Đề tài Tổ chức dạy chuyên ban ở các trường Tiểu học

Là cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn ở bậc tiểu hoc hơn 13 năm qua tôi nhận thấy : Ở bậc tiểu học mỗi giáo viên dạy một lớp . Số môn ( hoặc phân môn ) , số bài soạn cho một tuần dạy là quá nhiều . Phần lớn giáo viên chỉ soạn bài cho có đủ số lượng để Ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục kiểm tra , do vậy chất lượng bài soạn rất thấp dẫn đến chất lượng giờ dạy hiệu quả không cao . Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên , đi sâu đổi mới phương pháp , triệt để sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi bài dạy , tiết dạy là đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với mỗi giáo viên nói chung và bậc Tiểu học nói riêng .

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức dạy chuyên ban ở các trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/Đặt vấn đề 1 : Thực trạng về số môn dạy và bài soạn của giáo viên hiện nay Là cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn ở bậc tiểu hoc hơn 13 năm qua tôi nhận thấy : ở bậc tiểu học mỗi giáo viên dạy một lớp . Số môn ( hoặc phân môn ) , số bài soạn cho một tuần dạy là quá nhiều . Phần lớn giáo viên chỉ soạn bài cho có đủ số lượng để Ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục kiểm tra , do vậy chất lượng bài soạn rất thấp dẫn đến chất lượng giờ dạy hiệu quả không cao . Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên , đi sâu đổi mới phương pháp , triệt để sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi bài dạy , tiết dạy là đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với mỗi giáo viên nói chung và bậc Tiểu học nói riêng . Thực trạng hiện nay của giáo viên tiểu học : Cứ mỗi giáo viên dạy một lớp thì số lượng môn ( hoặc phân môn ) của mỗi giáo viên dạy cụ thể như sau : a ) Đối với trường không có giáo viên đặc thù . Giáo viên lớp 1 dạy 10 môn và phân môn , số bài soạn là 21 bài / tuần Giáo viên dạy lớp 2, 3 dạy 13 môn và phân môn , số bài soạn 22 bài/ tuần Giáo viên dạy lớp 4, 5 dạy 13 môn và phân môn , số bài soạn 24 bài/ tuần ( Chưa kể bài soạn buổi học thứ hai ) Đối với những trường có giáo viên đặc thù Giáo viên lớp 1 dạy 7 môn và phân môn , số bài soạn là 15 bài / tuần Giáo viên lớp 1,2 dạy 10 môn và phân môn , số bài soan là 18 bài / tuần Giáo viên dạy lớp 4,5 dạy 10 môn và phân môn , số bài soạn là 20 bài / tuần . ( Chưa kể số bài soạn và dạy buổi thứ hai ) . Với số lượng môn và phân môn dạy và soạn của mỗi giáo viên trong một tuần như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghiên cứu soạn bài , giáo viên dạy không chuyên sâu , chất lượng giờ dạy không cao , việc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ rất hạn chế . Mặt khác mỗi giáo viên lại có sở trường riêng về các môn hoặc phân môn nếu được tạo điều kiện dạy đúng sở trường sẽ phát huy được hết khả năng và năng lực hơn . 2 : Làm thế nào để giải quyết thực trạng trên . Căn cứ vào những gợi ý của các cấp quản lý giáo dục : “ Nếu những đơn vị nào có điều kiện có thể tổ chức dạy chuyên ban để rút kinh nghiệm ” . Qua tìm hiểu một số trường Tiểu học trong huyện , trong tỉnh . Thực tế trường Tiểu học Thống Nhất năm học 2006 – 2007 có đủ phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi / ngày cho tất cả các lớp . Việc tổ chức dạy chuyên ban cho giáo viên là hết sức cần thiết . Sau khi họp ban lãnh đạo nhà trường xây dựng quyết tâm . Năm học 2006 – 2007 trường tiểu học Thống Nhất tổ chức dạy chuyên ban từ khối 2 đến khối 5 3 : Những yêu cầu phải