Văn học nghệ thuật nước ta đã “vận hành” và phát triển đi lên cùng tiến trình phát triển lịch sử của nước nhà.
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đặc biệt là những người trực tiếp lao động, đã sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để nuôi sống xã hội ta.
Nền nghệ thuật ấy đã nảy mầm và sinh trưởng trên mảnh đất tốt và nguồn gốc cội nguồn của nó là lao động và có cả bề dày và chiều sâu của truyền thống đấu tranh chống giặc và giữ nước, gầy dựng và vun xới cho những tinh hoa của dân tộc. Qua đó ta thấy được vai trò chủ đạo của quần chúng nhân dân, họ không những sản xuất ra của cải tinh thần mà còn sáng tạo ra lịch sử loài người.
Chính vì thế hình ảnh nhân dân là đối tượng chủ yếu đã ám ảnh đối với những nhà văn nhà thơ chân chính, nhất là trên mặt trận văn hóa tư tưởng, nơi chiến trận không tiếng súng này, người chiến sĩ trên mặt trận ấy đã đấu tranh gay go và quyết liệt chống những khuynh hướng “lệch lạc” nghệ thuật vị nghệ thuật, để đưa ngành nghệ thuật nước nhà tiến vững, nhanh và mạnh, phục vụ kịp thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Vì họ hiểu rằng tiền đồ của cuộc cách mạng dựng nước và giữ nước cũng đều dựa vào dân và do dân.
Giá trị của nền văn học nghệ thuật nước nhà rất xứng đáng với truyền thống yêu nước của nhân dân. Nó phản ánh một cách trung thực đời sống vật chất và tinh thần của người lao động sản xuất và chiến đấu.
Cho đến nay trải qua sự trắc nghiệm đầy sóng gió, nền văn học nghệ thuật nước nhà đã phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật của nó, nhờ những tài năng của những nhà văn, nhà thơ, mà đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động, nó đã được quần chúng hóa, xâm nhập vào quảng đại quần chúng “làm vui cho người nông dân khi họ mệt nhọc trở về nhà, sau cả ngày lao động nặng nhọc, giải trí cho họ, gây cho họ phấn chấn, khiến cho họ quên sự lao động nặng nhọc vất vả, biến cánh đồng đá sỏi của họ thành vườn cây thơm ngát.có nhiệm vụ biến xưởng nghề của người thủ công và gian nhà đáng thương của người học nghề, thành thế giới của thơ, thành lâu đài mĩ thuật, và làm cái đẹp khỏe khoắn của họ giống như một nàng công chúa trẻ diễm kiều. Và nó có nhiệm vụ giải thích cho họ biết tình cảm đạo đức, bắt họ phải nhận thức được sức mạnh quyền lợi và tự do của mình, gây cho họ tinh thần tình cảm và lòng yêu mến tổ quốc (Mác và Ăng Ghen).
Làm được như vậy không phải là vấn đề đơn giản, mà thực ra là nó vô cùng phức tạp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái tay êm mắt, và những tâm tư tình cảm của nhân dân, phải biết chăm chỉ, buồn tủi, lo âu, và đau luôn cái đau của họ, có như thế mới phát huy hết được tác dụng của một tác phẩm. Quả là có làm nổi một người lính, có là một công dân tốt thì mới là người thư kí trung thành của thời đại. Không những thế mà cần phải có một trái tim, một tâm hồn người nghệ sĩ nữa, và sự thật văn học nghệ thuật của chúng ta trong thời gian qua đã làm được điều đó chưa?
Tuy nhiên để chiếm lĩnh được đỉnh cao của nghệ thuật, phải trải qua một thời gian nhất định, và phải được trắc nghiệm ngay trong cuộc sống lao động của người dân, bên cạnh đó văn học nghệ thuật đã đóng góp công sức của mình ở mức độ nào? Và mối quan hệ của nó đối với nhân dân ra sao, cùng bao nhiêu nếu quan hệ tổng hòa khác nữa, và thực ra mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật ở nước ta, đối với quần chúng nhân dân là hai mặt của một vấn đề, song song tồn tại và phát triển của nhau, nó mang một ý nghĩa cực kì quan trọng, mà đòi hỏi giới phê bình và nghiên cứu văn học ở nước ta, mà nhất là bộ môn Lí Luận Văn Học, phải đầu tư về mặt vật chất và thời gian thật xứng đáng cho vấn đề nêu trên.
