Đề tài Thông qua việc sử dụng thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở chương quang học môn vật lí 9.Trường THCS Thiện Mỹ

- Các dụng cụ dùng để tiến hành thí nghiệm trực quan của chương quang học bị hư hỏng, không có phòng tối, các hiện tượng quan sát được nhìn không rõ.

- Chất lượng dụng cụ kém hiệu quả

- Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế.

- Sử dụng thí nghiệm ảo thay cho các dụng cụ trực quan.Kết hợp bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Sử dụng thí nghiệm ảo có nâng cao chất lượng cho học sinh khi học chương quang học không?

 - Có, nó sẽ giúp học sinh quan sát rõ các hiện tượng qua mỗi thí nghiệm từ đó giúp học sinh hứng thú và nâng cao chất lượng của chương quang học.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thông qua việc sử dụng thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở chương quang học môn vật lí 9.Trường THCS Thiện Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Thông qua việc sử dụng thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở chương quang học môn vật lí 9.Trường THCS Thiện Mỹ. Người nghiên cứu: Võ Thanh Trúc KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Bước Hoạt động 1/ Hiện trạng - Các dụng cụ dùng để tiến hành thí nghiệm trực quan của chương quang học bị hư hỏng, không có phòng tối, các hiện tượng quan sát được nhìn không rõ. - Chất lượng dụng cụ kém hiệu quả - Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế. 2/ Giải pháp thay thế - Sử dụng thí nghiệm ảo thay cho các dụng cụ trực quan.Kết hợp bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. 3/ Vấn đề NC, Giả thuyết NC - Sử dụng thí nghiệm ảo có nâng cao chất lượng cho học sinh khi học chương quang học không? - Có, nó sẽ giúp học sinh quan sát rõ các hiện tượng qua mỗi thí nghiệm từ đó giúp học sinh hứng thú và nâng cao chất lượng của chương quang học. 4/ Thiết kế - Lựa chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. - Mô tả số học sinh trong ảnh nhóm thực nghiệm,đối chứng. 5/ Đo lường - Kết quả kiểm tra 1 tiết gồm 16 câu hỏi nhiều lựa chọn và 04 câu hỏi tự luận - Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra sau tác động. 6/ Phân tích dữ liệu - Lựa chọn phép kiểm chứng T- test độc lập để so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Mức độ ảnh hưởng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD) 7/ Kết quả - Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không? - Nếu có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng như thế nào? 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong kỹ thuật, vì vậy việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học của môn vật lí là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học vật lí phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học vật lí, tuy nhiên đối với bộ môn vật lý nói chung và vật lí 9 nói riêng khối lượng kiến thức trong mỗi bài học tăng lên, đặc biệt là các bài trong chương quang học môn vật lý lớp 9, mỗi bài có từ 2 đến 3 thí nghiệm, mà các thí nghiệm trong bài đòi hỏi phải có sự chính xác cao của các dụng cụ, nếu không sẽ dẫn đến học sinh rất khó quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Hiện nay trong bộ dụng cụ thí nghiệm của trường thì chỉ có một đèn chiếu,các đèn trộn màu nhìn không rõ màu sắc được trộn ra. Từ đó dẫn đến học sinh mất tập trung và thiếu tin tưởng vào thí nghiệm. Đây cũng chính là điều lo lắng và trăn trở của tôi khi lên lớp.Chính vì thế tôi đã suy nghĩ và đưa ra giải pháp thay thế là sử dụng thí nghiệm ảo thay cho thí nghiệm trực quan khi dạy chương quang học môn vật lý 9. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 9 trường THCS Thiện Mỹ. Lớp 9A1 là lớp thực nghiệm, lớp 9A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy chương quang học môn vật 9. Khi tiến hành nghiên cứu kết quả cho thấy là việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hứng thú của học sinh, lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,16; điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 7,01.Kết quả kiểm chứng t – test cho thấy P < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh được việc dạy học có sử dụng thí nghiệm ảo trong thực hành thí nghiệm môn vật lí 9 nâng cao chất lượng cho học sinh khi học chương quang học. 2.GIỚI THIỆU: Trong dạy học vật lý có thể nói đáp ứng nhu cầu “ mắt thấy,tai nghe và ứng dụng vào thực tế” là một nhu cầu cấp thiết. Hơn nữa sự hiểu biết về kiến thức vật lý không thể chỉ đơn thuần là sự suy diễn logic mà phải trải nghiệm từ thực tế mới khắc sâu được kiến thức cơ bản. Vì thế dạy vật lí mà không có thí nghiệm hoặc thí nghiệm không thành công thì sẽ dẫn đến học sinh mất lòng tin vào bài học.Tuy nhiên không phải bài nào cũng thực hiện thành công các thí nghiệm theo mục tiêu đề ra ví dụ như bài : “Sự phân tích ánh sáng trắng và sự trộn các ánh sáng màu”, điều kiện của trường không đủ dụng cụ (mất lăng kính ,đèn chiếu ánh sáng chỉ có một cái, khi trộn màu ánh sáng thì màu sắc nhợt nhạt khó nhìn do không có phòng tối)chính vì vậy mà kết quả của thực hành thí nghiệm đôi lúc cũng không như mong muốn. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Hiện nay trường đã có phòng học sử dụng máy chiếu và việc soạn giáo án điện tử , dạy học bằng máy vi tính không còn là vấn đề xa lạ đối với giáo viên dạy vật lý. Tuy nhiên các bài giảng của giáo viên chỉ dừng lại ở việc chiếu các kênh hình để thay thế cho việc trình bày bảng, đơn thuần chỉ là sử dụng những hiệu ứng trong Power point để trình chiếu và sử dụng những hình ảnh để minh họa cho thí nghiệm trong sách giáo khoa.. Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép giữa trình bày lí thuyết và thực nghiệm nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm trong bài dạy, đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học vật lí. Bên cạnh việc thực hiện các thí nghiệm trực quan thì thí nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin.Chính vì thế để thay đổi hiện trạng trên tôi đã chọn giải pháp : “Thông qua việc sử dụng thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở chương quang học môn vật lí 9”. Trường THCS Thiện Mỹ. Một số nghiên cứu gần đây: - Tài liệu tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý của trường THCS Tân An - Sáng Kiến kinh nghiệm : Ứng dụng phần mềm Violet trong soạn giáo án điện tử môn vật lí THCS của thầy Phạm Hồng trường THCS Cao Xá. - Chuyên đề: một số thủ thuật trong việc soạn giảng giáo án điện tử của trường THCS Thiện Mỹ năm 2010. - Một số bài soạn giáo án điện tử của cô Huỳnh Thị Đẹp Trường THCS Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Các nghiên cứu trên chủ yếu bàn về sử dụng công nghệ thông tin như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vât lý. Thông qua đề tài này tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua việc sử dụng các thí nghiệm ảo trong phần quang học môn vật lý 9 hỗ trợ cho giáo viên thay trong việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong một số bài về ánh sáng ở chương quang học mà dụng cụ thí nghiệm thiếu độ tin cậy. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu về vật lý cùng các ứng dụng của nó trong đời sống. 2.1 Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học chương quang học môn vật lí 9 có nâng cao chất lượng cho học sinh không? 