Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phất triển năng lực các nhân, tnhs năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc"; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGDDT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDDT cũng đã nêu: " Phải phát huy tính tích cực, tự giấc, chủ động,sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, dem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh".
13 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong việc sử dụng trực quan trong dạy học môn công nghệ (kỹ thuật công nghiệp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2007_ 2008
Lời nói đầu
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phất triển năng lực các nhân, tnhs năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc"; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGDDT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDDT cũng đã nêu: " Phải phát huy tính tích cực, tự giấc, chủ động,sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, dem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh".
Đổi mới PPDH cần có cuộc cách mạng về tư duy: Thay đổi kiểu tư duy đơn tuyến: là tư duy coi phương pháp là hệ thống các nguyên tắc, điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn; chuyển kiến thức của thầy sang trò theo một chiều. Tư duy đơn tuyến là tư duy dễ cả tin, cần phải khắc phục. Tư duy đa tuýên: là tư duy đặt phương pháp vào hệ thống hoạt động gồm nhiều thành tố, là tư duy đa hệ hình thái tương tác, bao quát tổng thể mỗi sự vật, từ đó nắm dược bản chất cụ thể và sâu xa của sự vật.
Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh, tự giác, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho Hs , tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truỳên thụ một chiều các kiến thức có sẵn, rất cần phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác. Định hướng vào người học được coi là định hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Quan điểm định hướng chung cần được cụ thể hóa thông qua những QDDH khác, như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống( dạy học gắn với tình huống thực tiễn), dạy học địng hướng hành động, v.v... cũng như các phương pháp, kỹ thật dạy học(KTDH) cụ thể, nhằm tăng cường hơn nữa việc gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy với hành động, nhà trưòng với xã hội.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung phương pháp, đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH.
Với những yêu cầu mới trong đổi mới PPDH, tôi mạnh dạn đề cập tới vấn đề đổi mới PPDH trong việc sử dụng trực quan trong dạy học môn công nghệ(kỹ thuật công nghiệp).
Phần I: Đặc điểm của bộ môn công nghệ
I- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của môn công nghệ là chương trình công nghệ chuẩn phổ thông của trường trung học. Xuất phát từ việc chuẩn hóa kiến thức để thể hiện được những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt được.
Môn học phản ánh những thành tựu của khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học( nhà trường). Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại, đồng thời phải phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý HS và đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học- công nghệ. Do đó, môn công nghệ chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng về:
- Các dạng nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu cơ khí, vật liệu kỹ thuật điện, năng lượng, bản vẽ kỹ thuật...
- Các phương tiện kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và cách sử dụng chúng, như các dụng cụ cầm tay( dụng cụ cắt gọt, dụng cụ tháo lắp điều chỉnh, dụng cụ tác động...) các dụng cụ đo và kiểm tra( thước đo, đồng hồ đo...); các loại máy móc - thiết bị kỹ thuật( máy cắt gọt, máy vận chuyển, máy điện, lò nung, khuôn đúc, các thiết bị điện...).
- các quá trình kỹ thuật - công nghệ điển hình trong sản xuất công nghiệp, như quá trình truyền và biến đổi các dạng chuyển động và năng lượng; quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, các quá trình và phương pháp gia công vật liệu kỹ thuật( gia công định dạng, biến dạng, ghép nối, cắt gọt, xử lý bề mặt sẳn phẩm...), quá trình thu phát năng lượng điện từ...
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của môn học rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp( cơ khí, động lực, kỹ thuật điện - điện tử...).
Do nhu cầu dạy học và hướng nghiệp cho học sinh trong tương lai, đặc biệt phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với điều kiện thực tế công tác giảng dạy môn học công nghệ ở trường phổ thông, vì thế dạy học môn công nghệ phải mang tính thực tiễn, đảm bảo làm tiền đề cho việc tiếp thu dược những kiến thức chuyên môn sau này.
II- Đặc điểm của chương trình dạy học môn công nghệ:
- Sự phân hóa: thời lượng dạy học chênh lệch với các môn văn hóa.
