Đất nước ta từ xưa đến nay, sự học luôn được mọi thế hệ quan tâm trong các giai đoạn phát triển của đất nước.
Cùng với sự đi lên của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng. Nhận rõ được tầm quan trọng của việc “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” như Bác Hồ đã nói, chúng ta đã và đang ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo. Muốn đất nước phát triển đi lên Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá thì mọi người dân phải lấy tri thức, văn hoá làm gốc
38 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẽ kĩ thuật cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đất nước ta từ xưa đến nay, sự học luôn được mọi thế hệ quan tâm trong các giai đoạn phát triển của đất nước.
Cùng với sự đi lên của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng. Nhận rõ được tầm quan trọng của việc “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” như Bác Hồ đã nói, chúng ta đã và đang ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo. Muốn đất nước phát triển đi lên Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá thì mọi người dân phải lấy tri thức, văn hoá làm gốc. Do đó Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Một trong các mục tiêu mà nghành GD đang chú trọng đó là cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tất cả các cấp học, các bậc học. Bắt đầu từ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học đến cải cách chương trình sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến bậc trung học. Đặc biệt là toàn nghành giáo dục đang sôi nổi trong phong trào “ Hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với hiện tượng ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo”. Đặc biệt , một sự thật đang làm đau đầu các nhà quản lí vì tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ” thì việc hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp là việc làm cấp thiết. Các phong trào này đã đưa một luồng gió mới tới toàn xã hội và ngành giáo dục đang thực sự chuyển mình.
Trong hoàn cảnh đó, môn Công nghệ, một môn học đang được quan tâm đặc biệt là trong những năm gần đây cũng được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn, được coi trọng hơn các năm trước đây. Được cấp các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc dạy và học. Được tăng thời lượng dạy và học. Đó là những thay đổi hết sức cần thiết, phù hợp với sự phát triển tất yếu. Bởi đây là một môn khoa học kỹ thuật ứng dụng, có vị trí quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, nâng cao tri thức, trí tuệ cho học sinh, kích thích tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, là nền tảng để học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, bộ môn này góp phần rất lớn trong việc hướng các em học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực bản thân và với xu hướng, nhu cầu của thời đại.
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với chương vẽ kĩ thuật cơ sở, thuộc phần 1: Vẽ kĩ thuật trong bộ môn Công nghệ lớp 11 còn gặp không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh vì nó rất phong phú, trừu tượng, đòi hỏi tính sáng tạo, khả năng tư duy cao. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay là nhà trường THPT Chu Văn An chưa có các mô hình vật thể, nhưng lại được trang bị các trang thiết bị hiện đại đáp ứng với dạy học theo công nghệ hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính...phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất phù hợp. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẽ kĩ thuật cơ sở”.
Mục đích nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần Vẽ kĩ thuật cơ sở được tốt hơn, công nghệ thông tin sẽ mang lại không khí mới cho lớp học, giúp các em học sinh dễ dàng hoàn thiện về kiến thức và kĩ năng. Với môn Công nghệ 11, chương Vẽ kĩ thuật cơ sở đề cập đến các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, các phương pháp dựng hình chiếu, hình cắt và mặt cắt, dựng hình không gian 3 chiều của vật. Một bước rất quan trọng để lĩnh hội các kiến thức này là dẫn dắt HS đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Ở đây việc áp dụng các phương tiện hiện đại là rất quan trọng, nó quyết định sự hình thành tư duy kĩ thuật cho HS, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, phát huy tính tích cực và chủ động của HS trong việc tiếp thu kiến thức mới. Làm cơ sở để giảng dạy và học tập các nội dung của vẽ kĩ thuật cơ sở và vẽ kĩ thuật ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Chu Văn An năm học 2011 – 2012.
Phạm vi nghiên cứu:
Kho tàng kiến thức vẽ kĩ thuật rất phong phú và rộng lớn. Trong đề tài này tôi chủ yếu đề cập tới các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, nội dung phương pháp hình chiếu vuông góc, phương pháp hình cắt, mặt cắt, phương pháp hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh trong chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở, thuộc phần : Vẽ kĩ thuật của môn Công nghệ lớp 11.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích là làm nổi bật lên phương pháp và những thành công bước đầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương vẽ kĩ thuật cơ sở tôi có sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp tư duy lôgíc
- Phương pháp thị phạm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Thời gian nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tập trung nghiên cứu và thực hành trên lớp trong khoảng thời gian từ năm học 2011 – 2012 đến nay thông qua các quá trình:
Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nâng cao chất lượng bài soạn.
