Đề tài Sử dụng sơ đồ tư duy để tăng hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn - Phân môn Tiếng Việt khối 7 trường THCS Lam Sơn

 Bồi dưỡng, chú trọng đến đối tượng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ giảng dạy của người giáo viên THCS. Nhiệm vụ này được thể hiện trong từng bài học, tiết học cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng nâng cao của giáo viên khi đứng lớp.

Nhưng việc sắp xếp. lựa chọn bồi dưỡng một nhóm đối tượng học sinh giỏi (lớp bồi dưỡng) lại có những ưu điểm: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao một cách có hệ thống; tạo động lực thi đua trong nhóm học tập;chuẩn bị nguốn kế cận cho đội tuyển học sinh giỏi của trường.

 Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lam Sơn cho thấy: việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ được tập trung ở khối cuối cấp với thời gian ôn luyện ngắn, cấp thiếu chiều sâu, tính hệ thống kế thừa từ cấp dưới lên cấp trên;GV chỉ tập trung vào phần ôn luyện, bình giảng văn bản và rèn kĩ năng dựng đoạn, tạo lập văn bản (theo cấu trúc đề thi) chứ chưa chú ý dồi dưỡng kiến thức phần: ngữ pháp, từ vựng bởi khối lượng kiến thức rất nhiều và phần tiếng Việt (gồm cả ngữ pháp, từ vựng) chỉ chiếm một phần nhỏ trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi.

Nguyên nhân của thực trạng trên, theo tìm hiểu của chúng tôi là do: GV bồi dưỡng và HS thiếu thời gian và phương pháp ưu giản đề tổng kết, khái quát một cách có hệ thống khối lượng kiến thức tiếng Việt từ khối 6 đến khối 9;đồng thời chưa thấy được tác dụng to lớn của việc bồi dưỡng kiến thức phần tiếng Việt: công cụ của tư duy (vốn từ, hiểu dúng nghĩa của từ khi sử dụng); học tập các mấu mực về sử dụng từ ngữ; muốn viết Đẹp trước hết phải viết Đúng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng sơ đồ tư duy để tăng hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn - Phân môn Tiếng Việt khối 7 trường THCS Lam Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG TRƯỜNG THCS LAM SƠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Người thực hiện: NGUYỄN ANH VŨ Giáo viên môn: Ngữ văn NĂM HỌC: 2013 - 2014 Phước Đồng, tháng 10 năm 2013 NHẬN XÉT, XẾP LOẠI Nhận xét: - Xếp loại: ………………. Ngày .…… tháng .…….. năm 2013 HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4 GIỚI THIỆU 6 1. Thông tin cơ sở 6 2. Hiện trạng 6 3. Giải pháp thay thế 7 4. Vấn đề nghiên cứu 8 5. Giả thuyết nghiên cứu 8 PHƯƠNG PHÁP 8 1. Khách thể nghiên cứu 8 2. Thiết kế 9 3. Qui trình nghiên cứu 9 ĐO LƯỜNG 10 1. Sử dụng công cụ đo, thang đo 10 2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung 10 3. Kiểm chứng độ giá trị tin cậy 10 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 10 1. Trình bày kết quả 10 2. Phân tích kết quả dữ liệu 11 BÀN LUẬN 12 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 1. Kết luận 12 2. Khuyến nghị 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 TÓM TẮT Bồi dưỡng, chú trọng đến đối tượng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ giảng dạy của người giáo viên THCS. Nhiệm vụ này được thể hiện trong từng bài học, tiết học cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng nâng cao… của giáo viên khi đứng lớp. Nhưng việc sắp xếp. lựa chọn bồi dưỡng một nhóm đối tượng học sinh giỏi (lớp bồi dưỡng) lại có những ưu điểm: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao một cách có hệ thống; tạo động lực thi đua trong nhóm học tập;chuẩn bị nguốn kế cận cho đội tuyển học sinh giỏi của trường. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lam Sơn cho thấy: việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ được tập trung ở khối cuối cấp với thời gian ôn luyện ngắn, cấp thiếu chiều sâu, tính hệ thống kế thừa từ cấp dưới lên cấp trên;GV chỉ tập trung vào phần ôn luyện, bình giảng văn bản và rèn kĩ năng dựng đoạn, tạo lập văn bản (theo cấu trúc đề thi) chứ chưa chú ý dồi dưỡng kiến thức phần: ngữ pháp, từ vựng bởi khối lượng kiến thức rất nhiều và phần tiếng Việt (gồm cả ngữ pháp, từ vựng) chỉ chiếm một phần nhỏ trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi. Nguyên nhân của thực trạng trên, theo tìm hiểu của chúng tôi là do: GV bồi dưỡng và HS thiếu thời gian và phương pháp ưu giản đề tổng kết, khái quát một cách có hệ thống khối lượng kiến thức tiếng Việt từ khối 6 đến khối 9;đồng thời chưa thấy được tác dụng to lớn của việc bồi dưỡng kiến thức phần tiếng Việt: công cụ của tư duy (vốn từ, hiểu dúng nghĩa của từ khi sử dụng); học tập các mấu mực về sử dụng từ ngữ; muốn viết Đẹp trước hết phải viết Đúng. Từ các nguyên nhân kể trên, chúng tôi xác địch mục đích đề tài nghiên cứu của mình là đi tìm một phương pháp( sử dụng một phương tiện hữu hiệu) nhằm rút ngắn thời gian bồi dưỡng; củng cố nâng cao kiến thức phần tiếng Việt một cách có hệ thống, hiệu quả; đồng thời gây cho học sinh hứng thú học, giúp học sinh có ý thức, biết phát triển… sử dụng có hiệu quả kiến thức từng vựng trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, thành phố. Giải pháp mà chúng tôi trình bày trong đề tài này GV hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD để củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng phần tiếng Việt trong các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi. nhằm nâng cao kết quả học tập. Giải pháp này có thể được mô tả cụ thể như sau: Giáo viên thuyết phục học sinh thấy được lợi ích, giá trị to lớn của SĐTD trong việc hệ thống hóa kiến thức; ghi nhớ được nhiều nhất lượng thông tin trong thời gian ngắn nhất. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo lập SĐTD từ đơn giản, đến phức tạp; từ việc tạo, hoàn thiện SĐTD dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo vên đến tự tạo lập SĐTD, tạo lập SĐTD của riêng mình cho mọi vấn đề. Giáo viên củng cố, nâng cao kiến thức tiếng Việt cho học sinh bằng SĐTD. Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên hai nhóm học sinh tương đương: Nhóm thực nghiệm: 6 học sinh (lớp 72,lớp 74) và nhóm đối chứng: 6 học sinh (lớp 71,lớp 73) của trường THCS Lam Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, năm học 2012 - 2013. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm là..., nhóm đối chứng là .... Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=........ < 0.05 có nghĩa là đã có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các số liệu đó minh chứng rằng việc sử dụng SĐTD trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn phần từ vựng ở khối 7 trường THCS Lam Sơn đã khả thi, đạt hiệu quả giảng dạy. GIỚI THIỆU 1.Thông tin cơ sở: - Theo chương trình giáo dục THCS được tiến hành theo 2 chu kì 6+7, 8+9 nên việc chọn lựa, bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhà trường cần bắt đầu tiến hành từ khối 7 để vừa gúp các em củng cố kiến thứ ở lớp 6 đến 9 tránh dồn ép một lần với khối lượng lớn) lại vừa chuẩn bị cơ sở nền tảng, tiềm lực cho đội ngũ học sinh giỏi của trường các khối lớp trên. - Bồi dưỡng, chú trọng đến đối tượng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ giảng dạy của người giáo viên THCS: được tiến hành trong từng bài học, tiết học cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi nâng cao… của giáo viên khi đứng lớp. Nhưng việc sắp xếp. lựa chọn bồi dưỡng một nhóm đối tượng học sinh giỏi lại có những ưu điểm: + Bồi dưỡng kiến thức nâng cao một cách có hệ thống. + Tạo động lực thi đua học tập lập thành tích cao trong lớp BD học sinh. + Chuẩn bị nguốn cho đội học sinh giỏi thành phố. 2. Hiện trạng: Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Lam Sơn, chúng tôi nhận thấy: + Việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ được tập trung ở khối cuối cấp; thời gian ôn luyện ngắn, cấp tốc từ tháng 9 đến tháng 10 (thi). Do tổ chức thi học sinh giỏi của khối 9 theo kiểu phong trào mà thiếu chiều sâu, tính hệ thống kế thừa từ cấp dưới lên cấp trên…tức chưa bài bản, khoa học + Khi bồi dưỡng học sinh giỏi, GV chỉ tập trung vào phần ôn luyện, bình giảng văn bản và rèn kĩ năng dựng đoạn, tạo lập văn bản (theo cấu trúc đề thi) chứ chưa chú ý dồi dưỡng kiến thức phần: ngữ pháp, từ vựng. + Giáo viên và học sinh ít hứng thú, ít coi trọng phần từ vựng trong bồi dưỡng học sinh giỏi bởi: khối