Đề tài Tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ vật lý học

MỤC LỤC

Nội dung Trang

 Lời nói đầu 2

 A - Phần mở đầu 3

 1 - Lý do chon sáng kiến 3

 2 - Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4

 3 - Phương pháp tiến hành sáng kiến 5

 4 - Ứng dụng của sáng kiến 5

 B - Nội dung 5

 I - Cơ sở thực hiện 5

 1 - Cơ sở lí luận 5

 2 - Cơ sở khoa học 6

 3 - Kết quả cần đạt 6

 II - Nội dung 7

 1 - Thực trạng về việc tích cực hoá tư duy HS trong giờ Vật lý ở trường TH$THCS Xuất Tác 7

 2 - Giải pháp - Biện pháp thực hiện 9

 III - Kết quả áp dụng sáng kiến 21

 C - Kết luận 23

 1 - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu và bài họckinh nghiệm 23

 2 - Những kiến nghị đề xuất 24

 Tài liệu tham khảo 26

 Đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 27

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ vật lý học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 2 A - Phần mở đầu 3 1 - Lý do chon sáng kiến 3 2 - Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4 3 - Phương pháp tiến hành sáng kiến 5 4 - Ứng dụng của sáng kiến 5 B - Nội dung 5 I - Cơ sở thực hiện 5 1 - Cơ sở lí luận 5 2 - Cơ sở khoa học 6 3 - Kết quả cần đạt 6 II - Nội dung 7 1 - Thực trạng về việc tích cực hoá tư duy HS trong giờ Vật lý ở trường TH$THCS Xuất Tác 7 2 - Giải pháp - Biện pháp thực hiện 9 III - Kết quả áp dụng sáng kiến 21 C - Kết luận 23 1 - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu và bài họckinh nghiệm 23 2 - Những kiến nghị đề xuất 24 Tài liệu tham khảo 26 Đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 27 LỜI NÓI ĐẦU V iệc vận dụng đúng và phù hợp các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. Trong các năm học gần đây với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh gắn liền với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học nêu vấn đề đã đem lại kết quả tốt với học sinh . Để thực hiện được điều đó thì mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Từ đó mới có thể kết hợp và áp dụng được các phương pháp dạy học một cách phù hợp đối với các môn học thực nghiệm. Năm học 2008 – 2009 với việc vận dụng sáng kiến này vào dạy học cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cập. Tôi xin chân thành cám ơn! A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước hiện nay cần phải có những con người có kiến thức, có trình độ, có khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Muốn như vậy ngay từ đầu các cấp học các giáo viên cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức, tri thức cơ bản nhất, trang bị cho các em từ ý thức học tập, năng lực tự học, tự trau rồi , tìm kiếm kiến thức. Trên cơ sở đó các em có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học, đã thu hoạch vào cuộc sống sản xuất và lao động. Với yêu cầu trên mỗi giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên còn phải hình thành cho học sinh năng lực hoạt động, năng lực tư duy sáng tạo. Giúp các em biết vận dụng kiến thức, thu thập kiến thức. Từ đó sử lí được các vấn đề đặt ra trong khoa học kỹ thuật và đời sống một cách hợp lí nhất, hiệu quả nhất. Trong chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ toàn ngành đã chỉ rõ “… Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở bài học - cấp học và ngành học …”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là: Hình thành và củng cố kiến thức, kỹ năng để tạo ra bốn năng lực chủ yếu sau: - Năng lực thích ứng. - Năng lực hành động. - Năng lực tự khẳng định mình. - Năng lực cùng sống và làm việc. Kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của học sinh. Nhưng với trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật với điều kiện tiếp cận thông tin như hiện nay, thì năng lực đạt được kiến thức và sử lý thông tin trở nên vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh đã trở thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy hoc. Nhờ đặc điểm của vật lý học và mối liên hệ chặt chẽ vật lý học với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà việc giảng dạy vật lý ở trường phổ thông tạo ra rất nhiều khả năng để tích cực hoá tư duy của học sinh trong quá trình dạy học. Chính vì vậy một biện pháp tác động có hiệu quả nhất trong việc dạy học vật lý là: “Tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ vật lý học”. Trong chương trình Vật lý THCS dạy học theo hướng tích cự hoá hoạt động của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phương pháp mới (phương pháp hiện đại). Các phương pháp dạy học truyền thống, với nét đặc trưng cơ bản là cung cấp những tri thức khoa học dưới dạng có sẵn đều có mặt tích cực của nó. Nếu giáo viên biết cách tìm cách cải tiến để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tập thì sẽ làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với hiện nay. Vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khác nhau. Hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu tích cực hoá tư duy của học sinh trong giờ vật lý. Song nhìn chung thường mang tính định hướng, chưa cụ thể đối với các dạng bài học. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tích cực hoá tư duy học sinh trong gờ học Vật lý nhằm giúp học sinh của trường TH&THCS Xuất Tác có phương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học, từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi đã chọn và áp dụng sáng kiến: “Tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ vật lý học”. 2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tích cực hoá tư duy học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: 29 học sinh lớp 8 trường TH&THCS Xuất Tác - Thời gian thực hiện: Năm học 2008 - 2009 3. Phương pháp tiến hành sáng kiến - Nghiên cứu lí luận: Cụ thể nghiên cứu về các vấn đề: + Tâm lý học sinh. + Điều kiện học tập và phương pháp học của học sinh. + Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học vật lý THCS. + Phương pháp tiến hành thí nghiệm vật lý. - Phương pháp điều tra sư phạm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4. Ứng dụng của sáng kiến Sáng kiến được dùng cho cán bộ giáo viên và học sinh trường TH&THCS Xuất Tác. B - NỘI DUNG I. Cơ sở thực hiện 1. Cơ sở lý luận Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em kiến thức, và kinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo. Mục tiêu của bài viết này là tôi muốn giúp học sinh từ những học sinh có lực học trung bình, thậm chí học sinh yếu đến những học sinh, khá giỏi đều tích cực và ham học tập, biết vận dụng phương pháp học tập có hiệu quả nhất đối với bản thân. Qua đó học sinh nắm được vững vàng kiến thức vật lý, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận thực tế. Hơn nữa rèn tính năng động, sáng tạo, cách làm việc khoa học. Đó là những phẩm chất của người khoa học, phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 2. Cơ sở khoa học Ngoài việc tích cực hoá tư duy học sinh khi đặt vấn đề, giả quyết vấn đề, củng cố kiến thức trong các tiết học. Giáo viên cần phải vận dụng tốt các phương pháp dạy học như: Phương pháp thí nghiệm vật lý. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp dạy học theo nhóm. Phương pháp dạy học một hiện tượng vật lý. Phương pháp dạy học một định luật vật lý. Phương pháp dạy học tiết bài tập vật lý. Đó là các phương pháp dạy học có hiệu quả nhất nhằm tích cực hoá tư duy học sinh. 3. Kết quả cần đạt - Về phía học sinh: + Nắm chắc và hiểu rõ lý thuyết, vận dụng được các kiến thức đã học vào giải bài tập Vật lý. + Lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp cho bản thân. Biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển nhân các và năng lực cần thiết của người lao động. + Rèn luyện khả năng tư duy, suy luật lô gíc. Thích tò mò khám phá, tranh luận khoa học. - Phía giáo viên: + Củng cố, nhấn mạnh cho học sinh những kiến thức cơ bản. + Hướng dẫn học sinh vận lí thuyết vào bài tập và thưc tế cuộc sống. + Qua các giờ học phát hiện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về phương pháp giúp học sinh tích cực học tập hơn, nắm bài tốt hơn. II. Nội dung Thực trạng về việc tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ vật lý ở trường TH&THCS Xuất Tác Mỗi môn học có một đặc trưng riêng. Môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Các vấn đề mà môn vật lý nghiên cứu đều là những vấn đề liên quan đến các hiện tượng, quy luật, trong cuộc sống, trong lao động. Nắm được khoa học kỹ thuật vừa giúp cho học sinh có cơ sở để đạt được những mục đích, yêu cầu đã đề ra ở trên, đồng thời giúp các em có điều kiện phát triển tốt hơn, hoà nhập được trong tương lai. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. - Là môn học đã được 7 năm đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, do đó bản thân đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp mới trong quá trình dạy học. - Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, một số em có sự vươn lên trong học tập. Khó khăn: Trường TH&THCS Xuất Tác là một trường có hai cấp học (TH và THCS) mới được thành lập tháng 8 năm 2008. Thuộc trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai. Điều kiện kinh tế của dân còn thấp, trình độ dân trí không đều. Tỷ lệ học sinh là con em dân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao (khoảng 60% đến 70%) nên khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa có phương pháp học tập, lười tư duy trong các giờ học. Đặc biệt là học sing lớp 7. Điều kiện học tập, đi lại của học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. - Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng học còn thếu, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đầy đủ. - Giáo viên giảng dạy có 6 đồng chí ở các chuyên môn khác nhau vì vậy ít có điều kiện giao lưu và tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại. - Đối với môn học: Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức. Song vẫn có một số giáo viên chưa định hướng được phương pháp dạy đặc thù của bộ môn. - Đối với học sinh lớp 7: + Trong năm học trước chưa được giáo viên định hướng về việc tích cực hoá tư duy trong giờ học Vật lý. + Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh lệch về nhận thức rất rõ rệt. Đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên (Toán, Lý). Lý do là các em chưa biết phương pháp học tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc tìm tòi khám phá. Không chỉ vậy mà còn có một số học sinh chưa yêu thích môn học. Điều đó thể hiện ở một số kết quả khảo sát đầu năm đối với bộ môn Vật lý như sau: Khảo sát chất lượng đầu năm: + Giỏi: 0/29 (0%) + Khá: 3/29 (10,3%) + TB: 15/29 (51,7%) + Yếu: 6/29 (20,7%) + Kém: 5/29 (17,3%) - Điều tra về việc hứng thú học tập bộ môn: + Thích học môn Vật lý: 35% + Không thích học môn Vật lý: 65% Giải pháp - Biện pháp thực hiện Để khắc phục được thực trạng trên trong năm học 2008 – 2009 Tôi đã nghiên cứu, phân loại và áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá học tập của học sinh trong chương trình Vật Lí lớp 7. Các phương pháp này được vận dụng phù hợp cho từng bài dạy và đã đem lại một hiệu quả tích cực đối với giáo viên và học sinh của trường TH&THCS Xuất Tác. Các Phương pháp đó là: - Phương pháp thí nghiệm Vật Lý. - Phương pháp thực nghiệm Vật Lý. - Phương pháp dạy học theo nhóm - Phương pháp dạy một hiện tượng Vật Lý. - Phương pháp dạy một đại lượng Vật lý. - Phương pháp dạy một định luật Vật Lý. - Phương pháp dạy tiết bài tập Vật Lý. Với các phương pháp đó cần phải áp dụng phù hợp cho các bài dạy. Không chỉ vậy còn phải thực hiện theo đúng quy trình thì mới đem lại hiệu quả cao. * Phương pháp thí nghiệm Vật Lý. - Quy trình dạy học: + Phải thảo luận để học sinh hiểu rõ mục tiêu của thí nghiệm và do đó tạo ra hứng thú nhận thức ở học sinh. + Cho học sinh tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng bộ phận có trong dụng cụ thí nghiệm được sử dụng. + Cho học sinh thảo luận về các bước của việc tiến hành, những yêu cầu cần quan sát hay đo đạc trong mỗi bước thí nghiệm. Phải chuẩn bị các bảng ghi số liệu. + Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm, rút ra mối quan hệ giưa các quan sát, giữa các số liệu, lập biểu đồ, đồ thị…. Từ đó phát biểu kết luận và rút ra kiến thức mới. - Lưu ý: Với phương pháp này phải chuẩn bị thí nghiệm trước khi đưa thí nghiệm vào dạy học, cần nghĩ tới các thí nghiệm không thành công, từ đó tìm ra nguyên nhân khắc phục. * Phương pháp thực nghiệm. - Quy trình dạy học: + Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các sự kiện thực nghiệm, các hiện tượng vật lý mà tới thời điểm đó học sinh không thể lí giải được bằng các kiến thức đã có. + Đề nghị học sinh nêu lên vấn đề cần nhận thức, thường dưới dạng một câu hỏi nhận thức “tại sao ?”. Nếu yêu cầu vượt quá khả năng của học sinh thì giáo viên chủ động nêu vấn đề. + Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh nêu giả thuyết dưới dạng một dự đoán khoa học. Giả thuyết này cần được kiểm tra bằng thí nghiệm. Nếu giả thuyết quá khó đối với học sinh thì giáo viên có thể nêu giả thuyết. + Học sinh đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết. Nếu giả thuyết khó thì giáo viên mô tả phương án. + Tiến hành thí nghiệm theo phương án dã đề ra. Từ kết quả thí nghiệm xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Nếu giả thuyết bị bác bỏ thì phải xây dựng lại, còn nếu được xác nhận thì phát biểu thành định luật hoặc hình thành một lý thuyết Vật lí mới. - Lưu ý: + Nếu áp dụng toàn bộ các bước thì cần nhiều thời gian. Vì thế chỉ nên áp dụng một số bước. + Tuỳ theo trình độ và khả năng nhận thức của học sinh mà áp dụng các tình huống phức tạp hay đơn giản. * Phương pháp dạy học theo nhóm. - Quy trình dạy học: Gồm 3 giai đoan: + Giai đoạn giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Giai đoạn này được thực hiện cho cả lớp, bao gồm những hoạt động: 1 - Giới thiệu chủ đề chung, nhiệm vụ chung, những chỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. 2 - Xác định nhiệm vụ của các nhóm. 3 - Tổ chức phân chia các nhóm và bố trí địa điểm làm việc cho từng nhóm. + Giai đoạn làm việc theo nhóm: Giai đoạn này các nhóm tự thực hiện nhiệm vụ được giao, tiến hành giao nhiệm vụ, thảo luận kế hoạch và các bước tiến hành làm việc. Từ đó tiến hành thực hiện và chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp. + Giai đoạn trình bày kết quả làm việc của mỗi nhóm và đánh gia kết quả: Giai đoạn này đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp. Kết quả trình bày được cả lớp đánh giá và rút kinh nghiệm, từ đó rút ra kết luận cho việc học tập tiếp theo. - Lưu ý: Để thực hiện được tốt mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp này, phải có năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức. Với học sinh phải được định hướng và làm việc thường xuyên. VD: Dạy học trích đoạn “Các nhóm tiến hành TN tìm hiểu hiện tượng phản xạ, lớp 7”. - Giao nhiệm vụ: + Tiến hành TN chiếu tia sáng tới một gương phẳng. Tăng dần góc tới để so sánh độ của góc phản xạ so với góc tới lớn. + Chia HS thành các nhóm. + Cung cấp dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm: Dụng cụ gồm một nguồn tại ra chùm sáng hẹp song song, một tấm bìa mỏng trên có chia độ. Nếu sử dụng nguồn tạo chùm sáng song song hẹp là bút lade phải không được chiếu vào người khác. Khi tiến hành song GV phải thu lại ngay bút lade này. + Làm việc theo nhóm: Từng nhóm phân công người thực hiện các công việc sau: Một học sinh kẻ bảng ghi kết quả, một học sinh chiếu tia sáng tới gương phẳng góc tới tăng dần, các học sinh khác quan sát vị trí của tia phản xạ. Từng nhóm tiến hành TN và hoàn thành bảng kết quả quan sát. + Trình bày kết quả làm việc của mỗi nhóm và đánh giá kết quả: Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên tổng hợp kết quả. * Phương pháp dạy một hiện tượng Vật Lí. - Quy trình dạy học: Việc hình thành một khái niệm về hiện tượng Vật lí trong dạy học có thể theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thực nghiệm… nhưng nhìn chung, trải qua các giai đoạn sau: + Giáo viên gợi lại kinh nghiệm sống của học sinh, tiến hành thí nghiệm, tốt nhất là tổ chức cho các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm để học sinh có được những biểu tượng rõ ràng, chính xác về hiện tượng đang nghiên cứu. + Trên cơ sở những biểu tượng này của học sinh, bằng những câu hỏi định hướng hợp lí, giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiên được những dấu hiệu chung, bản chất của hiện tượng. + Học sinh kiểm tra kết luận thông qua các quan sát và thí nghiệm khác. + Diễn đạt kết luận thu được thành định nghĩa hiện ttượng được nghiên cứu. Lưu ý: Khái niệm về hiện tượng vật lí mới chỉ đề cập tới mặt định tính của hiện tượng vật lí. * Phương pháp dạy học một đại lượng vật lí: Quy trình thực hiện: + Giai đoạn 1:Phát hiện đặc điểm định tính của đại lượng vật lí Bằng cách gợi lại kinh nghiệm sống của học sinh, tiến hành một thí nghiệm đơn giản, giải thích một bài tập vật lí…, Giáo viên tạo tình huống trong đó xuất hiện tính chất mới của sự vật, hiện tượng không thể mô tả, lí giải bằng các đại lượng vật lí đã biết, bắt buộc phải đưa ra một đại lượng vật lí mới. lúc đó, học sinh hiểu rõ việc đưa ra đại lượng mới để làm gì, để đặc trưng cho tính chất mới nào của sự vật, hiện tượng. Trả lời được câu hỏi đó chính là đã phát hiện được đặc điểm định hướng của đại lượng vật lí. + Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của đại lượng vật lí. Đặc điểm định lượng của đại lượng vật lý thường được biểu diễn bằng một biểu thức toán học liên hệ giữ đại lượng mới với đại lượng cũ đã biết. Trong dạy học vật lí có hai cách để tìm ra đặc điểm định lượng của đại lượng vật lí mới. Cách 1: Nếu đã biết trrước đặc điểm định tính của đại lượng vật lí mới, giáo viên hướng dẫn học sinh xuất phát từ đặc điểm định tính đó, phân tích mối liên hệ giữa đại lượng mới với các đại lượng cũ để tìm ra một biểu thức định lượng giữa các đại lượng cũ. Biểu thức này có giá trị càng lớn khi tính chất mới của sự vật, hiện tượng có biểu hiện càng mạnh và ngược lại. Cánh 2: Nếu chưa biết trước đặc điểm định tính của đại lượng thì phải sử dụng những đại lượng và định luật đã biết để khảo sát một hiện tượng mới và tìm được một biểu thức luôn luôn có giá trị không đổi khi các đại lượng có mặt trong biểu thức đó thay đổi. Giá trị của biểu thức này chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng, mà không phụ thuôc vào điều kiện bên ngoài. Phân tích biểu thức đó, ta sẽ biết được biểu thức đó đặc trưng cho tính chất nào của sự vật, hiện tượng, nghĩa là tìm được đặc điểm định tính của đại lượng vật lí mới. Khi đó, quá trình xây dựng đại lượng vật lí thường đi liền với xây dựng một đại lượng vật lí khác, một định luật vật lí hoặc môt quy tắc vật lí. + Giai đoan 3: Định nghĩa đại lượng vật lí. Định nghĩa đại lượng vật lí có nghĩa là nêu cả đặc điểm định tính và đặc điểm định lượng của đại lượng của đại lượng vật lí. Đối với các đại lượng vật lí mà đặc điểm định tính của nó về sau mới được làm sáng tỏ thì trong định nghĩa đại lượng vật lí, ta chỉ nêu đặc điểm định lượng của nó. + Giai đoạn 4: Xác định đơn vị đo đại lượng vật lí Ngoài các đơn vị cơ bản, mọi đơn vị đều được xác định dựa trên biều thức định nghĩa của đại lượng. Sau khi xác định được đọ vị đo phải định nghĩa đon vị đo. + Giai đoạn 5: Vân dụng đại lượng vật lí. Trong giai đoạn này, học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích những sự vật hiện tượng cụ thể trong đời sống và sản xuất, dự đoán những dấu hiệu, hiện tượng có thể cảm nhận được trong thực tiễn bằng giác quan, có thể đo lường cụ thể và giải các bài tập tính toán. * Phương pháp dạy học một định luật định lí. Quy trình thực hiện: + Trước tiên ôn tập để nắm vững các đại lượng vật lí được đề cập trong định luật sẽ được khảo sát. + Thiết lập và tiến hành các thí nghiệm trong đó có thể lần lượt tác động làm thay đổi trị số của hai trong số các đại lượng vật lí, còn các đại lượng khác được giữ nguyên không đổi. Trong mỗi lần thí nghiệm, khi làm thay đổi trị số của một đại lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi trị số của đại lượng khác. Lập bảng ghi lại trị số phụ thuộc và tương ứng của hai đại lượng này. + Từ bảng, lập đồ thị biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giũa hai đại lượng. Từ đó suy luận lô gíc và toán học để tìm ra mối quan hệ định lượng giữa hai đại lượng. + Nếu định luật phản ánh mối quan hệ giữa nhiều đại lượng thì lại lặp lại thí nghiệm tương tự đối với một cặp đại lượng khác và suy luận về mối quan hệ định lượng giữa cặp đại lượng này. + Cuối cùng, tiến hành tổng hợp, khái quát hoá và suy luận toán học, trên cơ sở mối quan hệ định lượng giữa các cặp đại lượng đã tìm được, để đi tới tổng quát giữa các đại lượng được đề cập trong định luật được khảo sát. + Phát biểu định luật, viết công thức biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. + Áp dụng định luật cho một số trường hợp cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Lưu ý: Nên tìm cách giúp đỡ học sinh trong quá trình tổng hợp, khái quát hoá, suy luận quy nạp cũng như suy luận toán học trong thí nghiệm. Giáo viên cần đầu tư suy nghĩ các giải pháp sư phạm phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Phương pháp dạy tiết bài tập vật lí. Quy trình: + Ôn lại các kiến thức cần vận dụng để giải bài tập. + Giáo viên lựa chọn các bài tập để giải trong tiết học: Bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Các bài tập địng tính, các bài tập tính toán, các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Các bài tập thường có nhiều cách giải khác nhau. Các bài tập để ra thêm cho học sinh khá giỏi + Đầu giờ cho học sinh giải khoảng 10 câu trắc nghiệm trong 15 phút. Sau 10 phút cho 10 học sinh khác nhau trả lời kết quả, mỗi học sinh cho biết đáp số một câu. Sau đó cho học sinh nhận xét. + Tếp theo cho cả lớp làm 2 đến 3 bài tập tự luận, mỗi bài khoảng 15 phút. + Giáo viên để cho từng học sinh tự lực giải mỗi bài tập trong 10 phút. Sau đó đề nghị một học sinh trình bày cách giải, học sinh khác nhận xét và có thể nêu cách giải khác. Nếu cách giải khác khó thì cho học sinh thảo luận nhóm đề xuất cách giải khác. Sau đó một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. + Đối với các học sinh khá giỏi khi làm xong bài trước, giáo viên có thể đề nghị đưa ra cách giải khác hoặc giải một bài tập khác có phần phức tạp hơn. + Cuối bài, giáo viên tổng kết và nêu cách giải hợp lí và ngắn gọn nhất, cũng như đáp số của bài tập đó. Lưu ý: Không nên dạy tiết bài tập trong đó không có sự trao đổi thảo luận của các học sinh trong quá trình giải mỗi bài tập, từng học sinh loay hoay giải bài tập, sau đó giáo viên trình bày lời giải của mình trên bảng cho học sinh ghi lại. Cách dạy như thế rất tẻ nhạt, nhàm chán đối với các đối tượng học sinh vì không có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp họ phát triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài tập đề ra. Các phương pháp dạy học trên nhằm tích cực hoá tư duy của học sinh đã được vận dụng trong năm học 2008 - 2009 đối với học sinh trường TH&THCS Xuất Tác. Tuy nhiên đối với chương trình vật lý lớp 7 chỉ có thể áp dụng các phương pháp: Phương pháp thí nghiệm vật lý; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp dạy học theo nhóm; Phương pháp dạy học một hiện tượng vật lý; Phương pháp dạy học một định luật vật lý. Còn phương pháp dạy học tiết bài tập vật lý ít được áp dụng vì trong trương trình các kiến thức chỉ ở mức định tính, chưa có định lượng. Mỗi phương pháp được vận dụng một cách triệt để đối với từng bài giảng. Dưới đây là một giáo án cụ thể được áp dụng các phương pháp trên trong năm học. VD: Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG (Đây là bài nghiên cứu định luật vật lý) I - Mục tiêu: 1. Học sinh biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. 2. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ. 3. Phát biệu được định luật phản xạ ánh sáng. 4. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng. II - Chuẩn bị: Mỗi nhóm học sinh Một gương phẳng có gia đỡ. Đèn pin tạo tia sáng. Một tờ giấy kẻ ô vuông. Một thước đo độ. III - Tổ chức hoạt động dạy học. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ ? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Khi nào có vùng bóng đen và vùng bóng mờ ? ? Khi nào có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ? Bài mới. Hoat động của thầy và trò Phần ghi bảng HĐ1: Tạo tình huống (2 phút) GV mô tả trò chơi tìm đường của Thanh và Hải, chỉ rõ việc hai em dùng gương để báo hiệu cho nhau. ĐVĐ: Gương là gì ? Dùng như thế nào để điều khiển được tia sáng theo ý muốn của mình ? HĐ2: Hình thành sơ bộ khái niệm gương phẳng. - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì. HS thảo luận theo nhóm và đưa ra nhận xét: mặt gương phẳng nhẵn, bóng. - GV yêu cầu học sinh soi gương và nói rõ xem nhìm thấy cái gì trong gương. HS: Thấy hình ảnh của mình và một số đồ vật khác trong gương. - GV thông báo: Hình ảnh mà ta qua sát được trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương. - GV củng cố: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế xem vật nào có thể coi là gương phẳng. HĐ3: Sơ bộ hình thành khái niệm về sự hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng. GV hướng dẫn làm thí nghiệm: Chiếu một tia sáng lên một tia sáng lên một gương phẳng (góc tới khác 0). - HS lấy tờ gấy trăng phẳng để hứng tia sáng bị mặt gương hắt lại. - GV hỏi: Sau khi gặp mặt gương ánh sáng bị hắt lại truyền theo nhiềuhướng khác nhau hay theo mọt hướng xác định ? - HS thảo luận đi đến kết luận: Tia sáng bị hắt lại theo một hướng xác định. - GV thông báo: Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản

File đính kèm:

  • docTich cuc hoa tu duy HS trong gio vat ly hoc(08-09).doc