1. Hầu hết các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Châu Thành đều chưa có phòng thực hành bộ môn (trừ một số trường ở thị trấn, thị tứ như: Tân Hiệp, Đoàn Giỏi, Long Định, ), hoặc chưa có giáo viên chuyên trách phòng thực hành.
20 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu cách tổ chức tiết thực hành môn hoá học ở bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài kinh nghiệm:
Hầu hết các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Châu Thành đều chưa có phòng thực hành bộ môn (trừ một số trường ở thị trấn, thị tứ như: Tân Hiệp, Đoàn Giỏi, Long Định, …), hoặc chưa có giáo viên chuyên trách phòng thực hành.
Những trường có phòng thực hành bộ môn như Long Định, Đoàn Giỏi, Tân Hội Đông, … do số lớp nhiều nên bộ môn hóa có nhiều giáo viên dạy trên mỗi khối lớp nên gặp khó khăn trong việc bố trí tiết thực hành.
Những trường như: Long An, Tam Hiệp, Phú Phong, Long Hưng chỉ có một phòng thực hành sử dụng chung cho các môn có bài thực hành như: vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ, … nên khi tổ chức thực hiện những bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn.
Riêng trường THCS Song Thuận vẫn chưa có phòng thực hành, việc tổ chức tiết thực hành còn gặp nhiều khó khăn hơn.
· Từ thực tiễn làm công tác giảng dạy và qua trao đổi với đồng nghiệp ở những trường có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, tôi soạn thảo đề tài tổng kết kinh nghiệm “Tìm hiểu cách tổ chức tiết thực hành môn hoá học ở bậc trung học cơ sở ” nhằm đúc kết lại kinh nghiệm khi chuẩn bị và tổ chức tiết thực hành thí nghiệm.
Mục đích nghiên cứu: Tổng kết kinh nghiệm thực hiện tiết thực hành bộ môn hóa học ở bậc học trung học cơ sở nói chung, trong điều kiện trường có cơ sở vật khác nhau nói riêng qua các khâu :
Chuẩn bị đồ dùng dạy học như: Dụng cụ, hoá chất, bảng phụ
Tổ chức, hướng dẫn học sinh: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm hóa học, lấy hóa chất cho an toàn, thí nghiệm thành công.
Cách ổn định học sinh trong buổi thực hành, vệ sinh: dụng cụ, hoá chất,… sau buổi thực hành thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu:
Thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Rút kinh nghiệm qua các tiết thực hành ở những điều kiện và cách thực hiện khác nhau trong thực tiễn giảng dạy.
Cách tiến hành: Thực hiện giảng dạy trên lớp trong điều kiện không có phòng thực hành bộ môn Hoá học (năm học 2004 – 2005) và ở phòng thực hành chung với nhiều bộ môn khác (năm học 2005 – 2006, 2006 – 2007, 2007 – 2008).
Nghiên cứu kết quả học tập
Mục đích: So sánh kết quả học tập môn hóa học của học sinh nói chung; kết quả: các bài thu hoạch, các bài tập định tính nói riêng của học sinh qua các năm học nghiên cứu.
Cách tiến hành: Thống kê, lập biểu đồ so sánh để thấy được sự tiến bộ của học sinh; sử dụng một số ảnh chụp minh họa cho một tiết thực hành.
Trò chuyện phỏng vấn.
Mục đích: Nhằm tìm hiểu những khó khăn và biện pháp khắc phục của giáo viên khi tổ chức thực hiện các bài thực hành ở bậc học THCS.
Cách tiến hành: Trao đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học trong địa bàn huyện như: Tân Hiệp, Đoàn Giỏi, Phú Phong, Long Định, …
Giới hạn nghiên cứu:
Thời gian: năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006, 2006 – 2007 và 2007 – 2008.
Đối tượng nghiên cứu:
Các bài thực hành Hóa học của bậc học THCS theo chương trình đổi mới do bộ Giáo dục và đào tạo ban hành từ năm học 2004 – 2005.
