Đề tài Vận dụng phương pháp đồ thị giải bài tập phần nhiệt ở lớp 8 THCS

Vật lí lớp 8 là một mảng kiến thức trong hệ thống kiến thức vật lí THCS .Chương trình vật lí lớp 8 có vị trí đặc biệt ,đóng vai trò trung gian vì vậy nó có nhiệm vụ hoàn thiện được chương trình vật lí THCS.

 Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng,ý thức thái độ đúng đắn. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với đời sống con người,nó giúp con người lao động sáng tạo.Vật lí là một đòn bẩy thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần quan trọng trong việc pháp triển các ngành khoa học khác như trong các ngành khoa học kĩ thuật mà trong đó ngành vật lí đóng vai trò quan trọng.Như vậy nó có tầm quan trọng trong sự phát triển văn minh nhân loại, như ta đã biết trong môn vật lí có nhiều lĩnh vực như: Cơ, nhiệt, điện, quang.và trong đó có nhiệt học là một mảng quan trọng mà thuần tuý lý thuyết thì không thể có được thành quả cao trong việc dạy và học. Vì vậy việc nghiên cứu giải các bài tập vật lý là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ môn vật lý.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp đồ thị giải bài tập phần nhiệt ở lớp 8 THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Đặt vấn đề A- Cơ sở khoa học Vật lí lớp 8 là một mảng kiến thức trong hệ thống kiến thức vật lí THCS .Chương trình vật lí lớp 8 có vị trí đặc biệt ,đóng vai trò trung gian vì vậy nó có nhiệm vụ hoàn thiện được chương trình vật lí THCS. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng,ý thức thái độ đúng đắn. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với đời sống con người,nó giúp con người lao động sáng tạo.Vật lí là một đòn bẩy thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần quan trọng trong việc pháp triển các ngành khoa học khác như trong các ngành khoa học kĩ thuật mà trong đó ngành vật lí đóng vai trò quan trọng.Như vậy nó có tầm quan trọng trong sự phát triển văn minh nhân loại, như ta đã biết trong môn vật lí có nhiều lĩnh vực như: Cơ, nhiệt, điện, quang...và trong đó có nhiệt học là một mảng quan trọng mà thuần tuý lý thuyết thì không thể có được thành quả cao trong việc dạy và học. Vì vậy việc nghiên cứu giải các bài tập vật lý là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ môn vật lý. Vật lý có vai trò to lớn trong nhà trường phổ thông cũng như trong đời sống, trong khoa học và thực tiễn, việc vận dụng các phương pháp toán học vào giải các bài tập sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, nó là công cụ thiết yếu trong việc dạy và học môn vặt lý, phương pháp đồ thị là một trong những phương pháp tối ưu của việc giảng dạy và học tập phần nhiệt , học sinh mới chỉ tiếp cận với bộ môn vật lý nên chưa có tầm nhận thức khái quát. Để giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất và hiện tượng vật lý trong tự nhiên và trong phần nhiệt học thì giải bài tập vật lý phần nhiệt bằng phương pháp đồ thị giúp học sinh phần nào hiểu sâu hơn và giải thích được các hiện tượng nhiệt học trong tự nhiên, ví dụ như quá trình đun sôi nước, hiện tượng bay hơi của một số chất lỏng...Qua đó ta thấy tính ưu việt của phương pháp này là tăng thêm kỹ năng, kỹ xảo trong việc nhận thức các hiện tượng vật lý, kỹ năng tính toán và kỹ năng tìm tòi vận dụng lý thuyết, óc sáng tạo kỹ năng phân tích tổng hợp đồng thời tăng nhân sinh quan và thế giới quan cho học sinh về các hiện tượng nhiệt học. Là một giáo viên ở trường THCS trực tiệp giảng dạy môn vật lý, trong thời gian công tác ở trường bản thân tôi mong muốn được hiểu sâu hơn nữa chương trình vật lý nói chung và phần nhiệt học nói riêng. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Sử dụng phương pháp đồ thị trong giảng dạy và học tập phần nhiệt ở trường THCS ”. B – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích nghiên cứu. Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, với tầm quan trọng của phương pháp nên trong chương trình vật lý phổ thông cơ sở mang tính giới thiệu cho học sinh tiếp cận với khoa học và phần” Nhiệt học” ở chương trình nội khoá. Đây là một vấn đề mới được đưa vào chương trình mang tính chất giới thiệu chứ chưa đi sâu do vậy có nhiều khó khăn cho cả người dạy lẫn người học.Vậy làm thế nào để các em có hứng thú với môn học vật lý và giải bài tập vật lý phần nhiệt học một cách thành thạo bằng đồ thị với các dạng khác nhau.Với ý tưởng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra cách sử dụng đồ thị vào việc giải bài tập vật lý nhằm khắc phục khó khăn cho học sinh , góp phần nâng cao trình độ và chất lượng dạy học cho bản thân và đồng nghiệp trong nhà trường. b. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài này đã thực sự mang lại tác dụng tốt đối với việc dạy học . Bản thân tôi luôn tự xác định cho mình một định hướng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan, thu thập xử lý một cách có sáng tạo các thông tin, tìm hiểu thực tế học sinh, học hỏi đồng nghiệp . Tiếp thu các ý kiến xây dựng góp ý của đồng nghiệp, cán bộ trong ngành có bề dày công tác nhằm làm cho đề tài phong phú mang tính khoa học, đảm bảo độ chính xác cao. C- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh THCS nói chung. D – Thời gian thực hiện. Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008 II- Giải quyết vấn đề. Phần I. Cơ sở lý luận. 1. Vai trò cảu bài tập vật lý đối với học sinh. Bài tập vật lý nói chung, bài tập vật lý của đồ thị phần nhiệt nói riêng có tác dụng rất lớn cả 3 mặt: Giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Tác dụng của nó là càng tích cực nếu trong qúa trình dạy học có sự lựa chọn cẩn thận các hệ thống bài tập chặt chẽ về nội dung, thích hợp về phương pháp và bám sát mục đích dạy học ở trường THCS. Hệ thống các bài tập lựa chọn phải đảm bảo được tính mục đích của học sinh và khắc sâu kiến thức, đảm bảo tính thực tiễn phù hợp với nhu cầu tâm lý, tính cách của học sinh. là một phương pháp dạy học giữ ví trị đặc biệt trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lý ở phổ thông. Việc giải hệ thống các bài tập vật lý giúp cho học sinh phát triển được tư duy, óc sáng tạo từ đó phát triển trí tuệ và thể chất, thẩm mỹ. Giải bài tập vật lý là giúp cho học sinh khắc sâu lý thuyết, kiểm chứng lý thuyết một cách chính xác và ứng dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống một cách linh hoạt. Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu hơn những quy luật, hiện tượng từ đó biết phân tích và ứng dụng vào cuộc sống. Nó là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy, thế giới quan về khoa học ( Trực quan sinh động – Tư duy trìu tượng). Tính độc lập trong suy nghĩ và tính kiên trì trong tìm hiểu khoa học. Bài tập vật lý còn là hình thức cũng cố ôn tập hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cho học sinh. 2. Tầm quan trọng của bài tập vật lý. Dựa vào phương pháp đồ thị, bài tập vật lý được giải giúp cho học sinh có thêm kiến thức và có thêm một phương pháp giải bài tập tương đối hoàn hảo, học sinh cũng cố lại kiến thức đã học ở lớp. là cơ sở để học tốt các bài học tiếp theo trong chương trình vật lý. 3. Lựa chọn bài tập vật lý. Hệ thống các bài tập vật lý được lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu. - Yêu cầu trước hết là phải đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp về mối quan hệ giữa những đại lượng và khái niệm, đặc trưng của quá trình và các hiện tượng sao cho dần từng bước học sinh hiểu được kiến thức đó. Nắm vững kiến thức và vận dung linh hoạt. - Mỗi bài tập lựa chọn phải là mắt xích trong các hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó trong việc hoàn chỉnh kiến thức của học sinh. Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ cụ thể hoá các khái niệm. - Hệ thống bài tập được lựa chọn phải giúp cho học sinh nắm vững phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể. Phần II. Phân loại bài tập đồ thị và phương pháp giải 1. Phân loại bài tập Căn cứ vào hệ thống các bài tập dựa vào đồ thị để giải ở phần nhiệt của chương trình phổ thông cơ sở.Dựa vào đặc thù của dạng bài tập. Đó là những bài tập mà trong dữ kiện đã cho và trong tiến trình giải có sử dụng các đồ thị, loại bài tập này có tác dụng trước hết giúp học sinh nắm được phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lí ,tạo điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lí của các quá trình và các hiện tượng. Nó là biện pháp tích cực hoá quá trình dạy và học của thầy và trò, tuỳ theo mục đích có thể phân ra các loại bài tập như sau: Loại 1: Đọc trên đồ thị và khai thác đồ thị. (Bài tập dạng định tính) Đặc điểm của hai loại này là :Loại bài tập đã có đồ thị, chúng ta chỉ việc khai thác đồ thị, dữ liệu đã có trên đồ thị. Loại 2 : Giải bài tập bằng đồ thị 2. Phương pháp giải Phương pháp giải chung Trog quá trình dạy và học môn vật lí ở trường THCS và vấn đề giải và chữa các bài tập thường gặp nhiều khó khăn đối với học sinh cũng như GV, nhất là những giáo viên chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh những nguyên nhân như học sinh chưa nắm vững kiến thức, chưa có kĩ năng khoa học giải các bài tập vật lí và giáo viên chưa thực sự chú ý tới việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh. Học sinh thường giải các bài tập một cách mò mẫm, may rủi, thậm chí không thể giải được bài tập . Quá trình giải có thể được chia thành các bước sau: Đọc kĩ đầu bài, tìm hiểu ý nghĩa của nhữg thuật ngữ mới quan trọng, nắm vững đầu bài , đâu là dữ kiện ,đâu là ẩn số cần tìm: Đối với bước này giúp h/s tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề song không phải mọi học sinh đều nhận thức rõ điều đó mà phải rèn luyện cho mình một thói quen nghiên cứu đề ra.Tuy nhiên có học sinh chỉ đọc lướt qua rồi bắt tay vào làm bài tập thường dẫn đến những sai lầm hoặc nhận thức chưa đúng vấn đề Phần III- Một số ví dụ minh hoạ. 1. Bài tập loại đọc trên đồ thị và khai thác đồ thị. Bài toán 1. Căn cứ vào đồ thị bên biểu diễn sự sôi của nước ta có thể biết được sự thay đổi nhiệt độ của nước khi sôi như thế nào? 20 A B C t t0C t1 t2 100 * Phân tích Đây là đồ thị biến đổi trạng thái của nước , biểu diễn sự biến thiên của chất lỏng theo thời gian. Đoạn AB nhiệt độ và thời gian tỷ lệ thuận với nhau và tại đó nhiệt độ của nước đang tăng dần ở thời điểm