Trải qua 9 năm làm công tác chủ nhiệm, 8 năm chủ nhiệm 12. Tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy không phải lúc nào tôi cũng đạt kết quả như mong muốn. Điếu đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, lớp chủ nhiệm có mức độ học tập khá hay trung bình, ở lớp dưới nền tảng xếp thứ nhất hay thứ chót, tập trung nhiều hay ít học sinh cá biệt
Ngoài sự trăn trở, tôi đã có những tiếp xúc với nhiều học sinh, phụ huynh để tìm hiểu nguyện vọng, ý kiến đóng góp cùng với những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được từ nhiều năm chủ nhiệm
Tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chủ nhiệm với hy vọng sẽ có sự đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua công tác chủ nhiệm
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trải qua 9 năm làm công tác chủ nhiệm, 8 năm chủ nhiệm 12. Tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy không phải lúc nào tôi cũng đạt kết quả như mong muốn. Điếu đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, lớp chủ nhiệm có mức độ học tập khá hay trung bình, ở lớp dưới nền tảng xếp thứ nhất hay thứ chót, tập trung nhiều hay ít học sinh cá biệt
Ngoài sự trăn trở, tôi đã có những tiếp xúc với nhiều học sinh, phụ huynh để tìm hiểu nguyện vọng, ý kiến đóng góp cùng với những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được từ nhiều năm chủ nhiệm
Tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chủ nhiệm với hy vọng sẽ có sự đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua công tác chủ nhiệm
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung cơ bản của phương pháp chủ nhiệm tích cực
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phương pháp chủ nhiệm là một phương pháp khó khăn của người làm công tác chủ nhiệm, việc tìm ra phương pháp không phải là 1 hoặc 2 ngày mà là một quá trình nghiên cứu và đúc rút từ lâu, từ nhiều người với các phương pháp khác nhau. Việc đưa ra phương pháp chủ nhiệm tích cực là sản phẩm của một quá trình lao động mệt nhọc và có sự hy sinh to lớn của người làm công tác chủ nhiệm
Trên cơ sở đó tôi mới quyết định đưa ra phương pháp này. Để vận dụng phương pháp náy một cách có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần phải vận dụng nó một cách linh hoạt đối với từng hoàn cảnh lịch sử, từng đối tượng học sinh, từng vùng miền.
II. THỰC TRẠNG LỚP CHỦ NHIỆM
-Lớp và lớp có thành tích không tốt, đặc biệt năm 11 giáo viên chủ nhiệm phải thay lớp trưởng và bí thư, có nhiều hiện tượng bỏ học và bỏ giờ
-Các phong trào tham gia không tích cực
- Có nhiều học sinh cá biệt
-Ý thức học tập và rèn luện đạo đức không cao
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
1. Nội dung
a. Cơ sở nội dung của Phương pháp chủ nhiệm tích cực
- Những ghi chép của giáo viên chủ nhiệm qua các năm, kết quả của nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, các phương pháp vận dụng
Quá trình nghiên cứu và thể nghiệm thông qua 9 năm làm công tác chủ nhiệm đặc biệt là 8 năm chủ nhiệm 12
- Những kết quả đạt được, lòng tin và sự yêu mến của học sinh tạo cơ sở để tôi áp dụng phương pháp chủ nhiệm
b. Nội dung thể hiện
- Nhận lớp chủ nhiệm và gặp giáo viên chủ nhiệm cũ
- Tổ chức sinh hoạt đầu năm
- Trao đổi với ban cán sự lớp
- Thông qua bản nội quy lớp học
- Xây dựng sơ đồ chổ ngồi
- Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh
- Gặp gỡ ban đại diện phụ huynh
- Tạo ấn tượng ban đầu đối với học sinh
2. Biện pháp thực hiện