Các kết quả học tập của học học sinh do tôi giảng dạy những năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006, 2006 – 2007 và 2007 – 2008.
Giáo viên hoá học trường THCS Tam Hiệp và giáo viên bộ môn hoá học ở những trường khác trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: So với các kinh nghiệm của tôi trong những năm học trước:
Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Các loại hình trường lớp với những điều kiện cơ sở vật chất, biên chế giáo viên khác nhau.
Sử dụng kết quả thống kê nghiên cứu mới: Các bài thu hoạch thực hành, kết quả một số bài kiểm tra viết có bài tập định tính (liên quan đến thực hành), sử dụng hình ảnh minh họa cho tiết thực hành.
Chương 1. LỊCH SỬ CỦA KINH NGHIỆM
Năm học 2004 – 2005, giáo viên bộ môn hóa học bắt đầu thực hiện giảng dạy bộ môn này theo chương trình đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Đồ dùng dạy học phục vụ bộ môn cũng được tăng cường, nhưng trường tôi chưa có phòng thực hành nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn: Học sinh chưa ổn định khi làm thí nghiệm thực hành, tiết thực hành thường bị trể giờ, học sinh làm một số thí nghiệm có kết quả chưa chính xác, …
Những năm học sau: 2005 – 2006, 2006 – 2007, 2007 – 2008, trường tôi đã có một phòng thực hành thí nghiệm đưa vào sử dụng; tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và từng bước khắc phục những khó khăn để làm cho tiết thực hành trở nên lí thú và học sinh làm thí nghiệm có kết quả tốt hơn.
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi cùng với các đồng nghiệp những khó khăn và tìm hiểu cách khắc phục, tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và bắt đầu viết những đề tài tổng kết kinh nghiệm qua các năm học 2005 – 2006, 2006 – 2007 và 2007 – 2008 với những cải tiến từng bước cho phù hợp với thực tế giảng dạy.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở khoa học:
Theo nguyên lí giáo dục: “Học phải đi đôi với hành”, “Lí luận phải gắn liền với thực tiễn”. Do đó, công tác tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm nói chung, môn hoá học ở bậc THCS nói riêng của giáo viên chính là một trong những tiền đề giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Nhằm từng bước hoà nhập vào xu hướng phát triển giáo dục của quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa theo hướng tích cực hoá hoạt động chủ động của học sinh trong học tập, môn hóa học đã được trang bị số bài thực hành nhiều hơn chương trình cũ.
Về mặt tâm lí lứa tuổi, khả năng tư duy trừu tượng học sinh THCS còn thấp. Do đó, trong giảng dạy hóa học – môn học thực nghiệm, giáo viên nên sử dụng phương pháp trực quan, thực hành,… tùy từng bài học.
Cơ sở pháp lí: Những bài thực hành trong sách giáo khoa hóa học 8, 9 đã được Bộ Giáo dục ban hành cùng với phân phối chương trình hóa học 8, 9.
Từ những lí do trên, công tác tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm nói chung, môn hoá học nói riêng phải được giáo viên tổ chức thực hiện thật tốt tùy theo điều kiện của trường, của lớp học.
Chương 3. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TIẾT THỰC HÀNH BỘ MÔN HÓA HỌC Ở BẬC THCS
Đặc điểm tình hình:
Từ thực tế giảng dạy ở trường chỉ có một phòng thực hành dùng chung cho các môn như: hóa, sinh, công nghệ, … và qua trao đổi với những giáo viên ở trường có cùng điều kiện như: thầy Võ Trung Thịnh giáo viên bộ môn hóa học - trường THCS Phú Phong, tôi nhận thấy việc tổ chức thực hiện các bài thực hành hóa học giáo viên gặp những khó khăn:
Việc chuẩn bị dụng cụ, pha chế hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm mất nhiều thời gian.
Trong tuần, tiết thực hành bộ môn hóa học có thể bị trùng với bài thực hành của những môn học khác như: vật lý, sinh học, … nên khi ghi bảng nội dung thực hành, giáo viên phải mất thời gian ghi lại nhiều lần.
