Đề tài Tìm hiểu về vấn đề kết hơp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh tiểu học

 - Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đã từ lâu được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Vận dụng và quán triệt được điều đó vào hoạt động thực tiển, sẽ đảm cho giáo dục giữ vững được chất lượng, phát triển lành mạnh và bền vững dù trong cơ chế thị trường. Điều đó đã được thực tế giáo dục kiểm chứng từ lâu.

 - xuất phát từ mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên trên hoặc ra đời tham gia các hoạt động đa dạng của xã hội.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về vấn đề kết hơp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@& Tìm Hiểu VỀ VẤN ĐỀ KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC A/. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đã từ lâu được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Vận dụng và quán triệt được điều đó vào hoạt động thực tiển, sẽ đảm cho giáo dục giữ vững được chất lượng, phát triển lành mạnh và bền vững dù trong cơ chế thị trường. Điều đó đã được thực tế giáo dục kiểm chứng từ lâu. - xuất phát từ mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên trên hoặc ra đời tham gia các hoạt động đa dạng của xã hội. - Xét về mặt bằng chung giáo dục là tế bào của xã hội, tế bào tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên tình trạng đạo đức của học sinh ngày càng đi xuống, các em ham chơi không chịu học tập đó là nổi băn khoăn lo lắng của những người trực tiếp giáo dục mà Đảng, nhà nước và xã hội giao phó. Khi thấy học sinh vô lễ, ngang bướng, nói ra những lời không hay ho gì cả, đánh bạn,... Đó là những điều mà người làm công tác giáo dục thấy rõ trách nhiệm của mình, phải hết sức nhiệt tình để làm sao cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao. - Tuy vậy. Càng đi sâu vào cơ chế thị trường thì rõ ràng việc kết hợp giáo dục không còn đơn giản và dễ dàng đi vào cuộc sống như trước đây. Xã hội ta hiện nay đang có những biến đổi mới, mở cửa, giao lưu, hội nhập, kinh tế thị trường,... và gia đình cũng biến đổi dưới tác động của xã hội. Tuy nhiên hầu hết gia đình hiện nay còn ổn định nên có thể đặt vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục con cái mà hai thành viên quan trọng nhất là cha, mẹ của các em. - Qua khảo sát tại địa phương, tôi thấy một số gia đình còn có nhiều hạn chế ( hạn chế về kiến thức, hạn chế về kinh tế …) khiến cho giáo dục gia đình chưa phát huy hết sức mạnh và hiệu quả của nó. Trước hết là chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm giáo dục con cái, cho rằng khi con cái họ đến trường thì nhiệm vụ giáo dục do nhà trường hoàn toàn đảm nhiệm, còn gia đình thì chỉ chịu một phần nhỏ. Đối với sự phát triển xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay, một số yếu tố giáo dục gia đình mang tính truyền thống đang bị dao động hoặc thay đổi. sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối lượng tri thức ở trẻ em ngày nay có thể xem như là sự gia tốc phát triển tâm lý của trẻ. Mặt khác khuynh hướng nhận thức của trẻ em ngày càng được mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ … trở nên phong phú và đa dạng. Đồng thời trong giai đoạn hiện nay các em tiếp nhận thông tin nhờ sự tăng dần các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó phương pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức khiến cho không ít gia đình bị hụt hẫng, bất lực trước thực trạng giáo dục con cái. Họ cho rằng con cái bây giờ khó dạy bảo hơn trước. Thực ra, đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em hiện nay phát triển một cách gia tốc; thể trọng tăng nhanh, hiểu biết thông minh hơn, giao tiếp rộng rãi