Môn Tiếng Việt là một môn học chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong bậc học tiểu học, đặc biệt là lớp 1. Tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức cho các em. Dạy- học Tiếng Việt giúp các em có các kỹ năng nghe- đọc- nói- viết một cách thành thạo. Đồng thời sử dụng các kỹ năng đó khai thác và phát triển các môn học khác.
Tiếng Việt là chiếc nôi nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Tiếng Việt đã khơi dậy trong các em tình cảm trong sáng, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình.
Từ tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Việt, vấn đề đặt ra chúng ta cần quan tâm đó là làm thế nào để " tạo hứng thú, tích cực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1".
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9209 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tạo hứng thú, tích cực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Tiếng Việt là một môn học chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong bậc học tiểu học, đặc biệt là lớp 1. Tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức cho các em. Dạy- học Tiếng Việt giúp các em có các kỹ năng nghe- đọc- nói- viết một cách thành thạo. Đồng thời sử dụng các kỹ năng đó khai thác và phát triển các môn học khác...
Tiếng Việt là chiếc nôi nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Tiếng Việt đã khơi dậy trong các em tình cảm trong sáng, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình...
Từ tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Việt, vấn đề đặt ra chúng ta cần quan tâm đó là làm thế nào để " tạo hứng thú, tích cực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1".
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Dựa vào tâm sinh lý của học sinh lớp 1, các em vừa chuyển từ bậc học Mầm non sang bậc học Tiểu học. Mà ở bậc học mầm non - hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, chuyển qua Tiểu học hoạt động học tập lại đóng vai trò chủ đạo. Vì thế bước đầu các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Trong giai đoạn này giáo viên phải luôn luôn quan tâm đến diễn biến tâm sinh lý của các em. Phải biết tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học một cách hợp lý khoa học, phù hợp với lứâ tuổi học sinh. Để từ đó tạo được hứng thú tích cực say mê học tập của các em. Đưa các em tham gia vào hoạt động học tập một cách tự nhiên, tự nguyện. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1. Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để tháo gỡ được vấn đề trên.
1. Đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1: Trong quá trình phát triển của con người, tư duy của trẻ đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì thế để giúp các em hình thành các kiến thức bền vững thì phải dựa trên cơ sở trực quan bằng những đồ vật, sự vật, hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của các em. Trước mỗi bài dạy giáo viên phải có sự nghiên cứu tìm tòi các đồ dùng trực quan phù hợp với các em để bổ trợ cho học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức . Đồng thời giáo viên cũng phải nghiên cứu phương án sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học hợp lý , tránh lạm dụng, máy móc, mất thời gian...
a.Tranh ảnh, băng hình:
Tranh ảnh, băng hình là những đồ dùng trực quan sinh động , hấp dẫn, gần gũi với học sinh tiểu học. Nó có sức thu hút học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập. Tranh ảnh, băng hình được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy học Tiếng Việt 1
VD: Bài 20: k, kh
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh con bê
Hỏi: tranh vẽ con gì?(con bê)-đây là con vật quen thuộc từ đó hình thành tiếng "bê"
Tương tự với tiếng "ve"
Bài 31: Ôn tập
Để cũng cố các vần ua,ưa: giáo viên tổ chức trò chơi "Đoán tên con vật"
Trực quan:Hình ảnh động các con vật :cua, ngựa, rùa...( Qua máy chiếu)
b.Bộ chữ lắp ghép:
Bộ lắp ghép được sử dụng thường xuyên trong phần dạy âm, vần. Song giáo viên cần xắp sếp , sử dụng đồ dùng một cách hợp lý, tiết kiệm thời gian .
Ở những bài đầu học sinh cần được nhận diện phát âm các âm vần giáo viên nên sử dụng bộ lắp ghép vào phần hình thành kiến thức mới tạo cho học sinh có điều kiện thao tác , làm quen với các con chữ.
VD: Bài 14: d, đ
Yêu cầu học sinh tìm và ghép âm d
Muốn có tiếng "dê"thì ta phải ghép thêm âm gì?(ê)
Từ đó hình thành kỹ năng ghép tiếng, đánh vần cho học sinh.
Qua học kỳ 2 trong phân môn tập đọc cần cho học sinh sử dụng bộ lắp ghép trong phần mở rộng vốn từ .
VD: Bài tập đọc: Tặng cháu
Tìm tiếng có vần ao
Học sinh tự tìm và ghép tiếng từ ngữ: chào mào, ngôi sao, cái sào...
2. Yếu tố vừa sức trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1:
Trong giai đoạn phát triển của trẻ sáu tuổi hệ thần kinh đang còn hình thành và phát triển.Quá trình tư duy của các em chưa bền vững. Vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế vì thế để tạo được hứng thú kích thích tính tích cực trong quá trình học tập của các em, giáo viên phải tạo được cho các em có tâm lý tự tin vào chính mình. Muốn thể hiện điều này giáo viên phải hiểu rõ khả năng của học sinh, các kỹ năng nghe- đọc- nói - viết từ đó đưa ra những yêu cầu phù hợp với từng em.
VD:Các em yếu: thì cần cho các em củng cố lại âm trước khi ghép vần, tiếng đọc âm, vần, tiếng...