Khi phân phát dụng cụ, một số học sinh chưa tập trung nên bị lúng túng khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, làm hỏng dụng cụ thí nghiệm, viết bài thu hoạch chưa tốt.
Trong giờ thực hành, một số học sinh chưa ổn định làm ảnh hưởng đến tiết học của các lớp bên cạnh.
Do trường không có phòng thực hành bộ môn, nên việc lấy nước để rửa dụng cụ (sau khi làm thí nghiệm xong) gặp khó khăn: học sinh phải tự lấy nước ở khu vực nhà vệ sinh, văn phòng trường, …
Khi tổ chức thực hiện bài thực hành trong một tiết, giáo viên gặp khó khăn trong phân phối thời gian cho việc: Thực hiện thí nghiệm, vệ sinh dụng cụ, tổng kết, rút kinh nghiệm, …
Riêng năm học 2003 – 2004 trường tôi không có phòng thực hành, các tiết thực hành phải thực hiện ngay trên lớp học. Khi đó, giáo viên còn gặp những khó khăn khác như:
Các dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho giáo viên và các nhóm thực hành phải nhờ học sinh mang từ phòng học này sang phòng học khác để thực hiện nên dễ bị đổ hóa chất, bể các ống nghiệm, cốc thủy tinh,…
Giáo viên phải ghi bảng nội dung thực hành lại nhiều lần nên thời gian thực hành thường bị ảnh hưởng.
Nếu bố trí tiết thực hành trái buổi, học sinh thường vắng nhiều.
Qua trao đổi với nhiều đồng nghiệp ở các trường có phòng bộ môn: “Khi tổ chức buổi thực hành thí nghiệm, thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì ? ” Kết quả như sau:
Cô Võ Thị Tuyết - giáo viên bộ môn hóa học trường THCS Tân Hiệp (trường có phòng thực hành bộ môn và giáo viên chuyên trách phòng thực hành):
Khối lớp chỉ có một giáo viên bộ môn hóa thì không trao đổi được kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
Nếu khối lớp có từ hai giáo viên bộ môn hóa trở lên thì tiết thực hành có thể bị trùng nhau.
Khi di chuyển từ lớp học đến phòng thực hành, học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Sau khi thực hành xong, học sinh di chuyển về lớp học chậm và chưa kịp ổn định gây ảnh hưởng đến tiết học kế tiếp.
Thầy Nguyễn Anh Dũng – giáo viên môn hóa học của trường THCS Long Định (trường có phòng thực hành bộ môn nhưng năm học này không có giáo viên chuyên trách phòng thực hành):
Giáo viên phải tự chuẩn bị dụng cụ, pha chế hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm. Sau khi thực hành xong, giáo viên phải tự thu dọn dụng cụ, hóa chất của tuần lễ cho học sinh làm thực hành.
Tiết thực hành có thể bị trùng giữa những giáo viên dạy cùng khối, giáo viên phải tự bố trí tiết thực hành lệch nhau trong tuần nên việc thực hiện sẽ không theo phân phối chương trình của tuần đó. Do đó, học sinh tiếp thu kiến thức không theo trình tự như trong chương trình của Bộ Giáo dục.
Nguyên nhân ảnh hưởng: Trường chưa có phòng thực hành bộ môn hoặc không có giáo viên chuyên trách phòng thực hành:
Chỉ có một giáo viên chuyên trách về thiết bị (đôi khi không có chuyên môn về các môn: Lý, Hóa, Sinh, …) riêng trường tôi phòng thiết bị còn chung với thư viện (phòng học phân đôi) nên diện tích phòng thiết bị rất nhỏ hẹp, các dụng cụ thí nghiệm để tập trung nhiều môn, nhiều khối nên giáo viên mất nhiều thời gian khi chuẩn bị và dọn dẹp dụng cụ, hóa chất.