Nó cũng là mối tương quan tác động qua lại lẫn nhau, nhằm thúc đẩy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nếu như văn học nghệ thuật được ví như kim chỉ nam xuyên suốt đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ta, thì giải quyết vấn đề này như thế nào, đòi hỏi bộ môn Lí Luận Văn Học cần phải đi sâu xem xét nó một cách nghiêm túc, nhằm vạch lối chỉ đường, góp ý phê bình hay dở, cho giới sáng tác ngày càng tiếp cận sâu hơn nữa đời sống tồn tại của nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Từ ngày Đảng ta ra đời, nhất là sau cách mạng đã mở ra một hướng mới cho giới sáng tác, đã tiến tới ngày càng đa dạng hóa về chủ đề, chất lượng số lượng sáng tạo ngày một càng nâng cao, đã được chú trọng hơn cả về mặt nội dung và hình thức, không những tiếp cận mà còn xoáy sâu vào lĩnh vực đời sống chiến đấu của nhân dân ta, phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đi đến thành công rực rỡ.
Ở đây do sự giới hạn của đề tài: “Tìm hiểu tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy của Tố Hữu” vì vậy nội dung bài viết cũng như bản thân người viết cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ thật khiêm tốn so với yêu cầu của đề tài, với mong muốn bài viết xoáy sâu và phân tích đánh giá, giá trị của tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy, không tham vọng liệt kê.
Thiết nghĩ với khả năng của đề tài cũng sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho việc tìm hiểu về tập thơ Từ Ấy, mà đặc biệt là tính nhân dân trong đó.
Rất mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn để bài viết sau được hoàn hảo hơn.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy của Tố Hữu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Giới Thiệu
Văn học nghệ thuật nước ta đã “vận hành” và phát triển đi lên cùng tiến trình phát triển lịch sử của nước nhà.
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đặc biệt là những người trực tiếp lao động, đã sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để nuôi sống xã hội ta.
Nền nghệ thuật ấy đã nảy mầm và sinh trưởng trên mảnh đất tốt và nguồn gốc cội nguồn của nó là lao động và có cả bề dày và chiều sâu của truyền thống đấu tranh chống giặc và giữ nước, gầy dựng và vun xới cho những tinh hoa của dân tộc. Qua đó ta thấy được vai trò chủ đạo của quần chúng nhân dân, họ không những sản xuất ra của cải tinh thần mà còn sáng tạo ra lịch sử loài người.
Chính vì thế hình ảnh nhân dân là đối tượng chủ yếu đã ám ảnh đối với những nhà văn nhà thơ chân chính, nhất là trên mặt trận văn hóa tư tưởng, nơi chiến trận không tiếng súng này, người chiến sĩ trên mặt trận ấy đã đấu tranh gay go và quyết liệt chống những khuynh hướng “lệch lạc” nghệ thuật vị nghệ thuật, để đưa ngành nghệ thuật nước nhà tiến vững, nhanh và mạnh, phục vụ kịp thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Vì họ hiểu rằng tiền đồ của cuộc cách mạng dựng nước và giữ nước cũng đều dựa vào dân và do dân.
Giá trị của nền văn học nghệ thuật nước nhà rất xứng đáng với truyền thống yêu nước của nhân dân. Nó phản ánh một cách trung thực đời sống vật chất và tinh thần của người lao động sản xuất và chiến đấu.
Cho đến nay trải qua sự trắc nghiệm đầy sóng gió, nền văn học nghệ thuật nước nhà đã phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật của nó, nhờ những tài năng của những nhà văn, nhà thơ, mà đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động, nó đã được quần chúng hóa, xâm nhập vào quảng đại quần chúng “làm vui cho người nông dân khi họ mệt nhọc trở về nhà, sau cả ngày lao động nặng nhọc, giải trí cho họ, gây cho họ phấn chấn, khiến cho họ quên sự lao động nặng nhọc vất vả, biến cánh đồng đá sỏi của họ thành vườn cây thơm ngát...có nhiệm vụ biến xưởng nghề của người thủ công và gian nhà đáng thương của người học nghề, thành thế giới của thơ, thành lâu đài mĩ thuật, và làm cái đẹp khỏe khoắn của họ giống như một nàng công chúa trẻ diễm kiều. Và nó có nhiệm vụ giải thích cho họ biết tình cảm đạo đức, bắt họ phải nhận thức được sức mạnh quyền lợi và tự do của mình, gây cho họ tinh thần tình cảm và lòng yêu mến tổ quốc (Mác và Ăng Ghen).
Làm được như vậy không phải là vấn đề đơn giản, mà thực ra là nó vô cùng phức tạp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái tay êm mắt, và những tâm tư tình cảm của nhân dân, phải biết chăm chỉ, buồn tủi, lo âu, và đau luôn cái đau của họ, có như thế mới phát huy hết được tác dụng của một tác phẩm. Quả là có làm nổi một người lính, có là một công dân tốt thì mới là người thư kí trung thành của thời đại. Không những thế mà cần phải có một trái tim, một tâm hồn người nghệ sĩ nữa, và sự thật văn học nghệ thuật của chúng ta trong thời gian qua đã làm được điều đó chưa?