- Mức độ phân hóa: Số tiết học giảm so với chương trình THPH chưa phân ban.
-Chương trình công nghệ THPH đảm bảo các yêu cầu sau:
+ xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp học.
+ đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong việc hoàn thiện, phát triển nội dung học vấn phổ thông.
+ đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu phân hóa.
+ góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Chương trình môn học bám sát vào các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Tăng thời lượng cho hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Với những yêu cầu mới về đổi mới dạy học môn công nghệ sao cho phù hợp với những yêu cầu về nội dung , thời lượng môn học, tôi đề cập tới vấn đề sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn công nghệ. Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong dạy học môn công nghệ.
Phần II: Đặc trưng của phương pháp sử dụng trực quan trong dạy học
I- Yêu cầu chung:
1,Tính cụ thể và tính trừu tượng:
Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể( vật phẩm, thao tác, quá trình kỹ thuật - công nghệ cụ thể). Những nội dung này học sinh có thể trực tiếp tri giác được ngay trên đối tượng nghiên cứu( thông qua các phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên...).Tính trừu tượng biểu hiện qua những khái niệm kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuật...mà thông qua tranh vẽ, vật thể hoặc, mẫu giáo viên có thể giúp học sinh có cái nhìn cụ thể. Nhờ đó học sinh có thể hệ thống hóa được các khái niệm, nguyên lý kỹ thuật.
Ví dụ: nguyên lý tạo thành từ trường quay, sự tạo thành hỗn hợp xăng với không khí trong bộ chế hòa khí, nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát...Để tiếp thu loại tri thức này đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng (tức tư duy). Song để có dữ liệu tư duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế giáo viên phải kết hợp tranh vẽ trực quan, mẫu hoặc vật thật cho học sinh quan sát hoặc nếu có thể giáo viên dùng các hình ảnh động để mô phỏng.
Như vậy, để có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh đòi hỏi giáo viên phải tìm ra mục đích của bài, yêu cầu của bài, từ đó giáo viên phải tìm tòi sử dụng tranh vẽ, mẫu hoặc vật thật kết hợp để bài giảng sinh động, dễ hiểu. Cũng nhờ những trực quan học sinh có thể nhận thức bài giảng theo một hướng mới, nhờ đó học hinh có thể nắm bắt bài giảng nhanh chóng, ghi nhớ bài giảng có hệ thống.
2, Tính thực tiễn:
Tính thực tiễn là bản chất vốn có của kỹ thuật, vì đối tượng nhiên cứu là mục đích ngiên cứu của kỹ thuật là hoạt động thực tiễn của con người.
Tính thực tiễn đòi hỏi trong quá trình dạy học kỹ thuật, cần phải phân tích được:
- Vấn đề nghiên cứu cần giải quyết ở những khâu nào, ở đâu trong thực tiễn ?
- Vấn đề nghiên cứu có thể được giải quyết bằng những con đường nào ?
Ví dụ 1: Đảm bảo độ kín khít cao giữa xy lanh với pittông, nhưng phải giảm ma sát giữa hai bộ phận này bằng các dùng xéc măng ( xéc măng khí và xéc măng dầu với những tiết diện khác nhau ). Do đó khi "hơi yếu" ( biểu hiện của tỷ số nén giảm ) nhiều khi chỉ cần thay xéc măng là có thể khắc phục được.
Với ví dụ trên giáo viên có thể cho học sinh quan sát vật thực, mô hình động mà không cần phải giải thích nhiều.
Ví dụ 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa.
Trong trường hợp này giáo viên có thể sử dụng mô hình động trên máy chiếu, cho học sinh quan sát và tự đưa ra nhận xét về nguyên lý làm việc, nhờ đó học sinh tự khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn so với các phương thức dạy học khác.
Thực tế giảng dạy cho thấy, có thể làm cho bài dạy kỹ thuật trở nên đơn giản hơn, hấp dẫn hơn giáo viên nên sử dụng trực quan kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề trong bài giảng, nhờ đó học sinh có thể khắc sâu, ghi nhớ tốt.