Trong tiết thực hành, giáo viên phải làm nhiều công việc:
Viết nội dung bài thực hành lên bảng (do phòng thực hành chung cho nhiều môn học hay không có phòng thực hành).
Khi đại diện nhóm nhận dụng cụ, một số học sinh không ổn định.
Hướng dẫn học sinh: thao tác làm thí nghiệm, cách viết thu hoạch, … dẫn đến thời gian dành cho học sinh làm thí nghiệm bị hạn chế.
Do thời gian bị hạn chế, giáo viên hướng dẫn thao tác thí nghiệm nhanh dẫn đến học sinh thường bị lúng túng khi thực hiện thao tác thí nghiệm.
· Qua việc phân tích thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy tình hình tổ chức các tiết thực hành gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vậy, những biện pháp nào mà giáo viên ở những trường có điều kiện về cơ sở vật chất với trang thiết bị khác nhau đã thực hiện để khắc phục những khó khăn đó nhằm thực hiện tốt các bài thực hành theo quy định ?
Chương 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾT THỰC HÀNH
Ở CÁC TRƯỜNG CỦA BẬC THCS
Biện pháp khắc phục những khó khăn khi tổ chức tiết thực hành hóa học ở các trường của bậc THCS:
Đối với trường chưa có phòng thực hành bộ môn riêng biệt:
Từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu trong bốn năm học qua, tôi đã thực hiện những biện pháp sau:
Để tiết thực hành bộ môn hóa học không bị trùng với tiết thực hành của khối hoặc những môn học khác, giáo viên cần tham mưu với ban giám hiệu trường để một tấm bảng lớn đăng kí tiết thực hành trong tuần của các môn học trước phòng thực hành. Khi có nhu cầu sử dụng, giáo viên sẽ đăng kí. Nội dung bảng này ghi: thứ, ngày tháng năm làm thực hành, môn, khối lớp, tên bài thực hành. Những nội dung này sẽ chia thành hai cột lớn cho buổi sáng và chiều.
Khi phòng thiết bị nhỏ hẹp, giáo viên bộ môn cần phối hợp với chuyên trách thiết bị sắp xếp dụng cụ, hoá chất các môn nói chung, môn hoá học nói riêng phải trật tự theo môn, khối hoặc theo loại dụng cụ, … nhằm tạo thuận lợi cho việc soạn đồ dùng dạy học.
Những dụng cụ, hoá chất thường xuyên sử dụng như: ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ, đèn cồn, cồn đốt, nước cất, … giáo viên có thể bố trí một gốc trong phòng thực hành.
Việc sắp xếp chổ để cho hoá chất cần có sự thống nhất trong giáo viên bộ môn hoá: để theo khối lớp, theo tên hoá chất, theo loại hoá chất, … sẽ thuận lợi khi có nhu cầu sử dụng.
Việc chuẩn bị dụng cụ, pha chế hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm giáo viên nên thực hiện trước một tuần: soạn dụng cụ, hóa chất cần dùng cho buổi thực hành; pha trước những hóa chất cần sử dụng, soạn dụng cụ mẫu một nhóm, dụng cụ các nhóm còn lại tôi nhờ trước hai cán sự bộ môn hóa của hai lớp cùng phối hợp thực hiện. Soạn xong, dụng cụ hóa chất gom lại một góc trong phòng thực hành.
Nội dung ghi bảng để hướng dẫn thực hành, tôi chỉ ghi tựa bài thực hành và tên các thí nghiệm, kẻ bảng theo dõi và ghi nhận kết quả thực hành của các nhóm theo mẫu:
Điểm
Tên nhóm
Thao tác (3đ)
Kết quả (3đ)
Giải thích kết quả (3đ)
Ý thức, thái độ,
vệ sinh (1đ)
Nhóm 1
Nhóm 2
…
Khi tổ chức thực hành, tôi thống nhất với những giáo viên khác cùng sử dụng phòng thực hành phải có mặt ở phòng thực hành trước để tránh trường hợp học sinh đùa giỡn làm hỏng dụng cụ thí nghiệm. Dụng cụ, hóa chất cần phải có đủ cho các nhóm (thường khoảng từ 6 – 8 nhóm) và một bộ cho giáo viên làm mẫu.