Tuy nhiên để chiếm lĩnh được đỉnh cao của nghệ thuật, phải trải qua một thời gian nhất định, và phải được trắc nghiệm ngay trong cuộc sống lao động của người dân, bên cạnh đó văn học nghệ thuật đã đóng góp công sức của mình ở mức độ nào? Và mối quan hệ của nó đối với nhân dân ra sao, cùng bao nhiêu nếu quan hệ tổng hòa khác nữa, và thực ra mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật ở nước ta, đối với quần chúng nhân dân là hai mặt của một vấn đề, song song tồn tại và phát triển của nhau, nó mang một ý nghĩa cực kì quan trọng, mà đòi hỏi giới phê bình và nghiên cứu văn học ở nước ta, mà nhất là bộ môn Lí Luận Văn Học, phải đầu tư về mặt vật chất và thời gian thật xứng đáng cho vấn đề nêu trên.
Nó cũng là mối tương quan tác động qua lại lẫn nhau, nhằm thúc đẩy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nếu như văn học nghệ thuật được ví như kim chỉ nam xuyên suốt đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ta, thì giải quyết vấn đề này như thế nào, đòi hỏi bộ môn Lí Luận Văn Học cần phải đi sâu xem xét nó một cách nghiêm túc, nhằm vạch lối chỉ đường, góp ý phê bình hay dở, cho giới sáng tác ngày càng tiếp cận sâu hơn nữa đời sống tồn tại của nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Từ ngày Đảng ta ra đời, nhất là sau cách mạng đã mở ra một hướng mới cho giới sáng tác, đã tiến tới ngày càng đa dạng hóa về chủ đề, chất lượng số lượng sáng tạo ngày một càng nâng cao, đã được chú trọng hơn cả về mặt nội dung và hình thức, không những tiếp cận mà còn xoáy sâu vào lĩnh vực đời sống chiến đấu của nhân dân ta, phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đi đến thành công rực rỡ.
Ở đây do sự giới hạn của đề tài: “Tìm hiểu tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy của Tố Hữu” vì vậy nội dung bài viết cũng như bản thân người viết cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ thật khiêm tốn so với yêu cầu của đề tài, với mong muốn bài viết xoáy sâu và phân tích đánh giá, giá trị của tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy, không tham vọng liệt kê.
Thiết nghĩ với khả năng của đề tài cũng sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho việc tìm hiểu về tập thơ Từ Ấy, mà đặc biệt là tính nhân dân trong đó.
Rất mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn để bài viết sau được hoàn hảo hơn.
Bạc Liêu
Ngày 10 Tháng 10 Năm 2007
NỘI DUNG CHÍNH
Khái niệm tính nhân dân:
Với nội dung và yêu cầu của đề tài “Tìm hiểu tính nhân dân trong tập thơ Từ Ấy của Tố Hữu” buộc ta đi tìm cho được tính nhân dân nó như thế nào?!...Có như vậy ta mới đánh giá một cách xác đáng, trong khi đi tìm về tính nhân dân trong tác phẩm của Tố Hữu:
Vậy tính nhân dân là gì?
Về vấn đề này ngay từ thời xa xưa cũng đã được các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bàn về nó, tuy nhiên sự đánh giá vấn đề đều thuộc về chủ quan của mỗi người, vì vậy nó đều mang những nét riêng biệt.
Song cái đặc trưng, vẫn tựu trung lại cùng một mục đích, là văn chương và sự thể hiện tính nhân dân trong văn chương. Suy cho cùng mục đích của văn chương cũng nhằm phục vụ nhân dân mà thôi. Vậy những quan niệm về tính nhân dân của các nhà hiền triết Đông cũng như Tây như thế nào?
Bạch Cư Dị là một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc dưới thời quan niệm như sau: “Vị dân nhi tác bất vị dân nhi tác” (vì dân mà sáng tác văn thơ, chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật).
