Đề tài Tính hiệu quả của việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học (đồ dùng dạy học ) là tập hợp các đối tượng vật chất (mẫu vật, mô hình , sơ đồ , tranh ảnh , được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS .Đối với HS đồ dùng dạy học là những nguồn tri thức phong phú là những phương tiện giúp họ lĩnh hội tri tri thức và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo , thu nhận thông tin một cách đầy đủ , rõ ràng , làm sinh động nội dung học tập , nâng cao hứng thú môn học và phát triển năng lực nhận thức , đặc biệt là năng lực quan sát, tư duy. Gắn thực tiển vào tư duy trừu tượng Như vậy , có thể nói có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học nói chung và bộ môn toán cấp hai nói riêng, nó góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình và là một thành phân không thể thiếu của ph/tiện dạy học

 Cập nhật tinh thần này ngành GD đã trích hàng ngàn tỉ đồng cho công việc trang bị thiết bị đồ dùng dạy học . Tuy nhiên ở bộ môn Toán chỉ đáp ứng phần nào với những dụng cụ , đồ dùng thường dùng . Đi sâu vào từng tiết học vấn đề sử dụng hay làm đồ dùng dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả đó là yếu tố đặc biệt quan trọng khi giáo viên tổ chức các hoạt động hoc tập của HS

 Trong chuyên đề này chúng tôi xin đề cập đến “ Tính hiệu quả của việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học ”