Các em khá giỏi: thì phải có những yêu cầu cao hơn : nhận xét cấu tạo vần, đọc câu ...
Qua phân môn tập đọc học sinh còn chậm thì nên yêu cầu tìm từ , luyện đọc câu...
Các em khá giỏi yêu cầu đặt câu, đọc đoạn, bài...
3.Tổ chưc trò chơi trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1:
Trong quá trình dạy học giáo viên phải tạo được không khí thoải mái trong giờ học. Tâm lý các em là muốn được chơi vì thế giáo viên cần phải
biết chuyển tải kiến thức cho các em dưới hình thức trò chơi .Các trò chơi cũng phải được thay đổi tạo được cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Đồng thời cần mở rộng, nâng cao dần kiến thức , phát huy tính sáng tạo , rèn kỹ năng tư duy cho các em.
VD: Ở phần học âm học vần ta có thể tổ chức các dạng trò chơi:
Thi ghép nhanh tiếng có âm vần theo yêu cầu .
Nhìn tranh đoán tên con vật, đồ vật.
Nghe tiếng kêu (âm thanh) đoán tên con vật
Qua phân môn tập đọc; kể chuyện:
Thi tìm từ (dưới dạng nói ,viết )
Thi đặt câu (dưới dạng nói ,viết )
Thi đọc diễn cảm
Thi kể chuện...
4. Phương pháp động viên khích lệ học sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1:
Tâm lý của các em học sinh lớp 1 rất nhạy cảm muốn được khen và rất hiếu thắng . Vì thế giáo viên cần phải có nhiều lời khen trong quá trình dạy học, nhưng tuỳ từng đối tượng học sinh để khen.
VD : Với những học sinh, chậm yếu thì giáo viên cần phải tìm được những điểm tiến bộ tuy nhỏ để động viên các em.
Với những học sinh khá giỏi cũng cần khen đúng lúc, đúng chổ để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động học tập , đồng thời để các em biết
được khả năng thực của mình. Tránh trường hợp các em ngộ nhận, chủ quan trong học tập.
Tổ chức thi đua giữa các tổ, các cá nhân đại diện các tổ theo từng đối tượng học sinh, sau mỗi lần chơi phải phân thắng, thua rõ ràng, từ đó phát huy tinh thần tập thể, khích lệ cho từng cá nhân, tập thể cố gắng, vươn lên.
VD: Tổ chức trò chơi: Thi tìm nhanh, tìm đúng
4 tổ làm 4 đội ; mỗi đội 4 em ; thi tiếp sức viết nhanh các từ có vần ươm, ươp ( Chọn đối tượng học sinh đồng đều nhau - giỏi, khá, trung bình)
Trong mỗi trò chơi các em rất hứng khởi, tích cực, ý thức quyết giành phần thắng. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em học trung bình có nhiều cơ hội cố gắng, rèn luyện.
Sau hàng tuần, hàng tháng cần tổ chức đánh giá, bình chọn tổ, cá nhân xuất sắc nhất, cá nhân có nhiều tiến bộ nhất để khen - thưởng ( phần thưởng có thể là những cây bút chì, thước kẻ...)
Bên cạnh việc khen, giáo viên cũng phải hết sức tế nhị trong vấn đề nhắc nhở, phê bình học sinh. Làm sao để các em thấy được nhược điểm, sai sót của mình để cố gắng khắc phục, vươn lên. Tránh tình trạng làm cho các em mặc cảm, thu mình, tự ti...
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC :
Qua quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, tôi đã mạnh dạn, tích cực sử dụng lồng ghép các phương pháp trên. Kết quả đạt được có rất nhiều khả quan. Đến thời điểm này, 100% học sinh trong lớp tôi đã đạt được các kỹ năng cơ bản theo yêu cầu . Không có trường hợp học sinh còn yếu.
Kết quả cụ thể:
Chất lượng cuối kỳ I môn Tiếng Việt - lớp 1A đạt được như sau:
Môn
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đọc
32
23
72
9
28
0
0
Viết
32
24
75
7
21,9
1
3.1
0
0
TViệt
32
15
46,9
16
50
1
3.1
0
0
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm:
Muốn đạt được những kết qủa mong muốn thì người giáo viên phải có một sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo cho tiết dạy từ đồ dùng trực quan , phương pháp lên lớp... Phải biết lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để tổ chức giờ học.
Giáo viên phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, nắm bắt được khả năng của từng em, từ đó mới tạo được điều kiện cho các em nắm bắt được kiến mới, phát huy hết khả năng của học sinh.
Phải biết động viên , khích lệ học kịp thời, hợp lý, phát huy tính tích cực chủ động của các em.
Tạo được không khí thi đua giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể...
Cần mở rộng, nâng cao dần kiến thức qua các trò chơi học tập, các câu hỏi mở , tạo hứng thú, phát huy kỹ năng tư duy cho các em, chuẩn bị tốt cho việc theo học các lớp cao hơn.
Trên đây là một số suy nghĩ, phương pháp của cá nhân tôi để tạo hứng thú, tích cực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, áp dụng vào quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Gio Linh ngày 10 tháng 4 năm 2009
Người viết
Lê Thị Hoà
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem(2).doc