Khi cho học sinh thực hiện các thao tác làm thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu trước các dụng cụ hóa chất và làm mẫu các thao tác; hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch: làm đến đâu, ghi nhận hiện tượng, giải thích kết quả thí nghiệm đến đó, viết phương trình hóa học theo yêu cầu của tài liệu thu hoạch “Bài thu hoạch thực hành thí nghiệm hóa học 8, 9” (do giáo viên soạn sẵn, có các mục để trống cho học sinh điền): xem phần phụ lục trang 16. Theo thầy Võ Trung Thịnh - trường THCS Phú Phong, giáo viên sẽ dùng những hình vẽ trên bảng (được kẻ trước) mô tả các thao tác thực hiện thí nghiệm để học sinh làm theo.
Để học sinh ổn định và tập trung làm thí nghiệm, giáo viên cần:
Phân nhóm thực hành ngay từ đầu năm học
Mỗi nhóm gồm: nhóm trưởng, thư kí và các thành viên
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: nhóm trưởng điều khiển chung, thư kí ghi bài thu hoạch, các thành viên còn lại thực hiện thao tác thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm trưởng.
Để có nước vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm, ngay từ đầu tiết thực hành giáo viên cần phân công học sinh chuẩn bị hai chậu lớn (hoặc xô bằng nhựa): một đựng nước để vệ sinh dụng cụ, một để chứa hóa chất sau khi làm thí nghiệm. Các chậu đều đặt ở gần cửa ra vào phòng thực hành.
Giáo viên cần phân rõ thời gian từng thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện theo đúng như thiết kế nhằm tránh mất thời gian.
Đối với những trường đã có phòng thực hành bộ môn riêng biệt: “Biện pháp nào giúp thầy (cô) khắc phục những khó khăn trên ? ” Kết quả như sau:
Cô Võ Thị Tuyết - giáo viên bộ môn hóa học trường THCS Tân Hiệp:
Khối lớp chỉ có một giáo viên bộ môn hóa, giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các trường lân cận có cùng điều kiện.
Nếu khối lớp có từ hai giáo viên bộ môn hóa trở lên, chúng ta có thể nhờ ban giám hiệu giúp đỡ bằng cách xếp thời khóa biểu không trùng tiết với nhau, hoặc có thể trao đổi với nhau để sắp xếp tiết thực hành giữa các giáo viên trong tuần hết người này đến người khác. Khi soạn dụng cụ hóa chất, giáo viên sẽ nhờ giáo viên phụ trách phòng thực hành soạn theo mẫu gởi trước. Mỗi năm khi đến tiết thực hành, giáo viên bộ môn báo bài thực hành thì giáo viên phụ trách sẽ tự soạn sẵn.
Giáo viên cần quy định trước cho học sinh khi hết tiết học trước thì di chuyển ngay đến phòng thực hành (trong lúc chuyển tiết) để không ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Giáo viên cần bố trí thời gian cho hợp lí để không làm trể tiết học tiếp theo.
Thầy Nguyễn Anh Dũng – giáo viên môn Hóa học của trường THCS Long Định:
Giáo viên có tiết thực hành trước trong tuần sẽ chuẩn bị dụng cụ, pha hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm trước. Sau khi thực hành xong, giáo viên có tiết thực hành cuối cùng nhờ một số học sinh hỗ trợ thu dọn dụng cụ, hóa chất.
Tiết thực hành bị trùng giữa những giáo viên dạy cùng khối, giáo viên cùng khối trao đổi để bố trí tiết thực hành lệch nhau trong tuần.
Để học sinh làm tốt các thí nghiệm thực hành, giáo viên nên soạn trước mẫu bài thu hoạch “Thực hành thí nghiệm hoá học 8 /9”. Trong đó, bố trí hai phần chính:
Một số vấn đề về thí nghiệm thực hành hoá học ở trường THCS với hai mục: quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học ở trường THCS, cách sử dụng hoá chất.
