Đề tài Tổ chức trò chơi vật lý vui trong giảng dạy ở trường trung học phổ thông

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1. Tính cấp thiết của đề tài: 2

2. Mục đích nghiên cứu: 3

3. Phương pháp nghiên cứu: 3

3.1. Nghiên cứu lý thuyết: 3

3.2. Nghiên cứu thực nghiệm: 3

II. PHẦN NỘI DUNG: 4

1. Những yêu cầu của một trò chơi vật lí: 4

2. Một số trò chơi vật lí: 5

2.1. Trắc nghiệm vật lí: 5

2.2. Trò chơi lật hình: 5

2.3. Đố vui ô chữ vật lí: 6

2.4. Đố vui ba dữ kiện vật lí: 6

3. Qui trình tổ chức trò chơi vật lí: 7

4. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007: 8

5. Kiểm nghiệm thực tế: 8

III. KẾT LUẬN: 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC 1: TRÒ CHƠI LẬT HÌNH 12

PHỤ LỤC 2: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÝ 14

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức trò chơi vật lý vui trong giảng dạy ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT DÂN LẬP NGUYỄN THIỆN THUẬT ---- š¯› ---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬT LÝ VUI TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN : NGUYỄN QUANG VŨ Tổ: Vật Lý – Công Nghệ Năm học 2011-2012 MỤC LỤC P HỤ LỤC 3: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ............................................16 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mục đích dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viên cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học. Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi trung học phổ thông, chúng ta thấy học sinh phổ thông rất có ý thức trong học tập, thích nghiên cứu, tự học và thích tìm tòi nhưng các em cũng rất dễ sa đà nếu nhà trường và gia đình không quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em. Do đó, cần có hình thức dạy học vui vẻ, cuốn hút để thực hiện thắng lợi mục đích của quá trình dạy học. Thực tế cuộc sống luôn tác động đến các em, làm hình thành ở các em động cơ học tập có thể tích cực hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm cho các em thêm yêu môn học hơn để phát huy tối đa những yếu tố tích cực và hạn chế những động cơ tiêu cực không có lợi cho quá trình dạy học. Nghiên cứu các quan điểm của quá trình dạy học, tôi thấy đa số các tiết dạy thường là thầy chỉ đạo, học trò có hoạt động tích cực và biết tự điều chỉnh để học tốt hơn. Như vậy, yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm một hình thức dạy học mới phù hợp hơn. Nghiên cứu về các nhiệm vụ của người giáo viên vật lí, tôi thấy cần phải chú ý tới việc vừa dạy học, vừa phát triển tư duy nhận thức của học sinh. Nghiên cứu các hình thức dạy học vật lí , tôi nhận thấy rằng hình thức dạy học thông qua trò chơi có thể góp phần thực hiện tốt mục đích của quá trình dạy học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các trường trung học phổ thông giai đoạn hiện nay. Vì tất cả những lí do nêu trên mà tôi đã lựa chọn hình thức dạy học thông qua trò chơi để tăng cường tri thức, kỹ năng vật lí cho học sinh. Với sáng kiến “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬT LÝ VUI TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, tôi mong muốn sẽ đem đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống lao động trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu: - Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi vật lí, qui trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiết kế. - Về thực nghiệm: Tổ chức được ít nhất 1 tiết dạy trên một lớp trong một học kì có lồng ghép trò chơi vào bài giảng. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình. - Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học. - Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu. - Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầm mềm powerpoint 2007. 3.2. Nghiên cứu thực nghiệm: - Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi vật lý. - Bước đầu lồng ghép tổ chức trong các tiết bài tập ở các lớp mà tôi đang giảng dạy. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Những yêu cầu của một trò chơi vật lí: Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy giáo viên cần thiết phải thực hiện thành thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạt động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả,… Như vậy, muốn học tốt vật lí thì phải luôn thực hiện tốt các hành động vật lí. Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ thể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá trình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy,… Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúng ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau: Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt. Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể. Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý. Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng. Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham gia. 2. Một số trò chơi vật lí: 2.1. Trắc nghiệm vật lí: Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng. Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính. Hình thức chơi: Chia theo tổ, nhóm . 