- Hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non là 1 trong những hoạt động, nhằm góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Đây là một hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ.Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo. Hoạt động tạo hình đòi hỏi sự thống nhất của 3 qúa trình, tự giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 20371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và các biệp pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
- Hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non là 1 trong những hoạt động, nhằm góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Đây là một hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ.Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo. Hoạt động tạo hình đòi hỏi sự thống nhất của 3 qúa trình, tự giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non, vì nó là 1 hoạt động hấp dẫn nhất đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện 1 cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ, và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất ky, năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội. Biết lao động tích cực sáng tạo và cũng qua đây trẻ đã rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, khả năng điều chỉnh hoạt động giữa mắt và tay, nắm vững cách sử dụng một số công cụ vật liệu tạo hình. Qua tạo hình của trẻ em, sự tự bộc lộ các đặc điểm của nhân cách đang được hình thành. Sự phát triển hoạt động tạo hình chính là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý trẻ em. Nghĩa là nó cũng diễn ra thông qua sự lĩnh hội của đứa trẻ những phảm chất năng lục tâm lý đặc chưng cho con người mà những phảm chất năng lực này đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của loài người và được in dấu trong nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội. Với trẻ 5 – 6 tuổi sự nhận thức, cảm xúc và khả năng vận động của trẻ với những nội dung giáo dục, phát triển sau :
- Bồi dưỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy vốn biểu tượng, ấn tượng, kinh nghiệm tạo hình. Trẻ thể hiện một cách tích cực và tự giác để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh.
- Bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, khả năng phát hiện các sự vật hiện tượng xung quanh những nét đẹp độc đáo, đặc trưng và biết thể hiện nét đẹp đó bằng các phương tiện tạo hình khác nhau. Giúp trẻ tích cực làm quen, tìm hiểu nội dung và cảm nhận nét đẹp thẩm mỹ, giá trị xã hội của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tập cho trẻ biết nhận xét, đánh giá vẻ đẹp trong tranh vẽ của bạn, của mình. Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động, hợp tác trong các hoạt động tập thể.
- Để bổi dưỡng khả năng thể hiện nét đặc thù của mọi vật cần giúp cho trẻ tập so sánh, đối chiếu các bộ phận của chúng với các hình học cơ bản, tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và từ đó mà nhận ra vẻ đa dạng, phong phú về hình. Giúp trẻ định hướng trong không gian, tập xác định các vị trí sắp đặt của các chí tiết trong cấu trúc sự vật ở nhiều tư thế khác nhau.. Tập cho trẻ khám phá, hiểu được tính hệ thống của các màu sắc theo thứ tự của màu cầu vồng. Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình hình học, hình tự nhiên đơn giản dể tạo ra các đường hoa văn. Tập tạo nhịp khi xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và không đối xứng, Tích cực cho trẻ làm quen và học hỏi các phương thức trang trí mang tính dân tộc. Để bồi dưỡng khả năng sáng tạo cần tăng cường nội dung miêu tả theo chủ đề, theo dự định sáng tạo của riêng trẻ. Trước hết cần tích cực cho trẻ lựa chọn nội dung từ những hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh. Từ nhữmh kinh nghiệm giao tiếp, từ những suy nghĩ, cảm xúc của mình, cần bồi dưỡng tri giác không gian và tư duy không gian, bồi dưỡng khả năng xáx định quan hệ giữa không gian 3 chiều với không gian 2 chiều để thể hiện chiều sâu, thể hiện các tầng cảnh trong bố cục tranh. Dạy trẻ làm quen với một số nguyên ta71c đơn giản của luật phối cảnh (phối cảnh đường nét, phối cảnh không gian).
Để tạo sự linh hoạt trong biểu cảm cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ thuật hình thành các kỹ xảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp, biên độ cường độ nhấn bút tốc độ thao tác chủ động trong việc tả hình, vẽ màu, tạo sự sinh động, phong phú của các đối tượng miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh trẻ.
