Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm kích thích sự hứng thú học tập vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

 Thí nghiệm Vật lý được hiểu theo nghĩa rộng là một trong các phương pháp dạy học Vật lý, là cách thức công tác giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Đó là phương tiện trực quan, giúp học sinh hình thành những hình tượng cụ thể, phản ánh trung thực các hiện tượng, các qúa trình, quy luật Vật lý. Thí nghiệm vật lý là phương tiện kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu giáo trình. Ngoài ra, Thí nghiệm vật lý còn có tác dụng to lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức của học sinh, giúp các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm kích thích sự hứng thú học tập vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP VẬT LÝ BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN Người thực hiện: Phạm Thị Kim Cúc Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ môn: .Vật lý √ Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: ......................................................... 1 Có đính kèm: 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2011 - 1012 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Phạm Thị Kim Cúc 2.Ngày tháng năm sinh: 13/ 05/ 1985 Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: ấp Thọ Hòa- Xuân Thọ - Xuân Lộc- Đồng Nai Điện thoại: 0613731769 (CQ); ĐTDĐ: 0935468379 Fax: E-mail: ptkcuc@xuantho.edu.vn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc- Đồng Nai TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Năm nhận bằng: 2008 Chuyên ngành đào tạo: CN Vật Lý KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Vật lý Số năm có kinh nghiệm: 04 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: (không có) BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP VẬT LÝ BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài : Thí nghiệm Vật lý được hiểu theo nghĩa rộng là một trong các phương pháp dạy học Vật lý, là cách thức công tác giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Đó là phương tiện trực quan, giúp học sinh hình thành những hình tượng cụ thể, phản ánh trung thực các hiện tượng, các qúa trình, quy luật Vật lý. Thí nghiệm vật lý là phương tiện kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu giáo trình. Ngoài ra, Thí nghiệm vật lý còn có tác dụng to lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức của học sinh, giúp các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành.. Như thế, thí nghiệm vật lý là một phương tiện tham gia tốt vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có đủ điều kiện, thiết bị thí nghiệm. (Ví dụ như trường chúng ta, hiện tại bây giờ mới chỉ có mấy bộ thí nghiệm biểu diễn, lại khá cồng kềnh).. Trước thực tế này tôi chọn đề tài “ Kích thích sự hứng thú học tập vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh được hiệu quả. 2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1 Thuận lợi Học sinh hứng thú với tiết học thực hành hoặc những tiết học có sử dụng dụng cụ trực quan. Khó khăn Hiện tại, các thí nghiệm được mô tả trong sách giáo khoa không nhiều, hơn nữa có thí nghiệm đòi hỏi phải những dụng cụ chuyên dụng. Trong khi đó, dụng cụ thí nghiệm của trường ta mới chỉ có dụng cụ dành cho thí nghiệm biểu diễn, (như đã nói ở trên, có những bộ khá cồng kềnh) lại chưa đầy đủ nên không phải thí nghiệm nào cũng thực hiện được. Học sinh chủ yếu quan sát thí nghiệm trong sách giáo khoa, mô tả và lấy bảng kết quả có sẵn trong sách để nghiên cứu bài học. Chính vì thế đôi lúc gây tâm lý áp đặt, nghi ngờ, thụ động trong học sinh. Số liệu thống kê: Sử dụng phiếu điều tra trên 50 học sinh cho kết quả: 50/50 học sinh (100%) cho biết rất hứng thú với các tiết học có sử dụng thí nghiệm. 