t, thì chất lỏng bắt đầu biến đổi trạng thái, nước bắt đầu sôi. Tại thời điểm t2 thì nhiệt độ vẫn bằng nhiệt độ tại thời điểm t1. Khi ta cung cấp nhiệt độ cho nước tới 1000C thì nước sôi và đoạn BC nhiệt độ và thời gian không phụ thuộc vào nhau. * Bài giải. Căn cứ vào đồ thị ta thấy trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi vẫn giữ nguyên 1000C. Bài toán 2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi đun và để nguội . Mỗi đoạn đồ thị ứng với một quá trình nào? 20 100 t1 t2 t3 B C D A t0C t * Phân tích. Đây là đồ thị biểu diễn sự biến đổi của nước theo thời gian. Tại thời điểm ban đầu nước đang ở 200C. Tăng đến thời điểm t1 thì nhiệt độ của nước tăng 1000C. Tiếp tục tăng thời gian t3 ứng với đoạn CD nhưng không cung cấp nhiệt theetjnhieetj độ nước giảm xuống, vậy ở đoạn CD nhiệt độ và thời gian tỷ lệ nghịch với nhau. * Bài giải. - Đoạn AB biểu diễn quá trình đun nước nóng từ 200C đên 1000C. - Đoạn BC biểu diển quá trình nước đang sôi. - Đoạn CD biểu diễn quá trình để nước nguội. Bài toán 3.Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ca nhôm theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị . Tìm khối lượng nước đá và khối lượng ca nhôm.Cho nhiệt dung riêng của nước đá và nhôm là C1 = 4200 J/Kg.K;C2 = 880J/Kg.K ,nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4.105J/Kg(h.1). * Phân tích. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của khối nước đá theo nhiệt lượng cung cấp. Nhìn vào đồ thị ta có thể biết được nhiệt lượng của nước đá thu vào ở 00C để nó nóng chảy hoàn toàn là 170KJ, từ đó ta có thể tính được khối lượng của nước đá như thế nào? Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 20C thì nhiệt độ thu vào của nước và ca nhôm biến thiên từ 170KJ đến 175KJ , từ đó ta tính được khối lượng của ca nhôm . 0 170 175 Q(KJ) toC A B 2 *Phương án giải. Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 00C là 170KJ (lúc này ca nhôm không thu nhiệt do nó không tăng nhiệt độ).Từ đó khối lượng nước đá là: m1 = = = 0,5Kg Nhiệt lượng nước và ca nhôm thu để tăng từ 00C đến 20C là : 175 – 170 = 5KJ = 5000J Ta có : 5.000 = (m1C1 + m2 C2)( 2-0) = 0,5 .4200 +m2.880 m2 = Bài toán 4. Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của khối chất lỏng theo nhiệt lượng cung cấp có dạng trên . Biết nhiệt dung riêng của chất lỏng đó C = 2500J/Kg.K. a)Xác định nhiệt hoá hơi của chất lỏng . b)Hãy nêu cách xác định nhiệt hoá hơi của chất lỏng bất kỳ bằng thực nghiệm với các dụng cụ: cốc,bếp đun,nhiệt kế,đồng hồ bấm dây.Nhiệt dung riêng của chất lỏng xem như đã biết. *Phân tích: Đây là đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của khối chất lỏng phụ thuộc vào sự cung cấp nhiệt lượng theo thời gian: - Đoạn AB thì được hiểu là ứng với quá trình nào? phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố nào? - Đoạn BC thì được hiểu là ứng với quá trình nào? phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố nào? Từ đó ta định hướng được cách giải . - Như vậy ta thấy muốn xác định được nhiệt hoá hơi ta cần xác định khối lượng m và Q từ đó tìm phương án cho thí nghiệm. . 