Thực hiện các bài thực hành trong sách giáo khoa hoá học lớp 8 / 9: mỗi bài với các mục: Mục tiêu, nội dung, dụng cụ, và hoá chất, lưu ý về an toàn trong phòng thí nghiệm, phiếu thực hành (xem phần phụ lục trang 16) – có kèm những hình ảnh cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm. Cuối tập thí nghiệm, giáo viên bố trí: mục lục các bài thực hành, lớp, nhóm, họ tên học sinh.
Sau khi thực hiện thí nghiệm trong tuần xong, giáo viên phải yêu cầu học sinh kiểm tra lại độ kín của những lọ hoá chất.
Trường không có phòng thực hành thì thực hiện trên lớp học:
Nhóm thực hành tương tự nhóm thảo luận, mỗi lớp sẽ có từ 6 – 10 nhóm (tuỳ điều kiện bàn ghế và số lượng học sinh / lớp)
Trước khi bắt đầu tiết học, giáo viên nhờ học sinh (như nhóm trưởng) mang dụng cụ lên lớp nhưng phải có giáo viên theo giám sát. Những dụng cụ, hoá chất cần được để vào khay nhựa (như khay nhựa môn sinh học) để thuận lợi khi chuyển từ lớp này sang lớp khác.
Giáo viên cần có bảng phụ ghi trước nội dung hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm.
Các kết quả học tập của học sinh đạt được trong những năm học trước và sau khi áp dụng đề tài kinh nghiệm:
Kết quả bài thu hoạch được khảo sát trong hai năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008, để tìm hiểu tác dụng của tài liệu hướng dẫn học sinh viết thu hoạch: Bài thực hành 4. ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI:
Năm học 2006 – 2007: tôi phụ trách 3 lớp 84, 85, 86 có tổng sĩ số là 106 học sinh, điểm bài thực hành như sau:
Điểm số
7– 8 điểm
8,5 – 9 điểm
10 điểm
Số lượng (học sinh)
55
39
12
Tỉ lệ (%)
51,89
36,79
11,32
Năm học 2007 – 2008: tôi phụ trách 4 lớp 81, 82, 83, 85 có tổng sĩ số là 138 học sinh, điểm bài thực hành như sau:
Điểm số
7– 8 điểm
8,5 – 9 điểm
10 điểm
Số lượng (học sinh)
30
72
36
Tỉ lệ (%)
21,74
52,17
26,09
So sánh kết quả bài thu hoạch qua hai năm học khảo sát, được biểu đồ:
Qua so sánh trên biểu đồ, cho thấy kết quả bài thu hoạch năm học sau so với năm trước:
Số học sinh có điểm từ 7 – 8 giảm xuống 20,75 %
Số học sinh có điểm từ 8,5 – 9 tăng 15,38 %
Số học sinh có điểm 9,5 – 10 tăng 14,77 %.
Từ kết quả trên, có thể thấy tác dụng tích cực của tài liệu hướng dẫn học sinh viết thu hoạch “Bài thu hoạch thực hành thí nghiệm hóa học 8, 9” trong việc hỗ trợ học sinh viết thu hoạch.
Kết quả bài kiểm tra viết có một số bài tập định tính được khảo sát ở 2 năm học 2005 – 2006, 2006 – 2007: nhằm tìm hiểu tác dụng của các bài thực hành đối với học sinh khi giải những bài tập định tính: Bài kiểm tra viết lần 2 trong học kì 1:
Năm học 2005 – 2006, tôi phụ trách 2 lớp 94 và 95 có tổng sĩ số 85 học sinh, điểm bài kiểm tra như sau: (thang điểm bài kiểm tra trong năm học này là 6/4, số bài tập định tính vẫn được giữ nguyên trong năm học sau)
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng (học sinh)
6
13
41
25
Tỉ lệ (%)
7,06
15,29
48,24
29,41
Năm học 2006 – 2007, tôi phụ trách 2 lớp 91, 95 có tổng sĩ số là 90 học sinh, điểm bài kiểm tra như sau:
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng (học sinh)
9
20
56
5
Tỉ lệ (%)
10
22,22
62,22
5,56
So sánh kết quả bài thu hoạch qua hai năm học khảo sát, được biểu đồ:
Qua so sánh trên biểu đồ, có thể nhận thấy tỉ lệ :
Học sinh giỏi tăng 2,94 %
Học sinh khá tăng 6,93 %
Học sinh trung bình tăng 13,98 %
Học sinh yếu giảm 23,85 %.
