Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh THCS, động cơ học tập của học sinh rất phong phú và đa dạng nhưng lại chưa bền vững, đôi khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó, thái độ học tập của từng em cũng có sự khác nhau: em thì tích cực, em thì thờ ơ lười biếng nó thể hiện rõ trong sự hứng thú học tập của các em: có em thì hăng say hứng thú tìm hiểu kiến thức, có em thì gò bó như bị ép buộc
Vậy để giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, giáo viên phải có biện pháp cụ thể để nâng cao sự hứng thú học tập của các em, muốn vậy:
+ Nội dung bài giảng phải súc tích, chính xác và có sự mới mẻ.
+ Nội dung bài giảng phải gắng liền với cuộc sống lao động của con người, tức là phải có sự liên hệ kiến thức bài giảng với thực tiễn cuộc sống làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học.
+ Nội dung bài học phải phong phú và đa dạng gây cho học sinh được sự hứng thú trong học tập.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3245 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tăng cường tính thực tiễn trong bài dạy vật lý ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
I.Lí do chọn đề tài 2
II.Nội dung 4
1.Một số nguyên nhân 4
2.Biện pháp 5
3.Một số câu hỏi , bài tập tham khảo 5
4.Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 13
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh THCS, động cơ học tập của học sinh rất phong phú và đa dạng nhưng lại chưa bền vững, đôi khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó, thái độ học tập của từng em cũng có sự khác nhau: em thì tích cực, em thì thờ ơ lười biếng …nó thể hiện rõ trong sự hứng thú học tập của các em: có em thì hăng say hứng thú tìm hiểu kiến thức, có em thì gò bó như bị ép buộc…
Vậy để giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, giáo viên phải có biện pháp cụ thể để nâng cao sự hứng thú học tập của các em, muốn vậy:
+ Nội dung bài giảng phải súc tích, chính xác và có sự mới mẻ.
+ Nội dung bài giảng phải gắng liền với cuộc sống lao động của con người, tức là phải có sự liên hệ kiến thức bài giảng với thực tiễn cuộc sống làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học.
+ Nội dung bài học phải phong phú và đa dạng gây cho học sinh được sự hứng thú trong học tập.
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm, để nội dung bài giảng vật lý có sức thuyết phục, thu hút được học sinh gây cho các em có sự hứng thú tích cực, lòng ham thích nghiên cứu, tìm hiểu khoa học vật lý gần gũi với thiên nhiên và thực tiễn lao động sản xuất của con người. Người giáo viên giáo viên giảng dạy cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất: cần phải đầu tư nghiên cứu kiến thức trọng tâm của bài dạy, phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tiến trình các bước lên lớp lo gíc súc tích có sự gắn kết bảo đảm đúng mục đích yêu cầu cũng như mục tiêu bài giảng.
Thứ hai : ngoài vấn đề nói trên giáo viên giảng dạy cần có biện pháp tổ chức liên hệ kiến thức bài giảng với thực tiễn cuộc sống thông qua các bài tập, câu hỏi định tính dưới nhiều hình thức tổ chức: câu hỏi củng cố sau mỗi phần, mỗi mục của bài giảng, câu hỏi củng cố sau khi kết thúc bài giảng, hoặc tổ chức câu hỏi dưới dạng bài tập ở lớp hoặc về nhà.
Câu hỏi ở đây người giáo viên cần phải tìm tòi và chọn lọc mang tính thực tiễn gần gũi với các hiện tượng vật lý thường xảy ra xung quanh cuộc sống lao động của con người phù hợp với nội dung kiến thức bài dạy nhằm gây được mức độ tin cậy sâu sắc của khoa học vật lý đối với học sinh.
Như chúng ta đã biết trong cách mạng khoa học kĩ thuật khối lượng kiến thức khoa học vật lý tăng nhanh như vũ bão. Vì vậy “ hố ngăn cách ˝ giữa kiến thức khoa học vật lý của nhân loại với hệ thống kiến thức vật lý do nhà trường cung cấp cho học sinh ngày càng sâu rộng. Đứng trước tình hình phát triển của khoa học kĩ thuật, yêu cầu cấp bách của sản xuất lao động thì giáo dục trong nhà trường cần phải đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, ngày nay đã có nhiều đổi mới, cải tiến mới trong phương pháp giảng dạy cũng như đổi mới nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cho phù hợp với tình hình và xu thế phát triển chung của xã hội.
