Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành vấn đề được quan tâm của tất cả các cấp học.Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh phát huy hết khả năng tư duy của mình là công việc đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục.
Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển, rất nhiều vấn đề của xã hội đòi hỏi người học sinh phải nắm bắt kịp thời. Nhưng thực tế hiện nay do thời gian trên lớp ít, mà khối lượng các môn học ngày càng nhiều, các vấn đề của xã hội ít được đưa vào chương trình học. Vì vậy người giáo viên làm sao vừa truyền tải kiến thức của bài một cách súc tích, lại vừa hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề đó. Qua đó ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là 1 vấn đề cấp bách.
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành vấn đề được quan tâm của tất cả các cấp học.Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh phát huy hết khả năng tư duy của mình là công việc đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục.
Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển, rất nhiều vấn đề của xã hội đòi hỏi người học sinh phải nắm bắt kịp thời. Nhưng thực tế hiện nay do thời gian trên lớp ít, mà khối lượng các môn học ngày càng nhiều, các vấn đề của xã hội ít được đưa vào chương trình học. Vì vậy người giáo viên làm sao vừa truyền tải kiến thức của bài một cách súc tích, lại vừa hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề đó. Qua đó ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là 1 vấn đề cấp bách.
Đối với học sinh của các TTGDTX,việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, có sự đổi mới để học sinh hiểu bài nhanh hơn và sâu hơn.Các phương pháp cũ như thầy đọc trò ghi vẫn còn dùng trong các giờ dạy trên lớp, đã không phát huy được khả năng tư duy, năng lực học tập của học sinh.
Môn địa lí ở THPT không chỉ thể hiện ở kênh chữ mà còn thê hiện ở kênh hình. Trong quá trình giảng dạy, GV có thể dạy theo hình thức sơ đồ hoá.
Từ những lí do trên tôi đã chọ đề tài :"Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng địa lí 11"
II. Giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian, phương tiện nghiên cứu nên giới hạn của đề tài chỉ áp dụng vào một số bài trong chương trình địa lí 11
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập tài liệu : tìm hiểu thu thập tài liệu từ SGK, sách tham khảo, sách giáo viên và các giáo trình có liên quan
2. Phương pháp khai thác, sử dụng sách giáo khoa: từ các vấn đề trong sách, khai thác để lập ra các sơ đồ hoá trong từng nội dung cụ thể
3. Phương pháp phân tích các nội dung cụ thể để lập sơ đồ sát và phù hợp với nội dung bài hơn
Phần II: Giải quyết vấn đề
I. Tác dụng của việc vận dụng sơ đồ hoá vào bài giảng địa lí
Phương pháp sơ đồ hoá chính là việc liên hệ kiến thức của bài học theo một quy luật nhất định, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.Giao viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, dễ dàng điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh 1cách thuận lợi. Việc sơ đồ hoá kiến thức sẽ giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, có tư duy lôgic, vì vậy sơ đồ càng ngắn gọn càng dễ phản ánh chính xác nội dung sẽ đem lại kết quả tốt hơn.GV có thể áp dụng cả trong khâu hướng dẫn về nhà và kiểm tra bài cũ của học sinh
Việc áp dụng sơ đồ hoá cần có sự phối hợp của các phương pháp khác trong quá trình giảng dạy như phát vấn, giảng giải...Có thể sử dụng phương pháp này vào 1bài học, hay 1phần trong bài .. cả trong kiểm tra bài cũ, củng cố bài. Tuỳ theo ý đồ của GV mà có thể lập sơ đồ phù hợp với nội dung bài
II. Phương hướng vận dụng phương pháp sơ đồ hoá trong bài giảng địa lí
Để vận dụng phương pháp này, GV cần nắm rõ những đặc điểm của phương pháp sơ đồ hoá và yêu cầu học sinh phát huy năng lực tư duy, tự rèn luyện của bản thân.GV có thể kết hợp các phương pháp giảng dạy trong bài học, kể cảc phương pháp sơ đồ hoá
Đối với học sinh cần tập cho các em làm quen với sơ đồ , xây dựng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV. Gv phải hướng dẫn cho HS khái quát kiến thức cơ bản, tổng quát nội dung bằng sơ đồ.
