Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
23 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong môn công nghệ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục & đào tạo tỉnh Bắc Ninh
trường THPT Gia bình số I
*********************
&
sáng kiến kinh nghiệm
ứng dụng Công nghệ thông tin giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
môn Công nghệ 11
Người làm đề tài: Nguyễn Trọng Quyến
Môn: Công nghệ
Tổ: Vật Lý – Công nghệ – Tin học
Trường: THPT Gia Bình số I
Gia Bình, tháng 03 năm 2008
Phần I
Phần mở đầu
1/- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm...
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay các trường đều được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, Máy tính phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài là “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong”. Đây chính là lý do chọn đề tài này.
2/- Mục đích của đề tài:
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong được tốt hơn. Với môn Công nghệ 11 phần động cơ đốt trong gắn liền các khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Một bước rất quan trọng để hình thành khái niệm và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong là dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động. ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới.
đề tài này làm cơ sở để giảng dạy các bài tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ.
3/- Khách thể, đối tượng nghiên cứu và khảo sát:
Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ. Do đó môn Công nghệ trong trường THPT chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng về:
+ Các dạng nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, như vật liệu cơ khí, vật liệu kỹ thuật điện, năng lượng dầu mỏ(xăng, dầu...), điện năng, cơ năng, bản vẽ kỹ thuật.
+ Các phương tiện kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và cách sử dụng chúng, như các dụng cụ cầm tay, các loại dụng cụ đo và kiểm tra, các loại máy móc - thiết bị kỹ thuật....
+ Các quá trình kỹ thuật - công nghệ điển hình trong sản xuất công nghiệp, như quá trình truyền và biến đổi các dạng chuyển động và năng lượng, quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, các quá trình và phương pháp gia công vật liệu kỹ thuật, quá trình thu phát năng lượng điện từ...
Như vậy đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp (cơ khí, động lực, điện kỹ thuật, điện tử...)
Nội dung và mức độ phản ánh những đối tượng trên được thể hiện trong chương trình và hệ thống tài liệu giáo khoa của môn học. Chúng được lựa chọn và sắp xếp thành các phân môn cụ thể đó là.
+ Vẽ kỹ thuật - Gia công vật liệu - Động cơ đốt trong Chương trình lớp 11.
+ Kỹ thuật điện - Điện tử. Chương trình lớp 12.
Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài là kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong phạm vi bài 20 và bài 21 Môn Công nghệ lớp 11. Các bài này thuộc Chương 5 “ Đại cương về động cơ đốt trong ”. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong vì nó rất trìu tượng không nhìn thấy được. Đây cũng là những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, hệ thống của Động cơ đốt trong. Khi giảng dạy bài này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để:
+ Học sinh nắm được cấu tạo chung của Động cơ, hiểu được các sơ đồ, từ đó tìm hiểu được nguyên lý làm việc của động cơ.
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế.
4/- Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy lớp 11 THPT, tôi cảm thấy có rất nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của Động cơ. Hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đang là một bước đột phá để tìm ra phương pháp giảng dạy mới. Chính vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp học sinh nắm được cấu tạo nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong được dễ dàng hơn. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2005-2006 đến nay thông qua các quá trình sau:
- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nâng cao chất lượng bài soạn.
- Qua quá trình dự giờ thăm lớp với đồng nghiệp.
- Qua quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược của học sinh. So sánh sự tiếp thu bài của học sinh thông qua chất lượng bài kiểm tra.
5/- Tác dụng của đề tài:
Đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo xu thế hiện đại bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng. Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn kỹ thuật này.
Phần II
nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
1/- Cơ sở khoa học của đề tài.
Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
* Phương pháp đặc trưng của bộ môn:
- Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Muốn đạt được các yêu cầu đó mỗi người giáo viên phải không ngừng học hỏi trao đổi dự giờ với đồng nghịêp. Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng bài dạy trên lớp với từng đối tượng học sinh khác nhau.
2/- Cơ sở thực tiễn của đề tài này.
a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm cho học sinh khó hình dung ra cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong .
Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề.
* Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện.
* Hạn chế:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể.
- Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động.
- Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong giúp cho học sinh tiếp cận cấu tạo và nguyên lý một cách rõ ràng hơn.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp của mình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong dành cho học sinh lớp 11 THPT.
b/ Đề xuất hướng dạy mới.