3, Tính tích hợp, tổng hợp:
Từ trực quan tranh vẽ hoặc mô hình, vật thật học sinh có thể tổng hợp được cấu tạo, nguyên lý của sư vật hiện tượng, những hư hỏng có thể sảy ra, cách khắc phục.
II- Những yêu cầu đặt ra với giáo viên khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan.
Để đảm bảo giảng dạy bộ môn công nghệ bằng phương pháp dạy học trực quan, qua phân tích đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và đặc điểm của môn học cho thấy: ngoài những yêu cầu chung với người giáo viên, giáo viên dạy bộ môn công nghệ còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a, Có kiến thức cơ bản vững, kỹ thuật cơ sở và chuyên môn sâu, kỹ thuật thực hành tốt. Giáo viên phải có năng lực kỹ thuật : thiết kế mỹ thuật, vận dụng kỹ thuật.
b, Sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan để tạo ra hình ảnh trực quan cảm tính, ấn tượng ban đầu, làm dữ liệ cho tư duy.
c, Có những hiểu biết thực tế về kỹ thuật và kỹ năng thực hành kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là các thao tác mẫu, các hành động kỹ thuật, khả năng tổ chức trong quá trình dạy học.
d, Có kiến thức sâu về khoa học giáo dục và kỹ năng vận dụng sáng tạo vào dạy thực hành kết hợp với lý thuyết trong nội dung bài học.
e, Có khả năng tổ chức buổi học thực hành, giúp học sinh tổng quát được kiến thức sau khi sử dụng phương pháp trực quan.
III- Các nguyên tắc vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn công nghệ.
1, Đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trình độ học sinh.
Do yêu cầu từng bài học khác nhau, để đảm bảo phù hợp với từng bàigiáo viên phải lựa chọn thiết bị giảng dạy hợp lý, cần chú ý cả về mức độ và khối lượng đối với mỗi bài. Do đặc điểm có bài có thể có rất nhiều thiết bị chứng minh kết hợp, vì thế người giáo viên phải lựa chọn để thiết bị phù hợp với nội dung bài và khả năng nhận thức của học sinh.
Ví dụ 1: nội dung về gia công cắt gọt kim loại nhưng học sinh chưa bao giờ nhìn thấy các lọai máy công cụ cắt gọt ( máy tiện, máy phay ). Trong trường hợp này giáo viên có thể sử dụng tranh động trên máy chiếu cho học sinh quan sát.
Ví dụ 2: trong quá trình mô tả hoạt động của bơm cao áp và vòi phun giáo viên rất khó khăn trong việc mô tả cấu tạo cũng như hoạt độngcủa nó, để học sinh dễ hiểu giáo viên nên kết hợp lý thuyết với việc sử dụng tranh động để dạy học.
2, Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua môn học.
Trong khi thực hiện giờ học, giáo viên phải thực hiện được nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Giáo dục học sinh trong việc chọn nghề. Giáo dục thái độ lao động đúng đắn cho học sinh, khuyến khích học sinh phát triển tư duy kỹ thuật nhằm đào tạo những phát kiến sau này.
Thông qua chương trình học để giáo dục ý thức công nghiệp cho học sinh : giáo dục kỹ thuật lao động, tính kế hoạch giáo dục ý thức trật tự, vệ sinh bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Nội dung giáo dục học sinh cần được thể hiện không chỉ trong dạy học thực hành, lao động sản xuất, trong tham quan ngoại khóa mà ngay cả trong giờ dạy lý thuyết.
3, Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Nếu bài học chỉ được truyền tới người học dưới dạng văn bản thì người học có thể kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin theo mội chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin của người học có thể phiến diện, không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung.
Theo quan điểm công nghệ thông tin, người ta tìm những phương pháp làm tăng giá trị lượng thông tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Từ đó giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:
- Phim chiếu để giảng dạy vơí đèn chiếu Overhead.
- Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp vối LCD-projector ( máy chiếu tinh thể lỏng ) hay còn gọi là video-projector.
- Sử dụngmạng internet để dạy học.
Dạy học với phương tiện hiện đại trên sẽ có ưu thế sau :
- Giáo viên chuẩn bị bài một lần thì có thể sử dụng được nhiều lần.
- Các phần mềm dạy học có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thaythế giáo viên giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép học sinh học theo khả năng.
- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng của mình sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.
- Các phương tiện hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
Thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin cùng với việc thay đổi phương pháp dạy học, giáo viên có thể giúp học sinh nắm bài nhanh chóng, tuy nhiên học sinh cần phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không chỉ đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động vì nguồn thông tin vô cùng phong phú.
4, Giáo dục thế giới quan khoa học và niềm tin cho học sinh
Để hành động đúng, con người phải nhìn nhận và đánh giá đúng hiện thực khách quan. Muốn vậy cần phải có chi thức khoa học. Vì thế, giáo dục thế giới quan cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Việc giáo dục đó phải và chủ yếu thông qua quá trình dạy học.
Trước hết, dạy học kỹ thuật cần làm cho học sinh nắm được ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của khoa học - kỹ thuật đến toàn xã hội và từng con người.
Quá trình phát triển của koa học - kỹ thuật cũng là quá trình chủ nghĩa duy vật thắng chủ nghĩa duy tâm. Vì thế dạy cho học sinh nắm được tri thức kỹ thuật chí là làm cho họ tự tin,cũng là trang bị cho họ phương tiện và sức mạnh để tuổi trẻ xây dựng hạnh phúc của cá nhân cũng như của cẩ cộng đồng xã hội.
Tóm lại: quá trình dạy học ở phổ thông để phát triển trí tuệ, là kết quả của việc nắm vững chi thức, kỹ năng mới, vừa hình thành nhân cách, đây là mục đích cuối cùng của việc dạy học.
Phần III: Tổ chức dạy học kỹ thuật sử dụng trực quan
I, Sử dụng trực quan trong dạy học kỹ thuật
1, Hình thành khái niệm kỹ thuât và cấu tạo vật phẩm kỹ thuật
Trong dạy học, muốn cho học sinh hình thành được nhữnh khái niệm kỹ thuật hay cấu tạo của một vật phẩm kỹ thuật thì cần phải tạo điều kiện cho các em có được những biểu hiện rõ ràng, chính xác các sự vật hiên tượng cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó bằg những câu hỏi định hướng hợp lý, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh phân tích phát hiện những dấu hiệu chung, bản chất của các sự vật hiện tượng ấy.
Sử dụng trực quan để hình thành khái niệm kỹ thuật và cấu tạo của vật phẩm kỹ thuật được tiến hành theo các bước sau:
- Giới thiệu khái quát về vật thể trực quan ( nêu công dụng và tên gọi ).
- Giả thích mục đích quan sát và hướng dẫn trọng tâm quan sát, nhận xét và liệt kê các dấu hiệu quan sát được.
- Hướng dẫn thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hóa để rút ra những đấu hiệu chung, bản chất.
- Tổng kết sự phân tích để rút ra kết luận : mô tả từng bộ phận ( tên gọi, công dụng, hình dạng, kích thước, vật liệu cấu thành ), sự lắp ghép liên hợp giữa các bộ phận, hướng hiện đại hóa...
Tiến trình này có thể mô tả bằng sơ đồ sau
Giáo viên
Học sinh
VTTQ
VTTQ
VTTQ
Quan sát, nhận xét, liệt kê các dấu hiệu
Các dấu hiệu chung, bản chất
Hình thành khái niệm, cấu tạo VPKT
Vận dụng
Ví dụ: Hình thành một số khái niệm
- Hình thành khái niệm điểm chết trên của pittông ( chương trình công nghệ 11 ), giáo viên có thể dùng tranh vẽ ( có thể dùng tranh động ). Giáo viên chỉ trên hình vẽ và nêu rõ tên gọi các điểm chết, sau đó đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về đặc điểm của các điểm chết, ( nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên có thể nêu một số câu hỏi phụ để định hướng). Sau khi học sinh phát biểu gần đúng đặc điểm của điểm chết. Khi đó giáo viên sẽ nêu định nghĩa điểm chết.