Ở Việt Nam chúng ta vào thế kỉ XVIII Nguyễn Du lại tâm sự như sau: “Lời quê chắp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh”. Một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo như: “Truyện Kiều”đã đi vào tâm hồn quần chúng. Ấy thế Nguyễn Du đã khép kín câu chuyện ở một mức độ đầy khiêm tốn, phải chăng ông cho những sáng tạo ấy của mình cũng chính là cái thực ngoài đời cái của nhân dân, trên cơ sở đó mà tác phẩm của ông đã được nhân dân tiếp nhận nó đầy khâm phục và trân trọng. Theo tôi cái chất của thơ ông cũng là ở đây. Sở dĩ tên tuổi Tố Như đọng mãi trong quần chúng nhân dân ta và cả nhân loại trên thế giới, vì tác phẩm của ông còn có giá trị, nó vẫn sống một cuộc sống đạm bạc như canh cà, muối mắm của quần chúng nhân dân, tác phẩm ấy vẫn đương nhiên tạt vào bộ máy thống trị thối nát phong kiến, để rồi không những tố cáo mà còn tố khổ cho nhân dân lao động. Từ dân trí thức cho đến người không biết chữ, của ngày đã qua hay mãi về sau vẫn tìm thấy bóng hình mình trong đó.
Nói như thế để mà biết rằng Nguyễn Du đã và có gắn cuộc đời văn thơ nghệ thuật của mình với nhân dân hay không.
Kết thúc câu chuyện bằng hai câu thơ khá độc ấy, nó đã thâu tóm toàn bộ giá trị về nội dung và hình thức vào từ “nhân dân”. Ông học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân, của những người trồng dâu nuôi tằm dệt vải, phải chăng nó đã cắm rễ sâu xa vòng quảng đại quần chúng, gần hai thế kỉ trôi qua tác phẩm ấy gần giữ nguyên giá trị của nó.
Ngẫm cho cùng sức sống bền của những tác phẩm lớn là ở chỗ đó, ở chỗ nó đã khai thác được cái tôi và cái ta, nhấn mạnh cho được cái tôi cao cả để nói lên bằng được cái của chúng ta, thời gian càng qua đi giá trị của nó càng được vun đắp, chính trong thời gian ấy nó đã sàng lọc, nhặt ra những hạt thóc hòn sạn để giá trị của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”ngày càng trong sáng hơn.
Khi bàn về tính nhân dân Nguyễn Trãi lại có dịp bày tỏ quan điểm của mình như sau:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Phục vụ quyền lợi nghĩa vụ của giai cấp mình, cảm thông số phận trước đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thấy đượccái tủi nhục nước mất nhà tan của họ, cũng là một trong những ttư tưởng tiến bộ của các nhà văn, nhà thơ yêu nước trước đây. Có như vậy tác phẩm của họ mới trường tồn, qua quá trình biến đổi phức tạp của xã hội, buộc nó phải trải qua những thăng trầm để đến ngày nay chúng ta, nhân dân ta mới có được những tác phẩm bất hủ như vậy, nó mang ý nghĩa rất sâu sắc ở chỗ làm ra nghệ thuật không phải để trưng bày, mà để phục vụ nhân dân, nói lên tiếng nói tự đáy lòng họ, tư tưởng ấy đã kết tinh ở Hồ Chủ Tịch người con ưu tú của dân tộc.
“Chở thuyền và lật thuyền cũng do dân”
Đó là sự trùng lập ngẫu nhiên hay sao ở những nhà tư tưởng lớn, họ bắt gặp nhau ở chỗ nghệ thuật làm ra là cho dân mà phải xuất phát vì dân. Cũng như ở Việt Nam ở phương Tây trước kia ở thế kỉ XVI văn chương chỉ thiên vào những ông hoàng bà chúa, ít chú trọng đến nhân dân đánh giá về mặt này Hê-Ghen đã đưa ra ý kiến của mình như sau:
“Nghệ thuật tồn tại không chỉ cho một tập đoàn người nhỏ bé sống thầm kín, không phải chỉ để cho một số ít người có học thức, mà để cho nhân dân”. Và dĩ nhiên ông đã bác bỏ luận điệu cho rằng nghệ thuật làm ra chỉ để cho những người trí thức và chỉ có tầng lớp ấy mới có quyền hay có khả năng hưởng thụ, không có bóng dáng và vai trò của người dân trong lĩnh vực nghệ thuật. Bilinsvi lại cho rằng: “Tính nhân dân là phẩm chất của văn chương, là tiêu chuẩn cao nhất hiện nay, là hòn đá thử vàng xác định mọi bền vững của văn chương nghệ thuật”.
Bằng quan điểm của mình chủ nghĩa Mác Lê-Nin lại khẳng định tính nhân dân trong văn chương khá chính xác và đầy đủ, vậy thì nhân dân là ai, là những hạng người nào? Tầng lớp nào?
Trước hết nhân dân phải là những người làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, hơn thế nữa nhân dân cũng là động lực chính của mọi cuộc cách mạng. Nhân dân là tập hợp của những lực lượng dân chúng cách mạng tiến bộ, có tác dụng sáng tạo và thúc đẩy lịch sử tiến lên.
