Đề tài Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong

 Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề I. lời nói đầu. Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản ; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Luật giáo dục đã quy định : “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp , học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới , đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện. Thực tế như chúng ta đã thấy, động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như : Nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự... Do đó đối với người học sinh phổ thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp gắn bó với động cơ đốt trong hay không thì những hiểu biết về động cơ đốt trong nói chung cũng như nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy để có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc hơn về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn để mỗi người giáo viên giảng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra con đường để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và có hiệu quả. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Thống Nhất là học sinh ở vùng trung du miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về nền công nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra. 2. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “ Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong”. Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án ( Thiết kế bài học ) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh. B. giải quyết vấn đề I. Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong hiện nay Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống dưới dạng lí thuyết. Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong, kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là những lí thuyết. Chúng thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu. II. Phương pháp sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Quá trình nhận thức diễn biến theo con đường mà LêNin đã chỉ rõ: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là những kiến thức lí thuyết, chúng thường mờ nhạt, trừu tượng, chưa tác động mạnh vào các giác quan. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu. ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới. Đó là: Sử dụng sơ đồ khối khi dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Cách thức tiến hành: Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo của hệ thống. Thông qua một số câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tư duy và xây dựng sơ đồ khối thể hiện nguyên lí làm việc của hệ thống. Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho việc giảng dạy, rút ngắn thời gian vẽ sơ đồ và nhất là tạo sinh động hơn trong tiết học, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học. III. vận dụng cụ thể 1. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức ( Bài25: Hệ thống bôi trơn ) * Trường hợp 1: Khi hệ thống làm việc bình thường Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua van khống chế đến đường dầu chính rồi theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. * Trường hợp 2: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát Van an toàn Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn mở để một phần dầu từ sau bơm chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất của dầu xuống. Khi đó hệ thống làm việc theo trường hợp bình thường. * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Két làm mát Đường dầu chính Bề mặt ma sát Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước thì van khống chế đóng lại để toàn bộ lượng dầu chảy qua két làm mát dầu, làm nhiệt độ của dầu giảm xuống. Khi đó dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua két làm mát đến đường dầu chính, theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. 2. Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức ( Bài 26 : Hệ thống làm mát ) * Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với đường ống số 8 để nước chảy thẳng về bơm. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng nhiệt mở cả cửa thông với đường ống số 8 và cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước áo nước Van hằng nhiệt Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. 3. Nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm ( Bài 29 : Hệ thống đánh lửa ) * Trường hợp 1: Khi mở khoá điện Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Ma nhê tô Bộ chia điện Biến áp đánh lửa Bu gi Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi mở khoá điện và ma-nhê-tô hoạt động thì các sức điện động xoay chiều trên các cuộn dây WN và WĐK của ma-nhê-tô được đưa đến bộ chia điện. Nhờ tác dụng của bộ chia điện, dòng điện được đưa đến biến áp đánh lửa. Tại đây nó tạo ra tia lửa điện và đặt ở bugi. * Trường hợp 2: Khi đóng khoá điện Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Ma nhê tô Khoá điện “Mát” Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi đóng khoá điện thì điện từ cuộn WN của ma-nhê-tô sẽ truyền qua khoá điện ra “mát”. Khi đó hệ thống đánh lửa ngừng làm việc. C. Kết luận I. Kết quả Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được. Đồng thời nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì đây là cách làm có thể coi là hiệu quả. Trong mấy năm gần đây, khi sử dụng cách làm này vào thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Đây là một phương pháp đúng đắn. Những vấn đề lí thuyết không còn là trừu tượng, mờ nhạt và khó nhớ. Cách làm này khá thiết thực và rất dễ vận dụng. Thú vị hơn tôi còn thấy cũng với cách làm như thế nhưng nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ( sử dụng giáo án điện tử ) thì hiệu quả giờ học còn cao hơn nhiều. Còn có nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Song bản thân tôi cho rằng trong những giờ học như thế này thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tốt nhất, phù hợp nhất. Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả rất khả quan như sau: Bảng 1: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Lớp 11A1 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 41 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 6 14,6% 10 24,4% 22 53,7% 3 7,3% Lớp 11A3 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 43 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 14 32,5% 19 44,2% 10 23,3% 0 0% Lớp 11A4 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 51 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 25 49,1% 18 35,3% 8 15,6% 0 0% Bảng 2: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức . Lớp 11A5 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 44 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7 15,9% 11 25% 22 50% 4 9,1% Lớp 11A2 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 39 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 25,6% 17 43,6% 12 30,8% 0 0% Lớp 11A7 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 52 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 25 48% 20 38,5% 7 13,5% 0 0% Bảng 3: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm Lớp 11A3 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 43 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7 16,3% 10 23,3% 22 51,2% 4 9,2% Lớp 11A6 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 46 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 19 41,3% 15 32,6% 12 26,1% 0 0% Lớp 11A4 - Ban cơ bản. ( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử ) Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Tốt Khá Trung bình Không nắm được 51 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 27 53% 15 29,4% 9 17,6% 0 0% Mặc dù sự chuyển biến của học sinh cần có một quá trình lâu dài. Nhưng để quá trình đó thuận chiều thì đây là một thực tế khả quan. Tôi rất tin vào cách làm này. Tôi đã và đang sử dụng để giảng dạy tại trường trung học phổ thông Thống Nhất . II. Kiến nghị , đề xuất. 1. Đối với giáo viên: Trước hết để phục vụ tốt cho giờ học này, người giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu, chuẩn bị giáo án và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp một cách cẩn thận , chu đáo và chính xác. Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức . Chú ý khai thác vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân . 2. Đối với học sinh: Để lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần nghiên cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên cứu bài học mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình, tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức; nghiêm túc thực hiện các quy định của lớp học, thể hiện một tinh thần thái độ tốt trong học tập . 3. Đối với các cấp lãnh đạo : Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho môn học trong việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Công nghệ. Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành pháp lệnh. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Thống Nhất. Tuy nhiên để có được những giờ dạy thành công cần phải liên tục rút kinh nghiệm. Vì thế tôi rất mong được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Mục lục Trang a. đặt vấn đề I. Lời nói đầu 1 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2 b. giải quyết vấn đề I. Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc ............... 3 II. Phương pháp sử dụng sơ đồ khối ............................ 4 III. Vận dụng cụ thể 5 c. Kết luận I. Kết quả 9 II. Kiến nghị, đề xuất 13 Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Công nghệ 11 Sách giáo viên Công nghệ 11 Thiết kế bài giảng Công nghệ 11 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ 11 Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp Hoạt động giáo dục ở trường THPT Nhà trường trung học với người giáo viên trung học.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM CONG NGHE 11.doc