+ Nhận lớp chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm cũ
Việc nhận lớp chủ nhiệm và gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm có cơ sở định hướng cho kế hoạch sắp tới, nắm bắt được những thông tin quan trọng về mọi mặt của học sinh để xây dựng phương pháp chủ nhiệm tốt
+ tổ chức sinh hoạt đầu năm
- Giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị chu đáo, phải nghiên cứu đối tượng học sinh để khi gặp giáo viên chủ nhiệm nêu lên một số mặt mạnh, mặt hạn chế. Cần biết vai trò của một số thành viên như: lớp trưởng, bí thư, các tổ trưởng vvv
- Giáo viên chủ nhiệm có thể nêu ra một số cá nhân tích cực, một số hạn chế để cho học sinh biết được giáo viên chủ nhiệm là một người quan tâm đến lớp chủ nhiệm là một người mà học sinh có thể gửi gắm niềm tin, sự chia sẽ và giúp lớp đạt được kết quả cao trong năm học
- Giáo viên cần giới thiệu về mình và những điều mình muốn, nên giới thiệu ngắn gọn tránh đề cao bản thân vì học sinh thích những gì mà giáo viên chủ nhiệm làm hơn là những gì họ nói . Nên đề cập về nguyện vọng là sẽ cùng lớp phấn đấu thi đua và nâng cao kết quả học tập, giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra một số dự định để học sinh định hướng và sớm hoà nhập
- Cần cởi mở trò chuyện với học sinh để học sinh thấy được sự gần gủi, không nên khô khăn hay nghiêm nghị dễ tạo ấn tượng không tốt đối với học sinh
+ Gặp gỡ trao đổi với cán bộ lớp
-Cần có một buổi gặp và trao đổi với cán bộ lớp để các em cung cấp thông tin về giáo viên chủ nhiệm cũ, phương pháp tốt cũng như phương pháp chưa tốt, những mặt mà giáo viên chủ nhiệm cũ đã làm được và những mặt không làm được, các em thích giáo viên chủ nhiệm cũ ở chổ nào, chổ nào không thích
-Tìm hiểu về thông tin những học sinh học tốt, đạo đức tôt, những em học yếu, đạo đức yếu để có thêm thông tin sắp xếp chổ ngồi, gặp gỡ để tâm sự hay chia sẻ
-Tìm hiểu và tôn trọng những đề xuất của các em
-Tìm hiểu xem những em có hoàn cảnh đặc biệt để trong quá trình chủ nhiệm giáo viên không phải bị lúng túng hoặc không kịp thời chia sẽ
Có như vậy các em mới có được niềm tin, có sự nể phục giáo viên chủ nhiệm, từ đó các sẽ cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực các hoạt động của lớp của trường
+ Thông qua nội quy lớp học
Nội quy lớp học được xây dựng trên cơ sở ý kiến của cán bộ lớp, hội cha mẹ học sinh, ý kiến của tập thể lớp có như vậy khi thực hiện nội quy không bị học sinh phản ánh, dẫn đến việc thực hiện nó một cách không đồng bộ, không công bằng, không dứt khoát.
Có thể tham khảo nội quy mà tôi đã đúc rút qua các năm
Đi học đúng giờ, không bỏ học bỏ giờ
Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, xây dựng bài mới một cách tích cực
Ngồi học trong lớp không được nói chuyện riêng, không làm việc riêng, không học trái môn
Tham gia tích cực các hoạt động của lớp, đoàn và của trường
Tham gia đầy đủ các buổi tập trung, tập trung nhanh, không gây mất trật tự trong hàng ngủ
Không chia bè phái làm mất đoàn kết trong nội bộ. Vì đoàn kết để thi đua và thi đua là phải đoàn kết
Không đánh bài, chơi carô, chơi điện tử, sử dụng điện thoại trong giờ học
Không đánh nhau, tàng trử vũ khí thô sơ
Không xúc phạm danh dự nhân phẩm đến giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và bạn bè, không nói tục chưởi bậy
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao
Đóng góp đầy đủ, đúng thời gian quy định
Không vẽ bậy lên bảng, bàn ghế, tham gia đầy đủ các buổi trật nhật vệ sinh