hơn,... vì thế nếu gia đình quen dùng phương pháp giáo dục cũ, kiểu gia đình áp đặt, bảo sao nghe vậy bất kể đúng sai thì thường bị con cái phản ứng và họ cho là trẻ em hiện nay ương bướng khó bảo. Đối tượng giáo dục đã biến đổi mạnh mẽ nhưng phương pháp giáo dục của gia đình lại chưa theo kịp sự biến đổi đó nên dẫn đến thực trạng trên. Chẳng hạn hiện nay vẩn còn giáo dục con cái bằng roi vọt, chửi mắng. Tất nhiên với phương pháp giáo dục như trên sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Một số gia đình rơi vào tình trạng bi hoan, đi đến chỗ bỏ mặc con cái nhất là đối với trẻ em hư, hạnh kiểm yếu kém. - Một bộ phận gia đình khác thì do mãi mê làm ăn, nên đã lãng quên nhiệm vụ giáo dục con cái, một số gia đình cha mẹ trẻ, ít con, kinh tế đầy đủ thì lại có xu hướng nuông chiều quá mức, khiến trẻ trở nên ỷ lại, thiếu tính độc lập sáng tạo cần thiết và có thể dẫn chúng đến chổ đòi hỏi hưởng thụ, chơi ngông, dễ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu hiện đang tồn tại trong xã hội. Từ những thực trạng nêu trên, bản thân tôi thấy rất bức xúc về giáo dục cho học sinh ở hai môi trường. Đó chính là những lý do mà tôi chọn đề tài “ TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ KẾT HƠP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC” Đây là một đề tài rất khó đối với bản thân tôi, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của quí thầy, cô trường Cao Đẳng Sư phạm, tôi quyết tâm chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục tối ưu cho học sinh qua môi trường: Nhà trường và gia đình , để giúp bản thân tìm ra các giải pháp giáo dục học sinh, đồng thời gia đình cũng có những đổi mới trong việc giáo dục con cái. 2/ Mục đích của đề tài: - Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. - Tìm hiểu, quan sát tâm sinh lý học sinh (từ trường học đến gia đình). - Các mối quan hệ mà trẻ em thường tiếp xúc. - Vai trò của giáo dục nhà trường cùng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 3/ Nhiệm vụ: - Nghiên cứu về vai trò của nhà trường (trong đó có vai trò của giáo viên đối với phụ huynh học sinh) trong công tác giáo dục học sinh tiểu học. - Nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. - Nghiên cứu nội dung, tiến trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh Tiểu học. - Đưa ra giải pháp hợp lý cho sự liên kết giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. 4/ Đối tượng: - Nhà trường, học sinh lớp 5C, cha mẹ học sinh lớp 5C của trường Tiểu học An Lạc Tây, Kế Sách, Sóc Trăng - Tìm hiểu mối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh tiểu học. 5/ Phạm vi nghiên cứu: Nhằm hình thành cho các em có những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người công dân, người lao động tương lai chuẩn bị cho các em về các mặt đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất và lao động để tiếp tục học lên Trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức phù hợp. Dạy học là một quá tình, dưới tác dụng chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, độc lập nắm vững nhữ tri thức và kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực tư duy, đồng thời hình thành được những phẩm chất hoạt động trí tuệ. Từ đó vai trò không thể thiếu trong việc giáo dục học sinh Tiểu học, đồng thời cũng chiếm một phần khá quan trọn là chính cha mẹ của các em, người luôn gần gũi, quan sát việc học tập của các em trong suốt thời gian học ở Tiểu học. Quá trình giáo dục tiểu học là một quá trình khép kính, trong đó có sự liên kết thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chúng sẽ tạo ra được môi trường giáo dục thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục học sinh được liên tục, thường