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính hiệu quả của việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ dùng dạy học (đồ dùng dạy học ) là tập hợp các đối tượng vật chất (mẫu vật, mô hình , sơ đồ , tranh ảnh , được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS .Đối với HS đồ dùng dạy học là những nguồn tri thức phong phú là những phương tiện giúp họ lĩnh hội tri tri thức và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo , thu nhận thông tin một cách đầy đủ , rõ ràng , làm sinh động nội dung học tập , nâng cao hứng thú môn học và phát triển năng lực nhận thức , đặc biệt là năng lực quan sát, tư duy. Gắn thực tiển vào tư duy trừu tượng Như vậy , có thể nói có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học nói chung và bộ môn toán cấp hai nói riêng, nó góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình và là một thành phân không thể thiếu của ph/tiện dạy học Cập nhật tinh thần này ngành GD đã trích hàng ngàn tỉ đồng cho công việc trang bị thiết bị đồ dùng dạy học . Tuy nhiên ở bộ môn Toán chỉ đáp ứng phần nào với những dụng cụ , đồ dùng thường dùng . Đi sâu vào từng tiết học vấn đề sử dụng hay làm đồ dùng dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả đó là yếu tố đặc biệt quan trọng khi giáo viên tổ chức các hoạt động hoc tập của HS Trong chuyên đề này chúng tôi xin đề cập đến “ Tính hiệu quả của việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học ” B . NỘI DUNG Công tác chuẩn bị : GV cần xem xét danh mục đồ dùng dạy học có liên quan đến bộ môn ở phòng thiết bị , có thế GV mới biết dụng cụ nào, đồ dùng gì phục vụ cho tiết học nào, đơn vị kiến thức nào . Chú ý ghi và sổ đồ dùng dạy học của các nhân, giáo án . Công việc này được chuẩn bị ở đầu năm học . Liên hệ với cán bộ phòng thiết bị mượn , trả đúng thời gian , chú ý dành thời gian vận hanh thử ,sử dụng thành thạo Với những tiết học có thể dùng đồ dùng dạy học mà phòng thiết bị chưa có GV cố gắng suy nhĩ tự làm . Làm được điều này GV vần rà soát chương trình, nội dung ở SGK , rồi có thể chia nhóm cùng làm hoặc cá nhân tự làm. Chú ý đến tính khoa học , ít tốn kinh phí , tính hiệu quả và tính thẩm mĩ Về phía HS tất cả các dụng cụ học tập phải được sắm sẵn ở đầu năm học , cũng có khi HS cũng tham gia vào việc làm đồ dùng dạy học Phân loai đồ dùng dạy học : a) Tranh, ảnh , hình vẽ . b) Các loại bảng : - Bảng lưới - Bảng đục lỗ - Bảng số, bảng điền số chữ, bảng tính ( MTĐT) c) Thước : êke , đo độ dài , đo góc , giác kế , tia số(tự làm ) d) Vật thật , vật tượng trưng , vật tạo hình(mô hình) e) Phim , đèn chiếu g) Các loai đồ dùng tự làm khác 3. Biện pháp thực hiện : a) Với việc sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ : Nhìn chung ở SGK Toán được thể hiện dưới tên bài hoặc các bài tập mang hàm ý giáo dục lịch sử .. chính các hình, ảnh này làm cho HS tìm tòi , suy nghĩ hướng giải đáp . Ví dụ: Ảnh chụp “quang cảnh pháo hoa “ các tia pháo hoa lập thanh góc ( SGK T2 lớp 7 trang 71) Hình vẽ cái compa thể hiện góc (SGK T2 lớp 7 trang 73) Hình vẽ có tính vận dụng vào thực tế , Vận động viên ở tư thế chuẩn bị chạy thì góc tạo bởi bàn chân với mặt đất là bao nhiêu độ ( SGK T2 lớp 7 trang ) Ảnh chụp “đường thẳng song song , đường thẳng vuông góc trong thực tế “ (SGK tập1 hình học 7 tr80) Tranh vẽ một người dùng thước êke để vẽ hai đường thẳng vuông góc ( tr 83) Tranh thể hiện mệnh đề nếu .thì (tr99) Hình vẽ về tam giác vuông đồng dạng , tam giác đồng dạng ( SGK tập2 hình học 8 : Tranh vẽ nhằm giới thiệu các hình khối ..(tr93 , 95,97,101..) Ảnh chụp Hai bảnh đà và các tiếp tuyến chung (SGK tập2 hình học 9 Tr119) Một ứng dụng về tiếp tuyến của đường tròn khi làm đoạn đường cong của đường rây xe lửa (SGK tập2 hình học 9 tr 125) Nhìn chung các dạng tranh , ảnh , hình vẽ được trình bày có tác dụng đặt vấn đề cho bài học. Như ví dụ trên đã dẫn: “Quang cảnh pháo hoa” cho HS hình ảnh của góc lập thành bởi hai tia chung gốc . Chính hình ảnh , hình vẽ gợi cho HS nhu cầu cần nhận thức, cảm thấy sự cần thiết, thấy mình có nhu cầu và mong muốn giải quyết . Để gây được ấn tượng đó GV cần phôtô lớn hoặc quét trên giấy trong thành phim để chiếu GV cần đặc biệt chú ý: Tranh, ảnh có tác dụng hình thành các biểu tượng hình học chứ không dùng để chứng minh hay rút ra tính chất hình học . b) Các loại bảng : -Bảng lưới : Hiện nay ở