Qua tìm hiểu thực tế ở địa phương, nhất là những điểm trường mẫu giáo ghép tiểu học cho thấy việc tổ chức tạo hình cho trẻ còn nghèo nàn, khuôn mẫu, đặc biệt là môn vẽ, do sự thiếu hụt, sự hiểu biết của cô giáo về thế giới xung qung và cô giáo dạy mẫu giáo còn chưa có nhiều về khiếu vẽ. Mặt khác lớp học của mẫu giáo còn ghép với tiểu học nên việc bồi dưỡng các phương thức, kỹ năng thể hiện cho trẻ chủ yếu là vẽ, nặn bằng bút, giấy, đất nặn. Cô chưa hướng cho trẻ vào hoạt động sát thực cho nên trẻ vẽ chưa chuẩn, chưa thật, mà chỉ mang tính chất mô phỏng. Cô chưa biết tận dụng tối đa khả năng sáng tạo của trẻ vào bài vẽ để tạo ra sản phẩm đẹp và thật.
Hiện nay giáo dục mầm non theo xu hướng tích hợp một số hoạt động khác vào một hoạt động chung cũng như hoạt động tạo hình có thể tích hợp tác phẩm văn học làm quen môi trường xung quanh, trò chơi … vì vậy việc giảng dạy cũng còn nhiều khó khăn.
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn còn ít, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, cô có làm và thiết kế cũng còn hạn chế vì chưa phong phú và đa dạng. Về phía học sinh tuy có cùng độ tuổi nhưng sự nhận thức không đồng đều vì trẻ chưa qua lớp mẫu giáo nhỏ, nên sự truyền thụ kiến thức của cô đến với trẻ, trẻ tiếp thu cũng không đồng đều. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, học sinh ở rải rác không tập trung ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ hàng ngày không được thường xuyên. Vì trường ghép với tiểu học cho nên giáo viên chưa thể dự giờ nhiều với bạn đồng nghiệp, nên cũng ảnh hưởng đến việc học hỏi nâng cao tay nghề.
Đây cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non ở nước ta hiện nay và đặc biệt là những lớp mẫu giáo ghép trong trường tiểu học ở miền nam chưa đạt hiệu quả cao. Muốn phát triển tốt cho trẻ khả năng cảm thụ và thể hiện một cách sáng tạo trong hoạt động vẽ thì giáo viên phải có những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ thật tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài :”Thực trạng và các biệp pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học” . Làm đề tài tôi nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Thông qua đề tài nghiên cứu việc bồi dương kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ về hoạt động tạo hình.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU :
3.1/ Khách thể nghiên cứu.
- Hoạt động tạo hình ở trường mầm non tiểu học.
3.2/ Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và các biệp pháp bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo trong trường tiểu học.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
4.1/ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
4.2/ Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non, đặc biệt là các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ.
4.3/ Đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo trong trường mầm non tiểu học.
- Tiến hành làm thực nghiệm để xác định hiệu quả giáo dục và biệp pháp giáo dục đưa ra.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
5.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận : đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài.
5.2/ Phương pháp quan sát tự nhiên : dự giờ đồng nghiệp.
5.3/ Phương pháp điều tra bằng phiếu.
5.4/ Phương pháp phân tích.
5.5/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm gồm 3 bước :
Bước 1 – Thực nghiệm khảo sát.
Bước 2 – Thực nghiệm hình thành.
Bước 3 – Thực nghiệm kiểm chứng.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu khả năng vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi.
Nghiên cứu các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học.
PHẦN II : NỘI DUNG : GỒM BA CHƯƠNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hoạt động tạo hình và đặc điểm ở tuổi mầm non.
1.1/ Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ em.
Bản chất hoạt động tạo hình là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động tạo hình của trẻ em được xem như một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn xét ở phạm vi hẹp, trong các hoạt động ở lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình được coi là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, nghĩa là nó diễn ra thông qua sự lĩnh hội của trẻ các phẩm chất năng lực tâm lý đặc trưng cho con người và được in dấu trong nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội. Vậy hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động có nguồn gốc xã hội.
1.2/ Đặc điểm của hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non.
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. LX Vugotxki khẳng định :
Kinh nghiệm của trẻ nghèo hơn kinh nghiệm của người trưởng thành-Mối quan hệ của trẻ với môi trường ít phức tạp hơn.