18/50 học sinh (36%)cho biết trong quá trình học tập chưa được tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm, cũng chưa thấy giáo viên sử dụng thí nghiệm lần nào. 50/50 học sinh (100%) đều mong muốn sẽ có những thí nghiệm trong tiết học để giúp các em học mau hiểu bài hơn và có cơ hội thực hành, kiểm chứng lý thuyết. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận - Chỉ thị 40 – CT/ TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết,ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề,phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học” (1- tr 2) - “Học sinh đang học thí nghiệm vật lý thời... trung cổ” : Đây là nhận định của nhóm các chuyên gia ở Hội Vật lý khi thực hiện phản biện về chương trình và sách giáo khoa Vật lý bậc phổ thông, theo yêu cầu của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. So sánh sách giáo khoa (SGK) Vật lý Việt Nam với một số SGK Vật lý hệ tương đương đang được sử dụng phổ biến tại một số nước như Mỹ, Thụy Sỹ, Nga, Hội Vật lý phản đối quan điểm xây dựng chương trình SGK Vật lý Việt Nam ngay từ đầu chỉ chú trọng Vật lý học cổ điển. Quan điểm này làm cho chương trình nặng về những thứ cổ lỗ dẫn đến nội dung của chương trình quá tụt hậu so với hiện tại. Không những thế, Hội Vật lý còn cho rằng, chỉ với vài thí nghiệm, những nhà làm chương trình và SGK hy vọng học sinh phải khái quát được những khái niệm, những quy luật... trong vật lý là điều sai với cách làm trong khoa học. Kiến thức học sinh thu được ở SGK rất ít và cả thầy lẫn trò đều bị quá tải. Trong khi đó, Nhà nước tốn một khoản tiền khá lớn để mua sắm thiết bị dạy học theo hướng để học sinh tự làm, tự rút ra kết luận. Ngày nay chúng ta đang thực hiện việc đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông. Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với việc phải tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy – học. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn vì nhiều nguyên nhân: thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn và chưa đồng bộ; việc lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian trong khi thời gian nghỉ chuyển giữa hai tiết chỉ có từ 5 phút đến 10 phút; thí nghiệm không đảm bảo thành công nhanh… Bên cạnh đó thì có một nguyên nhân rất quan trọng là năng lực thí nghiệm của giáo viên trên thực tế còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế đó thể hiện cả ở mặt kĩ thuật lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm lẫn phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó trong giờ học sao cho tăng cường được hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo của học sinh. Điều đó đặt ra vấn đề là muốn thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy – học Vật lí ở trường phổ thông thì trước hết phải thành công trong việc bồi dưỡng để nâng cao được năng lực thí nghiệm cho giáo viên vật lí. Trong nhiều năm qua, việc bồi dưỡng thí nghiệm cho giáo viên vật lí vẫn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Trong điều kiện này, thiết nghĩ những Thí nghiệm Vật lý đơn giản có thể khắc phục được phần nào đó nhược điểm trên. Nhiệm vụ đề tài – Giới hạn đề tài Nhiệm vụ của đề tài: Nêu ra một số thí nghiệm đơn giản có thể thực hiện trên lớp hoặc giao về nhà cho các em thực hành. Thông qua đề tài phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giới hạn đề tài: - Một số thí nghiệm thuộc chương trình Vật lý 10,11,12 Hướng phát triển đề tài: - Nội dung nghiên cứu tiếp theo: các thí nghiệm đơn giản khác liên quan đến các bài học còn lại. Phương pháp tiến hành Xem lại tài liệu “ Lý luận dạy học Vật lý” ( ở Đại học ) Tìm hiểu trên sách báo, trên mạng Internet Tổng hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi ở thầy cô, đồng nghiệp. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài Đề tài được tiến hành trong thời gian quá trình thực tập, giảng dạy tại trường THPT Xuân Thọ. Mô tả phương pháp mới Đưa vào nhưng thí nghiệm nhỏ, có thể tiến hành ngay tại lớp với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dễ làm (hay không dùng dụng cụ) hoặc giao về nhà cho học sinh nghiên cứu (hay làm theo nhóm) rồi báo cáo kết quả. Ví dụ như sau: 5.1 Khi dạy bài Mômen lực ( Vật lý 10): Đưa ra cho học sinh một câu đố (có thưởng) hoặc một tình huống như sau: Cho học sinh ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa thân trên của học sinh không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, đố học sinh nào có thể đứng dậy được?.. Tất nhiên sẽ không có học sinh nào làm được điều này. Thí nghiệm này có thể sử dụng làm thí nghiệm mở đầu để dẫn dắt vào bài học, cũng có thể làm thí nghiệm kiểm chứng và yêu cầu học sinh dựa vào bài học để giải thích. 5.2 Khi dạy về định luật III Newton: có thể đưa ra một câu đố như sau: Cho học sinh đứng thẳng, không được co chân, đố học sinh nào có thể bật nhảy được. 5.3 Khi dạy về quá trình đẳng tích ( Vật lý 10): có thể tiến hành thí nghiệm sau: Lấy một chiếc cốc uống nước, hoặc một chai thuỷ tinh. Tìm một miếng vải hình vuông, to hơn miệng chai thuỷ tinh dùng làm thí nghiệm, thấm nước cho ẩm, rồi trải lên bàn. Cố định một cây nến lên bàn và châm lửa. úp miệng bình xuống dưới và hơ trên ngọn lửa nến cho không khí trong bình nóng lên. Sau đó nhanh chóng úp bình lên vuông vải ấm. Sẽ thấy bình hút miếng vải lên. Sau khi cho học sinh giải thích, có thể nói thêm đó chính là Bí mật của biện pháp giác hơi Bác sĩ đông y khi trị bệnh cho người bệnh thường dùng 5.4 Thí nghiệm dùng trong bài quá trình đẳng nhiệt( Vật lý 10): Quả bóng thổi không thể to      Chuẩn bị một qủa bong bóng và một chai cổ dài. Cho qủa bóng vào trong chai, vành chặt miệng quả bóng ra quanh miệng chai. Yêu cầu học sinh thổi thật mạnh xem qủa bóng bay phồng to lên cỡ nào? Kết qủa, quả bóng chỉ phồng lên một chút, rồi không sao to lên được nữa!   5.5 Thí nghiệm dùng trong bài Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng a) ( Vật lý 10 NC) Dùng một dây thép nhỏ uốn thành một hình tròn, lấy một sợi chỉ bông buộc ngang trên vòng thép đó, rồi nhúng tất cả vào trong nước xà phòng một lúc rồi nhấc ra. Sẽ thấy trên vòng thép có dính một lớp màng mỏng nước xà phòng. Nếu bạn dùng que nhỏ chọc thủng màng nhỏ bên trái sợi chỉ thì sợi chỉ sẽ bị màng xà phòng ở phía bên phải kéo, trở thành một vòng cong hướng về phía bên phải; nếu bạn phá màng xà phòng ở bên trái thì sợi chỉ sẽ bị mang xà phòng bên trái kéo về, trở thành một vòng cong hướng về phía bên trái. Nếu buộc sợi sắt một vòng bằng sợi chỉ, cũng ngâm vào nước xà phòng rồi nhấc ra, thì khi phá màng xà phòng trong vòng sợi chỉ nhanh chóng thành một vòng tròn xoe. b) Con thuyền tự động : Cắt con thuyền nhỏ bằng bìa cứng, rồi khoét ở đuôi thuyền một lỗ nhỏ, nhét vào lỗ đó một cục tròn mực bút bi ( mực có dầu), đặt thuyền vào chậu đựng nước sạch. Sẽ thấy con thuyền tự nó chạy lên phía trước.   