Như chúng ta đã biết. Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đảng coi : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Văn kiện lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “ Cùng với khoa học và công nghệ giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao dân trí”. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục của bậc tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là nền tảng sự khởi đầu của kho tàng trí thức của mỗi con người, thầy không những truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em mà phải giáo dục cho các em có nhân cách, tài đức vẹn toàn để trở thành công dân tốt. Làm chủ tương lai của đất nước ý thức được điều đó với bản thân tôi, ngay từ đầu năm học 2005 – 2006, khi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1B trường tiểu học Thị trấn Hàng Trạm điều mà tôi trăn trở suy nghĩ mà cũng là một trong những điều cấp bách hiện nay là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1. Bởi vì đạo đức của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trong lớp, trong trường nói riêng và nền giáo dục nói chung. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “ Người có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết. Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đảng coi : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Văn kiện lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “ Cùng với khoa học và công nghệ giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao dân trí”. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục của bậc tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là nền tảng sự khởi đầu của kho tàng trí thức của mỗi con người, thầy không những truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em mà phải giáo dục cho các em có nhân cách, tài đức vẹn toàn để trở thành công dân tốt. Làm chủ tương lai của đất nước ý thức được điều đó với bản thân tôi, ngay từ đầu năm học 2005 – 2006, khi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1B trường tiểu học Thị trấn Hàng Trạm điều mà tôi trăn trở suy nghĩ mà cũng là một trong những điều cấp bách hiện nay là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1. Bởi vì đạo đức của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trong lớp, trong trường nói riêng và nền giáo dục nói chung. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “ Người có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 là trang bị cho các em những kiến thức sơ đẳng về chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Giúp cho các em bước đầu hình thành năng lực định hướng đạo đức biết phân biệt cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Bồi dưỡng cảm xúc đạo đức, yêu cái thiện và có thái độ đấu tranh với cái xấu, tất cả những lý do trên khiến tôi suy nghĩ. Làm thế nào để giáo dục cho các em học sinh lớp 1 có một phẩm chất đạo đức trong sáng. Do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân về công tác “ Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1” Trường tiểu học Thị trấn Hàng Trạm.
Phần thứ hai: nội dung
a- Cơ sở lý luận:
Trong quá trình dạy học, hoạt động học là hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi ngay trong chính bản thân của học sinh những nhận thức mới về thế giới quan và cuộc sống. Để mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả cao thì trước hết người giáo viên phải gieo vào học sinh những tư tưởng đạo đức tốt, trong sáng lành mạnh , phải giáo dục cho học sinh trở thành người con ngoan, có nhân cách thì mới dễ dàng dạy các em thành trò giỏi được. Chính vì vậy mà quá trình giáo dục chiếm một thời gian không nhỏ nên vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ dạy chữ mà không chu trọng đến vai trò đạo đức caủa học sinh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh quan, thế giới quan của các em.
Đạo đức là hệ thống chuẩn mực do con người tự giác đề ra tự giác thực hiện, trong quan hệ với người khác trong xã hội hệ thống này quy định hành vi đạo đức của con người. Vì vậy người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, củng cố niềm tin đạo đức cho trẻ, các em có thể học từng lời nói, cử chỉ của giáo viên nhất nhất nghe theo giáo viên.
Thực tế cho thấy, trong lớp 1B do tôi dạy, qua tìm hiểu tiếp xúc gần gũi với học sinh, tôi thấy rằng đại đa số các em rất ngoan ý thức kỷ luật tốt. Song bên cạnh đó còn một số em rất bướng bỉnh, ý thức chưa tốt qua theo dõi đầu năm học, tôi có ghi chép lại những hành vi đạo đức của từng học sinh, tổng hợp lại kết quả như sau:
- Tổng số học sinh: 23
- Trong đó:
+ Nữ: 13
+ Nam:9
* Cụ thể số em có những hành vi đạo đức sau:
- Số học sinh ngoan nghe theo lời cô giáo: 17
- Số học sinh hay nghỉ học không lý do: 01
- Số học sinh hay nói tục, chửi bậy: 01
- Số học sinh gặp thầy cô, người lớn không chào hỏi: 01
Qua điều tra tìm hiểu, tôi nhận thấy những học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt do một số nguyên nhân sau:
1. Một số em sinh ra trong một gia đình qua nghèo, bố mẹ mải kiếm tiền để nuôi con, song không để ý đến việc giáo dục dạy dỗ con cái, không quan tâm đến việc học hành của con.
2. Có những học sinh ở trong một điều kiện gia đình kinh tế khá giải, nhưng bố mẹ lại chỉ quan tâm đến việc làm giàu nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, hay cho tiền để em đi mua quà.
b. Một số giải pháp:
1- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Sau khi đã phân loại được từng đối tượng học sinh công với việc đã tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của các em. Trước hết tôi tìm hiểu từng em, tất nhiên có em rất sôi nổi , hiển nhiên nói hết mọi điều, ngược lại có những em lầm lì không chịu nói ra, song với sự nhiệt tình của mình, coi học sinh như chính con ruột của mình, tôi cũng đã gần gũi được với các em trò chuyện được với các em và tôi thấy những đối tượng học sinh này sống rất tình cảm và nói ngọt ngào, khi nắm bắt được tâm lý của các em rồi thì rất dễ giáo dục.