Là giáo viên vật lý trực tiếp đứng lớp giảng dạy trong nhiều năm đặc biệt trong những năm đầu cải cách nội dung sách giáo khoa, với nhiều đối tượng học sinh. Bản thân tôi có một số nhận xét mang tính cá nhân về sách giáo khoa mới cũng như về thực trạng học tập của học sinh ngày nay:
Về sách giáo khoa mới:
+ Hầu hết các dạng bài dạy được tăng cường tình huống có vấn đề, kích thích gây được sự tò mò, mong muốn tìm hiểu kiến thức của học sinh, kích thích được hoạt động tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Trong nội dung các bài học đã được chú trọng tăng cường rất nhiều câu hỏi có liên quan tới thực tiễn cuộc sống, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích. Ví dụ trong bài sự nở vì nhiệt của của các chất lỏng – vật lý 6 có bài tập : Tại sao khi đóng các chai rượu , nước ngọt người ta không bao giờ đóng đầy ? v..v…
Về thực trạng học tập của học sinh ngày nay còn mang nặng về tính chất lý thuyết sách vở, tính hàn lâm còn nhiều dẫn đến thực trạng của việc vận dụng kiến thức liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống còn rất nhiều hạn chế, vấn đề áp dụng kiến thức, kĩ thuật vào thực tế sản xuất chưa linh động khéo léo, còn gặp lúng túng rất nhiều trước những tình huống đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo bằng những kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ như để thiết kế một đường dắt xe máy vào nhà ( mặt phẳng nghiêng ) thì độ dốc của nó cần cao hay thấp ? Tất cả những vấn đề trên có thể học sinh biết thông qua kinh nghiệm của cuộc sống nhưng bản chất khoa học vật lý thì học sinh không hiểu . Tất cả những ví dụ vừa nêu trên có rất nhiều trong thực tế, đòi hỏi người học phải biết vận dụng kiến thức khoa học vào để phục vụ lao động sản xuất .
Để khắc phục những vấn đề phức tạp trên, đòi hỏi người giáo viên đứng lớp giảng dạy cần có bước đột phá mạnh dạn, tìm hiểu đưa những vấn đề thực tiễn của cuộc sống lồng ghép đưa vào bài giảng cho học sinh của mình thấy được bản chất những sự vật hiện tượng vật lý thường xảy ra xung quanh chúng ta, bắt buột học sinh phải suy nghĩ tìm hiểu những nguyên nhân, vì sao của hiện thực hiện tượng, từ đó biết liên hệ kiến thức vừa lĩnh hội để giải thích sự vật hiện tượng hoặc để áp dụng, giải quyết vấn đề một cách linh động và khéo léo trong lao động sản xuất.
Quan điểm giáo dục của chúng ta trong trường phổ thông từ xưa tới nay là: ˝ học đi đôi với hành ˝ quan điểm nay luôn được nhất quán trong mục tiêu đào tạo của trường phổ thông trong mọi thời đại. Với cách hiểu và suy nghĩ thấu đáo, qua công tác giảng dạy trực tiếp, với những áp dụng thực tiễn tôi mạnh dạn xin trình bày đề tài: “ Tăng cường tính thực tiễn trong bài dạy vật lý ở trường trung học cơ sở ˝ để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
Kiến thức vật lý rất đa dạng, bản chất hiện tượng vật lý trong các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống rất phong phú muôn hình muôn vẽ. Vì vậy ở trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ trong một số bài trong chương I – Điện học,vật lý 9.
II.NỘI DUNG
1.Một số nguyên nhân
Vì sao hoạt động học tập của học sinh còn mang nặng tính lí thuyết, tính hàn lâm, sự liên hệ thực tiễn cuộc sống, kĩ năng thực hành của học sinh còn yếu kém chưa được linh động khéo léo trong các tình huống cụ thể ?