Trong quá trình dạy và học cần điều chỉnh nội dung bài với sơ đồ cho hợp lí, mang tính khoa học, tính lôgic, phù hợp với đối tượng học sinh
III. Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng địa lí 11
1. Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài 5 tiết 3
Một số vấn đề của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á
ở bài này chúng ta không sử dụng sơ đồ hóa cho cả bài , mà chỉ áp dụng vào phần 2 của bài.Vì thế phương pháp dạy học ở đây có thể kết hợp sử dụng phương pháp chia nhóm, giảng giải và dùng sơ đồ hoá.
Phần 1, GV có thể chia nhóm để học sinh tìm hiểu dặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí và đặc điểm xã hội của 2 khu vực. GV dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí để từ đó các em tìm thấy những đặc điểm chung về tự nhiên của khu vực Tây Nam á và Trung á: cả 2 khu vực đều có vị trí địa lí quan trọng, là nơi cung cấp số lượng dầu mỏ lớn cho thế giới, và là nơi không ổn định ,thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột vũ trang...
Khu vực Tây Nam á và Nam á
Phần 2. GV có thể yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa tìm nguyên nhân, tình hình và kết quả của khu vực Tây Nam á và Trung á theo sơ đồ
Định kiến về dân tộc,tôn giáo,văn hoá và các vấn đề thuộc lịch sử
Mâu thuẫn về quyền lợi: đất đai, nguồn nước,dầu mỏ, tài nguyên môi trường sống
Sự can thiệp vụ lợi của các thế lucự bên ngoài
Tệ nạn khủng bố
Xung đột tôn giáo
Xung đột quốc gia sắc tộc
ảnh hưởng tới hoà bình , ổn định của khu vực, biến động của giá dầu làm ảnh hưởng tới KT thế giới
Môi trường bị ảnh hưởng
đời sống nhân dân bị đe doạ
Kinh tế giảm sút,chậm tốc độ tăng trưởng
Đây là 2 khu vực có ý nghĩa lớn về việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới, chính vì vậy ở đây thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc ....Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình hình không ổn định ở cả 2 khu vực này?GV có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân theo các câu hỏi sau
- cả 2 khu vực Tây Nam á và Trung á đang nổi lên những vấn đề gì về chính trị đang chú ý
- những sự kiện nào ở khu vực Tây Nam á diễn ra 1 cách dai dẳng nhất cho đếnnay vẫn chưa chấm dứt?
- những sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh của mỗi quốc gia ?
Sau khi trả lời, GV giải thích và nhấn mạnh đến tác động của các cuộc khủng hoảng đó đến đời sống người dân và kinh tế chính trị của vùng Tây Nam á và Trung á
2. Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài 10
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 2: Kinh tế
ở bài này, GV có thể áp dụng phương pháp sơ đồ hoá vào cả bài
Phần 1.: GV đưa sơ đồ trống, yêu cầu HS đọc mục 1- SGK điền vào sơ đồ tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
Thu nhập bình quân đầu người
...............................................
Tốc độ tăng GDP cao nhất.......
Tổng sản phẩm trong nước.......
Kinh tế phát triển
Giá trị xuất khẩu đứng thứ.........
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng
...................................................................................................................
HS trình bày GV chuẩn kiến thức, bổ sung kiến thức cho học sinh
- Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc gấp 2lần của thế giới (thế giới 3- 4%).Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện bước đi chiến lược thứ ba. Hoàn thành về cơ bản công cuộc hiện đại hoá công nghiệp và nông nghiệp, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ 21
Thu nhập bình quân đầu người
tăng khoảng 5lần trong vòng 20năm.
Tốc độ tăng GDP cao nhất
thế giới : 8%
Tổng sản phẩm trong nước
(GDP)..cao
Kinh tế phát triển
Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3thế giới.