Tiếp theo là tôi trực tiếp đến gặp gỡ ngay phụ huynh của các em học sinh này để trao đổi về những hành vi của các em để phụ huynh nắm được, đồng thời động viên bố mẹ các em để họ nhìn ra được mặt phải, mặt trái và hậu quả của sự thiếu quan tâm của bố mẹ đối với các con em, để từ đó bản thân mỗi phụ huynh học sinh tự nhận thức được và bớt chút thời gian để quan tâm đến con cái hơn.
Ngoài ra, ở lớp tôi phân đều các em học sinh đó về các tổ, phân công và xếp chỗ ngồi cạnh những em học sinh ngoan, học giỏi để thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những học sinh đó, thỉnh thoảng tôi có giao một số công việc nho nhỏ cho các em tôi thấy các em cũng rất phấn khởi cố gắng làm cho xong. Mỗi lần như thế tôi thường động viên khích lệ và tuyên dương các em trước lớp và có thể trước giờ chào cờ. Ngược lại mỗi khi các em mắc lỗi tôi lại gọi riêng các em để khuyên bảo nhẹ nhàng và bỏ qua cho các em, không tránh phạt trước lớp nếu như các em nhận khuyết điểm của mình. Từ đó các em dần dần có ý thức hơn, hoà đồng với các bạn hơn và tỏ ra có trách nhiệm với bản thân và tập thể hơn.
Hơn thế nữa tôi còn đặt vấn đề với các đoàn thể trong nhà trường để trích một phần kinh phí rất nhỏ bé dù chỉ là một chiếc bút, 1 quyển vở để động viên các em mỗi khi các em làm được một việc tốt. Ngoài ra trong các giờ học tôi thường liên hệ những tấm gương tiêu biểu như các danh nhân, anh hùng liệt sỹ, đặc biệt là tấm gương của Bác Hồ để các em học tập, bởi vì đặc điểm của các em học sinh lớp 1 là thích bắt trước các nhân vật mà các em hâm mộ.
2- Đối với gia đình học sinh:
Như chúng ta đã biết thời gian ở nhà của các em nhiều hơn ở lớp nên đòi hỏi gia đình phải có sự quan tâm chặt chẽ cho nên đối với các gia đình thiếu quan tâm đến các em học sinh này như lúc đầu tôi đã đề cập đến, tôi thường xuyên liên hệ, gặp gỡ, trao đổi để động viên khích lệ các bậc phụ huynh để họ có ý thức được tầm quan trọng của việc quan tâm dạy dỗ đến con cái, đồng thời thông báo kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của con em họ để cùng nhau nắm bắt và giải quyết.
Bên cạnh những đó đòi hỏi đối với gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khă, tôi còn vận động các giáo viên trong trường thu gom quần áo, sách vở, giầy dép để giúp đỡ gia đình bớt đi một phần nào khó khăn và có điều kiện để quan tâm đến việc học hành cũng như hành vi đạo đức của con cái, chính vì thế mà tôi đã nhận được sự đồng tình giúp đỡ từ phía phụ huynh học sinh.
3- Đối với xã hội:
Từ nhiệm vụ: “ Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” tôi đến gặp ông xóm trưởng của các xóm có các em học sinh đó để tìm hiểu thêm về gia đình của các em, mặt khác tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu mới hội đồng giáo dục xã tổ chức một buổi học “ Luật phổ cập giáo dục tiểu học” và mời các bậc phụ huynh tới dự để họ thấm nhuần, hiểu sâu về nội quy, quy định việc học tập của con em mình, mặt khác đề nghị với UBND Thị trấn phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhà trường để có những biện pháp cụ thể đối với các gia đình có học sinh chưa ngoan.
C- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 tôi thấy kết quả thu được có phần rất khả quan.
Số học sinh vang lời thầy cô giáo nhiều hơn.
Số học sinh nghỉ học vô tổ chức không sảy ra nữa.
Không còn học sinh gặp thầy cô giáo và người lớn tuổi không chào hỏi.
Duy nhất chỉ còn một trường hợp vẫn còn đôi lúc nói tục ( do vẫn còn ảnh hưởng theo thói quen).
Cụ thể tổng số học sinh 20 em
+ Thực hiện đầy đủ: 19 em
+ Thực hiện chưa đầy đủ: 01 em
Đũng như Bác Hồ đã nói “ Có đức mà không có tài thì vô dụng” chính là muốn đề cao vai trò tác dụng của việc rèn người. Đối với trường tiểu học nhất là các em học sinh lớp 1, đây chính là cái nôi để các em rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất đạo đức của con người mới trong nền văn minh của nhân loại, việc quan tâm của bậc phụ huynh lòng nhiệt tình có trách nhiệm của thầy cô giáo là hết sức quan trọng, bởi họ đang vẽ lên một tờ giấy trắng việc lơ là của người lớn sẽ hết sức nguy hại cho các em khi các thói quen cũng như nhân cách của các em đang được hình thành và phát triển.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội sẽ tạo nên môi trường lành mạnh ở mọi nơi cộng đồng thực hiện tốt sẽ đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên phải là người có tâm huyết trong việc giáo dục con trẻ, yêu học sinh như con em của mình muốn vậy người giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó khắc phục khó khăn, phải đầu tư thời gian thích đáng cho công tác giáo dục của mình, uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của trẻ.
Trên đây là một vài kinh nghịêm nhỏ trong công tác “ Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1” của bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi thêm được hoàn chỉnh.
Hàng Trạm, ngày 15 tháng 2 năm 2006
Người viết
Vũ Thị Tuyết
File đính kèm:
- giao duc dao duc cho hoc sinh lop 1 chi tuyet minh.doc