Nhân dân là một khái niệm bao hàm nội dung sâu sắc, nhân dân là sự đối lập với tầng lớp ăn bám và cản trở xã hội. Khi chưa phân chia giai cấp nhân dân có nghĩa là dân cư toàn dân, khi phân chia giai cấp nhân dân là toàn bộ những người lao động. Trong một đều kiện lịch sử nào đó nhân dân còn bao gồm cả tầng lớp thống trị tiến bộ, xét trên quan điểm này tính nhân dân sẽ không nhất nhất một chiều, mà nó còn phải tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, có như vậy mới đánh giá một cách khách quan, cụ thể chính xác trong một tác phẩm nào đó.
Trên đây là một số quan điểm tư tưởng của một số nhà thơ, nhà hoạt động chính trị, bàn về tính nhân dân đối với văn chương nghệ thuật.
Thiết tưởng họ đã xuất phát từ nhãn quan điểm đúng đắn ấy, mà họ đã thành công trên con đường sáng tác văn chương nghệ thuật và lãnh đạo cách mạng của họ.
Để giải quyết đề tài: “Tính nhân dân trrong tập thơ Từ Ấy của Tố Hữu, thiết nghĩ chúng ta cũng phải dựa trên những nguyên tắc ấy để lí giải vấn đề một cách xác đáng.
Nhà thơ và hoàn cảnh xã hội tác động đến tác phẩm Từ Ấy.
A. Nhà Thơ:
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 giữa thời điểm cách mạng tháng mười Nga thành công được ba năm:“Liên Xô nổ trước đời tôi ba tuổi”. Kim Thành sinh ra và lớn lên ở Huế, xứ sở có con sông Hương núi Ngự, nơi ấy đã nuôi dưỡng cậu bé Kim Thành bằng không khí trong lành mang âm hưởng của thơ ca. Có ai đó nói Huế đẹp quá, Huế dễ thương quá, Huế nên thơ quá thì cũng chẳng ngoa chút nào cả, cũng chính nơi đây Tố Hữu sinh ra và lớn lên giữa lúc, nhân dân còn quằn quại đau thương dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo mẹ ông mất sớm đã để lại cho ông những kỉ niệm sâu sắc trong đời tư. Cha ông là một nhà nho nhưng rất yêu thích thơ ca, chí ít cũng giúp ông tìm đến con đường thơ ca một cách háo hức, cuộc sống chung đụng với nhân dân nghèo khổ rất nhiều đã tạo cho Tố Hữu sớm có trái tim hòa nhập với quần chúng.
Đến với thơ Tố Hữu là ta đến với ta lời ăn tiếng nói đến với tâm tư tình cảm của người dân lao động, cái trăn trở, buồn phiền lo âu, nỗi khát vọng bay bổng khao khát một khoảng trời tự do trong thơ, ông cũng chính là cái xác và phần hồn của biết bao nhiêu người dân lao động.lúc vui khi buồn cũng là cái thực ngoài đời đã xâm nhập thơ ông. Ông đã quần chúng hóa cách mạng hóa nó lên thành thế giới của thơ.
Tất cả đã được chắt lọc từ cuộc sống sinh động-biến cái thế giới muôn hình vạn trạng ấy thành thế giới của tâm hồn cũng không kém phần sinh động đưa vào thơ ca một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên cách mạng xã hội một cách tài tình và đầy sáng tạo.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03-02-1930 là ánh sáng chỉ đường cho thơ Tố Hữu mạnh dạn bước ra cuộc đời thực tại của nó, không e uất mà khẳng khái biết bao!...
Người thanh niên trí thức tiểu tư sản ấy, cảm nhận tư tưởng Đảng, như ngọn gió lập xuân thổi nhẹ làm ấm áp lòng người, nó đã xóa nhòa đi một thời băng giá, cái thưở mà phải “đấm nát tay trước cửa cuộc đời”. Nhà thơ đã hăm hở tìm đến lí tưởng cộng sản, thật cảm động, nâng niu âu yếm và cảm động xiết bao. Ánh của lí tưởng cộng sản đã thức dậy trong nhà thơ một niềm lạc quan tin tưởng.
“Từ Ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Ra đời những năm 1938 nhưng bài thơ đã gửi lại tâm trí bao người đọc một ấn tượng sâu sắc, về những cảm nghĩ bộc trực, tuy còn chút gì bỡ ngỡ, song nó đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành của người thanh niên tiểu tư sản ấy. Nó là cái mốc đánh dấu trên bước đường sáng tạo nghệ thuật của ông, xưa nay người ta nói Tố Hữu là lá cờ đầu trong làng thơ Việt Nam.