Thực trạng của vấn đề nêu trên có rất nhiều nguyên nhân: yếu tố nguyên nhân do chủ quan và yếu tố nguyên nhân do khách quan cũng có. Qua tìm hiểu thực tế trong quá trình đứng lớp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi nêu ra một số nguyên nhân cụ thể sau :
a) Về phía giáo viên :
Mức độ đầu tư kiến thức của giáo viên cũng còn mang nặng tính lý thuyết sách vở, rập khuôn máy móc phụ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn giảng dạy ( sách giáo viên) mục đích chính của họ miễn bảo đảm được kiến thức trọng tâm của bài giảng như sách giáo khoa, chưa thực sự có sự sáng tạo trong nghiên cứu tìm tòi, mở rộng liên hệ kiến thức bài dạy với thực tiễn kiến thức trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất. Có một số trường hợp giáo viên lo sợ nếu có đầu tư mở rộng liên hệ thì sợ thời gian bài dạy không đảm bảo, ảnh hưởng đến góc độ đánh giá chuyên môn …
b) Về phía học sinh :
Trong quá trình tiếp thu khối lượng kiến thức bài giảng của học sinh còn thụ động, chưa linh động trong phương pháp học tập, ý tưởng ghi chép nhiều trong phương pháp học cổ truyền còn nặng, chưa thực sự thoát được, bắt nhịp được với với vấn đề cải cách trong phương pháp học mới, sự sáng tạo trong suy nghĩ chưa cao ,kĩ năng thực hành để rút ra kiến thức cơ bản cần tiếp thu của học sinh chưa linh động khéo léo nhanh nhẹn còn có sự trông chờ ỷ lại vào các thao tác hướng dẫn của giáo viên , tư duuy và động cơ học tập của học sinh chưa đồng đều, kĩ năng thao tác thực hành trong lao động sản xuất còn mang tính kinh nghiệm nhiều chưa biết được bản chất vật lý trong các thao tác đó …
c) Yếu tố khách quan :
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh: hệ thống bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập vật lý còn hạn chế về vấn đề liên hệ kiến thức bài giảng với thực tiễn, rất ít những câu hỏi bài tập mang tính chất giải thích các hiện tượng sự vật cụ thể đòi hỏi sự tư duy sáng tạo trong nhận biết bản chất kiến thức vật lý với thực tế.
Phân phối chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành hầu như không có tiết bài tập nhằm củng cố kiến thức như chương trình sách giáo khoa cũ. Do đó việc theo dõi, giám sát vấn đề làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà của học sinh ít được giáo viên dành thời gian quan tâm uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
Cơ sở vật chất trường học hiện tại chưa đáp ứng được vấn dề dạy và học, phòng học chức năng hầu như không có, ảnh hưởng tới kĩ năng thao tác thực hành của học sinh.
2. Biện pháp :
Để khắc phục những yếu kém hạn chế của học sinh trong các vấn đề nêu trên thì trước tiên người giáo viên cần phải đổi mới tư duy về phương pháp giảng dạy, cần mạnh dạng tạo ra những bước đột phá làm sao gây được sự hứng thú tích cực và sự tin cậy của kiến thức khoa học vật lý cho học sinh. Muốn vậy thì sự đầu tư tìm tòi trong quá trình chuẩn bị bài dạy là rất cần thiết, trước hết phải tăng cường câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn của cuộc sống, câu hỏi bài tập này phải mang tính chất giải thích, vì sao ?để kích thích được sự tò mò của học sinh trong tìm hiểu khoa học vật lý. Khi bài tập, câu hỏi đã có hướng giải quyết một cách đúng đắn thì sẽ gây cho học sinh sự tin cậy kiến thức bài giảng vào thực tiễn của cuộc sống.
Ở đây chúng ta hoàn toàn có cơ sở vì không ai phủ nhận được vai trò, tác dụng của bài tập trong việc lĩnh hội tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài tập vật lý là phương tiện củng cố, mở rộng và đào sâu kiến thức. Là phương tiện xây dựng những kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện thói quen gắn lí thuyết với thực hành trong đời sống lao động sản xuất. Ngoài ra bài tập vật lý còn là một trong những hình thức ôn tập sinh động và củng cố kiến thức có tác dụng khái quát hóa, hệ thống hóa hệ thống kiến thức mà học sinh đã được học.
Câu hỏi bài tập cần được chọn lọc bảo đảm đúng nội dung kiến thức bài dạy có tính chất thực tiễn gần gũi với đời sống lao động của con người, câu hỏi bài tập phải vừa sức với học sinh, làm sao sau khi tiếp nhận câu hỏi, bài tập học sinh phải nhận biết được dấu hiệu bản chất vật lý trong đó, từ đó suy nghĩ tìm hiểu kiến thức trong bài học vừa tiếp thu để liên hệ có hướng giải quyết. Với những dạng câu hỏi bài tập mang tính chất định tính như thế thì phương tiện giải quyết nó là những khái niệm, những định luật vật lý. Vì vậy ở những dạng bài tập, câu hỏi đó trước hết học sinh phải nắm bắt được những kiến thức lí thuyết trọng tâm của bài học từ đó linh động khéo léo trong lập luận để giải quyết.