Còn thuyền chạy lên phía trước hoàn toàn là do có sức căng bề mặt của nước.. 5.6 Thí nghiệm dùng trong bài Định luật Béc-nu-li (Vật lý 10 NC): a) Để một miếng giấy nhỏ dính vào phía dưới của môi mình, cũng có thể dùng 1 tờ giấy mảnh), dùng sức thổi hơi về phía trước thì mảnh giấy này không bay về phía dưới mà lại bay lên trên. b)Thổi mạnh vào giữa hai tờ giấy (song song) được giữ cố định tại hai điểm A, B thì thấy hai tờ giấy không tách ra xa nhau mà lại như hút nhau. 5.7. Thí nghiệm dùng trong bài cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: Bí mật con lật đật không bị đổ ngã      Dùng giấy bìa cứng cắt thành 1/2 vòng tròn đường kính 13cm, sau đó cắt thành hai mảnh bằng nhau, lấy một mảnh cắt thành hình rẻ quạt, sau đó dán lại bằng hồ thành thân của con lật đật.   Lấy một chiếc đũa, đặt đầu vuông quay xuống dưới, đặt thẳng đứng để dán chặt vào con lật đật, ở lưng ( tâm vòng tròn mặt đáy) buộc một đoạn dây- Đầu trên chiếc đũa dán vào hình đầu người làm bằng giấy bìa. Sau lưng chiếc đũa kẹp một chiếc cặp. Thế là con lật đật đã được làm xong.      Nếu chiếc cặp kẹp ở tầm ngang là thấp thì khi nhấc dây buộc lên, thân con lật đật thõng xuống phía dưới, và khi đó đặt con lật đật lên mặt bàn thì nó cũng không bao giờ đổ. Nếu chiếc cặp kẹp buộc cao quá thì xách dây buộc lên, con lật đật sẽ chúi đầu xuống khi đó con lật đật ở tư thế không ổn định.      Từ đó có thể thấy muốn cho con lật đật không bị đổ, trọng tâm của nó phải thấp hơn tâm của vòng tròn mặt đấy con lật đật. Như thế, khi con lật đật nghiêng đi thì điểm chỉ lệch một chút so vớí trọng tâm thì trọng tâm thay đổi rất nhanh làm cho con lật đật phải quay trở lại. 5.8. Khi dạy về bài Pin- Acquy ( Vậtlý 11): có thể cho học sinh chế tạo pin chanh: Đầu tiên, bạn hãy cắt quả chanh làm đôi theo chiều ngang. Hãy sử dụng dao thật sắc để tránh làm rách màng ngăn giữa các múi chanh. Sau đó, bạn cắm vào mỗi múi chanh 2 sợi dây kim loại dài khoảng 2cm, một sợi bằng đồng và một sợi bằng kẽm. Tiếp theo, đấu đầu còn lại của các sợi kim loại với nhau, dây đồng đấu với dây đồng, dây thép đấu với dây thép. Như vậy, bạn đã có 2 điện cực của một cục pin. Dòng điện được tạo ra tuy yếu nhưng nếu đưa lên đầu lưỡi nếm thử, bạn sẽ thấy rõ cảm giác hơi tê. Cách đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng đinh và đồng xu để làm các điện cực thay cho dây đồng và kẽm. Thực hiện các bước tương tự như trên bạn sẽ có chiếc pin đủ để thắp sáng một chiếc đèn LED. Hai điện cực trên quả chanh Đấu nối tiếp nhiều "máy phát điện-quả là chiếc đinh và đồng xu chanh" với nhau Nguyên lý hoạt động của chiếc máy phát điện “quả chanh” này giống như một chiếc pin thông thường. Dòng điện được tạo ra nhờ các phân tử điện phân của kim loại trong môi trường điện ly chính là nước chanh Hoặc có thể làm như sau: Chuẩn bị hai sợi dây lõi đồng, một chiếc ghim sách và một quả cà chua. Chúng ta dùng chúng để làm một chiếc pin cà chua như sau:   Trước tiên bẻ thẳng một đầu chiếc ghim và xâu vào trong quả cà chua, sau đó nối chắc một sợi dây lõi đồng vào chiếc ghim. Sau khi bóc đi lớp vỏ nhựa ở hai đầu một sợi dây đồng khác thì xâu một đầu vào quả cà chua  ở chỗ  sát ngay chỗ sát ghim sách đã xâu vào quả cà chua. Bây giờ lưỡi của bạn tiếp xúc vào hai đầu dây dẫn từ qủa cà chua. Lưỡi bạn như bị tê và cảm giác như bị chích đau. Nối thử dụng cụ chỉ điện sẽ thấy kim bị lêch. 5.9. Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện và tương tác giữa các loại điện tích( Vật lý 11): a) Con nhện giấy   Cắt từ tờ báo một mẩu như trang vở học sinh, rồi cắt thành 8 dải giấy song còn để dính chúng với nhau ở một chiều của tờ giấy. Cắt xong vuốt các di giấy dựng lên, dính vào trên vách tường, dùng túi nhựa ma sát từ trên xuống dưới, bạn có thấy tờ giấy dính trên vách tường không? Gỡ tờ giấy xuống, bạn sẽ thấy 8 dải giấy sẽ hướng ra ngoài và lay đông qua lại, trông giống như một con nhện. Tờ giấy được ma sát sẽ mang điện tích, và do mỗi dải giấy đều mang điện tích giống nhau, cho nên chúng đẩy nhau và tách nhau ra. b) Hai quả bóng - Cọ xát mạnh nhiều lần bóng bay A đã được thổi căng vào một khăn len khô, đưa nó lại gần một quả bóng cùng loại B được treo sẵn trên một sợi chỉ. Mô tả và giải thích hiện tượng? - Lặp lại thí nghiệm trên nhưng quả bóng B cũng được cọ xát mạnh nhiều lần vào khăn len trước khi treo. Thí nghiệm vè hiện tượng phản xạ toàn phần: Ánh sáng bị bẻ cong Dụng cụ: kéo, băng dính, chai nước ngọt loại to, đèn laze, nước, chậu hứng nước. Tiến hành: Dùng kéo đục một lỗ nhỏ gần đáy chai, dán băng dính lên lỗ nhỏ vừa đục, đổ nước vào trong chai. Chiếu đèn laze qua chai nước, điều chỉnh để ánh sáng đi qua lỗ thủng. Tháo băng dính để nước chảy ra, bạn sẽ thấy ánh sáng sẽ bị uốn theo dòng nước. 5.10 Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng tán sắc ánh sáng( Vật lý 11,12): a) Nước biến sắc           Trong một cốc nước chứa đầy nước, cho vào hai thìa canh sữa bò khuấy đều. Dùng dây nhỏ quấn chắc một chiếc gương phẳng, rồi treo ngâm vào cốc. Dùng đèn pin (pin mới) chiếu vào chiếc gương phẳng, quan sát thấy ánh sáng phản xạ lại từ chiếc gương phẳng có mang màu.   Nếu không ngừng thay đổi độ sâu ngâm chiếc gương vào trong nước thì màu sắc của ánh sáng phản xạ cũng không ngừng biến đổi- khi chiếu gương từ chỗ nông xuống sâu dần dần thì màu ánh sáng phản xạ cũng thay đổi như nhau: trắng –vàng - đỏ - đỏ sẫm( đỏ đen). b) Tạo ra cầu vồng: Dùng bình phun dương, phun xuôi theo nắng ( mặt trời sau lưng) lúc ấy ánh sáng mặt trời sẽ tán sắc qua các giọt nước, tạo ra cầu vồng. 5.11. Thí nghiệm dùng trong bài Lực từ hoặc kết thúc chương “Từ trường”: Làm máy phát điện đơn giản ( Vật lý 11) Chuẩn bị: 1. 01 nguồn điện một chiều 12(V), 6(V)... 2. 02 dây dẫn nối nguồn vào bộ phân trục đở roto. 3. 01 roto: là khung dây được quấn tròn ( dây quấn máy biến áp) 4. 02 trục đở roto làm từ dây đồng máy biến áp có đường kính lớn. 5. nam châm vĩnh cữu có từ trường mạnh ( nam châm từ loa, đồ chơi trẻ em ghép lại....) Bố trí thí nghiệm: Để đơn giản hơn có thể thay nguồn một chiều bằng cục pin Một số thí nghiệm để HS thực hiện ở nhà: 5.12 Mô phỏng theo tầu ngầm thật (Vật lý 10 về chuyển động bằng phản lực)      Lấy một quả bóng bay, có hình hơi dài, lồng vào vòi nước để nạp đầy nước. Tìm một nút chai nhựa đục ở giữa nút một lỗ nhỏ ( đường kính 1-2 mm), đút vào miệng quả bóng bay, dùng dây cao su quấn chặt lại. Nước trong quả bóng, sẽ có thể phun qua lỗ nhỏ. Sau đó thả quả bóng chứa đầy nước đó vào trong nước. Do tỷ lệ của qủa bóng và nút chai nhựa cũng không khác nhau mấy, nên qủa bóng không nổi nên mặt nước, cũng không chìm xuống đáy nước.   Do tác dụng của nước phun, qủa bóng từ từ tiến về phía trước, tựa như một chiếc tàu ngầm vậy 5.13 Thử nghiệm cách người ta tạo ra sét ( Vật lý 11): Dụng cụ: Một chiếc rađiô với cần anten kéo dài ra,một quả bóng bay, một chiếc áo len dày. Tiến hành: Thí nghiệm được tiến hành trong bóng tối. 1.Cọ quả bóng nhiều lần vào lớp len rồi đưa nó lại gần cần anten của đài. Chuyện gì sẽ xảy ra? 2.Chuyển đài radio vào sóng AM nhưng không tìm đài nào cả, vặn tiếng thật nhỏ, nhắc lại thí nghiệm trên và dỏng tai nghe. Bạn nghe thấy gì? 5.14Chế tạo tên lửa nước: ( Vật lý 10 về chuyển động bằng phản lực) : Yêu cầu HS làm theo nhóm, đem lên trường phóng thử và chấm điểm. - Nguyên tắc hoạt động: Đúng ra, phải gọi là “Tên lửa khí nén và nước” mới đúng. Bởi vì, lực đẩy chủ yếu của tên lửa là không khí ta bơm vào, nước chỉ là có tính phụ giúp. Gọi “tên lửa nước” là cách gọi tắt để phân biệt với tên lửa khí nén thuần túy. Lực đẩy khí nén dễ thấy nhất là khi ta thổi căng một quả bóng bay, đột nhiên thả tay ra, quả bóng bay về phía trước vì khí thoát ra phía sau. - Cấu tạo: “tên lửa nước” loại đơn giản nhất. 1.    