0 20 80 B C 12,6 1,8 Q(x 105J) t0C A *Phương án giải. a)Nhìn trên đồ thị ta thấy: - Đoạn AB : Chất lỏng nhận một nhiệt lượng Q1 = 1,8.105J để tăng từ 200C đến 800C .Gọi m là khối lượng chất lỏng ta có : Q1 = mc(80-20) => m = - Đoạn BC : Chất lỏng hoá hơi.TRong giai đoạn này có nhận một nhiệt lượng Q = Q2- Q1 = (12,6 – 1,8 ).105 J = 10,8.105J và nhiệt lượng này dùng để chất lỏng hoá hơi hoàn toàn nên : Q = Lm => L= J b) Dựa vào cách giải trên ta thấy để xác định được L ta phải xác định Q và m .Ta có thể thực hiện thí nghiệm như sau: - Lấy một cốc chất lỏng ,dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ ban đầu t10C . - Đun cốc chất lỏng trên bếp cho đến khi sôi, dùng nhiệt kế xác định t20C .Nhờ đồng hồ bấm giây ta có thể xác định được thời gian kể từ lúc đun cho đến khi sôi làT1. - Tiếp tục đun, xác định được thời gian T2 kể từ chất lỏng sôi cho đến khi hoá hơi hoàn toàn . Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và xem bếp toả nhiệt môt cách đều đặn ,ta có : Q1 = kT1 = mc = (t20C –t10C ) (1) Q2 = kT2 = Lm (2) (k là hệ số tỷ lệ nào đó ) Từ (1) và (2) ta rút ra : L= 2. Loại giải bài tập bằng đồ thị. Bài toán 5. Một chất lỏng có khối lượng m1 = 250g chứa trong một cái bình có khối lượng m2 = 1kg , tất cả có nhiệt độ ban đầu t1 =200C .Nhiệt dung riêng của chất lỏng là 4000 J/kg.độ, của bình là 500J/kg.độ. Người ta bắt đầu cấp nhiệt độ cho bình đó để nó nóng đến nhiệt độ t2 = 600C. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của bình chất lỏng vào nhiệt lượng Q mà bình thu vào, với trục hoành biểu thị nhiệt lượng, trục tung biểu thị nhiệt độ. * Phân tích . Khi nhận được nhiệt lượng thì nhiệt độ của võ bình và của lượng chất lỏng bên trong bình như thế nào? Nhiệt độ cần cung cấp cho bình chất lỏng để nó đạt tới nhiệt độ t2=600C là bao nhiêu? Ta có sự phụ thuộc nhiệt độ , thời gian vào nhiệt lượng như thế nào ? Từ đó ta có thể biểu diễn sự biến đổi trạng thái của hàm số Q vào t. * Bài giải. Ta xem rằng khi nhận được nhiệt lượng thì nhiệt độ của võ bình và của chất lỏng trong bình luôn luôn bằng nhau. Nhiệt lượng cần cung cấp cho bình chất lỏng để nó đạt tới nhiệt độ t là : Q = (m1c1+m2c2)(t-t1) = (0,25 . 4 000 + 1 .1 000)(t-t1) = 2 000(t-t1) Từ đó suy ra : t = t1 += 20 + Thay các giá trị của Q bằng : 20 000J ;40 000J; 60 000J:.......... hay ta có bảng biến thiên: Q(J) 20 000 40 000 60 000 80 000 T0C 30 40 50 60 Ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của bình chất lỏng vào nhiệt lượng Q mà bình thu vào như sau: 20000 40000 60000 Q(J) t0C 50 40 30 20 Bài toán 6. Dùng một bếp điện để đun nóng một nồi đựng 2kg nước đá ở – 200C. Sau 2phút thì nước đá bắt đầu nóng chảy . Sau bao lâu thì nước đá nóng chảy hết . Sau bao lâu thì nước đá bắt đầu sôi. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ của nước ((và nước đá) vào thời gian đun. * Phân tích. - Nhiệt lượng cung cấp để làm nóng 2kg nước đá từ -200C đến 00C là bao nhiêu? - Mỗi phút bếp cung cấp cho nước đá một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và được tính như thế nào? - Nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá nóng chảy hết thành nước ở 00C là bao nhiêu? - Nhiệt lượng cần có để 2kg nước nóng lên từ 00C đến 1000C là bao nhiêu và thời gian đun được tính như thế nào? - Từ đó ta có thể vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ và thời gian đun. *Bài giải. a) Nhiệt lượng cung cấp để làm nóng 2kg nước đá từ -200C đến 00C là: Q1= 2.2100 .20 = 84 000J Nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá nóng chảy hết thành nước ở 00C là : Q2= Lm = qt2 Suy ra t2 = = 8 phút Tổng thời gian để đun cho nước đá nóng hết thành nước 00C là : t = t1+t2 = 10 phút b) Nhiệt lượng cần cung cấp để 2kg nước nóng lên từ 00C đến 1000C