Vậy thực chất của thơ ông đã làm được gì cho đời sống nhân dân ta trong kháng chiến chống thực dân pháp oanh liệt,hòa bình lập lại và ngay cả trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Nếu như người ta nói văn học dân gian là cuốn “Bách khoa toàn thư” (cuốn bách khoa điểm dấu của bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta) khó có nền văn học nghệ thuật hiện đại nào thu kịp, thì trong thơ Tố Hữu đã sử dụng một cách thành công lời ăn tiếng nói, những giá trị tinh hoa bất hủ ấy vào trong thơ của mình. Thơ ông có một sắc thái riêng biệt, rất Việt Nam, rất nhân dân nhưng cũng rất Tố Hữu. Nó không bị phân cách ra khỏi cội nguồn mà cùng đi sâu vào quảng đại người dân lao động.
Ở Tố Hữu luôn có hai con người, con người chiến sĩ và con người thi sĩ. Trên mặt trận có tiếng súng con người chiến sĩ ấy mặt giáp mặt với kẻ thù, thế nhưng vẫn: “không xa rời hàng ngũ” chiến đấu đến cạn máu tàn hơi” và trên mặt trận không tiếng súng (tư tưởng văn hóa) ngọn bút ông đã kề vai sát cánh, chiến đấu với người cầm súng như có lần nhà thơ nọ tâm sự:
“Dùng cán bút làm đòn chuyển xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Cả hai con người trên hai thế trận, đều hòa quyện vào nhau, đều sẵn sàng xung trận.
“Từ Ấy” là tiếng nói đau thương, là cái trăn trở trước thực tại xã hội, mà người thanh niên trí thức tiểu tư sản ấy đã lôi nó ra ánh sáng xẻ mổ nó trên thực tại và cơ sở của chủ nghĩa Mác Lê-Nin soi rọi: “Từ Ấy trong tôi bừng nắng hạ”.
Từ Ấy là cái mốc chuyển bước của một con người là niềm tin của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu, từ cảm nghĩ của lòng mình, tập thơ Từ Ấy đã bám chặt lấy suốt quá trình chiến đấu của quần chúng nhân dân lao khổ mà vẫn làm cách mạng, “Từ Ấy” ra đời đã ném ra đời thường những cảnh vật, những con người có thật trong đời sống. Đem hết cái xấu xa ra mà trị bệnh nâng niu ca ngợi những tư tưởng tiến bộ, để làm gương cho kẻ sau. Do vậy mà được nhân dân yêu quí tập thơ Từ Ấy, các nhà phê bình nghiên cứu đánh giá cao.
Giới thiệu tập thơ Từ Ấy và tính nhân dân thông qua tập thơ:
Tố Hữu tham gia cách mạng ở Huế năm 1936 và ông bắt đầu làm thơ cách mạng. Như nhà thơ đã có lần tâm sự:
“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ là súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”
(Trăng Trối)
Cũng chính cảm nhận được điều đó mà thơ ông có một vị trí quan trọng trong làng thơ cách mạng Việt Nam. Bắt đầu bước vào con đường hoạt động là ông bắt gặp cảnh tù đày, gian khổ, như những nhà cách mạng khác. Nhưng đối với ông tinh thần lạc quan cách mạng đã giúp ông có đầy nghị lực để vượt qua những đau thương mất mát, và đôi khi còn có sự cám dỗ của lương tâm.
Từ Ấy gồm ba tập thơ nhỏ:
1. Máu lửa: sáng tác 19 tháng từ 10-1937 đến tháng 04-1939
2. Xiềng xích: sáng tác trong 03 năm ở tù (1939-1942)
3.Giải phóng:1942 – 1946.
Song nhìn chung dù sáng tác trong hoàn cảnh nào và ở đây sự thống nhất về chủ đề cũng chưa được rạch ròi, nhưng nó vẫn là Từ Ấy, vẫn Tố Hữu nhưng cũng rất dân tộc, rất Việt Nam.
Sự khởi nguyên một tâm hồn trẻ được sự giác ngộ cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-Nin.
“Từ Ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Ông đến với lí tưởng cộng sản bằng cái nhìn chủ quan của riêng ông, để rồi nâng dần cái tôi lên thành chủ nghĩa của cái ta, và cho dù cái tôi, nhưng vẫn là cái tôi cao cả.
Không để phục vụ cho riêng ông, mà chân lí ấy đã vạch ra cho ông một nghĩ suy đúng đắn, và đứng vững trên lập trường giai cấp mình.