2.2 Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học chương quang học môn vật lý 9 sẽ nâng cao chất lượng cho học sinh trường THCS Thiện Mỹ 3.PHƯƠNG PHÁP: 3.1 Khách thể nghiên cứu. Học sinh lớp 9A1, 9A2 Trường THCS Thiện Mỹ có những điểm tương đồng thuận lợi cho việc nghiên cứu * Giáo viên: Cô Võ Thanh Trúc giáo viên dạy vật lý của 2 lớp 9A1, 9A2 + Lớp 9A1 ( Lớp thực nghiệm ) + Lớp 9A2 ( Lớp đối chứng) * Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về năng lực học tập, thành phần dân tộc cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tính thành phần dân tộc của HS lớp 9A1, 9A2Trường THCS Thiện Mỹ Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 9A1 26 12 12 26 Lớp 9A2 26 16 9 26 -Về hình thức học tập: tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động. - Về thành tích học tập hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn lý ở HKI. 3.2 Thiết kế. Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 9A1 là lớp thực nghiệm và lớp 9A2 là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra HKI môn vật lý làm bài kiểm tra trước tác động.Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự chêch lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2.Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6.12 6.10 P= 0.48 P= 0.48 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương(được mô tả ở bảng 2) Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng thí nghiệm ảo O2 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng thí nghiệm ảo O4 Thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập. 3.3 Quy trình nghiên cứu. * Chuẩn bị bài của giáo viên : - Lớp 9A1 : Thiết kế bài dạy có sử dụng thí nghiệm ảo,sưu tầm và lựa chọn các thí nghiệm ảo tại các website baigiagdientubachkim.com. - Lớp 9A2 : Thiết kế bài dạy sử dụng các dụng cụ trực quan theo tiết dạy bình thường. * Tiến hành dạy thực nghiệm : Thời gian thực nghiệm theo kế hoạch dạy học và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Bảng 4: Thời gian thực nghiệm Thời gian Môn/Lớp Tiết(PPCT) Nội dung bài dạy 24/01/2011 Vật lý 46 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 10/02/2011 Vật lý 47 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. 21/02/2011 Vật lý 48 Bài 42: Thấu kính hội tụ 17/02/2011 Vật lý 49 Bài 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội 21/02/2011 Vật lý 50 Bài 44: Thấu kính phân kì 2/04/2011 Vật lý 62 Bài 52: Ánh sáng trắng ánh sáng màu 4/04/2011 Vật lý 63 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng. 9/04/2011 Vật lý 64 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu 11/04/2011 Vật lý 65 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu: 14/04/2011 Vật lý 66 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng 16/04/2011 Vật lý 67 Bài 57: Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. 3.4 Đo lường: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I môn vật lý 9. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài trong chương quang học ( xem phần phụ lục).Bài kiểm tra gồm 16 câu trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn đúng sai và 4 câu tự luận . * Tiến hành kiểm tra và chấm bài. Sau khi dạy xong các bài trong chương quang học tôi tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. ( trình bày phần phụ lục) 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7.01 8.16 Độ lệch chuẩn 1.41 1.38 Giá trị P của T- test 0.002 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn( SMD) 0.82 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0.002, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = - Theo bảng chỉ tiêu Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= 0,82 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng thí nghiệm ảo thì học sinh sẽ hứng thú hơn và dẫn đến kết quả học tập đã được nâng lên. Giả thuyết của đề tài “Thông qua việc sử dụng thí nghiệm ảo nâng cao chất lượng học tập chương quang học môn vật lý 9 ” đã được kiểm chứng. * BÀN LUẬN - Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cộng là 8,16 kết quả điểm trung bình cộng bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,01. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,82. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,82. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. - Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0.002< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong thí nghiệm vật lý là một giải pháp tốt mang lại hiệu quả thiết thực là giúp giáo viên có thể diễn đạt rõ ràng hơn những hiện tượng vật lý và giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc quan sát, từ đó đi đến những nhận thức đúng đắn về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lạm dụng vào chúng, đồng thời đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin,mất nhiều thời gian thiết kế thí nghiệm và bài dạy. 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1.Kết luận: - Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn. - Hầu hết các thí nghiệm ảo đều có tính chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, đáp ứng phần lớn mục tiêu của tiết học, bài học và phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên. Qua việc sử dụng thí nghiệm ảo trong chương quang học đã có thể giúp tôi diễn đạt rõ ràng hơn về các hiện tượng vật lý như sự phân tích ánh sáng trắng và sự trộn các ánh sáng màu lại với nhau để được ánh sáng có màu mới, hơn nữa qua đó học sinh cũng có thể dễ dàng nhận biết kết quả một cách chính xác và tăng thêm hứng thú cho học sinh khi được học các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo. 5.2.Khuyến nghị. - Riêng đối với bộ môn vật lý mà nói Power point có thể coi là cánh tay đắc lực trong việc hỗ trợ cho dạy và học, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lạm dụng các thí nghiệm ảo, việc tiến hành các thí nghiệm này trong thực tế gặp khó khăn thực sự hoặc không thể tiến hành được để tránh biến tiết học thành nơi phô diễn tin học gây nhiễu và tạo thành phản tác dụng trong dạy học. - Nhà trường cần trang bị các dụng cụ thí nghiệm đã bị hư hỏng và có một phòng tối để nghiện cứu các thí nghiệm trong chương quang học. Thiện Mỹ, Ngày 18 tháng 4 năm 2011 Người Viết Võ Thanh Trúc. Duyệt của hội đồng khoa học trường ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chuyên đề: một số thủ thuật trong việc soạn giảng giáo án điện tử của trường THCS Thiện Mỹ năm 2010. - Chuyên đề sử dụng thí nghiệm ảo trên mạng Internet - Một số bài soạn giáo án điện tử của cô Huỳnh Thị Đẹp Trường THCS Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. -Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net .... - Tài liệu tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý của trường THCS Tân An - Sáng Kiến kinh nghiệm : Ứng dụng phần mềm Violet trong soạn giáo án điện tử trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lí THCS của thầy Phạm Hồng trường THCS Cao Xá. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI Phụ lục 1: Bảng điểm. LỚP THỰC NGHIỆM STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 Nguyễn Thị Ngọc Ái 5 9 2 Nguyễn Hoàng Duy 7 10 3 Châu Thị Ngọc Đác 6 8 4 Trương Hoàng Đức 4.3 8 5 Nguyễn Trung Hậu 7 9.3 6 Trần Chung Hiếu 7 9.3 7 Lê Phát Huy 6 9 8 Lý Thị Thanh Hương 7.8 8.5 9 Trương Thị Thúy Loan 7 8 10 Hứa Thành Lộc 8 9.3 11 Huỳnh Phước lộc. 4 6 12 Cao Diễm My 8.5 10 13 Trần Thị Diễm Ngân 7 8.8 14 Ngô Thị Mỹ Nhung 5 7 15 Nguyễn Thị Mai Như 8 10 16 Nguyễn Vinh Pha 6 9 17 Phan Tấn Phát 3.5 6 18 Trần Nhật Phong 5 6 19 Quách Hoàng Phúc 4 7 20 Tôn Thị Kim Thoa 8.5 8 21 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 7.5 9 22 Nguyễn Thị Ngọc Trâm a 8 10 23 Lê Mỹ Trinh 5.8 6 24 Lê Ngọc Tuyền 4.3 7 25 Nguyễn Trường Vàng 4 6 26 Quách Hoài Phong 5 8 LỚP ĐỐI CHỨNG STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 Trần Thanh An 7 7.3 2 Đoàn Hải Âu 4.3 5 3 Đường Kim Cơ 6 8 4 Nguyễn Ngọc Diễm 8.5 9 5 Đoàn Nhật Dương 6 7 6 Nguyễn văn Giang 5 6.5 7 Phạm minh Huy 3 5 8 Trần Quốc Khải 6 7 9 Tôn Thanh Mỹ 5 6 10 Trần Thị Kim Ngân 8 9 11 Võ Quốc Nghị 7 8 12 Trần Thanh Nhân 4 5 13 Nguyễn Tấn Phong 5.8 6 14 Nguyễn Thanh Quân 4 7 15 Triệu