xuyên ở, mọi lúc, mọi nơi. Hơn nữa lại tạo ra một sức mạnh tổng hợp tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách các em. Trong khuôn khổ vấn đề này, bàn thân tôi chỉ tìm hiểu về vấn đề “kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh tiểu học”. B/. NỘI DUNG: 1/ Cơ sở lý luận: + Xã hội loài người càng văn minh, hàm lượng trì tuệ trong mỗi sản phẩm do con người làm ra càng cao, gia tốc phát triển tâm lý của thế hệ trẻ càng ngày càng tăng mạnh. Do đó, xã hội càng phát triển, việc nghiên cứu tâm lý con người nói chung, tâm lý học sinh Tiểu học nói riêng càng phát triển bề rộng lẫn chiều sâu. + Nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Nội dung giáo dục nhà trường được các nhà khoa học và sư phạm chọn lựa một cách nghiêm túc trong nền văn minh của dân tộc và nhân loại để đưa đến cho trẻ em bằng phương pháp nhà trường. Trong trường tiểu học, người giáo viên đại diện cho sự phát triển của xã hội đương thời, người được xã hội giao trọng trách hình thành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Người thầy giáo có kiến thức, kinh ngthiệm am hiểu các em và có uy tín tuyệt đối với các em học sinh tiểu học. Chính vì thế, có thể nói nhà trường là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình hình thành nhân cách của các em. Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học mang tính chất tương đối “êm đềm”, “phẳng lặng”, nhưng trong giai đoạn này, sự hình thành nhân cách của các em diễn ra khá rõ nét. Vào học lớp 1 của bậc Tiểu học là một bước ngoặc trong đời sống của trẻ, các em tiến hành hoạt động mang tính chất nghiêm chỉnh, phải biết lập quan hệ với giáo viên, với các bạn cùng lớp. Trẻ gia nhập cuộc sống tập thể mới: Tập thể lớp học, tập thể sao nhi đồng… Tất cả điều đó có ảnh hưởng đến sự hình thành các quan hệ mới, hình thành thái độ với người khác, hình thành các phẩm chất ý chí, tính cách, tình cảm và hành vi đạo đức ở học sinh tiểu học. Quan hệ thầy trò là quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người, người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo mà các quan điểm, niềm tin và toàn bộ hành vi cử chỉ của thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Ở trường các em được sinh hoạt trong tập thể lớp vừa mang tính chất phân tán vừa mang tính chất tập trung. Nhân cách các em được hình thành bằng hoạt động tập thể. Trong đó giao tiếp là phương tiện chủ yếu để cả tập thể hướng tới mục đích có ý nghĩa của xã hội để giữa các thành viên của tập thể phân công trách nhiệm liên đới với kết quả của hoạt động cùng nhau, tạo nên sự thông cảm và đồng cảm. + Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có ba chức năng cơ bản: Chức năng tái sản xuất ra loài người ( chức năng học sinh ); chức năng kinh tế xã hội; chức năng tinh thần ( sự giao tiếp giáo dục con cái ). Với ba chức năng ấy giáo dục tồn tại như một tập thể hoàn chỉnh. Trong gia đình quan hệ cha mẹ, con cái là quan hệ tác động qua lại mang tính chất xã hội đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ. Quan hệ này mang tính chất trực tiếp và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế gia đình là nơi xã hội hoá đứa trẻ đầu tiên, là nơi truyền thụ văn hoá xã hội ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, là nơi bộc lộ hết thảy những nguyên dạng toàn bộ nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình. Muốn giáo dục nhân cách cho các em, gia đình phải tiến hành đồng bộ các việc sau: tổ chức cuộc sống và hoạt động của các em sau cho các em luôn luôn có được vai trò nhất định, hìonh th2nh ở các em tình cảm cao đẹp trườc hết là đối với những người ruột thịt, đối với thầy, cô giáo và những người xung quanh. Giáo dục gia đình đối với