Từng bộ phận a.    Thân tên lửa Lấy 1 chai nhựa 1.5 lít loại có đường kính miệng 21mm (chai Pepsi, Coca-cola) b.    Cánh Giấy bìa cứng hay nhựa mềm cắt theo mẫu. Dùng keo nến hay keo 2 mặt dán vào thân chai theo 3 hướng đều nhau (120 độ). c.    Đầu tên lửa *    Tên lửa không mang dù Lấy 1 chai nhựa 1.5 lít cắt đoạn 1/4 chai bắt đầu từ miệng chai *    Tên lửa có dù -    Lấy 1 chai nhựa 1.5 lít cắt đoạn 1/3 chai bắt đầu từ miệng chai -    Lấy đoạn đầu chai vừa cắt, cắt tiếp ra làm 2 đoạn như hình vẽ -   Cắt 3 mấu trên đoạn chai để giữ mũi tên lửa     Lắp ráp: Dùng keo 2 mặt, keo nến, và băng keo màu bản lớn (5cm) để dán các phần của tên lửa lại   Sau khi hoàn chỉnh 3. Dù  -    Dùng vải dù hay ni lon diện tích 1m2 (1m x 1m), cắt tròn -    Xỏ từ 8 (hoặc 12 lỗ) -    Dùng dây dù cắt thành 8 đoạn bằng nhau luồn vào 8 lỗ trên dù -    Cột thắt nút 8 đầu dây   4. Giàn phóng: -    Chuẩn bị 1m ống PVC đường kính 21mm -    Cắt 4 đoạn dài 15cm -    Cắt 1 đoạn dài 35cm -    1 đoạn 5cm ống PVC đường kính 40mm -   3 đầu bịt ống 21mm -    2 co chữ T -    8 sợi dây rút nhựa -    1 van xe máy -    1 miếng xăm xe -    Keo dán ống nước PVC -    1 cuộn keo lụa quấn ống nước a).    Khóa tên lửa o    Dùng 6 sợi dây rút nhựa quấn quanh đoạn ống 35cm o    Cộ cố định 6 sợi dây lại và dùng keo nến để gia cố thêm o    Luồn ống 40cm vào để các khóa ngàm dây rút vào ngạnh ở cổ chai b).    Van bơm : -    Dùng 1 van xe máy -    Lấy 1 đầu bịt ống 21mm, dùng mũi dao hơ nóng, để khoét 1 lỗ tròn có đường kính bằng đường kính van xe. -    Dùng xăm xe (ruột xe) làm gion chống xì hơi. Cắt một mẩu xăm xe hình tròn nhét vừa vào đầu bịt ống 21mm. Khoét 1 lỗ nhó sỏ vừa van xe. Để phần cao su này giữa van và đầu bịt. Vặn ốc xiết chặt van với đầu bịt c).    Giàn phóng -    Gắn các doạn ống nước và dùng keo dán ống nước để cổ định.  -    Ống phóng tên lửa cố định góc bắn trong khoảng 70độ-80độ so với mặt đất.   Lưu ý : o    Không dùng các chất bôi trơn như nhớt hay mỡ bò để bôi lên giàn phóng. Các chất này tác động lên nhựa PVC và chai làm thay đổi kích thước, khiến tên lửa không bay được o    Dàn phóng phải được gắn thật chắc. Yếu tố quyết định cho việc phóng thành công của tên lửa nước nằm chính ở giàn phóng. Giàn phóng càng chắc chắn và kín hơi sẽ tạo được áp xuất mạnh để phóng tên lửa. Sản phẩm cuối cùng 5.14.Chế tạo Kính thiên văn ( Vật lý 11 về bài Kính thiên văn) : yêu cầu HS chuẩn bị theo lớp, đến lớp lắp ráp kính thiên văn, có thể thực hành quan sát tại chỗ. Chuẩn bị : - Băng dính 2 mặt -Cưa -Thị kính (có thể tận dụng cái kính lúp) -Vật kính (kính lão hoặc kính Viễn Thị) nên mua ở hiệu kính thuốc khoảng 1 Dp, đường kính khoảng 6,5 Cm tương đương f=1m -Ống nhựa PVC, khoảng 1m ống nhựa đường kính 60Cm khoảng 20Cm đường kính 42mm để chứa Thị Kính 1 cái chuyển bậc 65-60 để cố định Vật Kính, 1 cái chuyển bậc 60-50 -một ít keo dán ống nhựa Lắp theo sơ đồ sau III. KẾT QUẢ 1.Chứng minh tính khả thi của phương pháp mới, ưu điểm: Tuy các thí nghiệm trên chỉ mang tính chất định tính nhưng trong điều kiện dụng cụ thí nghiệm đang thiếu thốn thì