Để giảng dạy một số bài trong chương I – Điện học, vật lý 9 đáp ứng được đúng nhu cầu vừa nêu trên tôi xin đưa ra một số câu hỏi bài tập có liên quan tới thực tiễn cuộc sống.
3 . Một số câu hỏi , bài tập tham khảo:
III. KẾT LUẬN
Với hệ thống câu hỏi và bài tập về các hiện tượng vật lý trong tự nhiên đưa vào trong bài giảng sẽ giúp cho học sínhau mỗi bài học có một sự liên hệ thực tế rất bổ ích, đó là nên tảng xây dựng niềm tin của học sinh vào kiến thức khoa học , đồng thời tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn và thói quen tìm hiểu khoa học trong thực tiễn lao động sản xuất . Trong mỗi câu hỏi chứa chứa đựng một khối lượng kiến thức nhất định do đó việc vận dụng câu hỏi vào bài giảng phải phù hợp với từng đối tượng học sinh , phù hợp với kiến thức của từng bài giảng . Khi đó sẽ gây được sự say mê hứng thú trong hoạt động của học sinh , phần nào đó giúp các em vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống lao động sản xuất cũng như kinh nghiệm sống của từng học sinh ,sự linh động , khéo léo và sức sáng tạo trong những tình huống hành động cụ thể .
Trong những năm học vừa qua với việc vận dụng cụ thể các câu hỏi và bài tập gắn liền với thực tiễn cuộc sống tôi thấy khả năng của học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt trong nhận thức khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn .Trong bài học học sinh có sự hứng thú, tích cực , sôi nổi phát biểu làm cho nội dung bài học ngày càng phong phú , có sự lôi cuốn , thu hút được nhiều đối tượng học sinh ở nhiều trình độ , khả năng khác nhau ,kích thích được sự chủ động trong tư duy sáng tạo , chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Thể hiện rõ qua các bài kiểm tra .Cụ thể :
Trong năm học 2007- 2008 học sinh khối 6 có 128 học sinh với điểm tổng kết như sau :
Giỏi : 6/128 , TL : 4,7 % Khá : 15/128 , TL : 11,7%
TB : 80/ 128 , TL : 62,5% Yếu : 20 /128 , TL : 15,6%
Kém : 7/128,TL :5,5%
Trong năm học 2008- 2009 học sinh khối 6 có 113 học sinh với điểm tổng kết như sau :
Giỏi : 8/113 ,TL : 7,1% khá : 20/113 ,TL : 17,7%
TB : 75/113,TL :66,4% Yếu : 10/113 ,TL :8,8%
Với hệ thống câu hỏi đa dạng và phong phú , áp dụng cho mọi đối tượng học sinh THCS , thông qua nhiều biện pháp ngoài việc lồng ghép tăng cường đưa vào bài giảng ,chúng ta còn có thể tổ chức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thi đố vui để học hoặc các câu lạc bộ yêu thích bộ môn vật lý .Đây là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn vật lý .
Với cách tiếp cận liên hệ kiến thức bài dạy với thực tiễn cuộc sống của cá nhân tôi có thể phù hợp với đối tựợng học sinh trường này , có thể không phù hợp với các đối tượng học sinh trường khác , với các câu hỏi bài tập tham khảo còn ít do đó nội dung đề tài có nhiều hạn chế , rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo bộ môn vật lý nói riêng và các đồng nghiệp nói chung .Tôi xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KKHẢO
Bài tập vật lý 6. Nguyễn Đức Thâm –chủ biên .NXBGD 2002-2003
Những bài tập định tính về vật lý cấp 2 – Nguyễn Phúc Thuần , Trần Văn Quang. NXBGD 1980
Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông – Nguyễn Văn Đồng . NXBGD 1979 – 1980 .
Vật lý vui ( quyển 1,2 ) – IaI Pêrenman . NXBGD 1977.
Tư liệu vật lý 7 – Bùi Gia Thịnh , Dương Trọng Bái .NXBGD 1989
File đính kèm:
- Tong ket kinh nghiem vat ly lop 6.doc