phòng thiết bị chưa có , nên GV cần phải tự làm . Có thể làm bằng tờ Nilông hoặc bằng Tôn mỏng có kẻ sẵn khung ô vuông , Nếu sử dụng bảng lưới bằng tôn phải có các nam châm nhỏ đi kèm Tác dụng : Đây là đồ dùng phục vụ rất nhiều tiết học, không chỉ mỗi lớp 9mà còn các khối lớp 6,7,8 nữa Ví dụ: Khi biểu diễn điểm trên mp toạ độ hay vẽ dồ thị hàm số (lớp 7 , 9 ) mà không có bảng lưới thì thật mất thời gian . Hình thành khái niệm diện tích từ việc đếm ô vuông (lớp 8). - Bảng đục lỗ (1): Loại bảng này được dùng cho các tiết ôn tập, dùng để kiểm tra kiến thức và hệ thống kiến thức. Mỗi nhóm Toán có thể cùng làm vài cái để cùng sử dụng. Ví dụ : GV nêu câu hỏi : Hoàn chỉnh các hằng đẳng thức đáng nhớ (lớp 8) Ở bảng (1) Ghi ở dạng khuyết để HS điền tiếp như sau : A2 + 2AB + B2 = A3 – B3 = (A – B )( ) A2 – B2 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 = . Sở dĩ làm kiểu bang này bởi các lí do sau : + Một GV dạy 2 tiết kề nhau (thuộc hai lớp) nên không đủ thời gian xoá cũ + Nhiều GVcó thể cùng dùng chung một bảng khi không bị chồng tiết + Nếu HS 1 điền sai thì HS 2 ,3 có thể sửa dễ dàng không làm ảnh hưởng đến câu chủ + Tiện lợi bởi sử dụng được nhiều năm - Bảng số, báng điền số ,chữ, bảng tính ( MTĐT): + Bảng số: GV yêu cầu HS photo những trang cần thiết , còn với GV cũng phải trích-kẻ vào một bảng lớn nhằm dễ hướng dẫn chung Ví dụ : Chương 1 HH 9 : yêu cầu phôto sẵn các bảng tính sin, cos , tg , cotg + Bảng tính (MTĐT ): Do điều kiện còn khó khăn một số HS chưa có máy tính, những HS có MTBT thì đủ loại .Chính thế mà việc hướng dẫn gặp không ít khó khăn .Khắc phục thực trạng này GV cũng nên làm một đồ dùng này để hướng dẫn chung , thực hành chung . Cách làm : Dùng tấm Nilông loại cứng (Khổ 60cmx80cm) Ô màn hình để trống (giống tấm dục lổ ) để dễ ghi , dễ xoá Phần còn lại kẻ sẵn các phím giống như MTBT c) Thước : êke , đo độ dài , đo góc , giác kế, tia số, compa - Các loại thước : êke , đo độ dài , đo góc , compa , giác kế .. phòng thiết bị đã có GV nên liên hệ cán bộ thiết bị mượn lâu dài để sử dụng . - Thước tia số : GV cần phải tự làm khi dạy toán 6 (chương số nguyên) . d) Vật thật , vật tượng trưng , vật tạo hình(mô hình) +Vật thật: HS rất thích thú khi được tiếp xúc với vật thật. Ví dụ: - Đo chiều cao của cây trong sân trường (dùng tamgiác đồng dang ở lớp 8 hoặc dùng hệ thức trong trong giác vuông ở lớp 9) Xây dựng công thức diện tích hình tam giác từ công thức diện tích hình chữ nhật .Dùng Kéo cắt tấm bìa cứng hình tam giác và ghép thành hình chữ nhật Chính nhu cầu thực tế HS cảm thấy cần biết ,mong muốn giải quyết . Tạo cho HS động cơ tìm tòi + Vật tượng trưng: Sơ dồ hình tròn , sơ đồ cột để minh hoạ tỉ lệ phần trăm ... + Vật tạo hình: Dựa vào việc quan sát mô hình mà HS dễ dàng nhận biết được một số chi tiết của hình khối Ví dụ : Hình chóp đều có mấy mặt ? Khai triển các mặt sẽ được hình như thế nào ? e) Phim , đèn chiếu : + Phim , đèn chiếu: Nếu quét một hình ảnh hay một bức tranh trên giấy trong thành phim để chiếu thì thật gây hứng thú cho các em Có thể nói không khí học tập thêm sôi động hơn. g) Các loai đồ dùng tự làm khác : + HS cắt hình 36(tr77 SGK 8 tập 1). Mỗi tổ chuẩn bị một hình + HS làm giác kế, mỗi tổ 1 cái (GV hdẫn kích thước và cách làm) 4.Thuận lợi: Ngân hàng thiết bị càng ngày càng nhiều Được nhà trường quan tâm, ủng hộ kinh phí Giá thành các đồ dùng kể trên không cao 5. Khó khăn : Tốn thời gian nhiều cho suy nghĩ một đồ dùng Đòi hỏi sự khéo tay và óc sáng tạo không phải ai ai cũng có C. KẾT LUẬN : Mặc dầu toán học là một khoa học mang tình trừu tượng cao , nhưng để học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hơn , dễ tiếp thu hơn ta phải sử dụng những phương tiện trực quan trong khi dạy học .Nó chính là chỗ dựa để GV hướng dẫn HS quan sát , nhận xét , so sánh từ đó đưa ra nhận định , dự đoán chân lí ,sau đó tiến hành chứng minh chặt chẽ .Chính thế đã thể hiện nguyên lí : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng trở về với thực tế “ Với chuyên đề này đã kiểm nghiệm tính đúng đắn và tính ưu việt của nó . Tuy nhiên không thể tránh khỏi những điểm hạn chế, mong quý đồng nghiệp đóng góp cho nội dung chuyên đề đầy đủ hơn . Chúng tôi chân thành cảm ơn / Điện Hoà , ngày tháng 2 năm 06 Nhóm toán THCS Trần Phú

File đính kèm:

  • docDo dung day hoc de lam it ton nhung hieu hieu qua cao.doc