Qua quá trình dự giờ thăm lớp và trao đổi với đồng nghiệp
Qua quá trình kiểm tra, đánh giá tín hiệu ngược của học sinh.
Qua quá trình tìm tòi các tài liệu, các mô hình động trên internet
Vì thế đề tài là kết quả nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân.
7. Tác dụng của đề tài
Tôi viết đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học phổ thông theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm và hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn vẫn được coi là khô khan, trừu tượng. Nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kĩ thuật này. Hy vọng với đề tài này, không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn giúp ích cho các các bạn đồng nghiệp và các em học sinh.
Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lí luận
1/ Cơ sở khoa học của đề tài.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm định hướng cho học sinh THPT về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó môn Công nghệ đã từng bước đưa đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, việc thay đổi phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một việc làm cấp thiết.
2/ Cơ sở thực tiễn.
Nội dung của chương trình Công nghệ trong trường phổ thông trung học xuyên suốt là các kiến thức về ứng dụng khoa học công nghệ trong Vẽ kỹ thuật, trong chế tạo cơ khí, Động cơ đốt trong, Điện dân dụng, điện tử. Trong các phần kiến thức đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong vẽ kỹ thuật là một nội dung khó đối với học sinh, bởi lẽ các em cần tư duy tưởng tượng thật sự phong phú. Thêm vào đó, vì thời lượng có hạn nên chương trình SGK chỉ trình bày vắn tắt về các thông tin, chưa cụ thể hoá được từng thao tác tưởng tượng và vẽ. Nếu các ngôn ngữ kỹ thuật dựa trên các thông tin và hình ảnh mà được lồng ghép với nhau một cách linh hoạt theo đúng trình tự công nghệ thì bài giảng sẽ đạt hiệu quả cao.
Chương 2: Thực trạng vấn đề
Căn cứ vào nội dung chương trình và phương pháp dạy học
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11, chương 1 Vẽ kĩ thuật cơ sở là các bài từ bài 1 đến bài 7. Theo phương án SGK mới nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Khi trình bày các phương pháp chiếu và cắt cũng như dựng hình, học sinh rất khó tiếp thu bài và vận dụng vào việc giải các bài tập thực hành vì nó rất trừu tượng.
Trước đây, phương pháp mà giáo viên sử dụng chủ yếu là thuyết trình, nêu vấn đề, trong khi các kiến thức này cần được trực quan hoá bằng hình ảnh và cần giáo viên thị phạm. Với phương pháp thuyết trình, giáo viên chỉ tập trung vào hình vẽ trong SGK, đó là các hình “tĩnh” khiến cho học sinh rơi vào trạng thái bị “áp đặt”. Học sinh không thể thấy rõ được bản chất của vấn đề, không hiểu được các quá trình được xắp xếp theo thứ tự cần phải tưởng tượng và vẽ, không hiểu được sự biến đổi năng lượng trong các quá trình tiếp cận với kiến thức kĩ thuật. Qua thực tế giảng dạy và rút kinh nghiệm từ chính những bài giảng của mình, và kết quả học tập thu được của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần vẽ kĩ thuật cơ sở. Nhằm giúp các em HS nắm vững kiến thức, biết cách lập và trình bày bản vẽ kĩ thuật một cách khoa học, chính xác, và tiết kiệm chi phí sản xuất nhất, người giáo viên cần tìm hiểu và vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, chọn cách làm hợp lý, hướng dẫn các em suy nghĩ tìm lời giải để vận dụng trong việc giải các bài tập cụ thể sao cho kết quả đạt được là cao nhất.
2. Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường
Đối với các trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít, mô hình và tranh vẽ có nhưng ít và đặc biệt là không có mô hình động vì vậy rất khó khăn cho việc dạy học. Tuy nhiên, trường THPT Chu Văn An mấy năm gần đây đã được đầu tư trang thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng, các phòng bộ môn và có một nhân viên thiết bị trợ giảng nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất thuận lợi.
3. Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là học sinh huyện miền núi Văn Yên. Một huyện nghèo và đời sống kinh tế rất khó khăn. Nền công nghiệp chưa phát triển. Trình độ nhận thức của các em không đồng đều giữa vùng thị trấn và vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy việc áp dụng phương pháp dạy học truyền thống để tiếp cận phù hợp với các đối tượng học sinh là rất khó khăn. Với việc vận dụng phương pháp dạy học mới với giáo án điện tử sinh động sẽ có tác dụng rất lớn trong học tập các kiến thức khó, vận dụng vào việc vẽ kĩ thuật cơ sở và qua đây các em sẽ thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn.
4. Đề xuất hướng dạy mới.
- Dùng phần mềm Autocad 2010, SoLid Words để thiết kế các vật thể.
- Dùng PowerPoint để thiết kế, tạo các hoạt hình và trình chiếu bài giảng.
- Học sinh quan sát các ảnh động để hình thành khái niệm về từng tiêu chuẩn trình bày bản vẽ và các phương pháp chiếu, dựng hình.
- Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02; phần mềm Media Player Clasie và Macro Media Flash Player 7.0 r14; Macro Media Flash Player 8.0 r22; MP10setup.exe để đọc các Video Clíp và chạy các liên kết trong bài giảng.
Chương 3: Giải quyết vấn đề
A. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin kĩ thuật, là công cụ chủ yếu để diễn đạt ý đồ thiết kế, là tài liệu kĩ thuật cơ bản để chỉ đạo sản xuất, là ngôn ngữ kĩ thuật của các cán bộ kĩ thuật.
Bản vẽ kĩ thuật được lập theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
1. Vật liệu và dụng cụ vẽ
Vật liệu vẽ:
+ Giấy thường: Để vẽ bằng chì hoặc mực
+ Giấy can: Để can bản vẽ, dùng khi in bằng ánh sáng.
+ Giấy bóng kính Axetat: Để vẽ, in sau đó dùng cho máy chiếu (Overhead)
Dụng cụ vẽ:
+ Bút chì: Theo độ cứng của lõi chì có bút chì cứng (kí hiệu chữ H), bút chì mềm( kí hiệu chữ B), bút chì trung bình (HB)
+ Ê ke:
+ Com pa có 3 loại: - Com pa lớn đầu chì, Com pa nhỏ đầu chì, Com pa đo
+ Thước cong: Nên mua một bộ thước cong gồm nhiều chiếc khác kiểu
Giáo viên chụp hình ảnh thao tác đúng khi đo, điều chỉnh và sử dụng compa và giới thiệu cho học sinh quan sát.
Thíc cong
+ Thước Elip, thước tròn, thước bẹt....
2. Khổ giấy: Theo TCVN 7285: 2003, có 5 khổ giấy chính:
A0: 1189 × 841mm
A1: 841 × 594mm
A2: 594 × 420mm
A3: 420 × 297mm
A4: 297 × 210mm
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chia khổ giấy A0 thành các khổ giấy khác và cách dựng khung vẽ, khung tên như tranh vẽ:Dùng hiệu ứng cắt đôi tờ giấy A0 ta được 2 tờ giấy A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2,cắt đôi tờ A2 ta sẽ được 2 tờ A3 và tiếp tục cắt đôi 1 tờ A3 ta được 2 tờ A4
841
1189
AO
A1
A2
A3
A4
* Khung vẽ: Là khung chỉ giới hạn bản vẽ, được vẽ bằng nét liền đậm
* Khung tên: Là phạm vi để ghi tên bản vẽ, vật liệu tỉ lệ, người vẽ, người quản lí bản vẽ...Được đặt ở góc dưới, bên phải khung vẽ.
MÐp ngoµi
Khung b¶n vÏ
*Nôị dung khung tên:
Chú thích:
(1): “Người vẽ” (7): Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết(bản vẽ)
(2): Họ tên người vẽ (8): Vật liệu của chi tiết
(3): Ngày vẽ (9): Tên trường, lớp
(4): “Người kiểm tra” (10): Tỉ lệ
(5): Họ tên người kiểm tra (11): Kí hiệu
(6): Ngày kiểm tra
3. Tỉ lệ: Là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Theo TCVN 7286 -2003, có 3 loại tỉ lệ:
- Tỉ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1: 5:1; 10:1; 20:1....
- Tỉ lệ nguyên hình: 1:1
- Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:20...