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III
Phần 2: Các ngành kinh tế
Gv đưa sơ đồ, chia nhóm
- Nhóm 1: tìm hiểu về chiến lược phát triển công nghiệp và thành tựu
- nhóm 2: tìm hiểu về chiến lược phát triển nông nghiệp và thành tựu
Chiến lược phát triển công nghiệp
Thành tựu
Chiến lược phát triển nông nghiệp
Thành tựu
Sau đó cho HS thảo luận và trình bày kiến thức. GV có thể đưa thêm các câu hỏi cho học sinh khắc sâu kiến thức. GV đưa ra sơ đồ kiến thức
Chiến lược phát triển công nghiệp
- thay đổi cơ chế quản lí
- thực hiện chính sáchmở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài
- hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp
- ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ
Thành tựu
- cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
- sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới
- các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng ra miền Tây
Chiến lược phát triển nông nghiệp
- giao quyền sử dụng đât cho nông dân
- xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn
- áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp
- sư dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại
Thành tựu
- một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới
- ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành
- nông sản phong phú
- nông nghiệp tập trung ở đồng bằng phía đông
3. Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
GV giới thiệu cho học sinh về đất nước Hoa Kì: Hoa Kì là một quốc gia rộng lớn, nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư được hình thành chủ yếu do quá trìng nhập cưĐất nước này đã khai thác thế mạnh của mình và tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế. Hoa kì có những nét độc đáo riêng trong tự nhiên. Vậy thế mạnh củ Hoa kì về tự nhiên như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học
GV áp dụng phương pháp sơ đồ hoá trong phần 2 Điều kiện tự nhiên
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các vùng tự nhiên của Hoa Kì vùng phía Tây, vùng trung tâm và vùng phía đông của Hoa kì, rồi chia nhóm cho học sinh tìm hiểu các điều kiện tự nhiên của các vùng
- nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm vùng phía tây về vị trí địa hình, đặc điểm khí hậu, tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên công nghiệp
- nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền trung tâm về vị trí địa hình, đặc điểm khí hậu, tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên công nghiệp
- nhóm 3: tìm hiểu đặc điểm vùng phía đông về vị trí địa hình, đặc điểm khí hậu, tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên công nghiệp
Phiếu học tập
Vùng phía đông
Vị trí và địa hình
Khí hậu
Tài nguyên nông nghiệp
Tài nguyên công nghiệp
Vùng phía Tây
Vị trí và địa hình
Khí hậu
Tài nguyên nông nghiệp
Tài nguyên công nghiệp
Miền trung tâm
Vị trí và địa hình
Khí hậu
Tài nguyên nông nghiệp
Tài nguyên công nghiệp
Các nhóm thảo luận và trình bày vào phiếu học tập,sau đó giáo viên đưa thông tin phản hồi, chuẩn kiến thức
Vùng phía Tây
Vị trí và địa hình
- Gồm các dãy núi cao trên 2000m
- chạy song song, hướng Bắc Nam xen kẽ có bồn địa và cao nguyên
Khí hậu
- khí hậu khô hạn và phân hoá phức tạp
Tài nguyên nông nghiệp
- Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng ven biển nhỏ,đất tốt
- Diện tích rừng tương đối lớn
Tài nguyên công nghiệp
- nhiều kim loại màu: vàng đồng, chì, bôxit...
- tài nguyên năng lượng phong phú
Vùng phía đông
Vị trí và địa hình
-Dãy núi cổ Aplat
- Các đồng bằng ven đại Tây Dương
Khí hậu
- Ôn đới hải dương, luợng mưa tương đối lớn
Tài nguyên nông nghiệp
-đồng bằng phù sa ven biển có diện tích khá lớn, phát triển cây trồng ôn đới
Tài nguyên công nghiệp
- than đá , quặng sắt nhiều nhất
- nguồn thuỷ năng phong phú
Miền trung tâm
Vị trí và địa hình
- Phía Bắc gò đồi thấp
- Phía Nam: đồng bằng phù sa sông Mixixipi
Khí hậu
- ôn đới lục địa ở phía Bắc
- cận nhiệt ở phía Nam
Tài nguyên nông nghiệp
- đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghệp
Tài nguyên công nghiệp
- trữ lượng lớn: than đá và quặng sắt ở phía bắc
- dầu mỏ khí đốt ở phía nam
Trong quá trình hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập, giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi
- Dựa vào lược đồ Hoa Kì hãy xác định hệ thống sông Mixixipi và nêu giá trị kinh tế của nó
- Hãy chứng minh điều kiện tự nhiên của Hoa Kì là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến vị trí kinh tế số 1thế giới của Hoa Kì?
- hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại ?
Đây là phần kiến thức mở rộng , giáo viên có thể phân tích thêm để học sinh nắm rõ vị trí và ảnh hưởng của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Hoa Kì.
