Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:Giúp học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 6

 Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển mạnh nhất l cơng nghệ sinh học nó đã đạt nhiều thành tựu to lớn góp phần cho sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và đời sống. Để góp phần đạt mục tiêu: “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo tiếp thu được những kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội ”.

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:Giúp học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển mạnh nhất l cơng nghệ sinh học nó đã đạt nhiều thành tựu to lớn góp phần cho sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và đời sống. Để góp phần đạt mục tiêu: “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo tiếp thu được những kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội ”. Đối với mỗi giáo viên chúng ta ai cũng đều mong muốn truyền đạt kiến thức của mình đến từng học sinh , rất mong học sinh của mình hiểu và nắm chắc từng bài của chúng ta truyền thụ . Nhưng thực tế qua nhiều năm nay tôi thấy không có ít học sinh rất sợ môn học bài nhất là môn sinh học , lịch sử, giáo dục công dân . . . Nói chung những môn các em tự cho là môn phụ, không cần phải học từ đó chất lượng những môn ngày càng thấp. Đây là những vấn đề làm cho giáo viên chúng ta phải trăn trở nhiều, phải làm bằng mọi cách để lấy lại thế đứng của từng môn học ấy đối với học sinh. Riêng bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy về môn sinh học, tôi đã dùng nhiều cách áp dụng trong giảng dạy và thấy có những kết quả hết sức khả quan . Ở đây tôi xin có môt số kinh nghiệm đã áp dụng trong giảng dạy ở số học sinh yếu , kém môn sinh học . Đó là : “ Giúp học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 6 trong trường ”. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: Thực tế chất lượng học sinh không đều , số học sinh thích hoặc nắm vững kiến thức ở lớp 5 còn ít .Một phần do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở nhà phải phụ giúp gia đình không có thời gian học bài ,cha mẹ không chú ý quanh tâm đến việc học ở nhà của học sinh , học sinh xem là môn phụ không cần thiết nên học qua loa ,đối phó. . . ..Một phần do trường nằm ở nông thôn sâu nên tài liệu, dụng cụ giảng dạy như tranh ảnh, mô hình, đồ dùng thí nghiệm rất hạn chế .Chính vì vậy việc truyền thụ kiến thức của giáo viên ở đây cũng gặp nhiều phó khăn nên không gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học . Từ những điều kiện , nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh nhất là đối với bộ môn sinh học 6. Do những nguyên nhân trên mà giáo viên khó khăn trong việc giảng dạy nhất là đối với môn sinh học khối 6 ( phần quan sát tế bào thực vật : Quan sát tế bào biểu bì vẩy hành dưới kính hiển vi hoặc quan sát tế bào thịt quả cà chua chín). Qua việc theo dõi học tập hằng ngày của học sinh đối với môn sinh học,trong vài tuần lễ đầu của năm học:2009-2010 tôi đã thống kê chất lượng của 3 lớp tôi giảng dạy( Qua bài kiểm tra ở lớp). Tổng số học sinh của 3 lớp ( 6A1, 6A2 ,, 6A3 ) là 132 học sinh. Kết quả G K Tb Y Kém Số lượng 8 28 51 40 5 Tỉ lệ 6,1% 21,2% 38,6% 30,3% 3,8% Đối với tỉ lệ đó bản thân tôi nhiều lần trăn trở , suy nghĩ về cách giảng dạy của mình, luôn mong mỏi tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm giúp học sinh nắm vững trong chương trình sinh học lớp 6 , phù hợp với tâm lí và lứa tuổi học sinh trong trường trung học cơ sở. Từ chỗ nhận thức rõ nhiệm vụ của mình và căn cứ vào thực tại của từng lớp , tôi xây dựng cho mình phương pháp dạy sắp tới và chủ động đến việc làm thế nào giúp học sinh khắc sâu kiến thức theo yêu cầu đổi mới phương pháp vào các lớp tiếp theo nhất là ở lớp cuối cấp của trường trung học cơ sở và