- Hình thành khái niệm hành trình của pittông, giáo viên vẫn nên sử dụng hình vẽ và nêu tên gọi khoảng cách s là hành trình của pittông. giáo viên đặt câu hỏi, để học sinh quan sát xem khoảng cách s được giới hạn bởi những chi tiết nào ? Sau khi học sinh phát biểu nhận xét thì giáo viên sẽ nêu định nghĩa khái niệm chính xác hành trình của pittông.
- Việc hình thành khái niệm thể tích buồng cháy giáo viên cũng có thể dùng hình vẽ tiến hành tương tự.
2, Sử dụng tài liệu trực quan để dạy nguyên lý hoạt động của các thiết bị kỹ thuật.
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị kỹ thuật( máy, cơ cấu, động cơ ) thường là những nội dung rất trừu tượng, không thể quan sát trực tiếp được. Do vậy, việc sử dụng các vật thật sẽ kém hiệu quả hơn khi sử dụng các sơ đồ, bản vẽ, mô hình. Tiến trình giảng dạy nguyên lý hoạt động của các thiết bị kỹ thuật với việc sử dụng các phương tiện trực quan có thể như sau :
_ Giới thiệu tổng quát về phương tiện trực quan ( tên gọi và các bộ phận của nó).
_ Nêu cơ sở khoa học để xây dựng nguyên lý hoạt động của thiết bị.
_ Giải thích nguyên lý hoạt động tổng thể trên vật thể trực quan, chú ý nhấn mạnh những nơi xảy ra hiện tượng chính.
_ Nêu đặc điểm của hoạt động và các hình thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động.
_ Nêu điều kiện hoạt động của thiết bị và từng bộ phận, phân tích yêu cầu kỹ thuật và kinh tế khi sử dụng.
Trong một số trường hợp cụ thể, khi giới thiệu nguyên lý hoạt động của hệ thống, cơ cấu kỹ thuật, không nhất thiết phải có đầy đủ các bước trên. Để dạy loại kiến thức này, giáo viên cần kết hợp hợp lý các loại đồ dùng trực quan, tùy theo nội dung cụ thể của bài dạy. Thông thường giáo viên giải thích nguyên lý hoạt động của thiết bị trên sơ đồ, hình vẽ, sau đó minh họa lại toàn bộ quá trình kỹ thuật xảy ra trên mô hình động.
3, Sử dụng trực quan để dạy các thao tác kỹ thuật.
Trong dạy học thực hành, hình thức chủ yếu của việc biểu diễn trực quan là giáo viên phải biểu diễn các thao tác kỹ thuật mẫu. Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể sử dụng tranh giáo khoa để mô tả trình tự của thao tác kỹ thuật nhằm hoàn thành một công việc nào đó.
Trong trường hợp này, giáo viên giới thiệu tranh sách giáo khoa trước: giới thiệu tên gọi các thao tác, những điểm cần chú ý khi thực hiện các thao tác - trình tự thực hiện từng thao tác. Sau đó giáo viên biểu diễn các thao tác mẫu theo trình tự của sách giáo khoa. Điều khác biệt chủ yếu so với các hình thức biểu diễn trực quan khác là học sinh không chỉ quan sát trực quan mà còn phải bắt chước, trực tiếp thực hiện các thao tác.
4, Sử dụng việc chiếu phim trong dạy học công nghệ
Hiện nay , việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học rất rộng rãi. Đối với dạy học công nghệ, các phương tiên nghe nhìn sử dụng rất hiệu quả, nó mô tả rất sinh động các nguyên lý, quá trình lắp ghép các bộ phân rất sinh động, tuy nhiên việc thực hiện phải tuân thủ các yêu cầu sau:
_ Trước khi sử dụng các phương tiện nghe nhìn, giáo viên cần phải cho học sinh bài tập định hướng cụ thể, để định hướng quan sát.