đảm bảo khi tổ chức dạy chuyên ban . a) Phải đảm bảo dạy đúng , đủ chương trình quy định của Bộ giáo dục tại quyết định số 16/ 2006 QĐ - BGD ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và thông tư số 9832/ BGD ĐT – GDTH Ngày 01/ 9 2006 của vụ giáo dục Tiểu học về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 5 ,1 buổi/ ngày và điều chỉnh việc thực hiện chương trình môn học lớp 1,2,3,4 áp dụng từ năm học 2006 – 2007 b) Đối với trường Tiểu học Thống Nhất đã tổ chức cho 100% số lớp học 2 buổi/ ngày (10 b / tuần ) . Do vậy việc tổ chức dạy học buổi thứ hai phải căn cứ hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở các lớp cho các vùng miền và các lớp học 2buổi / ngày của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành từ năm 2002 đến nay . c) Việc bố trí giáo viên dạy môn ( phân môn ) phải căn cứ vào - Khả năng , năng lực dạy các môn ( phân môn ) của từng giáo viên - Có sự cân đối về số tiết dạy của giáo viên ở mức độ phù hợp nhất - Giáo viên có sự bàn bạc thảo luận dân chủ , công khai không áp đặt . d) Việc tổ chức dạy chuyên ban được thực hiện cụ thể như sau . - Đối với các môn đặc thù như :Thể dục , Â m nhạc , Mỹ thuật dạy từ lớp 1 đến lớp 5 . - Các môn Kỹ thuật dạy chuyên ban từ lớp 4,5 - Các môn Anh văn dạy chuyên ban lớp 3,4,5 . - Các môn khác dạy chuyên ban theo khối . B/ Giải quyết vấn đề : 1 : Lên kế hoạch tổ chức dạy chuyên ban . Thời gian tiến hành từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 2006 . Phân công giáo viên dạy các môn (phân môn ) Đối với giáo viên lớp 1 . ở lớp 1 môn Tiếng việt hết sức quan trọng do vậy lớp 1 chỉ áp dụng dạy chuyên ban với những môn đặc thù như Thể dục , Âm nhạc Mỹ thuật . Các môn khác do giáo viên chủ nhiệm dạy . Từ lớp 2 đến lớp 5 phân chia thành 4 nhóm dạy các môn và phân môn như sau Nhóm 1 dạy các môn đặc thù : Thể dục , Âm nhạc , Mỹ thuật , HĐNG , Anh văn ( lớp 3,4,5 ) , Kỹ thuật 4,5 . Nhóm 2 : Dạy các môn ( phân môn ) Toán , Đạo đức Nhóm 3 : Dạy các môn ( phân môn ) Tập đọc , Luyện từ và câu, Tập làm văn . Nhóm 3 : Dạy các môn ( phân môn ) Tập viết , Chính tả , Kể chuyện , TNXH, Thủ công ( đối với lớp 2 , 3 ) Lên kế hoạch , cho các tổ chuyên môn thảo luận bàn bạc phân công giáo viên dạy các môn ( phân môn ) . Kế họạch bố trí số tiết dạy 2buổi/ ngày trong một tuần như sau : Tổng số tiết dạy cho mỗi khối lớp 35 tiết trong 1 tuần , 7 tiết / ngày Buổi sáng 4 tiết , buổi chiều 3 tiết Mỗi tiết dạy 40 phút Kế hoạch chi tiết cụ thể như sau : (Trang bên ) Môn Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Tiếng việt 11 4 10 4 9 5 8 4 8 4 Toán 4 2 5 2 5 3 5 3 5 2 Đạo đức 1 1 1 1 1 1 1 TNXH 1 1 2 Khoa học 2 2 LS + ĐLý 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 1 Kỹ thuật 2 2 Mỹ thuật 1 1 1 1 1 1 1 Thể dục 1 1 2 1 2 1 2 2 1 Anh văn 1 1 1 HĐNG 2 2 1 1 1 Sinh hoạt 1 1 1 1 1 Cộng 22 13 23 12 23 12 25 10 25 10 Phân công giáo viên dạy chuyên ban : Lê Thị Thuý : Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1A Lê Thị Ngân : Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1B Phạm Thị Hồng Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1C Nguyễn Thị Yên : Toán , Đạo đức khối 2 , Sinh hoạt lớp 2A Lê Thị Hương : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 2 , SH lớp 2B Nguyễn Thị Thảo : Chính tả , Tập viết , Kể chuyện , TNXH Thủ công Khối 2 , SH lớp 2C . Trần Thị Oanh : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 3 , SH lớp 3A Lê Thị Hồng : Toán , Đạo đức khối 3 , Sinh hoạt lớp 3B Nguyễn Thị Cúc : Chính tả , Tập viết , Kể chuyện , TNXH Thủ công