là: Q3 = 2.4190.100 = 838 000J Thời gian cần đun là : t3= 20 phút Tổng thời gian từ lúc đun đến lúc nước bắt đầu sôi: t4 = t + t3 =30 phút c)Vẽ đồ thị hàm số Q biến t 20 Q(J) t0C 100 10 Phần IV. Một số bài tập tương tự. Bài tập 1.Trên hình vẽ biểu diễn đồ thị đông đặc của một chất , dựa vào đồ thị hãy trả lời các câu hỏi sau: Các đoạn AB, BC biểu diễn quá trình nào? Chất có đồ thị này là chất gì? A 10 20 -20 -40 25 10 5 B C Bài tập 2.Người ta bỏ một cục nước đá vào một xô nước . Khối lượng hỗn hợp là M = 10Kg và thực hiện đo nhiệt độ t0C của hỗn hợp. Đồ thị phụ thuộc nhiệt độ vào thời gian t được biểu diễn trên (h.2). Biết nhiệt dung riêng của nước C1 = 4200 J/Kg.K ; nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4.105J/Kg.Hãy xác định có bao nhiêu nước đá đã bỏ vào xô ban đầu(bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường). 0 50 55 175 t(ph) toC A B 2 Bài tập 3. Tính lượng dầu cần để đun sôi 2lít nước ở 200C đựng trong ấm bằng nhôm có khối lượng 200g. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1= 4 200J/kg.độ; C2 = 880J/kg.độ , năng suất toả nhiệt của dầu là q = 44.106J/kg và hiệu suất của bếp là 30%. Cần đun thêm bao lâu nữa thì nước hoá hơi hoàn toàn . Biết bếp dầu cung cấp nhiệt một cách đều đặn và kể từ lúc đun cho đến khi sôi mất thời gian 15phút . Biết nhiệt hoá hơi của nước L = 2,3.106J/kg Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ và thời gian đun ở câu b). Phần III . Kết luận Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm , các hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Bởi thế nói đến môn vật lí là nói đến các hiện tượng tự nhiên, bài tập vật lí phần nhiệt lượng cũng không ngoài những quy luật đó. Nó phong phú và đa dạng nhưng trong một điều kiện cho phép ngặt nghoè về thời gian tôi chỉ đưa ra một số ví dụ mang tính điển hình cho phần đề tài. Với đề tài này,tôi hy vọng ít nhiều góp phần cho những ai quan tâm tới phần “ Giải bài tập vật lí phần nhiệt THCS bằng đồ thị ” . Đặc biệt là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lí và toàn thể độc giả yêu thích môn vật lí. Trong quá trình giảng dạy vật lí nếu sử dụng thành thạo loại bài tập này sẽ gây hứng thú rất nhiều cho học sinh trong quá trình giải bài tập, làm cho các em có nhiều phương pháp giải bài tập vật lí hơn. Trong quá trình làm đề tài tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu cũng như một số phương pháp giảng dạy của bạn bè, đồng nghiệp và tìm hiểu thực tế học sinh từ đó tôi có ý tưởng và đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Kết quả tôi thấy khả quan. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp áp dụng vào công tác giảng dạy để giúp các em học phần này tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn . Phần IV :Khuyến nghị Mong muốn của tôi là làm sao phương pháp giải bài tập vật lí bằng đồ thị được vận dụng trong các loại bài tập phần nhiệt ở THCS .Với mong muốn đó hy vọng trong nhà trường sẽ có nhiều chuyên đề về mảng này để giúp cho người dạy lẫn người học được làm quen với mảng đề tài này. Tài liệu tham khảo Lan guc- Những bài tập vật lí hay.Nhà xuất bản giáo dục- 1998 Nguyễn văn Đồng- Nguyễn Trọng Di – An Văn Châu .Phương pháp GD vật lí ở trường phổ thông – NXB GD năm 1997 Phạm Hữu Tòng – Phương pháp dạy bài tập vật lí NXBGD 1989 SGK Vật lí lớp 8 THCS

File đính kèm:

  • docSKKNVat li 8Van dung PP do thi de giai phan bai tap nhiet.doc
Giáo án liên quan