- Dùng POWERPOINT để thiết kế giáo án điện tử và trình chiếu bài giảng bằng máy chiếu đa năng.
- Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng như cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các loại động cơ đốt trong để nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại động cơ riêng biệt.
- Khai thác các tư liệu phục vụ cho bài giảng phải chính xác, có tính thuyết phục cao nhằm giúp cho học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất.
- Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02, phần mềm Media Player Classie và Macro Media Flash Player 7.0 r14, để đọc các Video Clip và chạy các siêu liên kết trong bài giảng.
Chương II
Những căn cứ để xây dựng nội dung đề tài
1/- Căn cứ vào chương trình tài liệu:
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 các bài 20 và bài 21 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban đại trà nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được tuy nhiên ở bài 21 phần kiến thức còn nhiều thời gian còn ít. Khi trình bày nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trìu tượng, vì không nhìn thấy được quá trình hoạt động của Động cơ, do vậy khiến học sinh khó tiếp thu bài.
2/- Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:
Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít. Hiện nay trong tình hình thực tế ở trường THPT Mô hình, tranh vẽ của chương trình phân ban Công nghệ 11 không có vì vậy rất khó khăn cho quá trình giảng dạy.
Hiện nay với trường THPT Gia Bình I Có 1 điều kiện thuận lợi là có một bộ gồm máy chiếu đa năng, máy tính sách tay và 1 nhân viên phụ tá nên việc ứng dụng công nghệ thông tin với bài giảng là thuận lợi. Nhưng với 1 trường THPT chỉ có 1 bộ thiết bị như vậy là ít chưa đáp ứng được với yêu cầu của công tác giảng dạy.
3/ Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là Học sinh Huyện Gia Bình ở vùng nông thôn nông nghiệp thuần tuý. Trình độ nhận thức các em không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học.
4/ Căn cứ vào nội dung của từng bài dạy:
Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng tâm theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý. Vì nếu chúng ta không lựa chọn phù hợp, thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ, sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trìu tượng. Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy sẽ giúp cho học sinh nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài.
Chương III
các Giải pháp cụ thể của nội dung đề tài
A. Cấu tạo của động cơ đốt trong
Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo chung của động cơ đốt trong ( Sơ đồ sách giáo khoa hình 20.1 trang 96) trình chiếu trên POWERPOINT giới thiệu cho học sinh quan sát và nắm được cấu tạo chung kết hợp với mô hình của động cơ điêzen giới thiệu từng bộ phận cho học sinh quan sát. So sánh giữa 2 loại động cơ.
Sơ đồ cấu tạo của động cơ xăng 4 kỳ 1 xi lanh
1- Nắp máy
2. Bugi
3. Pít tông
4. Bơm nước
5. Con đội
6. Bánh đà
7. Trục cam
8. Bơm dầu bôi trơn
9. Các te
10. Bánh răng phân phối
11. Trục khuỷu
12. Thanh truyền 13. Chốt pít tông
14. Xupáp nạp
15. Bộ chế hoà khí
16. Xu páp thải
17. Cò mổ
18. Đũa đẩy
Sau khi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo của động cơ giáo viên chỉ rõ nhiệm vụ và cấu tạo của từng chi tiết trên sơ đồ rồi yêu cầu các em lắp ghép từng chi tiết vào hai cơ cấu và 4 hệ thống chính. (Chỉ cần chỉ ra các chi tiết chung của từng cơ cấu hệ thống còn cấu tạo cụ thể của từng cơ cấu hệ thống sẽ được nghiên cứu trong các bài sau):
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Cơ cấu phân phối khí.
Hệ thống bôi trơn.
Hệ thống làm mát.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
Hệ thống khởi động.
Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.
B. Nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong
Trước khi vào nguyên lý làm việc giáo viên cần phải giới thiệu cho học sinh những khái niệm thuật ngữ cơ bản để giúp cho học sinh nắm và hiểu được nguyên lý làm việc đơn giản hơn .