Khối 3 , SH lớp 3C Trịnh Thị Việt : Chính tả , Kể chuyện , TNXH Khối4, Sinh hoạt lớp 4A Lê Thị Hiền : . Toán , Đạo đức khối 4 , Sinh hoạt lớp 4B Lưu Thị Hương : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 4 , SH lớp 4C Lê Thị Nhung : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 5 , SH lớp 5A Phạm Thị Hường : Toán , Đạo đức khối 5 , Sinh hoạt lớp 5B Lê Thị Dung : Chính tả , Kể chuyện , TNXH Khối5, Sinh hoạt lớp 5C Phạm Thị Dung : Âm nhạc khối 1,2,3,5 + HĐNG khối 4 Nguyễn Thị Dung Tổng PTĐ + Âm nhạc khối 4 + HĐNG khối 1,2,3,5 Nhữ ánh Sao : Thể dục khối 3,4,5 Thiều Sỹ Quang : Mỹ thuật Khối 1,2,3,4,5 + Thể dục khối 1 Vũ Thị Xuân : Kỹ Thuật khối 4,5 + Thể dục khối 2 2 ) Tổ chức dạy học 2 buổi / ngày chuyên ban . a ) Sắp xếp thời khoá biểu . Việc sắp xếp thời khoá biểu dạy chuyên ban làm sao để không trùng giờ , một môn ( hoặc phân môn ) sẽ được dạy trong một buổi học , để giáo viên có điều kiện chuẩn bị bài dạy , chuẩn bị đồ dùng dạy học của một tiết cho 3 lớp trong cùng một buổi dạy . ( Thời khoá biểu có phụ lục ở trang bên ) . b ) Chỉ đạo việc lên kế hoạch dạy học hàng tần của từng giáo viên . Đối với giáo viên Tiểu học đã từ lâu việc lên kế hoạch giảng dạy thường theo phân phối chương trình cho từng lớp học , giáo viên chỉ lên kế hoạch theo đó và dạy trong một lớp suốt buổi , nay dạy chuyên ban theo môn ( hoạc phân môn ) . Việc lên kế hoạch giảng dạy hàng tuần phải căn cứ vào phân phối chương trình quy định cho từng môn ( phân môn ) , đồng thời phải căn cứ vào thời khoá biểu quy định cho tiết học , môn học (phân môn ) học hàng buổi , hàng tuần. Từ kế hoạch này giáo viên soạn bài , lên lớp theo kế hoạch đã định ra . c ) Kiểm tra việc giảng dạy chuyên ban 2 buổi ngày gồm các nội dung sau . - Kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên . Tiến hành vào 2 tuần đầu của tháng 9 / 2006 Kiểm tra việc dạy và học chuyên ban của giáo viên và học sinh từ 15/9/2006 đến hết học kỳ I tháng 3/ 2007 rút kinh nghiệm . Kiểm tra việc soạn bài của từng giáo viên trao đổi góp ý kiến kịp thời cho từng mon dạy tiết dạy . Dự giờ thăm lớp , kiểm tra chất lượng giờ dạy của giáo viên ở mỗi môn ( phân môn ) khác nhau . Dự 3 tiết cùng một môn ( hoặc phân môn ) cùng một giáo viên dạy ở 3 lớp khác nhau để có đối chứng và đánh giá cụ thể chất lượng , hiệu quả ở từng tiết dạy . 3 ) Tổ chức rút kinh nghiệm dạy chuyên ban . Sau học kỳ I và gần 2 tháng của học kỳ II . Ngày 17 tháng 3 năm 2007 . Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm dạy chuyên ban . Trong hội nghị này nhiều ý kiến trao đổi thảo luận của giáo viên đã nêu lên song tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây : Những ưu điểm chính của dạy chuyên ban. Một là : Dạy chuyên ban giúp giáo viên chuyên sâu về kiến thức hơn , cùng một môn ( phân môn ) giáo viên dạy ít nhất 3 tiết ở 3 lớp khác nhau trong cung một buổi dạy , giúp cho việc nắm vững kiến thức hơn trong thiết kế bài dạy và giảng dạy ở trên lớp . Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để tiết dạy sau dạy tốt hơn tiết dạy trước Hai là dạy chuyên ban giáo viên có điều kiện để khắc phục những hạn chế của tiết dạy trước bổ sung , điều chỉnh cho tiết dạy sau , tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp trong giảng dạy , hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn . Ba là : Dạy chuyên ban còn tạo điều kiện để giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học tốt hơn . Cùng một loại đồ dùng giáo viên sẽ sử dụng để dạy ở 3 tiết ở 3 lớp khác nhau trong cùng một buổi dạy . Sau đây là