Đề tài Tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học

Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đã thực hiện chính sách đổi mới cụ thể là “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Thì việc giảng dạy của giáo viên đòi hỏi phải thực tế, đi sâu, đi sát với từng đối tượng học sinh và tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học. Qua nhiều năm đứng lớp, nhất là khối lớp một, chúng tôi đã nhận ra rằng để học sinh tiếp thu bài tốt trong mỗi tiết học thì người giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức, đồ dùng dạy học phải sinh động và phương pháp dạy học phải mở rộng nhằm giúp học sinh vừa học vừa chơi để các em không cảm thấy mình bị gò bó vào một khuôn khổ mà các em lại còn vui vẻ thích thú tới trường được học, được chơi và đó cũng là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đã thực hiện chính sách đổi mới cụ thể là “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Thì việc giảng dạy của giáo viên đòi hỏi phải thực tế, đi sâu, đi sát với từng đối tượng học sinh và tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học. Qua nhiều năm đứng lớp, nhất là khối lớp một, chúng tôi đã nhận ra rằng để học sinh tiếp thu bài tốt trong mỗi tiết học thì người giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức, đồ dùng dạy học phải sinh động và phương pháp dạy học phải mở rộng nhằm giúp học sinh vừa học vừa chơi để các em không cảm thấy mình bị gò bó vào một khuôn khổ mà các em lại còn vui vẻ thích thú tới trường được học, được chơi và đó cũng là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này. II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG : 1. Khảo sát về ý thích của học sinh : * Câu hỏi khảo sát : Các em đến trường thích được ? a. Học b. Chơi à Thì có 72% học sinh chọn phương án b và chỉ có 28% chọn phương án a 2. Khảo sát về tiết học : - Giáo viên dạy có kết hợp tranh ảnh đẹp để minh họa thì tiết học đó diễn ra thật sôi nổi và hầu như tất cả học sinh đều hiểu bài. - Giáo viên dạy chay ( không có đồ dùng trực quan) thì các em tì ngực vào bàn, người mệt mỏi, ít chú ý mặc dù giáo viên đã nhắc nhở. III. NGUYÊN NHÂN : - Do tư tưởng các em chưa thích nghi , vì học mẫu giáo chủ yếu các em được chơi, được hát, được trao đổi với bạn bè, thời lượng học ít hơn so với lượng thời gian chơi. - Không có những vật lạ đập vào mắt các em, làm các em cũng ít chú ý hơn. - Do sự phát triển của các em còn hạn chế. - Do gia đình không quan tâm - Do trạng thái tâm lí mệt mỏi trong quá trình nhận thức. IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : Với một một số phương pháp và hình thức tổ chức lớp học sau đây, hi vọng rằng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong trường Tiểu học và nhất là học sinh khối 1 là nền tảng cho mai sau : 1) Khởi động đầu giờ học : GV sắp xếp bàn nghế trong lớp theo số lượng học sinh thành hình chữ U, khoảng giữa dành để tổ chức những hình thức sinh hoạt vui chơi đầu mỗi tiết học. * Một số trò chơi khởi động : - Hát vỗ tay kết hợp những động tác phụ họa đi theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ, hướng dẫn học sinh hát kết hợp các bài hát thành một chuỗi bài hát thích hợp. VD : Các bài hát : Te tò te , một hai ba, bốn phương trời, năm ngón tay ngoan . . . - Hoặc hình thức : Học sinh đi vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, bắt tay lên vai bạn đứng trước, vừa đi vừa đọc kết hợp làm theo lời “ Nào ta cùng bước 1 -2 , 1 -2, 1 – 2, nào ta cùng lắc – lắc – lắc, nào ta cùng đấm – đấm – đấm, nào ta cùng xoa – xoa – xoa . . . - Hoặc trò chơi : Đi chợ mua sắm, tìm người chỉ huy, truyền điện . . . - Các hình thức vui chơi trên, GV nên tổ chức đầu mỗi tiết học hoặc một buổi học ít nhất nên tổ chức 2 lần. Việc vui chơi trên nhằm : + Phát triển thể chất : Vui chơi đầu giờ học giúp các em khỏe mạnh, phát triển não bộ và trở nên nhanh nhẹn hơn. + Phát triển về mặt xã hội : Các em học cách biểu lộ tình cảm của chính mình và chia sẽ tình cảm với bạn bè và hiểu bạn bè hơn. + Phát triển về mặt tình cảm : Học sinh có cơ hội biểu lộ tình cảm mà các em đã thấy người khác biểu lộ. + Phát triển trí tuệ : Vui chơi giúp các em biết được mọi thứ xung quanh diễn ra như thế nào. Chúng biết cách đưa ra các lí do và giải quyết vấn đề cũng như luyện tập kĩ năng mới. + Phát triển ngôn ngữ : Vui chơi còn giúp các em phát triển ngôn ngữ. Kĩ năng ngôn ngữ được phát triển khi các em nghe người khác nói và cố gắng bắt chước theo. Kĩ năng đối thoại cũng phát triển theo khi học sinh nói chuyện về các trò chơi. - Hình thức tổ chức chơi nói trên, để các em luôn hứng thú hơn, giáo viên nên trực tiếp tham gia trò chơi cùng các em trong đó giáo viên là người quản trò dần dần hướng dẫn các em có năng lực tham gia. Thời gian chơi khoảng từ 4 đến 5 phút ( thời gian chuyển tiết ) - Sau hoạt động vui chơi trên, giáo viên nhanh chóng chia nhóm, cho các em tập trung về vị trí của nhóm mình. Giáo viên đề ra yêu cầu chung cho buổi học này. 2. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học nhóm trong các môn học : Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. * Hoạt động nhóm là hoạt động tích cực, cụ thể là : + Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. + Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. + Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy ( So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá . . . ) - Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phat huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động học nhóm, các em có thể cùng làm lẫn nhau những công việc mà mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. + Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. + Tổ chức cho các em học tập theo nhóm nhằm giúp những em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém . . . có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm. - Khi dạy học theo nhóm, giáo viên sẽ có cơ hội tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. * Các dạng hoạt động nhóm : + Điền thông tin vào chỗ chấm. + Ghép hoặc phân loại thông tin. + Đọc, thảo luận một đoạn văn và trả lời câu hỏi. + Vẽ một bức tranh + Hoàn thiện các câu hỏi dạng toán có lời văn + Đóng vai diễn tả hành động và xử lí tình huống ( Đối với môn đạo đức ) + Thảo luận các ý kiến và dự đoán các vấn đề xảy ra tiếp theo ( như môn tự nhiên xã hội) + Xây dựng kế hoạch thực hành, luyện tập + Khám phá một kiến thức mới + Giải quyết một vấn đề. - Căn cứ vào hoạt động nhóm, giáo viên cần trang bị đầy đủ phương tiện dạy học đẹp, sinh động, chọn dạng hoạt động nhóm phù hợp với bài dạy. Dưới đây là một số dạng chính : + Nhóm cùng nhiệm vụ : Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ. Mục đích của dạng này là tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, xem nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và tốt nhất hay có thể chỉ xem xét các cách giải quyết khác nhau của nhóm. + Nhóm khác nhiệm vụ : Các nhóm được giao các nhiệm vụ khác nhau, nhưng những nhiệm vụ đó có liên quan với nhau. Các nhiệm vụ đó có thể có mức độ gần giống nhau hay khác nhau nhằm đáp ứng trình độ khác nhau của mỗi nhóm. Thông thường nên giao nhiệm vụ ở 3 mức : khá cho học sinh khá giỏi, vừa phải cho nhóm học sinh trung bình, dễ cho nhóm học sinh yếu kém. - Thông thường mội dạng hoạt động nhóm phù hợp với mỗi loại bài học khác nhau, tuy nhiên có dạng được sử dụng cho nhiều loại bài học cũng có dạng chỉ phù hợp với một số bài có những yêu cầu đặc biệt. - Tổ chức học sinh trong dạng dạy học theo nhóm : để thực hiện một tiết học có sử dụng hình thức chia nhóm, giáo viên hãy bắt đầu bằng cách chia lớp của bạn thành các nhóm nhỏ. Vì vậy bạn phải biết cách chọn cách chia nhóm như thế nào để đáp ứng theo yêu cầu của tiết dạy và phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học. * Nhóm : Số lượng thành viên trong nhóm từ 2 đến 6 em. Một nhóm không nên quá 6 học sinh, vì khi đó bạn có thể làm cho các em cùng tham gia vào hoạt động học tập. * Các nhóm lớn : (5 – 6 HS ) có những đặc điểm sau : + Tạo cơ hội cho các thành viên của nhóm niềm tin lớn về kết quả làm việc của nhóm, có khả năng tìm ra câu trả lời đúng hơn. + Có khả năng hiểu đúng nhiệm vụ. + Thu hút được nhiều kinh nghiệm + Thời gian cần ( để giáo viên theo dõi, để các nhóm trình bày kết quả) ít hơn, do số nhóm ít hơn. + Quá trình ra quyết định chậm hơn do khó đạt được sự đồng tình trong nhóm, giáo viên khó khăn trong việc quản lí. * Các nhóm nhỏ (2 – 4 HS ) có những đặc điểm sau : + Có nhiều hoạt động hơn + Ra quyết định nhanh hơn + Giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn cho các nhóm (vì số nhóm nhiều ) * Phân công nhiệm vụ trong nhóm : - Trưởng nhóm : Quản lí, chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động. - Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cự vào các hoạt động của nhóm. - Khi chọn học sinh lên trình bày kết quả, giáo viên không nên chọn một vài em khá, mà chọn luân phiên học sinh để các em mạnh dạn và tích cực hơn. - Trong dạy học theo nhóm, cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các nhóm khác nhau trong lớp . Điều kiện đó tạo cơ hộicho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập với bạn khác, đồng thời được rèn luyện, phát triển các thao tác tư duy và năng lực hoạt động của bản thân. - Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt, có thể thay đổi nhóm trưởng tuỳ vào từng môn và năng khiếu của mỗi em. Tuy nhiên trong nhóm có 4 thành viên trở lên nhất thiết phải có trưởng nhóm để triển khai hoạt động của nhóm. Chia nhóm là một khâu quan trọng trong tổ chức dạy học. Ngay trừ khi sọan giáo án, giáo viên đã phải chọn lựa kiểu nhóm nào và dự kiến chia nhóm ra sao trong các phần của tiết dạy. * Các kiểu nhóm gồm có : - Nhóm nhiều trình độ ( trong đó có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu) - Nhóm cùng trình độ ( trong có các em có khả năng học tập như nhau) - Nhóm tình bạn ( nhóm đã phân công học ở nhà) - Nhóm cùng sở thích. * Trong các kiểu nhóm trên, bản thân thường sử dụng nhiều nhất là kiểu 1, 2 và thường được sử dụng trong thành phần chính của bài. Với mỗi kiểu nhóm, có nhiều cách chia khác nhau. Bảng dưới đây xin giới thiệu một số cách chia nhóm điển hình : STT Cách chia nhóm Ghi chú khi sử dụng 1 Gọi số : Giáo viên đếm từ 1 đến số nhóm dự kiến ( VD : định chia thành 6 nhóm thì học sinh đếm từ 1 đến 6 theo vòng quanh lớp). Các nhóm được thành lập bởi những em cùng số hoặc lập một bộ số từ 1à 6 Nhóm nhiều trình độ hình thành ngẫu nhiên. 2 Chỉ định : GV lần lượt đọc tên HS vào các nhóm. Nhóm nhiều trình độ hay cùng trình độ. Hình thành có chủ định. 3 Chọn bạn : Thông qua một số trò chơi như : Kết bạn ; Gió thổi ; Chim về tổ ; . . HS tự tìm đến số người trong một nhóm do GV qui định. Nhóm nhiều trình độ hình thành ngẫu nhiên. 4 Bốc thăm : Cho HS đi vòng tròn vừa đi vừa hát, và bốc thăm ( trong thăm có thể là tên các con vật, hình minh họa, . . .) các em có cùng tên thì tập trung về một nhóm . Nhóm nhiều trình độ hình thành ngẫu nhiên. 5 Cố định : Chia nhóm cố định và đặt tên cho mỗi nhóm . Khi có lệnh của GV , các em tự giác tập trung thành một nhóm . Nhóm nhiều trình độ hay cùng trình độ. Hình thành có chủ định. 6 Vật tìm chuồng: GV cho HS trong lớp bốc thăm ( trong thăm có tên các con vật , GV ghi tên chuồng vào bảng tên của mỗi nhóm ). Khi có lệnh của GV , các con vật tập trung về chuồng trại của mình. Nhóm nhiều trình độ hình thành ngẫu nhiên. - Việc chọn kiểu nhóm và chia nhóm phải dựa vào các yếu tố của lớp học và mục tiêu yêu cầu bài giảng. * Muốn cho hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao GV cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau : - Mỗi thành viên trong nhóm phải tích cục suy nghĩ, phát biểu ý kiến, tranh luận, . . - Mọi thành viên đều phải lắng nghe ý kiến của bạn và thoải mái nói ra điều mình suy nghĩ. - Chọn và phân bạn có năng lực làm trưởng nhóm nhưng phải luân phiên nhau. - Vai trò của GV cũng rất quan trọng khi tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. Và sau đây là một vài nét cần lưu ý : - GV cần hướng dẫn các hoạt động, gợi mở khuyến khích các em khi tham gia thảo luận nhóm . - Hỗ trợ HS thực hiện hoạt động và phát triển kĩ năng phản ánh, trình bày các quan điểm của các em. * Quản lí hoạt động nhóm : - Khi dạy học theo nhóm giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, bố trí sắp xếp bàn nghế phù hợp với họat động nhóm trong điều kiện cho phép. * Khi giao nhiệm vụ hoạt động bạn cần lưu ý một số điểm sau : + Nếu các nhóm có nhiệm vụ khác nhau, giáo viên có thể lập phiếu họat động và giao cho nhóm trưởng ( khi các nhóm đã sẵn sàng bước vào họat động) + Nếu các nhiệm vụ giống nhau, giáo viên có thể ghi nội dung họat động lên bảng. + Cần kiểm tra xem từng nhóm, từng học sinh đã hiểu được nhiệm vụ của mình chưa. + Cần xác định thời gian hoạt động cụ thể, chỉ nên dành 5 – 7 phút cho một hoạt động. + Khi giao nhiệm vụ, nên lựa chọn, phối hợp giữa hệ thống ácc câu hỏi mở và đóng một cách hợp lí. Câu hỏi mở nhằm khuyến khích các họat động của học sinh. * Căn cứ vào nội dung họat động, bạn có thể giúp các nhóm họat động như : + Tập trung làm việc với nhóm học sinh yếu hay nhóm học sinh khá giỏi(nhóm trọng tâm ), hướng dẫn, minh họa khi cần thiết. + Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn ( đặt câu hỏi, hướng dẫn cách trả lời, cách giải quyết tình huống trong họat động) + Phát hiện các nhóm chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. + Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. + Dáng điệu, cử chỉ cần phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em. + Theo quy tắc thông thường, giáo viên không nên nói trước toàn lớp trong khi các nhóm đang họat động ( trừ khi điều đó không thể trách khỏi). Nếu cần, GV hãy dừng mọi họat động để tất cả học sinh chú ý nghe những điều mình muốn nói. * Tiếp nhận thông tin phản hồi : Khi các nhóm họat động xong, bạn yêu cầu cử đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước toàn lớp. Để phần trình bày của các nhóm đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý : + Quy định thời gian trình bày, cách trình bày. + Nếu nhiệm vụ các nhóm khác nhau, mời từng nhóm lên trình bày. + Nếu các nhóm có cùng nhiệm vụ, mời một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung so sánh kết quả của nhóm mình. + Động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đồng đưa các câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm. + Khi các nhóm đã trình bày phát biểu xong, giáo viên hãy đưa ra ý kiến của mình. + Giáo viên có thể tổng kết riêng từng nhóm, sau khi các nhóm đã hoàn thành phần trình bày của mình. + Nhất thiết phải tổng kết trước lớp những gì đã học thộng qua các họat động. - Tổ chức họat động dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy và học nhằm phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các họat động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với họat động nhóm và thiết kế được các họat động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. 3. Tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học: a. Đối với môn toán: - GV cần phổ biến đến các bậc phụ huynh làm băng số có các chữ số từ 0 đến 10 để khi HS thực hiện các phép tính cộng ( + ) , trừ ( - ) , các khái niệm lớn hơn ( > ), bé hơn ( < ) thì các em dùng băng số để thực hiện . VD: Bài phép cộng trong phạm vi 9. - Khi dạy các em thực hiện phép tính 4 + 5 = ? + Cho HS đếm băng số đến số 4 và đặt kẹp giấy trên số đó . + Rồi từ số 4 di chuyển kẹp giấy trên năm ô số tiếp theo và đặt kẹp giấy này trên ô số cuối cùng cách ô số 4 năm ô số + Vậy là kẹp giấy của HS ở tại vị trí ô số 9 là ô có số cộng thêm 5 kể từ ô số 4 - Kết quả của phép tính trên là 4 + 5 = 9 Tuy nhiên việc dùng băng số trên giúp các em củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hoặc trừ, hay so sánh, đếm số, . . . b. Đối với môn tiếng việt : - Giúp HS tiếp thu và nhớ lâu GV cần chuẩn bị các thẻ hình cho hoạt động dạy câu ứng dụng. VD: Bài 51: Ôn tập a n an Dạy phần này GV chuẩn bị các từ / cụm từ . - GV đọc to bài đọc cho HS nghe. Khi đọc GV dùng thước chỉ vào từng từ mà mình đang đọc cho HS quan sát và theo dõi. - Sau đó GV đính tranh đàn gà (đang đi ra bãi cỏ) bên câu 1: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ .Và câu Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẻ cỏ, bới giun. ứng với bức tranh 2 (gà mẹ đang rẻ giun). - Tiếp đó, GV yêu cầu HS nhìn vào hình minh họa và nghe cô đọc lại nội dung hai câu trên . Rồi gọi HS đọc lớn ( cá nhân - đồng thanh). Hoạt động này tập trung khám phá bài đọc và giúp HS hiểu rõ bài hơn. c. Đối với các môn đạo đức, tự nhiên xã hội : - GV cũng dùng tranh minh họa để thể hiện nội dung cần chuyển tải đến HS để các em tiếp thu bài tốt hơn. Hình thức dạy học gắn với hoạt động thực tiễn, thực hành nhằm nâng cao chất lượng của bài học. VD : Có thể cho HS quan sát và thực hành mô tả con đường từ nhà đến trường, cách đi bộ an toàn từ nhà đến trườngkhi dạy bài 11 – Đi bộ đúng qui định (môn đạo đức) Còn môn tự nhiên xã hội thì GV cần cho HS quan sát ( chuẩn bị tranh trong SGK hoặc VBT ) để nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội . d. Đối với các môn năng khiếu : GV chỉ cần chuẩn bị vật mẫu cho thật đẹp và chính xác để HS quan sát và tự thực hành . V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Sau khi áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học trên tính theo thời điểm này lớp chúng tôi chủ nhiệm đã có những tiến bộ rõ rệt . Khả năng tiếp thu bài rất tốt , tiết học diễn ra sôi nổi và sinh động , hầu hết học sinh hiểu bài, các em luôn mạnh dạn trao đổi và bày tỏ ý kiến của mình trong tiết học , kích thích được tính hiếu kì của các em ,giúp các em phát triển khả năng tư duy về kiến thức. Qua thời gian thể hiện kết quả đạt được như sau: a. Tổng số học sinh của hai lớp : 54 em b. Bảng theo dõi quá trình học tập của học sinh trong năm : Giỏi Khá TB Yếu Sl Tl Sl Tl Sl Tl Sl Tl Đầu năm 6 11.1% 14 25.9% 24 44.5% 10 18.5% HKI 15 27.8% 20 37% 14 25.9% 5 9.3% HKII 15 27.8% 26 48.1% 12 22.2% 1 1.9% VI. PHẠM VI SỬ DỤNG : Chúng tôi huy vọng rằng ý tưởng này có thể sử dụng được trong tất cả các trường học nhất là các trường vùng quen như chúng tôi đây. Vì chúng tôi đã thực nghiệm những hình thức và phương pháp trên vào việc giảng dạy của lớp mình và thấy các em đọc thông ,viết thạo , nhạy bén trong học tập , thường xuyên phát biểu ý kiến hơn, lớp học có nề nếp hơn. Việc sử dụng các trò chơi này trong tiết dạy là tuỳ theo cách tổ chức của từng giờ và nó có thể dùng để hình thành trước khi học,để luyện tập hoặc củng cố.Với hình thức và phương pháp này cũng có thể thay đôi chút cho thích hợp với hoàn cảnh riêng của từng lớp học,cũng như điều kiện trang thiết bị của lớp học. Muốn đạt được mục đích như mong muốn thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như điều kiện vật chất cho giờ học . Có như vậy thì việc tổ chức này mới phát huy được tính năng của nó. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua các phương pháp và hình thức trên chúng tôi đúc kết được một số kinh nghiệm như : - Trước khi đến lớp giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài thật kĩ, để lựa chọn hình thức và phương phương pháp phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình . - Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Tranh ảnh , vật mẫu đầy đủ cho tiết học và sử dụng một cách linh hoạt nhằm giúp tiết học thêm sinh động , các em tiếp thu bài tốt hơn . - Không áp đặt tâm lí học sinh, phải để các em thoả mái theo hướng “vừa học- vừa chơi”, tạo bầu không khí học tập vui nhộn . - Giáo viên cần thiết kế phòng học, bàn ghế sao cho phù hợp với nội dung bài học .Phải thường xuyên khích lệ tuyên dương mỗi khi học sinh tiến bộ , quan tâm giúp đỡ đến từng cá nhân , từng nhóm , tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh . VII. KẾT LUẬN: Qua những phần chúng tôi trình bày ở trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học không có phương pháp và hình thức nào chiếm ưu thế tuyệt đối và tốt nhất . Mỗi phương pháp và hình thức đều có mặt mạnh và cũng có mặt yếu của nó . Vì vậy mà chúng ta cần linh hoạt lựa chọn và sử dụng vào bài dạy sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao. Với chúng tôi thì việc chọn các phương pháp và hình thức dạy học ở bậc tiểu học, nhất là khối lớp 1 thì vô cùng quan trọng. Bắt buộc người GV phải đầu tư suy nghĩ và thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức dạy cho hợp lý với nội dung từng bài và đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi. * Ý kiến đề xuất: Mong quý cấp tăng cường hỗ trợ thêm các trang thiết bị dạy học cho khối lớp 1, nhất là tranh ảnh minh họa cho phần dạy từ khó và luyện nói của môn Học vần. Xét duyệt của HĐKH Trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nhiem TH Vinh Tien.doc