trẻ em có những sắc thái khác nhau với nhà trường và xã hội. Chẳng hạn, ảnh hưởng của gia đình về tinh thần luôn luôn gắn liền với những ảnh hưởng về điều kiện vật chất, những ảnh hưởng về tinh thần luôn luôn gắn với mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng về mặt tinh thần gắn liền với tình cảm ruột thịt như mẹ con, ông cháu,... Trong giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học, quan hệ giữa gia đình – nhà trường – học sinh là quan hệ khắng khích, biện chứng, tuy vậy bên trong mối quan hệ này có chức năng riêng. Vì thế không nên đổ lỗi cho nhau. Trong tình hình hiện nay, khi giáo dục nhà trường chưa đáp ứng được hết thảy những yêu cầu của công tác giáo dục thì tác động của gia đình đối với nhân cách của trẻ em – điều mà mấy chục năm qua đã xem nhẹ vì lý do này hay lý do khác trở nên cực kỳ quan trọng. 1.1/ Giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Vai trò này được thể hiện: - Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. - Định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học mà gia đình và xã hội cùng liên kết thực hiện. - Hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu của thế giới quan khoa học. - Khai thác có chọn lọc những tác động tích cực của giáo dục gia đình. - Bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức sơ đẳng trong các mối quan hệ với bản thân, với gia đình, với nhà trường, với xã hội, với tự nhiên. - Góp phần điều chỉnh và thậm chí ngăn chặn những tác động tiêu cực của giáo dục gia đình. 1.2/ Giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì nó: - Trước 6 tuổi dù trẻ em đến nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo, hoặc ở nhà với ông bà, cha mẹ. Trẻ em cũng được tiếp thu một số tri thức, kĩ năng, khái niệm thường ngày bằng phương pháp “truyền tay”, “kèm cặp”. - Mỡ đầu cho việc xây dựng những nền tảng đầu tiên cho quá trình hình thành nhân cách ở trẻ em và tiếp tục góp phần không nhỏ vào quá trình này sau khi các em vào học tiểu học cũng như học tiếp lên các bậc học trên hoặc vào đời. - Được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ ruột thịt, thân thương, dễ gây được ấn tượng đẹp đẽ sâu sắc ở các em. 1.3/ Mối liên kết giữa nhà trường và gia đình: Để thống nhất được giáo dục nhà trường tiểu học với giáo dục gia đình cần tuân thủ theo những yêu cầu sau: Một là: Thống nhất giữa nhà trường với gia đình mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các chuẩn mực hành vi và cách thức liên kết giáo dục. - Gần gũi, quan hệ chặt chẽ, mật thiết tạo niềm tin vững chắc lẫn nhau trong giáo dục các em. - Hệ thống các chuẩn mực hành vi cần giáo dục cho các em trong năm học, cũng như các chuẩn mực hành vi trọng tâm cần giáo dục cho các em trong học kỳ, trong từng tháng. - Những phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục các chuẩn mực hành vi và những kinh nghiệm giáo dục thành công và chưa thành công. - Những cách thức cũng như hình thức liên kết giáo dục giữa nhà trường với gia đình. Nhờ vậy, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình sẽ thống nhất với nhau, tránh được tình trạng “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quá trình giáo dục học sinh. Hai là: Liên kết tổ chức các hoạt động giáo dục . - Trên cơ sở thống nhất với nhau về mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức liên kết các lực lượng nhà trường, gia đình sẽ liên kết với nhau nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà tổ chức các hoạt động này theo phương thức sau: - Phối hợp tổ chức cho các em vui chơi trong dịp hè, tham quan du lịch. - Tổ chức cho các em có thói quen hoạt động nhóm trong dịp hè, vừa vui chơi, vừa học tập. Để các em luôn có niềm tin vững vàng