Từ kết quả trên, cho phép tôi nhận định: những bài thực hành có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh củng cố các khái niệm hóa học: “nhiệt phân”, “kết tủa”, “cô cạn”; sự đổi màu của quỳ tím, … tận mắt phát hiện được sự biến đổi của các chất trong các phản ứng hóa học từ những thí nghiệm mà các em tự tay thực hiện.
Khảo sát kết quả học tập cuối năm của học sinh qua các năm học: 2004 – 2005, 2005 – 2006 và 2006 – 2007:
Kết quả học tập cuối năm: 2004 – 2005, các lớp tôi phụ trách: 83, 84, 85, 86 có tổng số 135 học sinh; 2005 – 2006: 84, 85, 86, 94, 95 có tổng số 170 học sinh và 2006 – 2007: 84, 85, 86 có tổng số 106 học sinh như sau:
Chất lượng
Năm học
Giỏi - tỉ lệ %
Khá - tỉ lệ %
Trung bình - tỉ lệ %
Yếu -
tỉ lệ %
Kém - tỉ lệ %
2004 – 2005
12 – 8,9
32 – 23,7
51 – 37,8
35 – 25,9
5 – 3,7
2005 – 2006
17 – 10
41 – 24,1
95 – 55,8
13 – 7,7
4 – 2,4
2006 – 2007
20 – 18,9
35 – 33,0
48 – 45,3
2 – 1,9
1 – 0,9
So sánh kết quả 3 năm học khảo sát, được biểu đồ sau:
Từ kết quả khảo sát qua 3 năm học trên, nhận thấy:
Tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng.
Tỉ lệ học sinh trung bình ban đầu tăng, nhưng sau đó giảm.
Tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm dần.
· Qua phân tích kết quả khảo sát, tôi nhận thấy việc thực hiện tốt các bài thực hành sẽ có tác dụng hỗ trợ tích cực trong cải thiện chất lượng học tập của học sinh.
Những bài học kinh nghiệm:
Đối với giáo viên:
Các dụng cụ khi chứa hóa chất phải dán nhãn hóa chất ở cả hai mặt lọ.
Những hóa chất nguy hiểm giáo viên cần để xa tầm tay học sinh khi chưa thực hiện thí nghiệm.
Khi có sử dụng phòng thực hành thí nghiệm, giáo viên phải đến trước học sinh để chuẩn bị thí nghiệm. Không để học sinh vào trước nhằm đổ hóa chất, bể dụng cụ.
Tất cả các thí nghiệm giáo viên đều phải làm trước để kiểm tra kết quả và lưu ý hướng dẫn học sinh những thí nghiệm khó (nếu có hình ảnh minh hoạ trong mẫu bài thu hoạch càng tốt).
Khi thực hành, giáo viên cần có bảng theo dõi, ghi nhận kết quả thực hiện nhằm ổn định học sinh trong buổi thực hành.
Giáo viên cũng cần có sổ theo dõi thực hành để tổng kết điểm các nhóm của các lớp sau khi thực hành.
Đối với học sinh: giáo viên phải hướng dẫn thật tốt cách sử dụng các tập thu hoạch thí nghiệm hoá học sẽ hỗ trợ tích cực cho giáo viên khi thực hiện những bài thực hành.