IV. Kết quả thực nghiệm việc vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào một số bài giảng dạy
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm
Bài thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm
Lớp thực nghiệm
11A 1(50 học sinh)
Lớp đối chứng 11A2
(48 học sinh)
Giỏi %
Khá %
T B %
Yếu %
Giỏi %
Khá %
TB %
Yếu %
Bài 10: Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa : Kinh tế
6
60
34
0
2
31
59
8
Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì: Tự nhiên và dân cư
10
66
24
0
2
29
58
11
Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
.
- Đối với các giáo viên đều cho rằng vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng, có tác dụng lớn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, làm phong phú hơn phương pháp dạy học, học sinh tích cực làm việc
- Hiện nay cần đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên đối với từng đối tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn áp dụng phương pháp sơ đồ hoá vào tuỳ từng nội dung bài, không nên lạm dụng. Như thế cũng sẽ gây nhàm chán đối với học sinh, nhất là học sinh ở các trung tâm.
- Qua việc áp dụng phương pháp sơ đồ hoá vào 1số lớp, tôi thấy học sinh ở các lớp này hoạt động tích cực hơn, hiểu bài nhanh hơn, các em hứng thú chú ý nghe giảng.
- Với những gợi ý của giáo viên, học sinh có thể tự hoàn thành các sơ đồ, khắc sâu được kiến thức hơn. kết quả học tập được nâng cao
Phần III. Kết luận
Những giải pháp và kiến nghị trong việc vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào dạy học Địa lí
1. Những giải pháp
- Tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần điều chỉnh các sơ đồ này sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
- Người giáo viên cần đầu tư nhiều vào phương pháp này, để có thể có phương pháp dạy học tốt nhất.Đối với phương pháp sơ đồ hoá cần lập ra hệ thống từ đơn giản đến phức tạp ,từ dễ đến khó.
- Cần sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
2. Những kiến nghị và phương pháp thực hiện
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào bài giảng 1cách linh hoạt, hợp lí phù hợp với trình độ , điều kiện làm việc của từng giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
áp dụng vào từngbài, từng phần.
- Việc vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào dạy học cần chú ý đến cách ghi chép bài của học sinh, cách học bài ở nhà của học sinh. Đối với học sinh trung tâm, cách ghi chép bài của học sinh còn chậm, vì thế gioá viên phải hương dẫn học sinh thát chi tiết, cẩn thận, để các em biết cách học bài ở nhà
- Cần giới thiệu các sơ đồ mãu trong các chương trình học, để giáo viên tham khảo vận dụng
Kết luận
Đề tài này đã tiếp cận được vấn đề được đặt ra trong quá trình dạy học là đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh nhưng không coi nhẹ vai trò chủ đạo của người dạy
Phương pháp đã xây dựng cho học sinh một phương pháp học mới chủ động nghiên cứu,để xây dựng sơ đồ kiến thức thành công
Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian,có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh, để khắc phục những khuyết điểm trong phương pháp này là:
- Các nội dung ở từng sơ đồ chưa có sự gắn kết với nhau
- nhiều học sinh chưa làm quen được với phương pháp này, nên việc ghi chép bài trên lớp,việc học bài cũ ở nhà còn nhiều hạn chế
- nếu vận dụng không linh hoạt dễ gây nhàm chán trong học sinh
- Việc giáo viên chuẩn bị thông tin phản hồi bằng sơ đồ hoá sẽ mất nhiều thời gian cả trong chuẩn bị và trên lớp. Tuỳ từng đối tượng học sinh mới có thể áp dụng được
Sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào trong giảng dạy địa lí đã góp phần tích cực vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Việc áp dụng các phương pháp dạy học kết hợp cùng với phương pháp sơ đồ hoá đã làm cho học sinh có kĩ năng nhận xét, so sánh và phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí.Qua đó hình thành khả năng tự khai thác tài liệu, tự tìm tòi và học tập
Tuy nhiên do thời gian có nhiều hạn chê,tài liệu tham khảo ít và vốn kinh nghiệm chưa có nhiều , nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để phương pháp sơ đồ hoá được vận dụng phổ biến vào chương trình dạy học, và để dề tài được hoàn thiện hơn.
File đính kèm:
- SKKN Van dung so do hoa Dia 11.doc