Các biện pháp xử lí
*Mỗi tuần học sinh được thưởng 100 điểm
*vi phạm mỗi lỗi trừ 10 điểm
- Nếu điểm tổng của tuần đạt 100 điểm đạt loại tốt
- Từ 90-99 đạt loại khá
- Từ 80-89 đạt loại tb
- Từ < 80 đạt loại yếu
Hàng tháng tổng hợp kết quả của 4 tuần
Nếu 3 tuần tốt, 1 tuần khá thì đạt loại tốt
Nếu 2 tuần tốt, 2 tuần khá thì đạt loại khá
Nếu 3 tuần khá, 1 tuần khì thì đạt loại khá
Nếu 2 tuần tốt, 2 tuần tb thì đạt loại tb
Nếu 3 tuần tb, 1 tuần yếu thì đạt loại tb
Nếu 2 tuần tb, 2 tuần yếu thì đạt loại yếu
Ngoài việc xếp loại hạnh kiểm giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên báo cáo kết quả với phụ huynh và kết hợp với đoàn trường để xử lí học sinh vi phạm
+Xây dựng sơ đồ chổ ngồi
Cần xây dựng sơ đồ một cách khoa học, gép những học sinh có học lực tốt ngồi gần những em có học lực yếu hơn để các em có được sự giảng lại kiến thức khi cần thiết, không xếp học sinh nam và học sinh nữ ngồi trong 1 bàn, nhưng xếp bàn nam và bàn nữ ngồi so le nhau, sau khi xếp xong không nhất thiết phải dữ nguyên lập trường của mình mà khi cần thiết có thể cho chuyển đổi một số vị trí sau đó mới hoàn thiện và in thành sơ đồ phát cho các tổ trưởng, cán bộ lớp, in 1 bản sơ đồ lớp và dán lên sổ đầu bài hay trên sổ điểm
Hai tháng cần thay đổi chổ ngồi một lần
+ Gặp gỡ ban đại diện hội cha mẹ học sinh
- Việc gạp gỡ ban đại diện hội cha mẹ học sinh không những giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được các thông tin về lớp, giáo viên chủ nhiệm cũ, về những thuận lợi và khó khăn mà ban đại diện phụ huynh hoạt động trong những năm học qua, mà còn tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh về những phương pháp chủ nhiệm tích cực
- Cần phải chuẩn bị nội dung cho buổi gặp gỡ một cách kỹ càng về các nội dung cần trao đổi với phụ huynh như: Những thông tin mà giáo viên chủ nhiệm đó tìm hiểu về lớp, những thuận lợi và khó khăn của giáo viện chủ nhiệm, của lớp, phương pháp chủ nhiêm, dự định cũng như những mong muốn của giáo viên chủ nhiệm, trao đổi về việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh
- Càn tạo ấn tượng tốt đối với lần gặp gỡ đầu tiên để phụ huynh có lòng tin đối với giáo viên chủ nhiệm qua đó sự tác động trở lại từ phía phụ huynh là rất lớn
+ Tạo ấn tượng đối với học sinh
Việc tạo ấn tượng ban đầu đối với học sinh có ý nghĩa to lớn, tất nhiên để tạo ấn tượng trong lòng học sinh thì bước đầu giáo viên chủ nhiệm phải là người có chuyên môn, có tính mô phạm cao, có lòng tâm huyết đối với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu
Việc xử lí học sinh cũng cần công bằng và phải dùng cái tâm của người giáo viên để giáo dục
Có như vậy học sinh mới kính nể và thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao phó
+ Phương pháp thu nạp
Vấn đề thu nạp là một vấn đề vất vã đối với giáo viên, thường là giáo viên thu không triệt để, thất thoát trong quá trình thu, gây mất tình cảm đối với học sinh và phụ huynh, tiêu âm tiền của học sinh
Nguyên nhân là giáo viên chủ nhiện chua có khao học trong việc thu nạp. tôi đưa ra một số phương pháp thu nạp sau
- Lập một danh sách theo các khoản đóng góp như: tiền học phí, ủng hộ cơ sở vật chất, bảo hiểm y tế
- Lập các mục trong một khoản đóng góp như; thứ tự, họ tên, đối tượng học sinh, số tiền nạp, ký tên, ghi chú
- Cần phải có 2 quyển sổ thu nạp để khi cần thiết đối chiếu với học sinh
- Quy định thời gian thu nạp và thực hiện việc thu nạp theo quy đinh ngay từ tháng đầu tiên để tạo thói quen đối với học sinh