Bởi nó khác xa với hoạt động tạo hình của một hoạ sĩ trưởng thành. Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội. Kết qủa to lớn nhất mà hoạt động tạo hình mang lại cho lứa tuổi mầm non là sự biến đổi phát triển của chính bản thân chủ thể, nó thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành.
- Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện rõ “tính duy kỷ”. Tính duy kỷ làm cho trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng. Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập chung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là giá trị nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới người xem, trẻ “vẽ cái gì” chứ phông phải “vẽ như thế nào”. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì và cố gắng truyền đạt những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước những gì được miêu tả. Bởi vậy sự hạn chế khả năng tạo hình thường được bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lới nói, cử chỉ, điệu bộ ….. Sự chú tâm vào ý tưởng thường làm cho trẻ hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện thế giới xung quanh bằng con mắt trẻ.
- Cùng với “tính duy kỷ”, “tính không chủ định” trong các quá trình tâm lý cũng tạo cho các sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Trong tạo hình trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định thường nảy sinh một cách tình cờ, thường bị thay đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay trong cảm xúc.
Do đặc điểm lứa tuổi (tính không chủ định ban đầu bao trùm mọi quá trình tâm lý) trẻ nhanh chóng bị ức chế bởi các cái cũi. Vì thế trong qúa trình cho trẻ tri giác, tích lũy biểu tượng, hình thành các hình tượng, chúng ta cần luôn thay đổi các hình thức tổ chức kết hợp với các loại đồ chơi để cho trẻ niềm say mê hứng thú với tiết học, tăng cường khả năng độc lập sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Việc lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ sử dụng trong quá trình tạo hình thúc đẩy niềm say mê vốn có ở trẻ thơ.
Tóm lại : Hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non là trẻ miêu tả những gì nó biết, nó cảm, nó nghĩ chứ chưa hẳn là những gì nó nhìn thấy và sẽ miêu tả chúng như thế nào ? Đây là một đặc điểm đáng lưu ý mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm hiểu tâm lý trẻ.
1.3/ Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn.
Để có một khả năng phát triển tạo hình cần phải trải qua một quá trình liên tục, có hệ thống. Nếu như lứa tuổi mẫu giáo bé là nền tảng sự khát triển khả năng tạo hình cho lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mẫu giáo nhỡ lại là cầu nối cho sự phát triển khả năng tạo hình ở mẫu giáo lớn, vốn được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuần bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông. Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhất định trong quá trình phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có sự phát triển mạnh về thể lực và độ khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng đường nét, bố cục và mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi vẽ nặn, cắt, xé, dán. Trẻ mẫu giáo lớn tìm hiểu cái đẹp trong ảnh, đồ dùng, đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên và loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích. Ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo sản phẩm tập thể. Biết tự giới thiệu sản phẩm của mình và nêu nhận xét về sản phẩm của bạn. Từ đó giúp trẻ hệ thống hoá và chuẩn xác các biểu tượng, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo hình, đồng thời tạo bước đệm vững chắc, phát triển khả năng tạo hình ở lứa tuổi phổ thông.
2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo.
Từ ngay những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã bị lôi cuốn một cách vô ý thức vào ấtt cả những gì trong sáng và hấp dẫn, chúng thích thú với những đồ chơi và màu sắc rực rỡ, những âm thanh và nhịp điệu rộn rã vui tươi. Tất cả những cái đó gây cho trẻ cảm giác vui sướng.
Từ “đẹp” sớm đi vào cuộc sống của trẻ, tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thực chất đó là hình được khêu gợi bởi những xúc cảm về cái đẹp. Quá trình tri giác cho hoạt động tạo hình, tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp, nghĩa là trẻ phải tập quan sát, tập nhận biết, cảm nhận các đặc điểm thẩm mỹ của đối tượng (hình dáng, màu sác, kích thước, cấu trúc, tỉ lệ, vị trí, không gian…)
Trong quá trình này trẻ nắm bắt đầy đủ chính xác các đặc điểm, các vẻ bên ngoài của đối tượng và xuất hiện cảm xúc về cái đẹp trong (hình dáng, màu sắc, nhịp điệu …). Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ.
Từ những cảm xúc này, dần dần hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, quá trình thể hiện các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc và trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng trở nên phóng phú hơn.
