 7, 16, 25 cao, chứng tỏ khả năng vận dụng của học sinh còn tương đối yếu, nhất là các phần mắt và các tật của mắt, hiện tượng phản xạ toàn phần, chưa lưu ý đến tính chất của ảnh, đặc biệt hầu như cả lớp chưa làm được bài tập về lăng kính (Câu 16 tỉ lệ sai 95%) III. KẾT LUẬN: 1. Những bài học kinh nghiệm: Trên đây là những quan điểm về vấn đề kiểm tra, đánh giá mà trường chúng ta đang theo đuổi và thực hiện. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá là một hoạt động giáo dục có nhiều quan điểm khác nhau. Đó là tình hình chung của của các nền giáo dục của tất cả các nước. Khó có thể tìm sự giống nhau hoàn toìan về quan điểm và cách tổ chức kiểm tra, đánh giá ở các nền giáo dục khác nhau. Sau đây là những bài học kinh nghiệm. 1. Ta đã nói giáo dục có 3 chức năng: chức năng kiểm tra, chức năng dạy học và chức năng điều kiển. Cần nhấn mạnh chức năng dạy học cũng là một chức năng không kém phần quan trọng so với chức năng kiểm tra. Nhưng trong thực tế, ở nơi nào cũng có tình hình là chức năng dạy học thường bị coi nhẹ hơn chức năng kiểm tra. Thầy giáo ra bài kiểm tra cho học sinh, chấm bài và trả bài xong là coi như công việc đã hoàn thành. Rất ít khi và rất ít thầy giáo qua các bài kiểm tra tự đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp sư phạm mình đã sử dụng. Chức năng điều khiển là một chức năng có vai trò đặc biệt. “Thi thế nào học thế ấy”, câu nói đó khuôn vào trong phạm vi nhà trường chỉ có mối quan hệ thầy và trò. Nói vậy vì trong phạm vi một địa phương hay quốc gia thì chức năng này sẽ dẫn đến là “thi thế nào, thầy dạy thế ấy thì trò thế ấy và cả phụ huynh học sinh cũng hướng cho con em mình học thế ấy”. Rõ ràng chức năng điều khiển ở đây có vai trò như một quy luật. Đó là vấn đề rất lớn của người quản lý giáo dục ở tất cả các cấp. Vấn đề này có tác giả đã viết đại ý rằng: một bài kiểm tra có tác dụng như một tuyên ngôn của người kiểm tra về mục học tập, về cái đích mà người bị kiểm tra phải đạt được, đó là một tuyên ngôn dứt khoát, đanh thép. 2. Những điều vừa trình bày trên đây đã hé mở ra một điều là hoạt động kiểm tra, đánh giá trong nhà trường có vai trò rất to lớn. Nó có thể có tác dụng gây sự hưng phấn trong học sinh, kích thích học sinh học tập tốt hơn nhưng nó cũng có thể gây sự thiếu tự tin dẫn đến tinh thần chán nản trong học tập. Điều đó phụ thuộc vào chất lượng các bài kiểm tra. Một bài kiểm tra được gọi là có chất lượng tốt nếu sau khi kiểm tra nó bắt buộc học sinh phải suy nghĩ và tự rút ra kết luận mang tính tích cực. Chẳng hạn như học sinh cho rằng đó là bài kiểm tra không quá sức và nếu cố gắng hơn, cẩn thận hơn thì chắc là đạt kết quả tốt hơn. Để có bài kiểm tra đạt chất lượng tốt, người kiểm tra phải chuẩn bị đề kiểm tra một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Đề kiểm tra cũng phải đủ sáng sủa để người được kiểm tra hiểu đúng nội dung của vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đề kiểm tra còn phải bao hàm một nội dung để có thể phân loại trình độ của người được kiểm tra. 3. Từ phần trên ta đã biết có rất nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, tất cả các hình thức đó nhà trường đều đã sử dụng hoặc ít, hoặc nhiều. Ơ đây chỉ giới thiệu hai hình thức kiểm tra mà nhà trường chúng ta còn ít sử dụng. Đó là hình thức kiểm tra trả lời ngắn gọn và hình thức kiểm tra trả lời dài. Hình thức kiểm tra trả lời ngắn gọn theo E.M.Roger cho rằng có nhiều ưu điểm. Hình thức này không đòi hỏi nhiều thời gian cho việc làm bài kiểm tra nhưng nó vẫn dnàh một độ tự do nhất định để học sinh diễn tả ý kiến của mình, trong khi đó hình thức trắc nghiệm không cho học sinh một cơ hội nào để diễn tả ý kiến của mình. Đặc biệt, với hình thức trả lời ngắn các câu hỏi bao giờ cũng biểu ehiện rõ điều mà thầy giáo muốn yêu cầu học sinh. Nếu các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự cho độ khó tăng dần thì sẽ tạo thành một đề bài kiểm tra có thể phân biệt được trình độ học sinh. Hình thức kiểm tra trả lời dài có ưu điểm là học sinh có thể hoàn toàn tự do trong việc diễn đạt ý kiến của mình. Đây là hình thức nhà trường ta vẫn quen dùng từ trước đến nay dưới dạng câu hỏi và bài tập. Tuy nhiên điều ở đây muốn nói là các câu hỏi và bài tập mà nhà trường sử dụng hầu hết chỉ yêu cầu tái hiện những điều đã học, những điều đã có trong sách giáo khoa, những bài tập yêu cầu học sinh mức độ vận dụng và phân tích thì cũng không vượt ra ngoài sách giáo khoa, không có những bài yêu cầu học sinh hệ thống hoá hay phê phán theo nhận định riêng của mình. Kiến nghị, đề xuất: Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi khâu in ấn đề (máy in), giấy photo Tổ chức kiểm tra đồng loạt để đãm bảo tính khách quan và nghiêm túc. Khâu chấm bài cũng phải nghiêm túc khách quan như: rọc phách, lên điểm… Sau mỗi lần kiễm tra phải có đánh giá, rút kinh ngihệm ở tổ chuyên môn về những sai, sót của đề để điều chỉnh cho lần sau tốt hơn… Giá Rai, ngày 22 tháng 10 năm 2008 LÝ MINH HÙNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC -----0000000----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NGƯỜI THỰC HIỆN: Lý Minh Hùng NĂM HỌC 2008 - 2009

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc
Giáo án liên quan