một số ý kiến thảo luận của giáo viên ( Trích) . ý kiến đánh giá của bộ phận giáo viên dạy môn Tiếng việt : Khi dạy tập đọc bài : “ Bốn anh tài ” Tuần 19 – Tập đọc lớp 4 .”Thư gửi học sinh ” - Tập đọc lớp 5 . “ Bài Chim sơn ca ” - Tập đọc lớp 2. Bài “Cậu bé thông minh ” – Tập đọc lớp 3 . Dạy tiết 1 giáo viên còn mắc một số tồn tại sau . Phân bố thời gian chưa hợp lý Phần tìm hiểu nội dung bài chưa sâu Luyện đọc được ít Sửa lỗi đọc sai cho học sinh chưa kỹ Hiệu quả giờ dạy chưa cao . Dạy sang tiết 2, 3 những tồn tại trên đã được khắc phục ,và chất lượng giờ dạy tốt hơn rất nhiều . Học sinh tiếp thu bài học tốt hơn , theo đó các hình thức tổ chức dạy học đã được vận dụng linh hoạt sáng tạo hơn nhiều . Việc làm này nếu không dạy chuyên ban sẽ không có điều kiện để khắc phục những tồn tại thiếu sót đó , vì sau bài học thì sang năm nếu dạy ở khối cũ thì mới dạy lại bài của năm nay , do vậy việc sửa chữa những thiếu sót tồn tại là rất khó khăn ,mặt khác sang năm những tồn tại đó cứ lập lại mãi . ý kiến trao đổi của giáo viên dạy môn Toán Khi dạy bài : Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số – Toán lớp 3 Sau khi dạy kiến thức mới chuyển sang phần luyện tập . Bài tập 1 Tính 1234 4013 2116 1072 x 2 x 2 x 2 x 2 Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân vào vở - 2 em lên bảng làm Bài 2: Đặt tính rồi tính : a, 1023 x 3 b, 1212 x 4 1810 x 5 2005 x 4 Hướng dẫn tương tự như bài 1 Bài 4: Tính nhẫm . a, 2000 x 2 b, 20 x 5 4000 x 2 200 x 5 3000 x 2 2000 x 5 Giáo viên chia lớp thành hai nhóm - Học sinh làm bài Nhóm 1 làm bài 4a; Nhóm 2 làm bài 4b Cho học sinh mỗi nhóm nêu kết quả . Sau tiết dạy học sinh nắm được bài, vận dụng làm được bài tập, nhưng thời gian giành cho mỗi bài tập nhiều – trong một tiết lượng bài tập ở bài học khó hoàn thành ở lớp . Rút kinh nghiệm thứ nhất sang tiết thứ 2 (dạy lớp 3A ) Giáo viên thay đổi hình thức tổ chức dạy học ở phần luyện tập như sau: Bài 1, bài 2 giáo viên chia nhóm làm 2 phép tính (học sinh làm bài vào vở) mỗi nhóm 2 em lên bảng làm bài nêu cách làm . Bài 4 tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức . Sau khi rút kinh nghiệm ở tiết thứ nhất , giáo viên đã thay đổi hình thức tổ chức dạy học ở tiết thứ 2 thì thấy học sinh lớp 3a được hoạt động nhiều và nắm bài chắc hơn . Thời gian giành cho mỗi bài tập phù hợp hơn. Ví dụ 2: Bài: Luyện tập về tính vân tốc (Toán lớp 5) ở tiết 1 dạy lớp 5A , giáo viện phân bố thời gian chứa hợp lý . Bài 1 Chiếm mất 12 phút cho giáo viên học sinh chữ bài quá lâu trong khi đấy không phải là bài tập khó. Bài 2: 7 phút Bài 3 , 4 vì không còn thời gian nên giáo viên cho học sinh làm nhanh trong khi đấy là hai bài tập khó cần khắc sâu kiến thức . Rút kinh nghiệm ở tiết 1 . Sang tiết 2( dạy lớp 5B) giáo viên đã có sư điều chỉnh về thời gian giữa các bài tập hợp lý hơn: Bài 1: 7 phút Bài 2 : 7 phút Bài 3: 10 phút Bài 4: 12 phút . Với thời gian phân bố khi dạy tiết 2(lớp 5B) việc giải quyết các bài tập , học sinh làm tốt hơn , giáo viện khắc sâu được kiến thức . Giáo viên có điều kiện chuẩn bị đồ dùng dạy học tốt hơn . Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học thuần thục hơn , hiệu quả hơn ở tiết sau so với tiết trước . Ví dụ: Bài : Một phần tư. ( Toán lớp 2) Nếu như không dạy phân ban thì giáo viên sẽ không có thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học , kẻ sẵn bài tập ra bảng phụ , do đó việc chữa và củng cố bài học sẽ gặp khó khăn . Nhưng khi dạy phân ban , giáo viên có thời gian kẻ hệ thống bài tập vào bảng phụ như sau : Bài 1; Đã tô màu 1/4 hình nào ? A B C D 1 Bài 2: Hình nào có số vuông được tô màu 4 A B C D Sau khi chuẩn bị được đồ dùng dạy học như trên, tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, giáo viên khắc sâu được nhiều kiến thức, giờ học được sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Cũng bài : Một phần tư. ở tiết 1, giáo viên hình thành kiến thức mới như sau( dạy lớp 2A) giáo viên đưa hình vuông và chia hình vuông đó thành 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần và Hỏi đã tô màu mấy phần của hình vuông? – Chỉ vài em có học lực khá trả lời được câu hỏi trên – Rút kinh nghiệm : Tiết sau dạy lớp 2B , Giáo viên đưa hình vuông và chia hình vuông thành 2 phần băng nhau, tô màu một phần và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần của hình vuông ? HS trả lời ngay : Đã tô màu 1/2 hình vuông Sau đó giáo viên chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau . tô màu một phần và hỏi . đã tô màu mấy phần của hình vuông . (Nhiều học sinh đều xung phong trả lời : Đã tô màu 1/4 hình vuông - Đôí với học sinh; Học sinh có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn Chất lương đại trà được nâng cao . Bốn là : Dạy chuyên ban , giáo viên phải soạn bài ít hơn . Tạo điều kiện nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thiết kế bài soạn có chất lượng hơn . Nếu không dạy chuyên ban một giáo viên dạy 10 môn ( phân môn ) , không tính các môn đặc thù thì số bài soạn Buổi sáng ít nhất 20 bài , buổi chiều ít nhất 7 bài , cả tuần 27 bài soạn Nếu dạy chuyên ban như trường Thống Nhất hiện nay , thì mỗi giáo viên chỉ dạy tối đa là 3 môn ( phân môn ) . Số bài soạn trong một tuần là : Buổi sáng 6 bài , buổi chiều 3 bài , cả tuần 9 bài . Sau đay là bảng so sánh số bài soạn trong một tuần của một giáo viên . Số BS buổi sáng Số BS buổi chiều Tổng bài soạn/ tuần Dạy không C/ ban 20 bài 7 bài 27 bài Dạy chuyên ban 6bài 3bài 9bài b ) Những hạn chế trong việc dạy chuyên ban : dạy chuyênban các ưu điểm là rất lớn song không tránh khỏi những hạn chế cụ thể như sau . Môt là khi dạy chuyên ban giáo viên ít nghiên cứu đầy đủ các phân môn khác ,nên việc liên hệ giữa nội dung cấc môn đang dạy với các môn ( phân môn ) khác không dạy là hạn chế. Đặc biệt là phân môn Tiếng việt , nếu tách 2 phân môn Tập đọc và kể chuyện cho 2 giáo viên dạy thì sẽ rất khó khăn cho giáo viên dạy phân môn kể chuyện . Hai là , sức ép về bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém sẽ được tăng lên , đối với giáo viên dạy các môn đọc , viết , toán . Ba là việc tập trung quan tâm đến các đối tượng học sinh ở mức độ tổng thể gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên bộ môn . 4 )Những giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại trên . - Việc xây dựng chương trình ở bậc tiểu có tính tích hợp do vậy . Để đảm bảo nắm vững kiến thức và mối liên quan các kiến thức giữa các môn ( phân môn ) . Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn (phân môn ) . Việc này giáo viên có thể khắc phục được dạy chuyên ban số lượng bài soạn cho một giáo viên trong một tuần là rất ít , chỉ bằng 1/3 số bài soạn không dạy chuyên ban . Mặt khác nếu không dạy chuyên ban thì bản thân giáo viên Tiểu học cũng phải học , đọc nghiên cứu để nắm vững mối liên quan , tính kế thừa kiến thức của các môn ( phân môn) toàn cấp học , có như vậy bài soạn , bài dạy mới đạt hiệu quả cao . Việc bồi dưỡng học sinh giỏi , phụ đạo học sinh yếu kém nói là sức ép lên giáo viên lớn , song thực ra là không lớn bởi vì : Nếu không dạy chuyên ban chỉ nói riêng môn Tiếng việt , giáo viên cũng phải bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yế kém ở 3 phân môn đó là : Tập đọc , Luyện viết , Tập làm văn , cộng thêm môn toán nữa là 4 môn ( phân môn ), nay dạy phân ban một giáo viên chỉ bồi dưỡng tối đa là 2 môn ( phân môn ). Ví dụ hiện nay một giáo viên chỉ bồi dưỡng hay phụ đạo hai phân môn hoặc Tập đọc và Tập làm văn , hoặc Luyện viết (chính tả ) ,hoặc chỉ một môn Toán . Số học sinh phải bồi dưỡng (hay phụ đạo ) có tăng lên song số môn ( phân môn ) giảm rất nhiều . Mặt khác nhà trường đã tổ chức cho 100% số lớp học 2 buổi / ngày (10 buổi / tuần )nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi , phụ đạo học sinh yếu kém có điều kiện rất tốt để giáo viên thực hiện tốt hơn . Việc quan tâm đến các đói tượng học sinh thì dù giáo viên dạy một lớp hay nhiều lớp cũng phải luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Vấn đề ở đây là giáo viên phải xác định được trong một tiết dạy 40 phút , thiết kế bài như thế nào ? Tổ chức dạy và học như thế nào đảm bảo cho mọi đối tượng học sinh được học tập , được làm việc , được suy nghĩ , chủ động trong tiết học . Đây chính là nội dung của “ Đổi mới phương pháp giảng dạy ” . Phương pháp dạy học hướng vào người học , phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy chất lượng bài dạy mới đat hiệu quả cao . C / Kết luận Sau gần 7 tháng tổ chức dạy chuyên ban ở trường Tiểu học Thống Nhất, quá trình tổ chức chỉ đạo dạy và học . Thông qua hội nghị trao đổi rút kinh nghiệm . Thực tế cho thấy dạy chuyên ban có rất nhiều ưu diểm . Giảm số môn ( phân môn ) dạy của giáo viên Giảm sức ép về bài soạn cho giáo viên. Tạo nhiều thời gian cho giáo viên nghiên cứu , thiết kế bài dạy tốt hơn . Mặt khác cùng một bài , giáo viên được dạy 3 tiết ở 3 lớp khác nhau trong cùng một buổi , rất có điều kiện để khắc phục những hạn chế của tiết dạy trước đó để dạy tốt hơn trong các tiết dạy sau Trong suốt buổi dạy giáo viên chỉ sử dụng một loại đồ dùng dạy học cho một môn ( phân môn ).Do vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên được thường xuyên hơn , triệt để hơn . Hiệu quả và chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt . Dạy chuyên ban giúp cho giáo viên chuyên sâu về kiến thức môn ( phân môn ) hơn Dạy chuyênban còn giúp cho giáo viên có điều kiện để sửa chữa , khắc phục những thiếu sót hạn chế trong tiết dạy mà nếu không dạy chuyên ban thì các thiếu sót hạn chế đó phải đến năm học sau mới có điều kiện khắc phục . Kết quả bước đầu của việc tổ chức dạy chuyên ban ở trường Tiểu học Thống Nhất có rất nhiều ưu điểm , song vì là năm đầu tiên tổ chức mô hình này sẽ không tránh khỏi những hạn chế , các hạn chế đó sẽ được khắc phục bằng các giải pháp cụ thể như đã nêu ở trên . Với những kết quả đã đạt được chúng tôi thấy : Việc tổ chức dạy chuyên ban ở các trường Tiểu học là phù hợp với tình hình thực tế của giáo viên tiểu học hiện nay . Đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá để chuyên sâu trong tất cả các lĩnh vực của một đất nước phát triển ,trong đó có ngành giáo dục của chúng ta . Tuy nhiên để việc dạy chuyên ban đi vào nề nếp đạt hiệu quả cao hơn , công tác quản lý chỉ đạo cần phải quan tâm đi sâu nghiên cứu rút kinh nghiệm chấn chỉnh một số mặt tồn tại thiếu sót , giải quyết những tồn đọng vướng mắc trong hoạt động dạy và học . Để việc dạy chuyên ban ngày một tốt hơn Thống Nhất ngày 20 tháng 3 năm 2007 í kiến đánh giá của HĐKH nhà trường Người thực hiện Lưu Việt Hưng Chủ tịch HĐKH nhà trường Phan Văn Nguyên

File đính kèm:

  • docKN quan ky.doc