Do đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo mà ở lứa tuổi này được coi là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy vai trò của hoạt động tạo hình đồi với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Xúc cảm qua hoạt động tạo hình sẽ trở thành tài sản riêng của những tài năng cho tương lai.
Một nhà giáo dục Xô Viết đã nói : “Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất, vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người.”.
Bước sang tuổi thứ 6 trẻ cần được cung cấp biểu tượng và tạo hứng thú cho trẻ. Mở rộng hiểu biết về những vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh qua màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục, tỉ lệ, không gian … Nhằm tạo cho trẻ có nhiều biểu tượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh.
Tiết học tạo hình là một tiết học tổng hợp trẻ được tham gia tích cực vào nhiều quá trình chức năng, tâm lý, sinh lý khác nhau (óc quan sát, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng).
Hoạt động tạo hình càng được tổ chức phong phú bao nhiêu đứa trẻ sẽ càng có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với thế giới xung quanh bấy nhiêu.
Nhờ đó mà trẻ sẽ tích lũy thêm cho mình vốn hiểu biết phong phú hơn, củng cố những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tất cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ lĩnh hội được trẻ vận dụng trên sản phẩm của mình theo trí tưởng tượng sáng tạo.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON.
3.1/ Các phương pháp tổ chức cho học sinh tạo hình của trẻ mầm non.
Chất lượng hoạt động tạo hình, tính sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình của trẻ phụ thuộc phần lớn ở cách thức sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kỹ năng, kỹ xảo và năng lực tạo hình.
Tạo hình là một môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mỹ, phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ. Vì thế khi tổ chức học sinh tạo hình cho trẻ cần đưa các phương pháp, biện pháp và cách thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Không nên đưa các nội dung quá khó khăn hoặc quá dễ đến trẻ, và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Các phương pháp tổ chức hoạt động theo kiểu truyền thống được phân loại theo nguồn cung cấp các tri thức kỹ năng kỹ xảo, đó là phương pháp : trực quan, dùng lới nói thực hành.
Tuy nhiên các phương pháp, biện phát tổ chức hoạt động của trẻ cần được phân loại không chỉ dựa vào nguồn cung cấp thông tin mà còn phải dựa vào cả bản chất của môn học, vào mục đích, nhiệm vụ của từng thể loại hoạt động (vẽ, nặn, xé, dán …), vào từng yêu cầu cụ thể của giờ học đồng thời dựa vào những đặc điểm lứa tuổi và trình độ của nhóm trẻ cũng như các cá nhân trong đó.
Khi phân tích các hệ thông phương pháp dạy học và giáo dục thẩm mỹ, các nhà sư phạm đẵ nhận thấy hệ thống phương pháp do các nhóm các nhà lý luận dạy học : I.Ia Lenner, IU K.Babanxki … đưa ra là phù hợp hơn cả với việc tổ chức học sinh tạo hình. Hệ thống các phương pháp biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức hợp lý các khâu tự giác thẩm mỹ, lĩnh hội ngôn ngữ tạo hình, bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, đồng thời qua đó hình thành thái độ tình cảm và các hành vi giao tiếp mang tính thẩm mỹ, đạo đức.
Có thể nói hệ thống phương pháp dạy học và giáo dục thẩm mỹ do I.Ia Lenner đứng đầu hiện nay đang được sử dụng và đạt được nhiều kết qủa khả quan trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho lứa tuổi mầm non.
Hệ thống các phương pháp dạy học này gồm các nhóm phương pháp sau :
- Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận : Cung cấp cho trẻ những tri thức hiểu biết, phương thức hành động.
- Nhóm phương phát thực hành ôn luyện (tái hiện) : Nhằm hình thành các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
- Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo (tình huống) : Nhóm này được sử dụng để hình thành kinh nghiệm sáng tạo.
- Nhóm các biện pháp mang tính chơi.
Vài nét về việc sử dụi(g nhóm các biện pháp, phương phát tổ chức học sinh tạo hình.
4. NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TIẾP NHẬN.
Đây là các phương pháp tạo điều kiện cho trẻ phát triển tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ hiểu ra được nội dung miêu tả (hiểu được mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức của đối tượng miêu tả) hình thành hứng thú và tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ.
Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình tổ chức, quan sát đối tượng miêu tả chỉ dẫn các phương thức hoạt động nhằm thể hiện các đối tượng quan sát.
Trong nhóm phương pháp này có 3 phương pháp cơ bản : Quan sát, chỉ dẫn và dùng lới nói.
Nếu chúng ta chỉ áp dụng phương pháp này trên tiết học tạo hình thôi thì trẻ khó lòng có thể phát triển tri giác thẩm mỹ, hiểu nội dung miêu tả và đặc biệt là bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ bởi vì trên các tiết học chính thì thới gian dành cho trẻ tri giác thường chỉ là 4 – 5 phút mà thôi. Trong khoảng một thời gian ngắn như vậy thì làm sao trẻ có thể tiếp thu được những gì về đối tượng cần miêu tả. Để bổ sung cũng như củng cố cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh thì cần phải tổ chức thêm nhiều hình thức hoạt động tạo hình phong phú hơn. Một trong những phương pháp quan trọng khi tổ chức tạo hình ngoài tiết học cho trẻ là nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận, trong nhóm phương pháp này có 3 phương pháp cơ bản là : Quan sát, chỉ dẫn và dùng lời nói.
4.1/ Phương pháp quan sát.
Trong tạo hình, người ta tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật thật, các hiện tượng có thực trong tự nhiên và xã hội, các tác phẩm nghệ thuật … đồng thời cho trẻ quan sát quá trình sử dụng các phương tiện truyền cảm trong tạo hình. Nhờ có quá trình này mà trẻ có nhiều hiểu biết về cái đẹp trong thế giới xung quanh và nắm dần phương thức tạo ra cái đẹp. Quá trình quan sát cần được thực hành một cách sinh động để gây hứng thú và hình thành các tình cảm thẩm mỹ. Muốn vậy người ta kết hợp rất nhiều các biện pháp kích thích xúc cảm (bài hát, câu thơ, câu đố …) và các biện pháp hình thức chơi. Việc sử dụng các biện pháp kích thích xúc cảm cho trẻ không chỉ tiến hành trên các tiết học tạo hình mà còn sử dụng khi tổ chức các hoạt động tạo hình ngoài tiết học. Nhờ đó mà vốn hiểu biết về cái đẹp cũng tăng lên, dần dần hình thành những cảm xúc thẩm mỹ.
4.2/ Phương pháp chỉ dẫn.
Quá trình chỉ dẫn là quá trình giúp trẻ lĩnh hội các phương thức tạo hình (cách thức miêu tả). Qua chỉ dẫn người ta tập cho trẻ cách sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu, chất liệu theo đúng cách. Đồng thời tập cho trẻ sử dụng các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình (đường nét, màu sắc, hình dạng, bố cục …) để thể hiện các hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, xếp, dán.
Việc nắm bắt các phương thức miêu tả sẽ trở nên dễ dàng nếu như có nhiều hình thức phong phú và sự thay đổi thường xuyên các biện pháp. Vì thế trên các giờ học tạo hình ngoài tiết học, trẻ cần được chỉ dẫn cụ thể, kết hợp các biện pháp mang tính chơi vui vẻ. Việc chỉ dẫn được tiến hành nhẹ dàng phù hợp với sự tiếp thu của trẻ. Thông qua việc chỉ dẫn trên các giờ hoạt động tạo hình ngoài tiết học trẻ sẽ được lĩnh hội các phương thức tạo hình một cách hứng thú và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho trẻ tiếp nhận những kỹ năng tạo hình trên các giờ học chính và làm cho tiết học của trẻ có sức thu hút hơn. Đặc biệt thông qua phương pháp chỉ dẫn các tiết học và ngoài tiết học mà sản phẩm tạo hình của trẻ có kết quả hơn.
4.3/ Phương pháp dùng lới nói.