_ Sau khi xem xong, tổ chức cho lớp thảo luận theo câu hỏi đặt sẵn.
Thông thường, việc chiếu phim để minh họa cho nội dung học tập. Trong một số trường hợp giáo viên có thể tổ chức chiếu phim thay cho bài giảng.
Khi đó giáo viên cần cho học sinh thảo luận theo nhóm, theo lớp nội dung của phim, yêu cầu mỗi học sinh làm một bản thu hoạch theo gợi ý của giáo viên và cuối cùng, sau khi chấm bản thu hoạch giáo viên cần tổng kết, chỉ ra những nhận thức sai về bản chất hiện tượng mà học sinh đã tiếp nhận qua xem phim và thảo luận.
II, Những yêu cầu sử dụng trực quan trong dạy học công nghệ
Tác dụng của các phương tiện trực quan trong dạy học công nghệ là rất lớn. Tuy nhiên việc sử dụng chúng trong dạy học phải đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt nếu không, tác dụng của chúng sẽ diễn ra theo chiều ngược lại. Chẳng hạn sử dụng các phương tiện trực quan vào lúc nào là phù hợp, số lượng bao nhiêu là vừa đủ. Nếu đầu giờđã treo tất cả các tranh giáo khoa phục vụ toàn bài, trong đó có các tranh in đẹp, màu sặc sỡ...thì sẽ làm cho học sinh phân tán sự chú ý đến bài giảng. Vì vậy khi giảng tới phần nào thì sử dụng tranh của phần đó,giảng xong phải cất đi. Chỉ khi hệ thống hóa cuối giờ mới cần treo tất cả tranh minh họa. Với tranh vẽ xấu, cẩu thả, thậm chí sai bản chất khoa học thì không được phép sử dụng, vì nếu đưa ra sẽ có hại đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Khi đưa các phương tiên trực quan cần tuân thủ theo các yêu cầu sau:
1,Những yêu cầu với phương tiện trưc quan
_ Phải phù hợp với nội dung bài và mục đích của bài dạy.
_ Phải phù hợp với khải năng lĩnh hội của học sinh, không nên dùng các tranh quá phức tạp.
_ Không được phản ánh sai bản chất khoa học, kỹ thuật.
_ Phải được chế tạo đúng quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là các bảnvẽ kỹ thuật.
_ Phải đủ lớn, đảm bảo cho cả lớp có thể quan sát được.
_ Phải đơn giản, dễ sử dụng, không chiếm mất quá nhiều thời gian khi sử dụng.
_ Phải đảm bảo tính mỹ thuật.
2, Những yêu cầu khi sử dụng phương tiện trực quan.
Khi sử dụng phương tiện trực quan trên lớp giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
_ Biểu diễn các phương tiện trực quan đúng thời điểm, dùng tới đâu thì đưa ra đến đó.
_ Sử dụng số lượng trực quan vừa phải, dùng nhiều quá dẫn đến ức chế tư duy học sinh. Nên kết hợp các loại trực quan với nhau, ví dụ tranh vẽ và vật thật.
_ Việc biểu diễn trực quan phải tiến hành thong thả, theo một trình tự nhất định, vừa biểu diễn vừa hướng dẫn học sinh quan sát, nhất là quan sát nơi xảy ra hiện tượng chính. Việc hướng dẫn quan sát tốt nhất là nêu ra các câu hỏi. Để trả lời được câu hỏi đó, đòi hỏi học sinh phải chú ý theo dõi, nhận xét.
III- Kế hoạch dạy học cho một bài Trên cơ sở kế hoạch dạy học môn học, giáo viên lập kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy trong chương trình. Tùy theo yêu cầu từng bài để lập kế hoạch cụ thể về việc sử dụng phương tiện dạy học.
Ví dụ: Dạy bài " Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong ".