biết áp dụng thực tế khi ra trường , kiến thức luôn ngắn liền với quá trình xây dựng công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước. 2.Giải php: Để đạt được những vấn đề trên tôi tạo sự thân mật , ngần gũi giữa tôi và học sinh ( Giới thiệu sơ lược môn học mà mình giảng dạy cho các em). Sau đó tôi giới thiệu chương trình của môn sinh học 6 . Trong bài “Mở đầu” tôi giải thích cho các em hiểu rõ đây là môn khoa học rất hấp dẫn ,vì những kiến thức này giải thích mọi biểu hiện của quá trình sống diễn ra trong cơ thể thực vật . Ví dụ: - Thân dài ra do đâu? - Quang hợp là gì? - Cây có hô hấp không? Từ đó học sinh sẽ vận dụng vào thực tế và giải thích được các hiện tượng đó theo khoa học và cũng từ đó gây được sự say mê thích thú trong học tập. Chúng ta cần nên cho học sinh thấy sự liên hệ giữa các bài với nhau. Muốn thế trước hết tôi hướng dẫn học sinh phải đọc bài trước ở nhà ít nhat 5 lần , trả lời các câu hỏi và làm tất cả bài tập phía sau bài sắp học. Riêng đối với học sinh yếu kém phải đọc ít nhất 10 lần bài mới và cũng chuẩn bị bài tập , trả lời các câu hỏi đầy đủ trước khi đến lớp.Muốn làm được việc này đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên rất cao . Do đó trong các tuần lễ đầu của năm học , khi kiểm tra để biết chất lượng của học sinh xong. Tôi lập danh sách những học sinh yếu, kém của môn sinh học . Sau đó tôi có kế hoạch kiểm tra sự chuẩn bị của các em trước khi đến lớp và đồng thời cho các em phụ đạo vào tiết thứ 4 của ngày thứ bảy mỗi tuần ( trường tôi ngày thứ bảy chỉ học 3 tiết) . Trong những tiết phụ đạo tôi cho học sinh lần lượt đọc bài mới và đồng thời tôi hướng dẫn cho các em sẽ tự soạn bài học ở tập riêng của các em và tôi sẽ kiểm tra , tôi tiến hành biện pháp phụ đạo đến khi các em sẽ quen , tôi ngừng lại và các em yếu kém sẽ học như học sinh khá giỏi trong lớp. Khi được biết cụ thể tình hình học tập của học sinh , trước hết tôi đề ra những câu hỏi để kiểm tra trí nhớ thì các em trả lời khá trôi chảy : Ví dụ : Em hãy cho biết thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất. Còn đối với những câu hỏi mà phải vận dụng kiến thức để giải thích, so sánh, chứng minh . . thì các em trả lời mập mờ thiếu chính xác hoặc có nhiều sai sót. Ví dụ: Thực vật ở nước ta rất phong phú , nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng cây và bảo vệ chúng ? .Tôi bắt đầu trao đổi trực tiếp với các em và ghi nhận lí do mà các em chưa hiểu và chưa biết cách tự nắm vững kiến thức về môn học này . Sau đó tôi hướng dẫn cho các em về cách học môn này . Sinh học là môn học về các mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống trong phạm vi cơ thể thực vật .Vì các sự vật hiện tượng sinh học đề cập phải có tính đặc trưng nhất định. Như vậy cần xác định từng bộ phận cụ thể hoá. Vị trí các cơ quan trên cơ thể tực vật , còn chức năng để chứng minh cho các diễn biến của sự vật hiện tượng sinh học để đánh giá chúng một cách chính xác về mặt định lượng . Học môn sinh học không phải là học thuộc lòng cấu tạo từng bộ phận và chức năng của các cơ quan trong cơ thể của thực vật mà phải biết giải thích ,chứng minh các quy luật phổ biến về các mối quan hệ giữa thực vật và môi trường . Ví dụ: Quan sát và so sánh cuống lá cây bèo tây khi sống trôi nổi trên mặt nước và cây bèo tây khi sống trên cạn có gì giống và khác nhau? -Giải thích tại sao ? Giải thích tìm tìm hiểu các quy luật về mối quan hệ giữa thực vật với môi trường chính là giúp học sinh tự nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập , có thể nói để giúp học sinh yếu , kém học tốt môn sinh học 6 , trước hết học sinh phải nhớ lại kiến thức cơ bản ngay từ cấp tiểu học như kĩ năng nhận biết , quan sát , so sánh , giải thích các sự vật hiện tượng sinh học. Ngoài ra đối với môn sinh học tôi sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, minh