Trong nhóm thông tin tiếp nhận việc lời nói là rất quan trọng. Đó là những lời giải thích , lời hướng dẫn, những lời kể, những câu hỏi, câu trả lời, cũng có khi là bài hát, câu thơ, câu chuyện, câu đố … Những lời nói của cô giáo phải rất chính xác, cụ thể và phải khơi dạy được ở trẻ những tình cảm tích cực. Những câu chuyện, bài thơ hay, bài hát được sử dụng trong quá trình này cần giúp trẻ hiểu một cách chính xác, đầy đủ và có thể hình dung một cách rõ nét về vẻ đẹp của đối tượng quan sát, đồng thời dẫn dắt trẻ tới những quá trình xúc cảm, tình cảm, tưởng tượng sáng tạo.
Cùng với lỏi nói của cô thì lới nói của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình. Đặc biệt trong quá trình quan sát trẻ đàm thoại, trao đổi với nhau, thể hiện các cảm xúc, suy nghĩ, và phải liên hệ được những gì đã làm và những gì sẽ làm. Trẻ có thể trao đổi về đề tài mới và phương thức thực hiện, miêu tả bằng lới và trình bày ý đồ sáng tạo của mình.
Khi tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học, phương pháp dùng lời nói cũng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình quan sát trẻ không những đàm thoại với cô mà còn có sự trao đổi với nhau giữa các trẻ. Thông qua đó, chúng ta có thể biết được trẻ đã tri giác được những gì và những ý tưởng gì, đồng thời dẫn dắt trẻ tới những cảm xúc thẩm mỹ, tưởng tượng sáng tạo.
4.4/ Nhóm phương pháp thực hành ôn luyện.
Đây là hệ thống các hành động, hoạt động của nhà sư phạm với trẻ nhằm giúp trẻ củng cố vốn hiểu biết, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tạo hình.
Phương pháp này bao gồm các tình huống miêu tả, các bài tập tạo điều kiện cho trẻ lập lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và học sinh thực tiễn tạo hình.
Các bài tập ôn luyện cần được lưu ý ngay từ các lớp bé, nhưng các hình thức tổ chức và nội dung thì cần biến đổi cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hứng thú và vốn hiểu biết của trẻ. Các bài tập thực hành ôn luyện cần phải nhằm hình thành ở trẻ các khả năng miêu tả khái quát, nhằm tạo điều kiện cho trẻ độc lập mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả và thể hiện một cách tự do các xúc cảm của mình đối với những gì mình miêu tả. Để thực hiện được các bài tập đó trẻ phải có vốn biểu tượng phóng phú, cảm xúc thẩm mỹ tích cực. Mà để có được vốn biểu tượng cũng như cảm xúc phong phú thì trẻ không chỉ được hoạt động trên các tiết tạo hình mà còn phải được hoạt động ngoài các tiết tạo hình nhằm mở rộng phạm vị đối tượng, biểu tượng về thế giới xung quanh cũng như hình thành cho trẻ những cảm xúc về cái đẹp. Dựa trên các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình phong phú kết hợp với các biện pháp chơi vui vẻ mở rộng phạm vi đối tượng miêu tả, tạo điều kiện cho trẻ nhớ lại và thể hiện một cách tự do những cảm xúc, tình cảm đối với những gì miêu tả.
4.5/ Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo (tình huống tìm kiếm):
Các phương pháp, biện pháp tìm tòi sáng tạo được đưa ra trong hệ thống các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm không chỉ hình thành ở trẻ khả năng tái hiện các hình ảnh mà còn bồi dưỡng cho trẻ khả năng độc lập xây dựng những hình tượng mới, phát triển ở trẻ khả năng hoạt động sáng tạo, tìm kiếm các phương pháp giải quyết, thực hiện những ý tưởng mà mình nghĩ ra. Nhóm các phương pháp tìm tòi sáng tạo bao gồm các bài tập yêu cầu trẻ quan sát tìm kiếm, phát hiện sửa chữa và tìm ra các phương pháp giải quyết nhiệm vụ tạo hình mới, hình thành và thực hiện các ý đồ tạo hình. Bắt đầu từ bài tập miêu tả theo tình huống có vấn đề, theo các điều kiện, tìm kiếm từng phần và dần dần đến các bài tập với yêu cầu cao của khả năng độc lập tổ chức, quá trình miêu tả phải dựa trên trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Bằng p
File đính kèm:
- Bai tap TN mau giao.doc