4. Nét vẽ: Giáo viên giới thiệu các loại nét vẽ thường dùng trên bản vẽ kĩ thuật với các đặc tính cụ thể của từng loại nét vẽ.
a, Nét liền đậm: Vẽ các đường bao thấy, cạnh thấy. Chiều rộng nét: S
S = 0.5 - 0.7
b, Nét liền mảnh (S/3): Vẽ các đường gióng, đường kích thước; đường gạch gạch trên mặt cắt...
c, Nét lượn sóng: Vẽ các đường giới hạn hình chiếu, hình cắt
d, Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng
» 5
> 20
e, Nét đứt: Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất
1
3
f, Chữ và số:
+ Khổ chữ: h
+ Kiểu chữ: Chữ đứng, chữ nghiêng
Khæ ch÷ gf
h
h
h
g, Ghi kích thước:
+ Con số kích thước: là trị số kích thước thật, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ, được ghi trên đường kích thước, ở giữa đường kích thước.
+ Đơn vị kích thước là mm nhưng quy ước không ghi trên bản vẽ
+ Đơn vị đo góc là độ, phút, giây phải ghi rõ, VD: 30º45’30’’
+ Mỗi kích thước chỉ ghi một lần
Một số ví dụ về ghi kích thước:
Æ 100
Æ 120
Æ 160
15
10
6
Ð 1:5
Æ 130
18
17 x 18 = 306
B. Hình chiếu vuông góc (Ở đây chỉ đề cập tới phương pháp chiếu góc thứ nhất)
1. Nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất:
Giáo viên thiết kế mô hình (hình vẽ), tạo các hiệu ứng giúp học sinh hình dung các thao tác “chiếu”.
Trong không gian lấy 3 mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một, đặt tên là mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh, đặt vật thể trong không gian sao cho các mặt của vật thể song song với các mặt phẳng hình chiếu. Chiếu vật thể lên mặt phẳng hình chiếu đứng (nhìn từ trước), ta thu được hình chiếu đứng (Hình a).
Chiếu vuông góc vật thể lên mặt phẳng hình chiếu cạnh (nhìn từ trái), ta thu được hình chiếu cạnh (Hình b).
Chiếu vuông góc vật thể lên mặt phẳng hình chiếu bằng (nhìn từ phía trên), ta thu được hình chiếu bằng (Hình c).
Sau đó xoay các mặt phẳng hình chiếu một góc 90º cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình d), ta đã có ba hình chiếu vuông góc của vật thể trên một mặt phẳng hình chiếu (Hình e).
Sau khi tìm hiểu nội dung của phương pháp này, giáo viên trình chiếu một số ví dụ cụ thể nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Bài tập trắc nghiệm: Hãy xác định hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của vật thể sau:
C. Mặt cắt và hình cắt
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm theo SGK. Sau đó vừa trình chiếu các thao tác “cắt” vật thể, vừa diễn giảng cho học sinh dễ nhận biết và bắt chước.
* Ý nghĩa của phương pháp: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, nếu vật thể có nhiều lỗ và rãnh ta phải dùng nét khuất để vẽ, hình biểu diễn có nhiều nét khuất sẽ khiến người đọc bản vẽ rối mắt, khó hình dung vật thể. Mặt cắt và hình cắt sẽ bổ sung cho các hình chiếu vuông góc nhằm giúp việc hình dung vật thể chính xác và dễ dàng hơn.
* Khái niệm: Đặt vật thể trong không gian, dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể làm hai phần (mặt phẳng cắt qua phần lỗ, rãnh), bỏ phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. Chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng.
Mặt cắt là hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể nằm trên và sau mặt phẳng cắt.
* Các loại mặt cắt:
+ Mặt cắt chập: Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng
+ Mặt cắt rời: Mặt cắt được vẽ ngoài hình chiếu tương ứng
* Các loại hình cắt
+ Hình cắt một phần (Hình a)
+ Hình cắt toàn bộ (Hình b)
+ Hình cắt một nửa (Hình c)
Hình b
Hình c
D. Hình chiếu trục đo
* Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể trên một mặt phẳng hình chiếu. Được xây dựng bởi phép chiếu song song
Giáo viên sử dụnghình ảnh có các hiệu ứng động mô tả các bước dựng HCTĐ của khối hộp chữ nhật
* Cách dựng hình chiếu trục đo của vật thể:
* Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo.