hoạ cho từng tiết dạy , nếu như trường không có tôi tự sưu tầm: Mẫu vật thật, tranh ảnh tự vẽ . . Ví dụ:Bài “Các loại rễ, các miền của rễ” Không có tranh tôi sưu tầm mẫu vật thật như rễ cây đậu,rễ cây lúa . . .Sau khi quan sát các em nhận ra cây đậu có rễ cọc còn cây lúa có rễ chùm . Đến phần các miền của rễ thì các em chưa phân biệt được vị trí của từng miền .Vì thế tôi phải vẽ hình minh hoạ thì các em sẽ hiểu có 4 miền : và để giới thiệu về chức năng của chúng tôi gợi ý cho các em để trả lời câu hỏi : Nếu ta cắt mất đi từng miền của rễ thì có ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng và phát triển gì của cây hay không ? Các em trả lời : - Mất miền chóp rễ thì cây khó len lỏi qua các khe hở của đất -Mất miền sinh trưởng rễ sẽ không dài ra . - Mất miền hút rễ không hút được nước và muối khoáng hoà tan trong đất thì cây sẽ chết . . . Từ đó các em sẽ hiểu chức năng và rất thích thú hơn trong học tập. Ví dụ: Bài “Tổng kết về cây có hoa” .Tôi sẽ vẽ sơ đồ cây có hoa, các em hình dung được cây là một hệ thống nhất . Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm , sự quang hợp của lá yếu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho thân , rễ nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa , kết hạt và tạo quả .Qua đó tôi cũng giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ cây xanh . Khi lao động không làm tổn thương đến các cơ quan cuả cây , không chặt cành , bẻ lá ,. . . luôn cung cấp đủ nước , đủ chất dinh dưỡn cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.Từ đó cũng góp phần gây hứng thú ,say mê, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Khi dạy môn sinh học 6 ,chúng ta phải liên hệ sát với thực tế để từ đó học sinh yếu, kém sẽ nắm vững và khắc sâu vấn đề đó vào tư duy của các em . Ví dụ: Bài “Anh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp , ý nghĩa của quang hợp” Chúng ta lấy ví dụ cụ thể , ảnh hưởng cần thiết cho quang hợp , trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày , các chất hửu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đát và cả con người . Bởi thế các em tự ý thức để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở sân trường, gia đình và địa phương. Trong giảng dạy ,giáo viên giảng dạy kiến thức mới đồng thời nhắc lại kiến thức cũ: Ví dụ: Bài “ Thực vật góp phần điều hoà khí hậu ” . Chúng ta cho các em biết nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí được ổn định ? .Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường .Từ đó các em hiểu được “ Rừng cây như là một lá phổi xanh ”của con người .Vì vậy các em phải tích cực trồng cây gây rừng , bảo vệ các thực vật quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao . Ví dụ: “ Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người”. Ta hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và thấy được thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật ( Và bản thân của những động vật này lại là thức ăn của động vật khác kể cả con người ) . .Khí ôxi dùng cho hô hấp , và trong đời sống con người ,thực vật cũng không kém phần quan trọng, chúng có nhiều công dụng nhiều mặt, ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn , cho ta gỗ dùng trong xây dựng và ngành công nghiệp , cung cấp thức ăn cho cọn người ,dùng làm thuốc , . . .Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá , chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó làm giàu cho gia đình và tổ quốc . Bên cạnh đó giáo viên phổ biến thêm cho học sinh thấy được đại đa số cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khoẻ con người . Ví dụ: Cây thuốc lá có chứa chất độc nicôtin , Nếu ta hút thuốc thuốc lá , nhất là hút nhiều thì tác hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp , dễ gây ung thư phổi , còn cây thuốc phiện trong quả có chưa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm .Khi sử dụng sẽ gây nghiện , rất khó chữa, có hại cho sức khoẻ và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội. Học sinh chúng ta hết sức thận trọng khi khai thác và tuyệt đối không sử dụng các cây có hại cho sức khoẻ con người . Trong giảng dạy , lời nói của giáo viên được coi như một công cụ dạy học rất quan trọng . Bằng lời nói chúng ta thu hút học sinh , làm cho học sinh say mê mong đợi tới giờ của chúng ta giảng dạy, nhất là đối tượng học sinh yếu ,kém . Ví dụ: Bài “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu” Chúng ta dùng lời nói gây ấn tượng để giới thiệu bài , ta đã biết thực vật nhờ quá trình quang hợp mà có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác.Nhưng vai trò của thực vật không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Trong mỗi tiết học chúng ta cần phải tuyên dương , khuyến khích những vấn đề gì mà các em phát biểu đúng nhất là đối tượng yếu, kém . Chúng ta tạo mọi điều kiện để các em không còn tự ti , mặc cảm hay”lười học”. ..Từ đó kích lệ tinh thần học tập của hcọ sinh tuyệt đối .Chúng ta không nên quát mắng hoặc có cử chỉ bất bình khi các em chưa thuộc bài hay trả lời sai câu hỏi mà chúng ta nên động viên các em sửa sai thành đúng. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để phát huy tính tích cực cố gắng học của học sinh và cũng tạo được sự ham học mà tôi hướng dẫn. Trong một tiết dạy , chúng tra nên thực hiện cho đúng và đủ 5 bước. Riêng tôi chú trọng nhất là bước kiểm tra bài cũ và các bước củng cố, dặn dò bài. Trong phần này tôi quan tâm chú trọng nhất là học sinh yếu, kém. Ví dụ : “Kiểm tra bài cũ” .Những học sinh thường không thuộc bài, tôi mời lên bảng trả bài .Nếu lần đầu tôi cho các em nợ lại và dùng lời động viên. “Củng cố bài ” tôi thường mời các em phát biểu , nếu các em nói đúng tôi khen để khích lệ tinh thần ,còn nói sai tôi sửa từ sai thành đúng với thái độ hết sức hoà nhã và động viên các em . “Dặn dò” phần này của mỗi tiết học tôi đều dặn kĩ nhất là đọc bài mới ít nhất là 5 lần . Riêng học sinh yếu kém đọc ít nhất 10 lần bài đó sách giáo khoa và tìm hiểu ý chính mà tôi đã gợi mở và các em phải có tập tự soạn bài mới trước ở nhà. Trong tiết dạy tôi chú ý đến cách trình bày chữ viết ,ngữ pháp . . .Trong tập ghi bài học của các em sao cho rõ, đẹp ,đúng . . .Tôi thường nêu cá nhân điển hình để các em thấy đó mà noi theo. Nói chung bằng những biện pháp trên chúng ta dẫn dắt gợi ý đưa hoc sinh dần dần đến chỗ suy luận rồi đến việc hình thành khái niệm biết liên hệ thực tế tạo cho học sinh tự tìm tòi , phát hiện ra những hiện tượng , sinh lí xảy ra trong cơ thể thực vật mà các em đã học qua lí thuyết do giáo viên truyền thụ để từ đó các em không còn chay lười trong học tập . Khi các em đã có kiến thức cơ bản thì các em sẽ đi tới những tri thức khác thúc giục các em biết tự giác học tập , không học kiểu ép buộc nhàm chán mau quên. .. Nếu các em chủ động được trong học tập thì các em sẽ tự tin thoải mái trong việc tiếp thu kiến thức hơn . Nếu các em có những tiến bộ trên các em sẽ siêng năng tìm tòi bổ sung kiến thức của mình qua sách báo ,truyền hình, truyền thanh . . . .Đây mới chính là lối học tích cực của học sinh. Riêng bản thân tôi trong quá trình giảng dạy , tôi không bao giờ dẫn dắt học sinh đi đến những phần kiến thức quá sâu rộng xa với bài học . .. vì nếu thế làm cho học sinh không nắm được trọng tâm của bài học.Với biện pháp trên qua thời gian ngắn kết quả học tập của các em đã có nhiều tiến bộ .Sau khi tổng kết học sinh yếu ,kém của lớp tôi giảng dạy qua lần kiểm tra lần II có kết quả như sau: Tổng số học sinh của 3 lớp ( 6A1, 6A2 ,, 6A3 ) là 132 học sinh. Kết quả G K Tb Y Kém Số lượng 8 28 54 41 1 Tỉ lệ 6% 21,2% 40,9% 31% 0,7% Kết quả đợt này có 3 em từ kém trở lên trung