Nguyễn Trúc Quỳnh 9.3 10 16 Đoàn Văn Thảo 5 6 17 Nguyễn Hoài Thắng 5 7 18 Đặng Thị Cẩm Thu 7 8 19 Dương hoàng Thuận 7 7.5 20 Lê Thành Tính 6 6 21 Lê Thị Thanh Trang 7 7 22 Huỳnh Ngọc Trâm 7.5 8.5 23 Bùi Thị Kiều Vân 7 8.5 24 Huỳnh Thị Hồng Vân 5.8 5 25 Trần Tuấn Vũ 5 5 26 Diệp Công Minh 7.5 8 Phụ lục 2:Môt số giáo án minh họa cho nghiên cứu Phụ lục 3:Đề và đáp án kiểm tra sau tácđộng. Trường THCS Thiện Mỹ Tổ: Toán – Lý ĐỀ KHẢO SÁT Lớp:..... Môn: Vật lý 9 - Thời gian 45P Họ và tên HS: ........................................... Điểm Lời phê của giáo viên Trắc nghiệm: 4đ ( Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất) Câu 1:. Để có ánh sáng màu vàng ta có thể trộn các ánh sáng màu: A. Đỏ và lục. C. Lam và lục. B. Trắng và lam. D. Trắng và lục. Câu 2: Đặt một vật một vật màu xanh lục dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy vật đó có: A. Màu trắng B. Màu gần như đen C. Màu đỏ. D. Màu xanh lục Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng? A. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng B. Hiện tượng cầu vồng C. Màu trên lớp váng dầu D. Ánh sáng qua lớp nước Câu 4: Các tấm lọc màu có tác dụng gì ? A. Trộn màu ánh sáng truyền qua B. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc. Câu 5:Chiếu một tia sáng từ nước sang không khí với góc tới bằng 30o, độ lớn của góc khúc xạ: A. Bằng 30o. C. Lớn hơn 30o. B. Nhỏ hơn 30o. D. Bằng 90o. Câu 6: Để quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật ở vị trí nào? A. Đặt sát mặt kính lúp B. Đặt ở vị trí nào cũng được. C. Đặt trong khoảng tiêu cự D. Đặt ngoài khoảng tiêu cự. Câu 7 :. Lăng kính và mặt ghi của đĩa CD có tác dụng gì? A. Tổng hợp ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng. D. Phân tích ánh sáng. Câu 8: Muốn chụp được ảnh rõ nét của một vật ta phải: A. Điều chỉnh vị trí của thấu kính B. Điều chỉnh vị trí của phim C. Thay đổi tiêu cự của vật kính. D. Điều chỉnh vị trí của vật Câu 9: Câu phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ? A. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. C. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. Câu 10: Chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu màu vàng, ánh sáng thu được có màu gì? A. Màu da cam. C. Màu vàng. B. Màu đỏ. D. Thấy tối, không có màu đỏ hoặc vàng. Câu 11: Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật? A. Từ điểm cực cận đến mắt. B. Từ điểm cực viễn đến điểm cực cận. C. Từ điểm cực viễn đến mắt. D. Từ điểm cực viễn đến vô cùng. Câu 12: Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng bao nhiêu? A. 500cm. B. 100cm. C. 20cm. D. 10cm. Câu 13: Câu nào sau đây là đúng? A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh. B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh. C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh. D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều. Câu 14:Ánh sáng mặt trời đi qua vật nào dưới đây không bị tách ra các màu? A. Giọt nước đọng trên lá cây. C. Tấm thủy tinh mỏng. B. Bong bóng xà phòng. D. Váng dầu, mỡ. Câu 15: Chập hai tấm lọc màu xanh và đỏ, nhìn tờ giấy trắng qua hai tấm lọc màu đó. Tờ giấy có màu gì? A. Màu trắng. C. Màu xanh. B. Màu đen. D. Màu đỏ. Câu 16: Các vật có màu sắc khác nhau là vì: A. Vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. B. Vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. C. Vật phát ra các màu khác nhau. D. Vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu. II.Tự Luận: (6điểm) Câu 1. Quan sát các dòng chữ qua một thấu kính thấy các dòng chữ lớn hơn. Thấu kính này thấu kính gì? Giải thích? (1 đ) Câu 2:Nêu hai cách để tạo ra ánh sáng màu? 1đ Câu 3. Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng sau đó là một chùm ánh sáng màu tím đi qua tấm lọc màu tím. Chùm tia sáng đi qua tấm lọc có màu gì? Giải thích? (2.0 đ ) Câu 4. Có một nguồn phát ánh sáng trắng và hai tấm lọc màu vàng và màu xanh. a) Làm thế nào để tạo ra ánh sáng màu vàng và ánh sáng màu xanh? 1đ b) Nếu đặt hai tấm lọc màu song song rồi chiếu chùm ánh sáng trắng vào chúng thì hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? 1đ Đáp án I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B D B B C D A A D B D D C B D II. Tự Luận Câu 1: 1.đ Vì khi quan sát các dòng chữ qua thấu kính cho ảnh lớn hơn nên thấu kính này là thấu kính hội tụ. Câu 2: 1đ + Dùng nguồn phát ánh sáng màu: đèn LED, đèn laze... + Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu. Câu 3: 2đ + Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu tím, chùm sáng đi qua tấm lọc có màu tím vì trong chùm sáng trắng có các chùm sáng màu (trong đó có m àu tím). Tấm lọc màu tím cho ánh sáng màu tím đi qua và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại. + Chiếu ánh sáng tím qua tấm lọc màu tím, chùm sáng đi qua tấm lọc vẫn có màu tím vì tấm lọc màu tím cho ánh sáng màu tím đi qua. Câu 4: 2đ a) Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng được ánh sáng màu vàng. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh được ánh sáng màu xanh. b) Nếu đặt hai tấm lọc màu song song rồi chiếu chùm ánh sáng trắng vào chúng thì thấy tối sẫm. Vì ánh sáng trắng qua tấm lọc vàng được ánh sáng màu vàng, ánh sáng màu vàng chiếu đến tấm lọc màu xanh thì bị tấm lọc màu xanh hấp thụ hết. PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 1/ Tên đề tài: 2/ Người tham gia thực hiện: Võ Thanh Trúc. 3/ Họ và tên người đánh giá: .. Đơn vị công tác :.. .. Đơn vị công tác: .. .. Đơn vị công tác: 4/ Ngày họp: 5/ Địa điểm họp:.. 6/ Ý kiến đánh giá: Tiêu chí đáng giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Nhận xét I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 80 1. Tên đề tài (Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động) 5 2. Tóm tắt tổng quát ( Tóm tắt cô đọng về thông tin cơ sở, mục đích, quy trình và kết quả nghiên cứu ) 5 3. Giới thiệu 3.1 . Hiện trạng - Mô tả chủ đề/hoạt động đang được thực hiện(gọn rõ, đúng trọng tâm). - Đánh việc thực hiện chủ đề/hoạt động đó cho đến thời điểm hiện tại. - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng. - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết. 15 4 3.2 Giải pháp thay thế. (Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế) 3 3.3 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài (Nêu được 3 nghiên cứu gần đây về đề tài) 3 3.4. vấn đề nghiên cứu ( Trình bày rõ ràng) 3 3.5. Giả thuyết nghiên cứu ( Trình bày rõ ràng) 2 4. Phương pháp 4.1 Khách thể nghiên cứu (Mô tả rõ ràng đối tượng học sinmh tham gia vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) 21 3 4.2. Thiết kế ( Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu) 5 4.3 Quy trình ( Các hoạt động NC được thực hiện đảm bảo tính logic khoa học) 5 4.4 Đo lường: - Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu; - Dữ liệu thu được đảm bảo sự tin cậy và độ giá trị. 8 5. Phân tích dữ liệu và bàn luận 5.1. Trình bày kết quả( mô tả dữ liệu đã được xử lí bằng bảng và biểu đồ, tập trung trả lời cho các vấn đề nghiên cứu.) 15 5 5.2.Phân tích dữ liệu ( Trình bày thuyết phục và sâu sắc) 5 5.3 Bàn luận ( Trả lời rõ tất cả các vấn đề nghiên cứu) 5 6. Kết luận và khuyến nghị 6.1 Kết luận ( Ngắn gọn,đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc) 5 3 6.2 Khuyến nghị ( Cụ thể và khả thi) 2 7. Minh chứng cho đề nghiên cứu – phụ lục: Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng điểm, thang đo, dữ liệu( đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục) 20 8. Trình bày báo cáo: 8.1 Văn bản Viết( Cấu trúc khoa học, hợp lí, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp) 10 8.2 Báo cáo kết quả trước hội đồng( Rõ ràng, mạch lạc,

File đính kèm:

  • docNCKH SPUD ung dung CNTT trong day Vat Ly 9.doc