lượng kiến thức rất nhiều (đòi hỏi phải am hiểu một cách có hệ thống) mà thực tế thời gian ôn luyện ngắn, chỉ có 4 đến 6 tuần (mỗi tuần 2-4 tiết); cũng như phần tiếng Việt (gồm cả ngữ pháp, từ vựng) chỉ chiếm một phần nhỏ trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi. Nguyên nhân của thực trạng trên: + Thiếu thời gian và phương pháp ưu giản đề tổng kết, khái quát một cách có hệ thống khối lượng kiến thức tiếng Việt từ khối 6 đến khối 9 + Giáo viên và học sinh chưa thấy được tác dụng to lớn của việc bồi dưỡng kiến thức phần tiếng Việt: công cụ của tư duy (vốn từ, hiểu dúng nghĩa của từ khi sử dụng); học tập các mấu mực về sử dụng từ ngữ; muốn viết Đẹp trước hết phải viết Đúng. + Học sinh không có hứng thú khi học tiếng Việt; hay nhầm lẫn các khái niệm, nắm kiến thức hời hợt, rời rạc thiếu hệ thống, chưa hiểu và khắc sâu kiến thức. Trong số các nguyên nhân kể trên, chúng tôi chọn nguyên nhân thứ nhất và thứ hai để tác động, giải quyết thực trạng. Đó là đi tìm một phương pháp ( sử dụng một phương tiện hữu hiệu) nhằm rút ngắn thời gian bồi dưỡng; củng cố nâng cao kiến thức phần tiếng Việt một cách có hệ thống, hiệu quả; đồng thời gây cho học sinh hứng thú học, giúp học sinh có ý thức, biết phát triển… sử dụng có hiệu quả kiến thức từng vựng trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, thành phố. 3.Giải pháp thay thế: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD để củng cố, nâng cao kiến thức phần tiếng Việt trong các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi. Giải pháp này có thể được mô tả cụ thể như sau: * Giáo viên thuyết phục học sinh thấy được lợi ích, giá trị to lớn của SĐTD trong việc hệ thống hóa kiến thức; ghi nhớ được nhiều nhất lượng thông tin trong thời gian ngắn nhất qua việc: + Kể (minh họa bằng tư liệu, hình ảnh) những cá nhân nhân vật nổi tiếng thành công trong nhiều lĩnh vực đã dùng SĐTD như một công cụ TD vạn năng trong việc giải quyết các vấn đề: Tony Buzan, Judis Kant, … giải thi vô địch trí nhớ. + Đưa ra một số bài tập về liên tưởng sáng tạo, phòng la mã, hệ số,… để học sinh tự tin vào “trí thông minh” của bản thân; để học sinh hiểu được bản chất của việc dùng SĐTD: ngoài việc lưu giữ thông tin hiệu quả,… còn tạo điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo của tư duy, phát triển đa kĩ năng (khái quát vấn đề; kĩ năng hình ảnh; thẩm mỹ…) * Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo lập SĐTD từ đơn giản, đến phức tạp; từ việc tạo, hoàn thiện SĐTD dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên đến tự tạo lập SĐTD, tạo lập SĐTD của riêng mình cho mọi vấn đề. * Giáo viên củng cố, nâng cao kiến thức tiếng Việt cho học sinh bằng SĐTD. Về vấn đề SĐTD trong củng cố, nâng cao kiến thức trong bồi dưỡng học sinh giỏi đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài liên quan. Cụ thể: 1. SKKN: “Sử dụng SĐTD trong dạy học Ngữ văn 9”, Thái Văn Tuấn, Violet.com, 2012. 2. Chuyên đề: “Ứng dụng BĐTD trong dạy học Ngữ văn 9”, THCS Đông Triều – Quảng Ninh, dongtrieu.edu.vn, 2009. 3. Chuyên đề: “Tỏ chức hoạt động dạy học phân môn Tiếng Việt với BĐTD”, Sở GD-ĐT Bến Tre, bentre.edu.vn, 2010. 4. Luận văn cao học: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4,5”, thuvien24.com,8/2013 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng SĐTD trong bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn phần từ vựng ở khối 7 trường THCS Lam Sơn có đạt hiệu quả, có tính khả thi không? 5. Giả thiết nghiên cứu: Việc sử dụng SĐTD trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn phần từ vựng ở khối 7 trường THCS Lam Sơn đã khả thi, đạt hiệu quả giảng dạy. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu. - Nhóm thực nghiệm : Đối tượng học sinh khá giỏi lớp 72 và 74 do người thực hiện đề tài trực tiếp bồi dưỡng(số lượng mỗi lớp 4 em). - Nhóm đối chứng : Đối tượng học sinh khá giỏi lớp 71 và 73 do cô …………………bồi dưỡng (số lượng mỗi lớp 4 em) - Học sinh: 2 nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về sỉ số, về giới tính, về học lực cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và học lực của các nhóm học sinh Số HS các nhóm Học lực Tổng số Nam Nữ Ni Nhóm thực nghiệm 8 3 5 Khá giỏi N2 Nhóm đối chứng 8 3 5 Khá giỏi Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, được phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm quan tâm, tạo điều kiện học tập tốt. Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm trước. 2. Thiết kế - Chúng tôi chọn thiết kế 2. Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. - Lấy kết quả điểm TB môn Ngữ văn năm học trước (năm học 2011-2012) làm bài kiểm tra trước tác động và dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động. Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình ………. ……….. p1 = ………….. Giá trị p1 =………. > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy O3 Đối chứng O2 Dạy học bằng phương pháp khác (không sử dụng sơ đồ tư duy) O4 3. Quy trình nghiên cứu. - Khi dạy nhóm đối chứng, Gv bồi dưỡng không sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng, hệ thống, tổng kết kiến thức phần Tiếng Việt trong tiết dạy lý thuyết mới, tiết luyện tập củng cố. - Khi dạy nhóm thực nghiệm, Gv bồi dưỡng thiết kế giáo án sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng, hệ thống, tổng kết kiến thức phần Tiếng Việt trong tiết dạy lý thuyết mới, tiết luyện tập củng cố. Tiến hành thực nghiệm: tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan: Thời gian thực hiện tác động: Từ tháng 9/2012- 3/2013 ĐO LƯỜNG 1. Sử dụng công cụ đo, thang đo: Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng công cụ đo, thang đo là bài kiểm tra ngôn ngữ của học sinh trong thời gian là 45 phút. - Bài kiểm tra trước tác động là điểm Tbm Ngữ văn năm học trước (năm học 2011-2012). - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt (Học kì II) năm học 2012-2013 do nhóm giáo viên dạy Ngữ văn khối 7 của trường khảo sát. - Sau khi thực hiện dạy xong các nội dung kiến thức Tiếng Việt (lí thuyết và thực hành), chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian 45 phút. Khi kiểm tra, giáo viên coi kiểm tra nghiêm túc. - Sau khi kiểm tra, giáo viên Ngữ văn khối 7 chấm bài theo đáp án và thang điểm đã được xây dựng. 2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung - Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng . - Nhận xét của các giáo viên trong nhóm chuyên môn để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu là nội dung đề bài phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 3. Kiểm chứng độ tin cậy Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chấm 2 lần do 2 giáo viên khác nhau. Người chấm thứ nhất là giáo viên trực tiếp dạy lớp thực nghiệm và đối chứng, khi chấm không ghi kết quả trên bài kiểm tra của học sinh mà được ghi trong một bảng điểm riêng. Người thứ hai là một giáo viên do tổ chuyên môn phân công chấm độc lập. Đối chiếu với kết quả lần thứ nhất, điểm ghi trên bài học sinh là chính xác và khách quan. Như vậy các dữ liệu thu được là đáng tin cậy. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 1. Trình bày kết quả Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm tra trước tác động (p1), sau tác động (p2) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Phép kiểm chứng T-test độc lập: p1= ……….(trước tác động cho thấy sự chênh lệch giữa trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là ngẫu nhiên, hai nhóm được coi là tương đương) - Phép kiểm chứng T-test độc lập: p2=………. (sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động). - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=………. Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động Mốt Trung vị Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2. Phân tích kết quả dữ liệu: a. Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động Theo kết quả của bảng 2 ta thấy giá trị p1 = …….> 0.05 *Kết luận: Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương. b. Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động Bảng 6: Bảng kiểm chứng kết quả sau tac động Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Chênh lệch Điểm Trung bình 0.08 Độ lệch chuẩn Giá trị của T-test: p2 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) Giá trị p2 = ………< 0.05 Kết luận: Sự chênh lệch điểm trung bình cộng sau tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa (do tác động). Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test độc lập cho kết quả p2 =…….., cho thấy chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn Theo bản tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=……. cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng sơ dồ tư duy mang đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là ………. Giả thuyết của đề tài: Việc sử dụng SĐTD trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn phần từ vựng ở khối 7 trường THCS Lam Sơn khả thi, đạt hiệu quả giảng dạy đã được kiểm chứng. BÀN LUẬN Kết quả điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là …… ; kết quả điểm trung bình bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là ……. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là …….. điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = ……….điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối. Phép kiểm chứng T-Test độc lập điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động cùa hai lớp là p2 = ………< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động. Như vậy nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu là làm tăng hiệu quả bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn Phân môn Tiếng Việt của học sinh lớp 7 trường THCS Lam Sơn. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy để xây dựng kiến thức mới, hệ thống hóa kiến thức của các đơn vị kiến thức Tiếng Việt mang lại kết quả cao cho việc bồi dưỡng HS giỏi của giáo viên, và việc học của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong bồi dưỡng đã đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. 2. Khuyến nghị Nên mạnh dạn áp dụng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt, Tập làm văn, và cả phần Đọc – hiểu văn bản.Tránh các thành kiến, cách hiểu hạn hẹp, nông cạn: SĐTD chỉ là 1 dạng sơ đồ cây, sơ đồ Graph, mất thời gian vẽ, thêm màu mè khó hiểu; SĐTD chỉ phù hợp cho các đơn vị kiến thức thuần túy lí tính không thể biểu thị được cảm xúc, sáng tạo nghệ thuật. Không nên cho rằng chỉ những đối tượng HS đã có trình độ tư duy khái quát ở 1 trình độ nhất định mới có thể sử dụng SĐTD, mà GV nên mạnh dạn xem đó như 1 công cụ mà HS nào cũng sử dụng được;Còn hiệu quả như thế nào là tùy thuộc khả năng tư duy, sáng tạo và kĩ năng sử dụng công cụ đó. Vì vậy, GV cần giới thiệu rộng rãi công dụng và cách vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh trong các tiết học để HS có thể vận dụng trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, NXB giáo dục, 2009. 2. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7. NXB giáo dục, 2009. 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. NXB giáo dục Tác giả: Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt- Bỉ. 5. Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hổ trợ công tác quản lí nhà trường, 2009. Đăng trên tạp chí khoa học giáo dục. Biên soạn: TS Trần Đình Châu, TS Đặng Thị Thu Thủy 6. Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” nhà xuất bản phụ nữ, 2009. Adam Khoo. Dịch giả: Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. 7. Sơ đồ tư duy, Tony Buzan và Barry Buzan, NXB Tổng hợp TP HCM, 2011. 8. Sử dụng trí nhớ của bạn, Tony Buzan, NXB Tổng hợp TP HCM, 2011 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách nhóm đối chứng . Phụ lục 2: Danh sách nhóm thực nghiệm. Phụ lục 3: Bảng thống kê độ tuổi, giới tính và điểm Tbm ngữ văn(2011-2012) nhóm đối chứng. Phụ lục 4: Bảng thống kê độ tuổi, giới tính và điểm Tbm ngữ văn(2011-2012) nhóm thực nghiệm. Phụ lục 5: Bảng thống điểm bài KT sau tác động của 2 nhóm. Phụ lục 6: Các tài liệu minh họa ưu điểm của việc sử dụng SĐTD Phụ lục 7: Các bài tập hướng dẫn tạo lập SĐTD Phụ lục 8: SĐTD do HS tự tạo trong quá trình bồi dưỡng. Phụ lục 9: Ảnh chụp minh họa việc sử dụng SĐTD trong DH Phụ lục 10: Bảng tính các hàm Excel

File đính kèm:

  • docDe tai KHSPUD ngu van 7.doc
Giáo án liên quan