bình và 1 học sinh kém lên yếu. Tổng kết , kết quả lần III đạt kết quả như sau: Tổng số học sinh của 3 lớp ( 6A1, 6A2 ,, 6A3 ) là 132 học sinh. Kết quả G K Tb Y Số lượng 19 31 57 24 Tỉ lệ 14,4% 23,5% 43,1% 3,1% Kết quả của đợt liểm tra làn III có nhiều học sinh từ yếu kém đẫ dạt lên khá. Đợt kiểm tra lần IV kết quả hết sức khả quan như sau: Tổng số học sinh của 3 lớp ( 6A1, 6A2 ,, 6A3 ) là 132 học sinh. Kết quả G K Tb Y Số lượng 28 61 38 4 Tỉ lệ 21,2% 46,2% 28,9% 3,1% Tôi cũng nói rõ hơn về cách chọn học sinh yếu, kém có tiến bộ đạt từ khá trở lên của môn sinh học tôi không chỉ dựa vào điểm kiểm tra của môn sinh học mà còn có nhiều yếu tố khác nhau như chữ đẹp, vở sạch , có nhiều tiến bộ môn khác , tích cực xây dựng bài học , tìm tòi sưu tập mẫu vật, tranh ảnh . . . III.KẾT LUẬN: Với những kinh nghiệm trên ,tôi thấy nó rất thiết thực cho môn học đối với học sinh .Nó cũng không có gì mới lạ cả, chỉ tại một phần giaó viên chúng ta chưa sử dụng triệt để, còn một phần ảnh hưởng đến quan điểm của học sinh đều cho là môn học phụ không phải học nhiều .Từ đó dẫn đến kiến thức học môn sinh học của các em bị hỏng và cứ thế theo thời gian các em sinh ra chán làm biếng học.Vì thế giáo viên chúng ta phải giáo dục cho các em thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn.Nếu học tốt môn sinh học thì các em sẽ hiểu được vị trí cấu tạo và chức năng của cơ quan thực vật .Từ đó các em biết chăm sóc , bảo vệ và phát triển các loại cây có ích đồng thời không trồng các loại cây có hại cho sức khoẻ của con người . Riêng bản thân tôi khi áp dụng các giải pháp và đã thực nghiệm có kết quả đánh kể như đã nêu trên thì đây chính là một trong những động lực nâng cao chất lượng đối với học sinh yếu, kém .Vì theo tâm lí chung cái gì các em hứng thú , say mê thì các em chú ý , tự giác học tập .Vì thế ở khối lớp 6 tôi dạy không có học sinh bị không chế khi xếp loại học lực cuối học kì, chỉ trừ những học sinh quá yếu , chay lười trong học tập của tất cả các bộ môn ,chứ không riêng về bộ môn tôi giảng dạy,điều đó tôi đành chịu thôi. IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Rèn luyện cách học tập cho học sinh : -Tạo sự say mê,tìm tòi những bộ phận mới lạ của cơ thể thực vật ,để bổ sung kiến thức mà các em đã học - Xoá bỏ quan niệm xem nhẹ môn học của học sinh . - Nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu, kém . - Tuy vấn đề nêu trên không có gì mới ,nhưng rất có ích cho môn học ,tôi đề nghị chúng ta nên áp dụng để xây nền tảng vững chắc cho học sinh ở khối đầu cấp của trường trung học cơ sở .Từ đó ta sẽ nâng cao chất lượng của môn học , bớt đi những học sinh có học lực yếu kém , đồng thời không còn quan niệm môn trọng ,môn khinh trong học sinh nữa. Ở mỗi giáo viên chúng ta ắt hẳn đều có nhiều biện pháp khác nhau trong giảng dạy của bộ môn của mình ,đó cũng là niềm vui của mình trong việc góp phần đào tạo ra các thế hệ trẻ tốt đẹp cho mai sau. Đề tài chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ nhưng trong quá trình thực hiện nó đã thực sự đã đóng góp cho học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học tập môn sinh học khối 6 trong trường trung học cơ sở. Tuy nhiên trong quá viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót ,còn những chỗ cần khắc phục ,bổ sung ,mong thầy cô góp ý để sáng kiến ngày hoàn thiện hơn, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. *Đánh giá của hội đồng khoa học: . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Tài liệu tham khảo: -Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở( 05/ 10/ 2006 ). - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênTHCS chu kì III(2004-2007)môn sinh học quyển 1. -Sách giáo khoa và sách giáo viên môn sinh học 6(NXB Giáo dục ). -Một số tư liệu khác của các đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan