●Vấn đề dạy và học môn Công nghệ ở trường THPT hiện nay còn gặp một số khó khăn nhất định như: chưa hiểu đầy đủ và đúng các kiến thức lí thuyết dẫn đến khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế, theo tình trạng chung hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đối với môn Công nghệ ở các trường còn hạn chế ở nội dung Động cơ đốt trong thuộc chương trình Công nghệ 11.Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Công nghệ THPT còn ít.
●Vì những lí do trên mà đổi mới trong phương pháp giảng dạy là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến cơ cấu phân phối khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
●Vấn đề dạy và học môn Công nghệ ở trường THPT hiện nay còn gặp một số khó khăn nhất định như: chưa hiểu đầy đủ và đúng các kiến thức lí thuyết dẫn đến khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế, theo tình trạng chung hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đối với môn Công nghệ ở các trường còn hạn chế ở nội dung Động cơ đốt trong thuộc chương trình Công nghệ 11.Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Công nghệ THPT còn ít.
●Vì những lí do trên mà đổi mới trong phương pháp giảng dạy là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
2.Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI.
Đề tài của tôi được đưa ra có những ý nghĩa tác dụng sau:
-Làm cho học sinh tiếp thu bài dễ dàng.
-Nhận biết và giải thích các vấn đề thực tế.
-Tạo sự hứng thú hơn khi học Công nghệ , từ nghe giảng đến tự tìm hiểu để tìm ra những cái mới và thông qua đó rèn luyện tác phong công nghiệp cho học sinh, giáo dục thế giới quan khoa học và niềm tin.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong phạm vi nghiên cứu tôi chọn đề tài: "Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến cơ cấu phân phối khí" nhằm áp dụng vào việc giảng dạy bài Cơ cấu phân phối khí thuộc chương trình Công nghệ 11 THPT.
II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
a. Cơ sở lí luận.
●Trực quan là một phương pháp trong dạy học cho nhiều môn học. Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức". Như vậy nhận thức của con người gồm hai giai đoạn có quan hệ biện chứng với nhau là: trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. “Trăm nghe không bằng một thấy” là câu nói khẳng định tầm quan trọng của trực quan, đặc biệt trong dạy học Công nghệ.
●Quan điểm dạy học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm .Tư tưởng chủ đạo của thuyết dạy học lấy học sinh làm trung tâm là nhà trường chuẩn bị cho học sinh đủ năng lực thích ứng với xã hội. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Thông qua hoạt động nhận thức, học sinh phát huy nhân cách của mình một cách toàn diện.
b.Cơ sở thực tiễn.
Các sản phẩm của lĩnh vực cơ khí luôn biến đổi và hoàn thiện từng ngày, nếu không có sự cập nhật kịp thời thì khó giải thích được những vấn đề thực tiễn. Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông, là môn khoa học ứng dụng phản ánh những thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ.
2.CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH , THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP.
a.Các biện pháp tiến hành.
●Thu thập những tài liên quan đến Cơ cấu phân phối khí dùng trên Động cơ đốt trong. Xem xét những điểm mới và tương đồng trong SGK để rút ra kết luận.
●Sử dụng phương tiện trực quan để giải thích các vấn đề liên quan đến cơ cấu phân phối khí. Các phương tiện trực quan là máy chiếu, một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí.
●Áp dụng các tài liệu đã thu thập được, cùng với các phương tiện trực quan giúp cho việc soạn giảng được dễ dàng.
●Sử dụng những câu hỏi trong giảng dạy mang tính chất gợi mở để học sinh tiếp cận vấn đề. Tăng cường cho học sinh làm việc theo nhóm đối với một số nội dung cần tính hợp tác cao về kiến thức.
b.Thời gian tạo ra giải pháp.
●Đề tài này được nghiên cứu trong năm học 2011- 2012.
●Đề tài này được xây dựng thông qua:
-Sự tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm khi dạy môn Công nghệ 11.
-Tinh thần, thái độ học tập, sự tự học, tự nghiên cứu của học sinh sau mỗi bài học.
-Sự học hỏi qua những lần dự giờ các đồng nghiệp trong nhà trường.
B.NỘI DUNG.
I.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
●Cơ cấu phân phối khí là một cơ cấu rất quan trọng trong động cơ đốt trong, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của động cơ, sự tiết kiệm nhiên liệu và khí thải ra môi trường. Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ các nhiệm vụ sau:
-Cung cấp toàn diện đầy đủ hơn về kiến thức cơ cấu phân phối khí.
-Tăng tính tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức của học sinh.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và giáo dục hướng nghiệp.
II.MÔ TẢ GIẢI GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1.TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
●Sử dụng phương tiện trực quan như máy chiếu, vật thật một cách hợp lí.Các phương tiện trực quan tối thiểu gồm có những hình ảnh sau:
-Sơ đồ cấu tạo động cơ hai kì ba cửa khí và động cơ bốn kì.
-Sơ đồ nguyên lí cơ cấu phân phối khí động cơ hai kì sử dụng xupap xả.
-Các phương án truyền động giữa trục cam và trục khuỷu.
-Các loại cơ cấu phân phối khí dùng xupap thường gặp.
-Khe hở nhiệt ở cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
-Vật thật : xupap, con đội, cò mổ, lò xo xupap v.v..
●Đưa ra các câu hỏi phù hợp đối với từng nội dung :
Nội dung 1: Phân loại cơ cấu phân phối khí .
a.Đặt vấn đề
Động cơ hai kì ba cửa khí thì không có xupap. Vậy có loại động cơ hai kì nào có xupap hay không?
b.Giải quyết vấn đề.
●Cho học sinh quan sát tranh động cơ hai kì 3 cửa khí và đặt câu hỏi:
Động cơ hai kì ba cửa khí.
1.Bugi 2.Pit tông 3.Cửa thải 4.Cửa nạp 5.Thanh truyền 6.Trục khuỷu.
7.Cacte 8.Đường thông cacte với cửa quét 9.Cửa quét 10.Xilanh.
-Các cửa khí ở động cơ trên được đặt ở đâu?
-HS:Trên thành xilanh.
-Chi tiết nào đóng mở các cửa khí này?
-HS:Pit tông.
-Vậy nếu đặt cửa thải trên nắp máy thì pit tông có đóng mở cửa thải được không?
-HS:Không.
-Vậy lúc đó để đóng mở cửa thải ta phải dùng chi tiết nào?
-HS:Xupap thải.
●Giáo viên kết luận: một số động cơ điezen hai kì có cửa thải trên nắp xilanh.Do đó, cần phải kết hợp cả pit tông và xupap để đóng mở các cửa khí.Cơ cấu phân phối khí đó gọi là cơ cấu phân phối khí kết hợp xupap và van trượt.
Động cơ hai kì quét thẳng qua xupap xả
1.Ống hút 2.Bơm khí quét 3.Pittông 4.Xupap xả 5.Vòi phun 6.Ống thải
7.Không gian chứa khí quét 8.Cửa quét.
Nội dung 2: Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
a.Đặt vấn đề.
-Hình vẽ SGK cho thấy : số lượng trục cam dẫn động cho xupap là 1.Trục cam đặt gần trục khuỷu và được dẫn động trực tiếp thông qua cặp bánh răng phân phối.
-Trang 112 SGK có ghi : nếu trục cam đặt trên nắp máy, thường sử dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung gian.
-Trên thực tế , số lượng trục cam trong cơ cấu phân phối khí là bao nhiêu? Có những phương án nào để bố trí trục cam?
b.Giải quyết vấn đề.
●Phát phiếu học tập cho học sinh
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:..
Lớp:.
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:
-Số lượng trục cam trên hình là:
Hình A:
Hình B:..
-Trục cam được đặt gần trục khuỷu hay trên nắp xilanh?
Hình A:
Hình B:..
Hình A
Hình B
●Giáo viên kết luận:
-Đối với động cơ có 1 trục cam thì cam nạp và thải bố trí trên cùng một trục. Đối với động cơ có hai trục cam thì cam nạp và thải được bố trí trên hai trục riêng biệt
-Khi trục cam đặt xa trục khuỷu không sử dụng phương án truyền động thông qua cặp bánh răng phân phối thì phải truyền động thông qua xích hoặc đai răng.
●Cho học sinh quan sát hình ảnh các phương án dẫn động trục cam.
Nội dung 3: Khe hở nhiệt
a.Đặt vấn đề.
Khe hở nhiệt là gì? Vì sao khe hở nhiệt lại ảnh hưởng đến hoạt động cơ cấu phân phối khí?
b.Giải quyết vấn đề.
●Giáo viên đặt câu hỏi:
-Khi động cơ làm việc thì nhiệt độ trong buồng cháy cao hay thấp?
-HS:Cao
-Khi nhiệt độ cao thì kích thước của xupap sẽ như thế nào?
-HS:Tăng lên.
●Giáo viên kết luận;
-Vì vậy đối với cơ cấu phân phối khí dùng xupap cần có khe hở nhiệt. Nó được xác định là khe hở giữa đuôi xupap và cò mổ khi xupap đóng và động cơ ở trạng thái nguội.
●Cho học sinh thảo luận nhóm các nội dung sau:
-Khe hở nhiệt quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ gây ra hiện tượng gì?
●Giáo viên kết luận:
-Khe hở nhiệt được bố trí phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc các chi tiết và chiều dài giãn nở. Nếu khe hở nhiệt quá nhỏ, xupáp có thể không được đóng kín hoàn toàn. Ngược lại nếu khe hở quá lớn, trong quá trình làm việc sẽ gây tiêng gõ và giảm tuổi thọ các chi tiết trong cơ cấu.
-Nêu lên việc bảo vệ môi trường thông qua việc điều chỉnh khe hở nhiệt.
2.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
●Đề tài này được áp dụng trong năm học 2011- 2012, bản thân tôi thấy có hiệu quả vì tính tính cực học tập của học sinh được tăng lên. Để đề tài này thực hiện được tốt, đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, thu thập các thông tin và các chi tiết trực quan phục vụ cho việc giảng dạy. Với bài học này khi áp dụng cho lớp tự nhiên hay lớp xã hội kết quả đều mang tính khả quan. Sự hứng thú học tập và tích cực tìm hiểu kiến thức của học sinh được tăng lên.
●Hiện nay đa phần các trường THPT đều có máy chiếu để phục vụ cho giảng dạy. Vì vậy , nếu vấn đề tìm các chi tiết thật của cơ cấu phân phối khí gặp khó khăn, thì áp dụng các hình ảnh trình chiếu các chi tiết đó thay thế vật thật vẫn thu được hiệu quả cao.
3.NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI NÀY.
●Đề tài này giúp tăng cường khả năng hợp tác của học sinh để giải quyết một vấn đề do giáo viên đưa ra.Từ đó, giúp học sinh có cách học và trao đổi thông qua bạn bè với nhau . Tăng tính tích cực của học sinh và tăng thêm tính gắn bó, thân thiện giữa các học sinh.
●Vì đề tài này sử dụng nhiều phương tiện trực quan, với việc trình chiếu các phương tiện đúng lúc sẽ tăng thêm tính dễ hiểu.Tuy nhiên, việc trình chiếu phải đảm bảo nguyên tắc không lạm dụng quá mức các phương tiện trực quan. Kết hợp với các câu hỏi dẫn dắt vấn đề hợp lí sẽ làm chất lượng bài học được tăng cao.
●Nội dung của bài học giáo viên biết cách lồng ghép đến việc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng động cơ đốt trong.Ngoài ra, giáo viên cần biết cách hướng nghiệp cho học sinh sau này đối với ngành động cơ đốt trong.
C. KẾT LUẬN.
1.KẾT LUẬN CHUNG
●Qua việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn về vấn đề được nêu ra, qua việc phân tích thực trạng những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập.Bản thân tôi qua những năm làm công tác giảng dạy đã tìm hiểu nguyên nhân và đã áp dụng một số biện pháp trong việc nghiên cứu bài giảng, kết hợp với công nghệ thông tin trong giảng dạy, các em đã có những hứng thú trong học tập.Dễ dàng hình dung những bài học trừu tượng để nắm vững kiến thức.
●Đối với một giáo viên dạy Công nghệ THPT cần phải có niềm say mê đối với bộ môn, từ đó mới có những hứng thú trong việc tìm hiểu những kiến thức mới và truyền đạt những kiến thức đó cùng niềm đam mê tìm hiểu cho học sinh.Học sinh nếu được hiểu một cách rõ ràng , cặn kẽ về kiến thức sẽ có thái độ học tập tích cực và thích nghiên cứu tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh do môn Công nghệ mang lại.Để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy , cần phải giáo dục cho học sinh những tư tưởng đúng đắn.Giáo viên phải hướng cho học sinh thấy được những lợi ích do môn Công nghệ mang lại, cách thức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sao cho hợp lí để môn Công nghệ trở nên gần gũi hơn.
●Xã hội luôn vận động và phát triển, kiến thức khoa học cũng theo đó bổ sung từng ngày.Vì vậy,đối với đề tài này còn phải được mở rộng để bổ sung thêm nhằm hoàn thiện hơn.Khi tìm hiểu về lĩnh vực động cơ đốt trong,có rất nhiều đối tượng cùng nghiên cứu như các nhà thiết kế chế tạo động cơ, kĩ sư, thợ máy, giáo viên dạy nghề, giáo viên THPT v.v..Cùng một lĩnh vực quan tâm nhưng những đối tượng khác nhau sẽ tìm hiểu với những cái nhìn khác nhau. Dưới góc độ nhìn nhận và tìm hiểu của một người giáo viên dạy Công nghệ THPT,đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Kính mong Ban Giám Hiệu và quý thầy cô giúp đỡ và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn.
2.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
●Phương pháp dạy học KTCN.
●Động cơ đốt trong .
●Động cơ đốt trong xưa và nay.
●Nguyên lí động cơ đốt trong.
●Hoạt động giáo dục nghề phổ thông.
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem cong nghe 11.doc