I/ Một số khái niệm cơ bản:
Giáo viên cho hoạ sinh quan sát video chuyển động làm việc của động cơ xăng 4 kỳ.Kết hợp với hình sơ đồ sách giáo khoa để học sinh nắm sơ bộ về các điểm chết và thể tích của xi lanh thay đổi khi pít tông chuyển động
Vidieo. Chuyển động Sơ đồ các điểm chết của pít tông và thể tích xi lanh
Giáo viên chụp Sơ đồ sách giáo khoa hình 21.1 trang 97. Trình chiếu trên POWERPOINT giới thiệu cho học sinh quan sát để nắm được các khái niệm cơ bản của động cơ đốt trong
1/- Các điểm chết: ( ĐCT và ĐCD )
Điểm chết dưới: Khi pít tông gần tâm trục khuỷu nhất.
Điểm chết trên: Khi pít tông xa tâm trục khuỷu nhất.
2/- Hành trình của pít tông: ( S )
Khi pít tông đi được quãng đường giữa 2 điểm chết.
Công thức S = 2R ( R là bán kính của trục khuỷu ).
3/- Thể tích công tác: ( VCT )
Thể tích của xi lanh giữa 2 điểm chết của pít tông.
Công thức ( D là đường kính của xi lanh ).
4/- Thể tích buồng cháy: ( VBC)
Là thể tích còn lại của xi lanh giữa đỉnh píttông và nắp máy khi pít tông ở điểm chết trên.
5/- Thể tích toàn phần: ( VTP )
- Là tổng thể tích của thể tích buồng cháy và thể tích công tác.
- Công thức VTP = VCT + VBC
6/- Tỉ số nén ( ): ( Giáo viên giới thiệu)
Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
Công thức ( Động cơ Điêzen Động cơ xăng )
7/- Chu trình làm việc của động cơ: (Giáo viên giới thiệu)
Khi động cơ làm việc trong xi lanh diễn ra 4 quá trình nạp, nén, nổ, thải. tổng hợp 4 quá trình là 1 chu trình làm việc của động cơ.
8/- Kỳ: ( Giáo viên giới thiệu)
Kì là 1 phần của chu trình diễn ra trong một hành trình pít tông.
Sau khi giới thiệu đầy đủ các thuật ngữ khái niệm cơ bản giáo viên cho quan sát chuyển động của video 1 lần nữa để học sinh nắm chắc được các thuật ngữ trên.
II/ Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ:
1/- Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kỳ:
a/ Kì 1: Nạp ( Hình 21.2a SGK )
Giáo viên sử dụng siêu liên kết đến video hoạt hình chuyển động của quá trình nạp nhiên liệu. Khi quan sát học sinh sẽ thấy được khi pít tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới các xu páp ở vị trí như thế nào? không khí đi vào xi lanh như thế nào?. Học sinh sẽ hiểu được quá trình nạp không khí của động cơ điêzen. ( Kết hợp với hình 21.2a )
Hình 21.2a
Video. Hoạt hình nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ
Quá trình quan sát cho chuyển động ở tốc độ chậm để học sinh nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ.
b/ Kỳ 2: Nén (Hình 21.2b SGK )
Giáo viên cho học sinh quan sát phần tiếp theo của hoạt hình ở kỳ nén dùng siêu liên kết đến video hoạt hình trên với chuyển động chậm kết hợp với sơ đồ sách giáo khoa chụp trên màn hình để học sinh tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Khi pít tông chuyển động đi lên 2 xu páp ở chế độ nào? không khí trong xi lanh áp suất và nhiệt độ như thế nào? Khi pít tông nén đến gần điểm chết trên xảy ra điều gì trong buồng cháy của động cơ? Học sinh tìm hiểu theo hướng dẫn của Giáo viên.
Hình 21.2a
Hình 21.2b
Video. Hoạt hình nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ
Quá trình quan sát cho chuyển động ở tốc độ chậm để học sinh nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ điêzen 4 kỳ.
c/ Kỳ 3: Cháy – Dãn nở ( Hình 21.2c SGK)
Giáo viên dùng siêu liên kết đến video hoạt hình trên với chuyển động chậm kết hợp với sơ đồ sách giáo khoa chụp trên màn hình để học sinh cho học sinh quan sát tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Giáo viên nêu vấn đề khi cháy dãn nở xảy ra Hai xu páp như thế nào, điều gì làm cho pít tông chuyển động xuống dưới?. Học sinh quan sát kết hợp với sơ đồ theo hướng dẫn của Giáo viên để tìm ra nguyên lý hoạt động. Giáo viên nhấn mạnh kỳ này là kỳ sinh công.