+ Góc trục đo: Trong phép chiếu trên, trục o’x’, o’y’, o’z’ là các trục đo
Các góc: x’O’y’, y’O’z’, x’O’z’ là các góc trục đo
+ Hệ số biến dạng: Là tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
O’A’׃ OA= p là hệ số biến dạng theo trục đo O’x’
O’B’׃ OB= q là hệ số biến dạng theo trục đo O’y’
O’C’׃ OC= r là hệ số biến dạng theo trục đo O’z’
* Các loại hình chiếu trục đo:
+ HCTĐ vuông góc đều: x’O’y’= y’O’z’= x’O’z’ = 120º
Các hệ số biến dạng: p = q = r = 1
+ HCTĐ xiên góc cân: x’O’y’= y’O’z’= 135º; x’O’z’ = 90º
Các hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0,5
* Cách vẽ HCTĐ từ hai hình chiếu vuông góc
Ví dụ : Vẽ hình chiếu trục đo của chiếc đe từ hai hình chiếu vuông góc cho trước (H 5.7 SGK)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ 2 hình chiếu vuông góc và hình không gian 3 chiều của vật thể. Dùng các hiệu ứng để so sánh và đối chiếu các kích thước chiều dài, rộng và cao của hình chiếu vuông góc với hình không gian
Trong bước 1, GV hướng dẫn và giảng giải việc vẽ hình chiếu đứng lên mặt phẳng x’O’z’, chú ý nhân các kích thước với các hệ số biến dạng
Dùng các hiệu ứng làm nổi bật đối tượng và hiệu ứng mất đi một số đối tượng để có được hình chiếu trục đo hoàn chỉnh. Qua đây HS sẽ biết cách bắt chước, vận dụng vào việc vẽ các vật thể đơn giản
E. Hình chiếu phối cảnh
Hình chiếu phối cảnh là một nội dung khó, trong nội dung này để học sinh có thể hình dung về phép chiếu xuyên tâm thì GV cần xây dựng hệ thống hình chiếu phối cảnh bằng các hoạt hình xuất hiện và biến mất, có như vậy các em mới nhận biết được điểm nhấn và các thao tác cần phải tưởng tương, quy trình tưởng tượng để nhận biết về hình chiếu phối cảnh, sự so sánh với các hình chiếu khác, bắt chước để vẽ phác HCPC.
* Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn vật thể được xây dựng bởi phép chiếu xuyên tâm:
* Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh:
+ Mặt phẳng vật thể
+ Mặt phẳng tầm mắt
+ Mặt tranh (MPHC)
+ Điểm nhìn (mắt người)
+ đường chân trời tt
* Các loại HCPC: Có hai loại HCPC là 1 điểm tụ (H. 1) và 2 điểm tụ (H 2)
Hình 1 Hình 2
* Cách vẽ phác HCPC một điểm tụ:
Chương IV
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả khảo nghiệm
So sánh với kết quả những năm trước khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các kiến thức vẽ kĩ thuật cơ sở, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong việc tiếp cận kiến thức và việc vận dụng những kiến thức đó và việc thực hành giải các bài tập về vẽ kĩ thuật cơ sở. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, không còn cảm thấy quá trừu tượng, việc tri giác dễ dàng và hiệu quả cao hơn nhiều. Trong giờ học các em rất sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, chủ động hình thành kĩ năng thực hành. Học sinh hiểu bài và biết cách vận dụng ngay trên lớp. Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học 2011-2012 đối với 2 lớp có khả năng nhận thức tốt nhất khối 11, đó là 11A1 và 11A2 như sau:
* Khảo nghiệm lần 1 với bài 2. Hình chiếu vuông góc
+ Lớp 11A1: GV không sử dụng trình chiếu trên máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu các bước, các nguyên công để “chiếu” vật thể và có được các hình chiếu vuông góc từ vật thể trong không gian. Đồng thời phải thuyết trình, giảng giải nhiều học sinh mới hiểu được các khái niệm cơ bản, tuy nhiên khả năng bắt chước, vận dụng vẫn còn nhiều hạn chế, các em còn rất lúng túng.