2.2. Trò chơi lật hình: Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 1). Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính. Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng. 2.3. Đố vui ô chữ vật lí: Nguyên tắc: + Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang. + Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng (xem phụ lục 3). Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính. Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài. 2.4. Đố vui ba dữ kiện vật lí: Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về lịch sử vật lí, kiến thức vật lí, hiện tượng vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đại lượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 4). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10 giây. Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảo đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính. Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các buổi sinh hoạt dưới cờ. 3. Qui trình tổ chức trò chơi vật lí: Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy vật lí cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau: - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế. - Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. - Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi. - Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn [1]. - Bước 5: Tổ chức trò chơi. - Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm. 4. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007: - Tạo liên kết trang: + Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide. + Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink. + Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn , sau đó vào và chọn trang cần liên kết đến. + Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu. - Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\ Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý. - Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh. + Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất. + Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options. + Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on click of . Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok. - Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần trình diễn. 5. Kiểm nghiệm thực tế: Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng của học sinh và khả năng xử lí tình huống của học sinh, tôi thấy cần phải lồng ghép vào một phương pháp dạy học mới để giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học trong sách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã lựa chọn từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vào từng nội dung bài giảng. Thời gian lồng ghép thường là đầu tiết học với mục đích kiểm tra bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa cho việc tổ chức trò chơi dạng này thường là khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép vào tiết ôn tập cuối chương để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp kiến thức đã học, phát hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để khắc sâu hơn nữa kiến thức vật lí. Thời gian có thể khoảng 15 phút. Trong trường hợp này nên phối hợp nhiều trò chơi để tăng sức hấp dẫn và thu hút được học sinh tham gia. Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các trò chơi ở các lớp như 10A1, 10A2, 10A3,10A4, 10A5, 10A6 và 10A7 với trò chơi đã nêu ở trên. Kết quả là tất cả học sinh đều hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hôm nào có trò chơi là các em rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các hoạt động giữa thầy và trò. Tuy kết việc tổ chức còn khó khăn do hạn chế về mặt thời gian và phương tiện nhưng cũng khẳng định rằng phương pháp này đã mang lại hiệu quả trong quá trình dạy và học. Vì vậy, trò chơi vật lí cần được nghiên cứu và lồng ghép vào bài giảng vật lí để góp phần thực hiện tốt hơn mục đích dạy học. III. KẾT LUẬN: Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi ôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ. Trường phổ thông có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ đề hoạt động theo tháng hoặc tổ chức ngoại khóa, Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khối lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơi dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè. Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi trình bày trên đã thực hiện trên một số lớp và thấy được những hiệu quả nhất định, trong quá trình thực hiện có thể có những điểm chưa thực sự hiệu quả cao hoặc cần chỉnh sửa thêm để hoàn chỉnh, rất mong quý thầy cô đồng nghiệp xem tham khảo, áp dụng , và đóng góp thiện hơn, nhằm một mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực trong dạy và học. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nha Trang ngày 5/3/2012 Người thực hiện NGUYỄN QUANG VŨ TÀI LIỆU THAM KHẢO Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học, 2007. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà xuất bản trẻ, 2003. Nguyễn Trí Hoàng, Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục,1998. Nguyễn Đức Thâm, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1999. Bùi Sỹ Tụng và nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa thí điểm lớp 11 môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục, 2004. PHỤ LỤC 1: TRÒ CHƠI LẬT HÌNH - Thể lệ: Xem phần 2.2. - Nội dung ôn tập: Chương Động lực học chất điểm. - Mục đích giáo dục: + Giúp học sinh nhớ lại kiến thức Chương Động lực học chất điểm. + Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ISAAC NEWTON. CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 5 CÂU 7 CÂU 9 CÂU 4 CÂU 6 CÂU 8 CÂU 10 NỘI DUNG CÂU HỎI STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1 Định luật nào nói về tính chất quán tính ? Định luật I Niu - tơn 2 Lực nào giữ cho mặt trăng chuyển động gần như tròn đều xung quanh trái đất ? Lực hấp dẫn 3 Một máy bay đang bay , thả rơi một quả đạn, quỹ đạo của quả đạn như thế nào ? Có dạng một nhánh của Parabol. 4 Hai lực luôn tồn tại đồng thời trong khi các vật tương tác gọi là gì ? Lực và phản lực 5 Quan hệ giữa lực hấp dẫn và khoảng cách như thế nào ? Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. 6 Nếu một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật sẽ chuyển động như thế nào ? Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều. 7 Điểm đặt của trọng lực gọi là gì ? Trọng tâm. 8 Đối với dây thép hoặc dây cao su bị kéo dãn thì lực đàn hồi gọi là gì ? Lực căng 9 Một vật đặt trên một chiếc cân trong thang máy, khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a, trọng lượng của vật thay đổi như thế nào? Trọng lượng của vật tăng : P’=(a+g)m 10 Có hai viên bi ở cùng độ cao, một viên được ném ngang, một viên thả rơi tự do, viên bi nào chạm đất trước? Rơi chạm đất cùng lúc Từ khóa Đây là nhà bác học nào ? ISAAC NEWTON PHỤ LỤC 2: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ - Thể lệ: Xem phần 2.4. - Nội dung cần ôn tập: chương các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 ban cơ bản. - Mục đích giáo dục: + Ôn tập kiến thức chương các định luật bảo toàn. + Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải. 1, Ô CHỮ : 1 2 3 4 5 6 7 8 Ô TỪ KHÓA : 2, Nội dung câu hỏi : Một vật đang nằm yên ở một độ cao h so với mặt đất có thể có dạng năng lượng nào ? Đây là tên của một nhà máy điện lớn trên sông Sê San, được xem là nguồn điện lớn nhất của Tây Nguyên. “Trong quá trình chuyển động của một vật, động năng có thể ... thành thế năng” . tìm từ còn thiếu trong câu trên. Trong quá trình chuyển động của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng là đại lượng như thế nào ? Đây là dạng năng lượng một vật có được do nó đang chuyển động . Đây là một cách làm thay đổi động năng của một vật. Đây là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. Khi một lò xo bị biến dạng thì nó dự trữ một năng lượng gọi là thế năng .... (điền từ còn thiếu). Hàng dọc trong khung in đậm là từ gì? ĐÁP ÁN: T H Ế N Ă N G Y A L Y C H U Y Ể N H Ó A K H Ô N G Đ Ổ I Đ Ộ N G N Ă N G T H Ự C H I Ệ N C Ô N G C Ô N G S U Ấ T Đ À N H Ồ I Ô TỪ KHÓA : T H Ủ Y Đ I Ệ N PHỤ LỤC 3: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ - Thể lệ: Xem phần 2.5. - Nội dung ôn tập: Chương chất khí vật lý 10CB. - Mục đích giáo dục: + Giúp học sinh ôn tập Chương chất khí vật lý 10CB. + Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như các hiện tượng vật lý,... thông qua các câu hỏi. STT Câu hỏi Ba dữ kiện Đáp án 1 Ông là ai? - Ông là nhà bác học người Anh sinh năm 1627 mất năm 1691 - Ông là một trong những người nghiên cứu ra các định luật về chất khí - Ông có một định luật mang tên ông, nói về quá trình Đẳng nhiệt. Bôi lơ – Mariot 2 Quá trình gì ? - Quá trình này trên đồ thị p-T có dạng là một đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc tọa độ. - trong quá trình này nếu nhiệt độ tăng thì áp suât tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. - là quá trình biến đổi trạng thái mà khí được đựng trong bình kín có thể tích không đổi Quá trình đẳng tích. 3 Đại lượng gì? - Đại lượng này là một thông số của chất khí , có liên quan mật thiết đến nội năng của khí. - Nếu đại lượng này không đổi thì áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với thể tích của nó. - có thể đo bằng nhiệt kế. Nhiệt độ. 4 Đây là loại lực gì ? - loại lực này chỉ có tác dụng trong khoảng cách rất nhỏ. - khi khoảng cách giảm nó trở thành lực đẩy, khi khoảng cách tăng nó trở thành lực hút. - Lực này liên kết các nguyên tử, phân tử với nhau. Lực tương tác phân tử 5 Ông là ai? - nhà hoá học và vật lí Pháp, nổi tiếng do đã tìm ra những định luật về các chất khí; xây dựng phương pháp phân tích thể tích. - Ông đã cùng nhà bác học Sac-lơ nghiên cứu ra định luật về chất khí lý tưởng. - Định luật mang tên ông nói về quá trình đẳng áp. Gay-Luy-xac Trên đây là một số phụ lục về các trò chơi vật lý vui có thể lồng ghép trong các giờ học, các tiết bài tập, tiết ôn tập... trên cơ sở đó có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh và với nội dung ôn tập. (HẾT)

File đính kèm:

  • docSKKN TO CHUC TRO CHOI VAT LY VUI.doc
Giáo án liên quan