khi bước vào năm học mới. - Có thể có những hoạt động do một bên chủ trì, một bên hổ trợ như: Tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh… Ba là: Cùng tham gia đánh giá kết quả giáo dục học sinh. - Gia đình có thể tham gia đánh giá kết quả giáo dục học sinh dưới những hình thức như: Trao đổi trực tiếp, viết thư cho nhà trường hoặc giáo viên phụ trách lớp. - Việc đánh giá này cần khách quan, công bằng, không thiên vị, thành kiến, nhằm tạo sự đoàn kết gắn bó trong giáo dục học sinh. Bốn là : Giữ vững vai trò chủ đạo của nhà trường. Trong quá trình liên kết nhà trường cần giữ vai trò chủ đạo. - Định hướng cho toàn bộ tiến trình giáo dục. - Chủ động liên kết trong suốt tiến trình giáo dục không rơi vào thế bị động. - Định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm về sự liên kết giáo dục. 2/ Vai trò của giáo dục gia đình và nhà trường với sự hình thành và phát triển nhân cách: 2.1/ Vai trò của giáo dục gia đình: 2.1.1/ Vị trí của gia đình trong việc giáo dục trẻ: Gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội. Cha mẹ học sinh là người “ thầy giáo” đầu tiên của con cái họ, là những người xây dựng nền tảng nhân cách cho trẻ, trẻ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên là từ gia đình. - Quan hệ trong gia đình là quan hệ tình thương, trong gia đình trẻ sống trong tình thương yêu đùm bọc của cha, mẹ và những người thân thiết nhất. - Trẻ càng nhỏ ảnh hưởng của bạn bè của xã hội chưa nhiều, ảnh hưởng của gia đình càng lớn những mầm móng tình cảm, tính cách, bộ mặt đạo đức của trẻ hình thành từ tuổi thơ ấu. - Gia đình là môi trường để trẻ em rèn luyện và thể nghiệm những hành vi, những điều đã học ở trường. 2.1.2/ Vai trò của giáo viên và cha mẹ học sinh: Để có được sự giáo dục đúng đắn trong gia đình, cha mẹ cần hiểu trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục con cái, hiểu mục đích giáo dục, hiểu đặc điểm tâm lý trẻ và biết phương pháp giáo dục. Giáo viên phải có trách nhiệm cùng cha mẹ học sinh tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục. + Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được mục đích đào tạo, hiểu yêu cầu của giáo dục đối với từng lứa tuổi, từng lớp, hiểu nội dung của những công việc mà gia đình có thể làm để giáo dục con. * Giúp đỡ và chu cấp, đảm bảo cho việc học hành của con cái đạt kết quả. * Gia đình hướng dẫn xây dựng những thói quen tốt cho việc học tập và rèn luyện cho con cái. * Theo dõi nhóm bạn của trẻ, cách ứng xử của các em với nhau trong mối quan hệ với mọi người. + Giáo viên giúp cho cha mẹ học sinh hiểu được nét đặc trưng cơ bản về phương pháp giáo dục ở gia đình. Cha mẹ giáo dục con bằng chính tấm gương toàn diện, bằng cuộc sống của mình. Cha mẹ cần có thái độ tôn trọng tin ở trẻ có những yêu cầu hợp lý và bằng tình thương giúp trẻ vâng lời. 2.1.3/ Hình thức phối hợp giữ nhà trường và gia đình: - Hội nghị phụ huynh học sinh. - Mời cha mẹ học sinh đến trường. - Thăm hỏi gia đình học sinh. - Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình. 2.2/ Vai trò của giáo dục nhà trường: Giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo vì nhà trường được nhà nước và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giao cho việc chuyên trách đào tạo thế hệ trẻ, nhà trường có đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ giáo dục. Nhà trường cần liên kết với gia đình để giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách được tốt. Nhà trường hướng dẫn giáo dục gia đình, giúp cha mẹ học sinh xác định nội dung phương pháp và phương tiện giáo dục thích hợp đồng thời thu hút cha mẹ học sinh tham gia vào sự nghiệp giáo dục. 3/ Thực nghiệm và kết quả: Năm học 2004 – 2005 Tôi được Ban Giám Hiệu phân công phụ trách lớp 4A, với vai trò là giáo viên phụ trách lớp, tôi bắt tay ngay vào tìm hiểu thực tế tình hình lớp để có biện pháp phù hợp giáo dục học sinh 3.1/ Tình hình lớp học: + Tổng số học sinh: 34 ( nữ 19 ) . + Hoàn cảnh gia đình: - Còn đủ cha mẹ 32 học sinh. - chỉ còn mẹ: 2 học sinh. - Gia đình làm ruộng : 25 học sinh. - Gia đình làm mướn: 09 học sinh. - Gia đình có từ 1à 2 con: 15. - Gia đình có từ 3 con trở lên: 19. + Trình độ học vấn: - Cả cha mẹ học từ lớp 9 trở lên : 08. - Cả cha mẹ học tiểu học : 19. - Cả cha mẹ học cấp 2 : 07. + Kết quả các mặt giáo dục năm học 2002 – 2003: - Hạnh kiểm : Tốt: 15 ; Khá tốt: 09 . - Học lực : Giỏi: 04 ; Khá: 10 ; Trung bình: 15 ; Yếu: 05 Qua thực tế các em học lực trung bình trở xuống thường rơi vào gia đình đông con, có học vấn thấp, lao động làm mướn, ít có thời gian chăm sóc giáo dục con cái. 3.2/ Vai trò của gia đình trong giáo dục con cái: - Khi chưa đến trường, mỗi đứa trẻ đều có những thầy giáo, cô giáo đầu tiên quan trọng nhất trong cuộc đời là cha và mẹ. Trẻ luôn tò mò muốn biết mọi điều xảy ra xung quanh. Một đứa trẻ phát triển bình thường luôn buộc cha mẹ phải trả lời những câu hỏi tại sao ? như thế nào? Làm gì vậy?… nếu cha mẹ sẳn lòng trả lời với thái độ ân cần, kiên nhẩn sẽ khơi dậy được trí tò mò của trẻ, khích lệ trẻ khám phá, làm quen với các nguồn thông tin mới. Ngược lại, nếu cha mẹ trả lời một cách cáu giận, thiếu bình tỉnh, … trẻ sẽ không nổ lực tìm hiểu thế giới xung quanh nữa. Khi trẻ đến trường, thái độ cha mẹ nhìn nhận nhà trường, giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ việc học tập của con em họ. Vì vậy chính cha mẹ học sinh phải thật sự cùng nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục các em mình. - Qua nghiên cứu người ta nhận thấy Đối với trẻ em hiện đại từ 6 tuổi trở đi cuộc sống thường ngày và gia đình không kham nổi việc giáo dục trẻ em đành nhường sứ mệnh cao cả cho nhà trường. Chỉ có giáo dục trong nhà trường, bằng phương pháp nhà trường mới có thể tạo sự phát triển tự nhiên của trẻ em. Do đó nhà trường có thể tạo ra những cái mới, tức là tổ chức chuyên biệt hoạt động nhằm nâng cao sự phát triển tâm lý của trẻ em. Những thành tựu trong 6 năm đầu do gia đình và cuộc sống hằng ngày đem lại trở thành phương tiện ( điều kiện, cơ sở ) để tạo ra cái mới. Nhà trường có nhiệm vụ tạo ra cái mới chứ không khai thác tận dụng cái trẻ em đạt được. - Tuy nhiên thời gian từ khi trẻ sinh ra đến tuổi vào tiểu học là một khoảng thời gian rất dài các em sống chung với gia đình, vui chơi, ăn ngủ… Người ta tính rằng trong năm năm đầu đời đứa trẻ có ít nhất 57.1% thời gian sống trong môi trường gia đình rồi sau đó, từ 6 tuổi đến 11 tuổi các em đi học trường tiểu học, thời gian ở nhà cũng gấp 3 lần thời gian ở trường và tham gia các hoạt động xã hội. Với khối lượng thời gian khổng lồ ấy, trẻ em được giáo dục thường xuyên, liên tục hướng tới mục tiêu cơ bản là làm người “ các em được học ăn, học nói, học ngủ, học làm việc, học giao tiếp ứng xử … hết sức linh hoạt và cụ thể. 3.3 Vai trò của giáo viên phụ trách: 3.3.1. Giáo viên phụ trách phải nhận biết đầy đủ những thay đổi tâm sinh lý của học sinh trong quá trình phát triển: Nếu giáo viên nhận biết đầy đủ về những diễn biến tâm, sinh lý, tính cách của học sinh trong quá trình phát triển thì họ sẽ có những tác động tích cực, phù hợp, tạo lập được nhiều hoạt động học tập có hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế những yếu tố gây cản trở đến tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 3.3.2. Giúp học sinh tự ý thức về năng lực và khả năng học tập: Học sinh rất nhạy cảm với những đánh giá của giáo viên, cha mẹ, bạn bè về khả năng học tập của