+ Lớp 11A2 dạy trình chiếu trên máy chiếu Hình chiếu vuông góc theo 2 phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba. Giáo viên chỉ cần giới thiệu, giảng giải và phân tích, trên bài soạn đã có các bước, các nguyên công cụ thể để “chiếu” nên học sinh hiểu ngay được các khái niệm và hơn nữa, có nhiều em đã biết bắt chước, vận dụng để thực hành ngay trên một vật thể khác. Sự chủ động, tích cực được thể hiện rất rõ ràng, mặc dù khả năng nhận thức của lớp 11A2 thấp hơn lớp 11A1
Sau khi dạy bài xong, tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả hai lớp về bài tập vẽ phác hình chiếu đứng, bằng, cạnh của tấm trượt dọc (H2 SGK trang 21). Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8 (%)
Điểm 5-6 (%)
Điểm 3-4 (%)
Điểm <3 (%)
11A1
47
7
(15%)
30 (63,8%)
10 (21,2%)
0
0
11A2
48
15
(31,2%)
28 (58,3%)
5
(10,5%)
0
0
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả, ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã đem lại hiệu quả cao hơn. Số lượng học sinh đạt điểm giỏi ở lớp 11A2 nhiều hơn và số lượng học sinh trung bình ít hơn so với 11A1 mặc dù khả năng nhận thức của HS lớp 11A1 cao hơn HS lớp 11A2.
* Khảo nghiệm lần 2 với Bài 4: Mặt cắt và hình cắt
Cách làm tương tự nhưng lần này tôi đổi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đối với lớp 11A1 và không ứng dụng dạy bằng trình chiếu trên máy chiếu đối với lớp 11A2. Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10 (%)
Điểm 7-8 (%)
Điểm 5-6 (%)
Điểm 3-4 (%)
Điểm <3 (%)
11A1
47
20
(42,5%)
24
(51,1%)
3
(6,4%)
0
0
11A2
48
5
(10,4%)
27
(56,2%)
14
(29,2%)
2
(4,2%)
0
Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy. Với các lớp có nhận thức thấp hơn thì việc giảng dạy chương vẽ kĩ thuật cơ sở càng khó khăn hơn, trừu tượng hơn, khó lĩnh hội kiến thức hơn nếu dùng phương pháp truyền thống để giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã giúp các em dễ hiểu bài và vận dụng được vào việc thực hành. Tất cả các bài từ bài 1 đến bài 7, tôi đều sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy cho các lớp khối 11 và thấy rằng các em rất sôi nổi, hào hứng, chủ động tham gia xây dựng bài, đa số các em hiểu bài ngay trên lớp.
Những kiến nghị, đề xuất.
a. Đối với GV và HS:
Để đạt được hiệu quả dạy học, cần sự cố gắng từ cả hai phía giáo viên và học sinh.
+ Đối với học sinh:
- Phải chuẩn bị bài thật kĩ theo yêu cầu của GV
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau dồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (GV giới thiệu và cung cấp)
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dươí sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV.
+ Đối với GV:
- Phải đầu tư soạn Giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ từ các nguồn kiến thức, kĩ năng sẵn có và từ các nguồn tư liệu có liên quan đến bài giảng.
- Phải có hướng khai thác hợp lí, khoa học, phát huy được khả năng tư duy và tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, kĩ năng vẽ bằng phần mềm Autocad, thành thạo trong thiết kế bài giảng bằng Powerpoint và ứng dụng có hiệu quả các phần mềm này trong việc soạn giáo án và giảng dạy.
b. Đối với các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bộ môn.
- Dạy học công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất vấn đề. Thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng là sự chỉ đạo, quan tâm kịp thời và sát sao của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bộ môn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông, từ những thực tế đã nêu ở trên, tôi xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
- Nhà trường tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng, máy tính, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử.
- Nhà trường giúp đỡ tổ chuyên môn tăng cường mô hình, dụng cụ thực hành thí nghiệm. Bổ sung các loại tài liệu tham khảo để tủ sách của giáo viên thêm phong phú.
- Ngoài bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng và tập huấn thêm chuyên môn cho giáo viên.
- Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Tổ chức soạn mẫu và dạy mẫu đối với các giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Xây dựng ngân hàng giáo án điện tử sử dụng trong tổ chuyên môn.
Phần III.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua 8 năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT Chu Văn An, với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy học cũ, tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và tìm cách hướng dẫn các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vẽ kĩ thuật cơ sở.
Sau
File đính kèm:
- SKKN nam 2011 - 2012 in ra.doc