Qua khảo sát thực trạng và một số giải pháp tổ chức tiết thực hành ở trường THCS, tôi nhận thấy có những lưu ý khi chuẩn bị và tổ chức tiết thực hành như sau:
Đầu năm, giáo viên cần:
Thống nhất với giáo viên chủ nhiêm, giáo viên bộ môn khác: Phân nhóm thực hành cho học sinh từ 4 – 8 em tùy điều kiện bàn ghế của trường, nhưng tốt nhất là 3 – 4 em.
Nhóm phải có ít nhất 1 học sinh giỏi hoặc khá.
Nhóm phải là 2 bàn chung 1 dãy, để thuận tiện cho học sinh thực hành và thảo luận luôn trong các tiết lí thuyết.
Phân công cụ thể nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Soạn trước bài thu hoạch thực hành thí nghiệm hoá học, cho học sinh photo đến từng nhóm nhỏ. Phổ biến, hướng dẫn: các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm; cách sử dụng, hoá chất cho tiết kiệm, hiệu quả an toàn; cách ghi bài thu hoạch…
Nếu trường chưa có phòng thực hành bộ môn, giáo viên phối hợp với ban giám hiệu, chuyên trách bị sắp xếp dụng cụ, hoá chất, bảng đăng kí phòng thực hành, … để bố trí tiết thực hành của các môn nói chung, môn hoá học nói riêng cho thích hợp. Riêng trường chưa có phòng thực hành, giáo viên phải bố trí tiết thực hành trên lớp học và có sự chuẩn bị cho thật tốt.
Giáo viên cần có sổ theo dõi thực hành, để ghi điểm từng mục của các nhóm ở mỗi lớp (có thể nhắc nhở học sinh ổn định, thao tác,…), sau khi chấm điểm bài thu hoạch sẽ ra điểm tổng cộng của bài thực hành.
Khi hướng dẫn các thao tác thực hiện thí nghiệm, giáo viên cần tập trung học sinh quan sát rồi hướng dẫn từng thí nghiệm.
Cuối mỗi tiết thực hành cần dành ít thời gian 5 – 10 phút để:
Cho học sinh vệ sinh phòng thí nghiệm;
Giáo viên hoàn thành phần ghi điểm trên bảng,
Thu bài thu hoạch,
Tổng kết:
Tuyên dương các nhóm làm tốt, thành công;
Rút kinh nghiệm những nhóm làm chưa thành công, có ý thức, thái độ chưa tốt.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
Bài thu hoạch thực hành thí nghiệm: được xếp thành tập với nhiều bài từ bài 1 – bài 7. Ví dụ:
Thứ ………, ngày ……tháng …… năm 200…
Bài thực hành 4.
ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
Lớp 8… Nhóm:…..
Họ và tên các thành viên trong nhóm - kí tên:
1) ……………………………… 4) ………………………………
2) ……………………………… 5) ………………………………
3) ……………………………… 6) ………………………………
Phần đánh giá của thầy:
Nhận xét
Điểm:
TỔNG CỘNG
Thao tác
(3đ)
Kết quả
(3đ)
Giải thích kết quả (3đ)
Ý thức, thái độ, vệ sinh
(1đ)
Phần thực hành:
Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi:
Cách làm:
Cho vào ống nghiệm một thìa thuốc tím. Đặt ít bông gòn gần miệng ống nghiệm. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí cao su.
Kẹp ống nghiệm bằng kẹp gỗ, ghim vào đế sứ; miệng ống nghiệm hơi chúc xuống. Cho nước vào đầy lọ thu khí trong chậu nước, lắp ống dẫn khí vào miệng lọ.
Hơ đều ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho nóng đều, sau đó tập trung đun nóng phần có chứa thuốc tím. Sau vài phút, khi oxi tạo thành được dẫn sang lọ thủy tinh đẩy hết nước trong lọ ra (tức là lọ đã thu đầy khí oxi). Quan sát hiện tượng.
Nêu các thao tác chính của thí nghiệm này ?
……………………………………………………………………………
File đính kèm:
- SKKN moi .doc