Video. Hoạt hình nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ
Hình 21.2c
Hình 21.2b
Hình 21.2a
d/ Kỳ 4: Thải ( Hình 21.2d SGK)
Giáo viên cho học sinh quan sát video hoạt hình chuyển động của động cơ 4 kỳ kết hợp với sơ đồ SGK để học sinh tìm hiểu nguyên lý hoạt động.
Video. Hoạt hình nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ
Hình 21.2d
Hình 21.2a
Trục khuỷu chuyển động đẩy pít tông từ điểm chết dưới lên điểm chết trên lúc này 2 xu páp như thế nào? Khí thải trong xi lanh chuyển động qua đâu ra ngoài? Cuối kỳ này điều gì xảy ra đối với 2 xu páp?.
Giáo viên nhấn mạnh việc xu páp hút mở khi pít tông đến gần điểm chết trên và khi pít tông đi qua điểm chết trên xu páp thải mới đóng lại điều này giúp cho động cơ hút được đầy và thải được sạch hơn.
2/- Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ.
Giáo viên cho học sinh quan sát hoạt hình chuyển động của động cơ xăng 4 kỳ yêu cầu học sinh lưu ý 4 kỳ hoạt động của động cơ.
Video. Hoạt hình chuyển động của động cơ xăng 4 kỳ
Thứ tự các kỳ của động cơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát video hoạt hình chuyển động, nhấn mạnh nguyên lý làm việc tương tự như động cơ điêzen 4 kỳ. Nhưng có 2 điểm khác biệt đó là:
Trong kỳ nạp: Khí nạp vào xi lanh của động cơ Điêzen là không khí, còn động cơ xăng là hỗn hợp xăng và không khí. Hỗn hợp này được bộ chế hoà khí (hoặc vòi phun xăng) chuẩn bị trên đường ống nạp.
Cuối kỳ nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu vào trong xi lanh, nhiên liệu tự bốc cháy, còn động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng và không khí trong xi lanh.
Sau khi học sinh nghiên cứu xong phần nguyên lý làm việc cho học sinh quan sát chuyển động của hai Video của hãng xe For ( Nguồn Đại học sư phạm Hà Nội). Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02 hoặc Macro Media Flash Player 7.0 r14 để đọc 2 video này.
và
Video. Hoạt động của động cơ 4 kỳ
III/ Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ:
1/- Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kỳ.
Giáo viên chụp hình ảnh 21.3 SGK tranh 101 sau đó đưa vào giáo án điện tử trình chiếu trên Power Point cho học sinh quan sát sơ đồ cấu tạo của động cơ xăng 2 kỳ loại có 3 cửa khí ( nạp, quét, thải)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cấu tạo của động cơ xăng 2 kỳ lưu ý nhiệm vụ của 3 cửa khí nạp, quét, thải và Cácte. Đặc điểm cấu tạo động cơ này là không có Xu páp Pít tông đóng vai trò là van trượt để đóng mở các cửa khí.
Bugi
Pít tông
Cửa thải
Cửa nạp
Thanh truyền
Trục khuỷu
Cácte
Đường thông Cácte với Cửa quét
Cửa quét
10- Xi lanh
2/- Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ
Giáo viên dùng siêu liên kết trong bài giảng trên Power Point đến video chuyển động của động cơ xăng 2 kỳ. Dùng phương án dừng hình trong từng trường hợp cho học sinh nắm được nguyên lý làm việc của động cơ. ( Nguồn Đại học sư phạm Hà Nội). Dùng Macro Media Flash Player 7.0 r14 để đọc Video này
Video. Hoạt động của động cơ 2 kỳ có 3 cửa khí
Sau khi quan sát song giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào tìm hiểu nguyên lý làm việc. Giáo viên vẽ sơ đồ nguyên lý trên Power Point, theo các sơ đồ SGK 21.4 ( Yêu cầu học sinh về nhà vẽ sơ đồ), kết hợp với chuyển động của video để học sinh tìm ra nguyên lý hoạt động của 2 kỳ động cơ). Cho học sinh ghi cụ thể tên gọi của từng bộ phận trên sơ đồ trong sách giáo khoa.
a/ Kỳ 1: Cháy –Dãn nở, thải tự do và quét - thải khí. (Hình a, b, c, d )
Pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD nhờ khí cháy sinh công. Giáo viên vẽ sơ đồ nguyên lý trên Power Point chiếu cho học sinh quan sát.