Và đôi lúc cũng ngay trong tập thơ Từ Ấy, ta lại cảm nhận có đôi chút của chất men “bốc” của một thanh niên trí thức tiểu tư sản mới bước vào đời. Sung sướng quá lẽ ra phải reo to lên và làm cái gì đó cho hả hê, chứ đằng này ông ví “hồn tôi” cái thế giới của tâm hồn ấy mà lại giống như một vườn hoa lá đầy hoa thơm và quả ngọt và cái vườn hoa lá được coi như là thế giới của tâm hồn ấy lại không ở trạng thái tĩnh, mà ở trạng thái động. “Đậm hương” thì đã đành rồi, ấy thế mà còn có tiếng chim kêu nữa chứ.
Khó mà lột tả cho hết được niềm vui lớn lao của nhà thơ khi bắt gặp chân lí của thời đại, ở trong hoàn cảnh nhơ nhớp bùn lầy như vậy mà nhà thơ đã vươn lên nói ngay, nói thẳng cái ý nghĩ của lòng mình, đầy niềm lạc quan tin tưởng. Như vậy, trong khi các nhà văn, nhà thơ lãng mạn lại tìm về một thế giới hư vô cực lạc, tìm cho mình một lối thoát lên thiên đàng, có nghĩa là trốn tránh trách nhiệm ở đời, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào nhu cầu trực tiếp cấp bách của một dân tộc, để xem xét đánh giá, giá trrị thực tiễn của một tác phẩm, cao hơn nữa là một nhà văn, một nền văn học...
Đánh giá về dùng văn học lãng mạn nhà văn Hoài Thanh đã bày tỏ cảm nghĩ của mình như sau:
“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ
Ta phiêu liêu trên trường tình cùng Lưu Trọng Lữ
Ta đắm say cùng Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên
Nhưng động tiên đã khép tình yêu không bền
Điên cuồng rồi tỉnh say đắm vẫn bơ vơ
Ta ngơ ngẩn trở về hồn ta cùng Huy Cận”
Song cho dù cảm nghĩ của Hoài Thanh, là sự thâu tóm cả một vấn đề thuộc về dòng văn học lãng mạn, ông ngỏ ý phản bác lại cái “đắm say”quá chớn của một số nhà thơ khi buồn, hay lúc vui chỉ biết tìm đến với “mây, núi, trăng, hoa, tuyết, sông”.
Còn bây giờ ta nhìn lại với dòng văn học lãng mạn, đã một thời bị lãng quên trên những góc độ, khía cạnh trân trọng hơn - tôi thông cảm và trân trọng những nỗi buồn ấy của một số nhà văn, nhà thơ tìm về với thế giới tâm hồn, có tính chân thực khổ đau, tất cả đã dồn nén họ, ấm ức mà không nói ra được. Nhưng dẫu sao thì tôi cũng phủ nhận một số “đóng góp” hờ hững trước thời cuộc, trước nỗi đau oặn lòng của dân tộc, của một số nhà văn lãng mạn “vô tâm”. Khi Tố Hữu hăm hở đến với cách mạng, tìm đến với những nỗi đau, nơi “hang cùng ngõ hẻm”của nhân dân thì nhóm văn học lãng mạn lại
“Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà
Chỉ thấy mưa xa trên nền cờ đỏ
Ba mươi sáu phố phường nằm ủ rũ
Nghe trời Hà Nội khóc trong mưa”
Ôi cha ôi!... buồn quá, buồn đến chán ngán cuộc đời ở cõi trần này. Đành rằng khi xem xét một tác phẩm, một nhà văn hay một dòng văn học nào đó, ta không nên phiến diện đánh giá một chiều, rồi cho đó là phản động, là truy lạc, là tha hóa biến chất.
Song với mức độ, về nội dung ý nghĩa, tác động cực đoan của những bài như trên thì chả có gì để bàn thêm nữa cả.
Ta cứ cho Hà Nội lúc bấy giờ là điêu tàn đi … Nhưng với cương vị là nhà nghệ thuật chân chính, thiết tha với cuộc sống hiện tại, dám chấp nhận những đau thương gian khổ để vươn lên tìm ra một tiền đồ mới, hướng toàn dân vào cuộc sống thực tại, thì không thể có những cảm nghĩ bi quan như nhóm “Tự lực văn đoàn” được.
Rõ ràng là họ cảm nhận rồi bê nguyên si vào trong tác phẩm văn chương, toàn bộ một màu trắng của chết chóc đau buồn thảm thương, chính họ và cuộc sống thực tế đó đã đẩy đưa biết bao người đến chân tường, để rồi không dám hé miệng kêu cửa cuộc đời, không dám đập nát tay, nên cửa của cuộc đời bao số phận con người vẫn “im ỉm khóa” là đúng.
Trở lại với Tố Hữu, đặt ông vào trong hoàn cảnh này, ta lại càng thấy ông xứng đáng là nhà thơ của nhân dân, là người chiến sĩ cách mạng biết nhìn xa trông rộng, và hiển nhiên ông không hề có ý định khép kín mình vào chữ “tôi” ích kỉ, hèn mọn, nhỏ nhoi.