đây cũng là một giải pháp nên được sử dụng để giúp cho tiết học trở nên sôi nổi hơn. Đây là những thí nghiệm đơn giản, với những dụng cụ dễ tìm, dễ làm.Vì thế giáo viên có thể chuẩn bị nhiều bộ thí nghiệm hoặc thông báo trước dụng cụ để học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp.. Ở các lớp có áp dụng những thí nghiệm này, tôi thấy các em hiểu bài nhanh hơn, lại thấy tầm quan trọng của những ứng dụng Vật lý trong thực tiễn. Đặc biệt là những bài thí nghiệm mang tính chất “giải trí” được như “Làm tên lửa nước” khiến các em rất hào hứng, làm cho môn khoa học tự nhiên này bớt khô khan hơn… Tôi đang cho các em lớp 11 tự tìm hiểu và chế tạo “Kính thiên văn đơn giản” để các em có một dụng cụ quan trắc thiên văn, và để rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học cho các em. * Những ưu điểm nổi bật của thí nghiệm đơn giản: + Dụng cụ dùng trong thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. + Thí nghiệm cho kết quả rõ ràng, thuyết phục ( thường là những thí nghiệm gắn với những hiện tượng vật lý gần gũi trong đời sống hằng ngày) + Dễ thao tác và dễ thành công, không đòi hỏi người ở người thực hành những kỹ năng đặc biệt nên ai cũng có thể tiến hành được. + Thí nghiệm không đòi hỏi những điều kiện khắt khe về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, mạng điện, thiết bị… nên ở đâu cũng có thể tiến hành được. + Học sinh có thể tham gia vào quá trình thí nghiệm nên có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập nơi các em. 2. Nhược điểm và cách khắc phục: Như đã nói ở trên, những thí nghiệm trên đây chỉ mang tính chất định tính, tất nhiên nó không thể thay thế nhưng thí nghiệm định lượng trong sách giáo khoa. Vì thế nên sử dụng kết hợp với những thí nghiệm được mô tả trong sách và những thí nghiệm định lượng khác, hoặc những thí nghiệm ảo dùng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả trong dạy học. IV. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lí ở trường THPT, những thí nghiệm này giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, giúp học sinh kỹ năng làm các bài tập thực tế hiệu quả hơn. 2.Ý kiến đề xuất: Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý: - Đối với giáo viên: Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về dụng cụ, thao tác tiến hành thí nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.. - Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ thí nghiệm cho học sinh thực hành. Riêng đối với các bộ thí nghiệm biểu diễn thì mỗi bài thí nghiệm biểu diễn cần có ít nhất ba bộ, tạo điều kiện cho nhiều giáo viên có dụng cụ để tiến hành thí nghiệm khi có tiết dạy. (Hiện tại trong trường mới chỉ có một bộ/một bài). - Đối với học sinh: Cần học tập kỹ năng quan sát và thực hành những thí nghiệm đơn giản, tự tập làm một số dụng cụ vật lý để phát huy khả năng nghiên cứu khoa học.. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy của cá nhân tôi. Rất mong được sự chỉ bảo và tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xuân Thọ, ngày 22 tháng 3 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Kim Cúc Phụ lục: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH HỌC TẬP VẬT LÝ Em có thích học môn vật lý không? .......................................................................................................................................................................................................................... Theo em thí nghiệm vật lý có vai trò thế nào với việc học tập môn vật lý? …………………………………

File đính kèm:

  • docskknvatly(1).doc
Giáo án liên quan