cụ thể là chỉ thu vào 2 ngày, thứ 2 của tuần thứ 3, thứ 4 hàng tháng. Quy định này phải thống nhất từ đầu đối với học sinh và phụ huynh
- Cần phải thông qua việc thu nạp hàng tháng cho học sinh và báo cáo thường xuyên đối với phụ huynh
Ngoài những phương pháp trên thì việc xử lí các tình huống phải linh hoạt, tránh giáo huấn chỉ trích học sinh vì các em thích động viên hơn là chỉ trích, kịp thời khen ngợi đối với những kết quả đạt được của tập thể và cá nhân, động viên đối với những trường hợp vi phạm lần đầu, cần tìm hiểu và giáo dục đối với những trường hợp phạm lỗi nhiều lần, kiên trì giáo dục đối với những em đó cú tiền thân phạm lỗi vì việc sửa chữa của các em không phải một ngày hay hai ngày là sửa được liền, khi cần thiết thì phải gặp riêng để động viên và uốn nắn, vì học sinh 12 lòng tự trọng rất cao nên phương pháp giáo dục không phù hợp sẽ phản tác dụng
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, KINH NGHIỆM RÚT RA
1. Kết quả đạt được
Để kiểm tra phương pháp trên có ảnh hưởng không tôi tôi đưa ra 2 trường hợp
-So sánh kết quả chủ nhiệm của của 2 nhóm lớp việc thực hiện 2 phương pháp khác nhau là lớp chưa thực hiện các phương pháp chủ nhiệm tích cực, lớp kết quả khác nhau
- So sánh kết quả của 2 nhóm thực nghiệm trong lớp. để kiểm chứng phương pháp trên có ảnh hưởng tôi đó áp dụng phương pháp của 2 nhóm học sinh với 2 phương pháp khác nhau
+ Nhóm 1: bao gồm học sinh với việc phương pháp chủ nhiệm tích cực
+ Nhóm 2: bao gồm học sinh với phương pháp cũ
Kết quả 2 nhúm cho thấy
Nội dung so sánh
Nhúm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Ghi chú
Đầu năm
Trước khi tác động
Sau khi tác động
Đầu năm
Trước khi tác động
Sau khi tác động
Tỷ lệ HS bỏ học (%)
Học lực khá (%)
Hạnh kiểm tốt (%)
Học sinh tham gia tích cực các hoạt động của lớp (%)
Chấp nhận phương pháp chủ nhiệm của giáo viên (%)
Kết quả trên cho thấy phương pháp chủ nhiệm tích cực có vai trò to lớn đối với giáo dục học sinh
2. Kinh nghiệm rút ra
Qua việc thể nghiệm, tôi nhận thấy việc áp dụng tối đa những phương pháp trên chúng ta thu được kết quả cao trong việc rèn luyện ý thức học tập cho học sinh, hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất chất lượng học tập
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT QUẢ
-Các khoản đóng góp kịp thời và đầy đủ, các khoản đóng góp ở bên đoàn như quỹ đoàn, đoàn phí, ủng hộ đều đóng góp nhanh, đầy đủ và luôn được biểu dương
- Việc bảo vệ cơ sở vật vất, vệ sinh lớp học, làm nhiệm vụ trực tuần, lao động công ích đều làm tốt nhiệm vụ và luôn được biểu dương
-Tỉ lệ học sinh có học lực khá và hạnh kiểm tốt cao hơn năm 11
- Hiện tượng học sinh bỏ học không phép giảm mạnh từ đầu năm học còn % cuối năm học. đặc biệt số buổi bỏ học giảm hẳn
- Lòng tin và tình cảm của học sinh và phụ huynh đối với giáo viên chủ nhiệm là rất tốt
II. KẾT LUẬN
Phương pháp chủ nhiệm tích cực là một phương pháp hữu ích cho công tác chủ đối với giáo viên chủ nhiệm. Thông qua việc áp dụng phương pháp chủ nhiệm trên giáo viên chủ nhiệm có thể đạt được những kết quả sau: kết quả xếp loại luôn cao, các phong trào do trường đoàn trưởng tổ chức luôn tham gia tích cực, việc đóng góp kịp thời, chất lượng học tập –ý thức rèn luyện đạo đức được tăng lên, tình cảm và lòng tin của học sinh –phụ huynh được nâng lên
Ngoài ra việc áp dụng phương pháp trên cũng giúp cho các giáo viên bộ môn có được những tiết dạy với hiệu quả cao
File đính kèm:
- skkn CN 12.doc