Ông dám nghĩ, dám làm, dám đứng ngay để tự mình bộc phát những tâm tư, tình cảm, những trở trăn của mình, về cuộc sống bề bộn như mớ bòng bong ấy.
Còn cái “tôi” của nhóm nhà văn lãng mạn đôi lúc ta như bắt gặp một cuộc sống, một lối nghĩ suy sao nó khắc khổ quá!...
Biết nhìn xa trông rộng, biết và nắm chắc quy luật phát triển của thế giới vạn vật, của xã hội loài người: “Sự vật xoay đà định sẵn, hết mưa trời lại hửng nắng lên thôi”. Ở đây ông có cả một thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, cho nên thơ ông đã tiến không chỉ nhanh mà còn phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng của nhân dân ta.
Bàn về vấn đề nhận thức của con người Lê-Nin đã nói như sau: “Quá trình nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn”
Theo tôi khi bàn về tính nhân dân trong tập thơ Tố Hữu, cũng phải dựa trên luận điểm cơ bản và vô cùng quan trọng này, bởi những lí do sau đây: thứ nhất là quan điểm lập trường của Tố Hữu giữ vai trò như thế nào đối với tập thơ. Thứ hai mức độ thể hiện lập trường của mình qua những lời thơ, ý thơ cụ thể mang tính nhân dân ra sao. Từ đó có cơ sở để xác lập “tính nhân dân qua suốt hệ thống của tập thơ”.
Vậy thì văn học nghệ thuật bắt nguồn từ đâu? Phải nói là trong lao động, trong lao động mà ra... Nhưng nó vẫn phải “vận hành” theo một chu trình khép kín.và tất nhiên tập thơ “Từ Ấy” cũng đã được tôi luỵện ngay trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phản ánh sáng tạo cuộc sống sinh động, nhưng sự phản ánh đó không chỉ dừng lại ở mức độ một văn bản cụ thể rồi để đó, hay lưu trữ trong viện bảo tàng, mà nó phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn của lao động, chiến đấu của nhân dân, có thể mới thấy rõ tính năng động và giá trị vĩnh hằng của nó.
Quan điểm trên của Lê-Nin cũng cho ta biết rằng nhà nghệ thuật cũng không tài nào có tác phẩm hay mang nội dung và ý nghĩa sâu sắc khi nhà nghệ thuật ấy đóng cửa phòng mà sáng tác.
Mà phải lăn xả vào cuộc sống xâm nhập vào tâm tư tình cảm của người dân, có như thế tác phẩm ra đời mới có tác dụng thật sự:
Cũng nhìn vào một vũng bùn, vậy mà chỉ có người chỉ nhìn thấy toàn là bùn lầy nhơ nhớp, thế nhưng có người lại thấy những gì sâu trong đó. Ở đây Tố Hữu đã đóng góp một phần công lao, đầy sáng tạo cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Cũng như thơ văn ông đã theo sát được cuộc cách mạng đầy hi sinh gian khổ, mà anh dũng quật cường của nhân dân ta.
Giải bày tâm tình của mình khi bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê-Nin, ông đã gửi gắm cả tấm lòng mình vào thế giới của thơ ca, để từ đó đến với quần chúng, cảm thông những nỗi đau tủi nhục của nhân dân:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo quần cù bất cù bơ”
Nhà thơ đau cái đau quần chúng nhân dân, khổ cùng nỗi khổ của biết bao số phận, con người thân mất nước chịu cảnh lầm than.
Ông khóc than cho số phận của người lao khổ, nỗi xót thương đó còn hằn sâu dưới ngòi bút dòng chữ của ông. Ấy vậy mà nó không thảm thương buồn chán như: “Nghe trời Hà Nội khóc trong mưa”cái khóc ấy là sướt mướt thê thảm, buồn đến lạnh tủy sống, cái khóc ấy tuy nức nở rên xiết mà không một giọt nước mắt bố thí nào!...
Còn Tố Hữu thì sao? Ông lê la cùng những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, ông lang thang cùng em bé cù bất cù bơ đi tha phương cầu thực, cũng dưới cái xã hội buồn thê thảm đó... Thế nhưng trong lúc nhà thơ “du hành” cùng lũ trẻ đói nghèo ấy, những con người bị lãng quên bên lề cuộc sống, bị xã hội đẩy đưa dồn ép đến con đường khốn cùng, thì ông lại có hàng loạt những bài thơ chứa chan nước mắt, chồng chất đau thương như:
File đính kèm:
- DE TAI KHOA HOC(HOT).doc