Với bài này yêu cầu trong dạy giáo viên cần phải phân bổ giờ dạy chu đáo cần tập trung vào trọng tâm của bài.
I, Mục tiêu bài hoc:
1, Mục đích:
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức:
_ Các khái niệm cơ bản về ĐCĐT.
_ Hiểu được nguyên lý làm việc của ĐCĐT.
2, Yêu cầu:
Học sinh phải nắm được nguyên lý làm việc của ĐCĐT, đọc được nguyên lý làm việc trên sơ đồ.
II, Chuẩn bị bài giảng.
1, Chuẩn bị nội dung.
_ Nghiên cứu nội dung bài 21 sgk.
_ Tham khảo thêm các nội dung có liên quan.
2, Chuẩn bị phương tiện dạy học.
_ Mô hình động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ.
_ Tranh phóng to các hình trong sách giáo khoa.
_ Giáo viên có thể nghiên cứu vẽ các sơ đồ nguyên lý đơn giản để học sinh có thể vẽ theo, hoặc sơ đồ động trên máy chiếu.
III, Tiến trình dạy học.
1, Sau khi ổn định tổ chức lớp có thể kiểm tra bài cũ:
_ ĐCĐT là gì?
_ ĐCĐT gồm các cơ cấu và hệ thống chính nào?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên nhận xét và ghi nhớ cho học sinh.
2, Cấu trúc và phân bố bài giảng
_ Tiết 1:
+ một số khái niệm cơ bản.
+ nguyên lý làm việc của độngcơ 4 kỳ.
_ Tiết 2: Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ
3, Các hoạt động dạy học ( Tiết thứ nhất ).
Thời gian
Hoạt động
Nội dung
+ Hoạt động I: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản
a, Tìm hiểu khái niệm về các điểm chết và hành trình của pittông.
_ GV sử dụng tranh vẽ hình 21.1 SGK và gợi ý để HS phát biểu khái niệm về các điểm chết.
_ GV có thể đặt thêm các câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS:
.ở điểm chết nào thì P cách xa ( ở gần ) trục khuyủ nhất ?
.Khi P dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ ?
. Hành trình s của P lớn gấp bao nhiêu lần bán kính quay ( R ) của trục khuỷu ?
Sau khi HS trả lời GV có thể nhắc lại khái niệmvà cho HS quan sát hoạt động trê mô hình. Nếu có phần mềm trên máy tính GV cho HS quan sát.
b, Tìm hiểu khái niệm về thể tích trong xy lanh và tỉ số nén.
_ GV sử dụng tranh vẽ hình 21.1 SGK và gợi ý để HS phát biểu khái niệm về các thể tích và tỉ số nén của động cơ.
_ GV có thể đặt thêm câu hỏi phát huy tính tích cực của HS:
+ Không gian trong xy lanh được giới hạn bởi những chi tiết nào?
+ Thể tích buồng cháy, thể tích toàn phần và thể tích công tác có mối quan hệ gì với nhau ?
+Hãy lập công thức tính thể tích công tác khi biêt đường kính của xy lanh bằng D và hành trình của P bằng S ?
_GV cho HS quan sát trên mô hình hoặc trên mô hình động nếu có máy chiếu. Sau đó yêu cầu HS phát biểu lại
_ GV có thể cung cấp thêm những thông tin về xe trong thực tế.
_ GV giải thích điểm khác biệt về tỷ số nén giữa ĐC xăng và ĐC điezen.
c, Tìm hiểu khái niệm về chu trình và kỳ làm việc.
_ GV cần nhấn mạnh bốn quá trình làm việc được lặp đi lặp lại.
_ Chu trình là tổng thể của bốn quá trìnhdiễn ra liên tiếp
_ GV cần nhấn mạnh chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ cũng phải có 4 quá trình làm việc.
_ cần phân biệt rõ kỳ và hành trình.
GV có thể cho học sinh quan sát trên mô hình và đưa ra khái niệm, nhận xét.
File đính kèm:
- sang kien kinh nhiem.doc