các em, sự tự nhìn nhận về khả năng tư duy ngôn ngữ và toán học, về khả năng tham gia các hoạt động khác như: Văn nghệ, thể dục thể thao, mĩ thuật... giúp họ tự tin về khả năng và sự thông minh của chính mình. Học sinh sẽ nổ lực hơn, tự đấu tranh vì những đòi hỏi của bản thân và của những người khác sẽ học tập tốt hơn. Cũng cần lưu ý: Nếu trường học hay lớp học đôi khi quá nhấn mạnh vào khả năng của học sinh hơn là sự tiến bộ của chúng thì những học sinh kém khả năng thì sẽ đối phó với người lớn bằng cách gian lận trong kiểm tra, báo cáo kết quả học tập của chính mình, với mong muốn không bị coi là “ kém cỏi” hay “tụt hậu” so với bạn bè. 3.3.3. Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa và mức độ khó của nhiệm vụ học tập: Cần cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập, mức độ khó của nhiệm vụ được giao. Khi thấy việc học có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội. Học sinh sẽ có quyết tâm tham gia tích cực vào việc học tập. Khi soạn bài giáo viên cần cá biệt hoá yêu cầu, đa dạng hoá phương pháp đặc câu hỏi, kiểm tra,... để đáp ứng khả năng khác nhau của nhiều học sinh. 3.3.4. Tạo cơ hội cho học sinh chủ động trong học tập: Dù ở độ tuổi nào, học sinh cũng luôn muốn có quyền kiểm soát về thời gian và cách thức tham gia hoạt động. Bởi vậy giáo viên cần sớm hình thành cho học sinh các kỹ năng xây dựng mục tiêu ngắn hạn; có thể thúc đẩy tính chủ động và quyết đoán của học sinh. Cần tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ trách nhiệm và ưu tiên quyền lựa chọn cao hơn đối với sự phát triển của mình. Để phát huy tinh thần trách nhiệm của học sinh. Giáo viên hướng dẫn cách tự đánh giá quá trình học tập và tự củng cố, điều chỉnh cách học cho phù hợp với bản thân, đồng thời biết đánh giá, nhận xét với thái độ xây dựng công việc của người khác. 3.3.5. Tạo cho học sinh có sự gắn bó với tập thể lớp: Như đã nới ở trên. Học sinh Tiểu học luôn xem thầy cô giáo là thần tượng để các em noi theo. Chính vì thế người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải thật sự là một tấm gương sáng cho các em. Giáo viên cần cho học sinh luôn luôn ý thức được rằng mình là một thành viên trong tập thể lớp. Mỗi hành vi của bất kỳ một học sinh nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của lớp, trong lớp học, không để một học sinh nào cảm thấy bị cô độc, bị bỏ rơi mà tạo bầu không khí ủng hộ và tôn trọng. Mối quan hệ bạn bè tích cực sẽ động viên kịp thời những học sinh có ít khả năng hơn, tạo cơ hội cho các em đó tham gia vào các hoạt động tập thể hơn là các hoạt động thi thố tài năng . Học sinh cần có sự ủng hộ thường xuyên trong suốt quá trình học cả về trí tuệ và tính cách. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể như: Đố vui để học, hái hoa dân chủ … để các em tự tìm tòi, bàn luận từ đó các em sẽ gắn bó hơn với tập thể lớp. 3.3.6. Cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với học sinh: Khi học sinh nhận thấy nhà trường, thầy, cô giáo và cha mẹ quan tâm ủng hộ, học sinh có thể hoàn toàn yên tâm phát huy và mạnh dạng hơn trong học tập cũng như trong các quan hệ. Duy trì kỳ vọng cao cho học sinh là một vách giáo viên bộc lộ sự quan tâm của mình tới học sinh. Thông qua việc tin tưởng đánh giá đúng học sinh và đưa ra kỳ vọng cao. Giáo viên có thể khẳng định khả năng của học sinh, học sinh càng được yêu cầu cao bao nhiêu, càng nổp lực bấy niêu và càng tỏ ra tự tin hơn vào khả năng của mình trước những nhiệm vụ đầy thử thách. Quan tâm đến tâm tư, tình cảm của học sinh là nền tảng thúc đẩy sự tham gia học tập của học sinh một cách thuận lợi. 3.4/ Vai trò của nhà trường trong việc quản lý

File đính kèm:

  • docde tai thi GV gioi nam 07 - 08.doc