Hình b. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông bắt đầu mở cửa thải
Hình a. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông đi xuống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lưu ý tên gọi từng bộ phận chi tiết theo sơ đồ hình 21.4 sách giáo khoa trang 102)
Đầu kỳ 1 Píttông ở điểm chết trên ( Hình a) Khí có áp suất cao cháy giãn nở đẩy píttông 2 đi xuống làm quay trục khuỷu sinh công. Quá trình này kết thúc khi píttông đi xuống mở cửa 3. ( Hình b )
Khi cửa 3 mở khí thải trong xi lanh bị đẩy ra ngoài, giai đoạn thải tự do. Lúc này cửa 4 đã đóng hoà khí trong Cácte bị nén lại. (Hình c)
Pít tông đi xuống mở cửa quét. Hoà khí có áp suất cao do bị nén được đẩy từ Cácte qua đường thông 8 tới cửa quét 9 đi vào xi lanh ( Hình d) đẩy khí thải đi ra ngoài Giai đoạn này là quét – khí thải.
Hình d. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông đi đến điểm chết dưới
Hình c. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông bắt đầu mở cửa quét
b/ Kỳ 2: Quét - thải khí, lọt khí, nén, nạp, cháy ( Hình d, e, g, a )
Pít tông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên nhờ trục khuỷu.
Lúc đầu cửa quét thải vẫn mở ( Hình d ) Hoà khí tiếp tục đi vào xi lanh đẩy khí thải ra ngoài đây vẫn thuộc vè giai đoạn quét – thải khí đến khi pít tông đóng cửa quét( hình e ).
Khi píttông đóng cửa quét và cửa thải ( Hình g ) một phần hoà khí lọt ra ngoài theo khí thải. Giai đoạn này là giai đoạn lọt khí.
Từ khi pít tông đóng cửa thải, khi pít tông gần đến điểm chết trên (Hình a) lúc này là quá trình nén. Đồng thời khi pít tông đi lên không gian Cácte áp suất giảm đến khi mở cửa nạp thì hoà khí sẽ đi vào trong không gian Cácte. Cuối kỳ 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp nén trong xi lanh.
Hình g. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông đi đến điểm chết dưới
Hình e. Sơ đồ nguyên lý khi Píttông đi đến điểm chết dưới
Giáo viên nhấn mạnh đặc điểm cơ bản của pít tông có cấu tạo lồi để hướng cho dòng hoà khí chuyển động lên trên tránh lọt khí.
3/- Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 2 kỳ.
Nguyên lý làm viẹc của động cơ Điêzen 2 kỳ tương tự như động cơ xăng 2 kỳ chỉ có 2 điểm khác sau:
Khí nạp vào cácte động cơ xăng là hoà khí ( Hỗn hợp xăng và không khí), còn ở động cơ điêzen chỉ là không khí.
Cuối kỳ nén ở động cơ xăng bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí còn động cơ Điêzen thì vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy để nhiên liệu gặp không khí nén có áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy.
Sau khi nghiên cứu song phần nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ giáo viên cho học sinh quan sát video hoạt động của động cơ 2 kỳ để học sinh nắm chắc thêm phần nguyên lý hoạt động của hệ thống. (Dùng Phần mềm Media Player Classic và Macro Media Flash Player 7.0 r14 để đọc 2 video này)
Video. Hoạt động của động cơ 2 kỳ.
( Nguồn video Đại học Sư phạm Hà nội và Đại học sư phạm Thái Nguyên )
Chương IV
Kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất.
1/- Kết quả khảo nghiệm
So sánh với kết quả các năm trước sau khi sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng, tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trìu tượng khi tìm hiểu cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong.
Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình. Cơ bản các em hiểu và nắm được bài theo yêu cầu.
2/- Những kiến nghị đề xuất.
a/ Đối với người dạy và người học.
- Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
Đối với học sinh :
- Phải chuẩn bị bài cũ và đọc trước phần kiến thức mới thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên ( Đọc trước nội dung theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (Giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực , sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
- Phải tạo ra được sự hứng thú với môn Công nghệ không được coi đây là môn phụ.
Đối với giáo viên:
- Phải đầu tư soạn Giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
- Phải có hướng khai thác hợp lý các tư liệu, đảm bảo tính khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của học sinh. Th
File đính kèm:
- Nguyen ly lam viec cua dong co.doc