Đề tài Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào giảng bài 11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi phải có những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh , xã hội công bằng và văn minh. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của thời đại, của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì chúng ta phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết và cấp bách hiện nay.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào giảng bài 11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần I - Đặt vấn đề. I. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi phải có những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh , xã hội công bằng và văn minh. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của thời đại, của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì chúng ta phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết và cấp bách hiện nay. Môn địa lí lớp 11 nghiên cứu kiến thức cơ bản về đặc điểm nền kinh tế thế giới đương đại và đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia tiêu biểu cho trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới. Nó có sự kế thừa, nâng cao các kiến thức địa lí đã có ở các lớp học dưới, đồng thời góp phần tạo nên cơ sở cho việc trang bị kiến thức về Địa lí Việt Nam ở lớp 12. Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa( Trung Quốc) được đưa vào chương trình Địa lí 11 để giảng dạy với khối lượng kiến thức phong phú về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội. Hơn nữa sự thành công của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế là những bài học kinh nghiệm đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước ta. Do đó, cần phải lựa chọn được một phương pháp dạy học hiệu quả để đạt được những mục tiêu trên. Qua thực tế dự giờ địa lí ở Trung tâm, ở nhiều nơi khác tôi thấy vẫn còn nhiều giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống ( thầy đọc ,trò ghi) nên không phát huy được năng lực tư duy sang tạo của học sinh , không kích thích được quá trình học tập của học sinh. Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chon đề tài"Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào giảng bài 11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". II. Mục đích chọn đề tài 1. Giới thiệu tầm quan trọng và biện pháp tiến hành để vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào một bài giảng cụ thể. 2. Minh họa khả năng làm việc tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập thông qua sơ đồ và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. III. Nhiệm vụ của đề tài 1. Đưa ra những cơ sở và biện pháp tiến hành để vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng. 2. Xây dựng các sơ đồ hệ thống hoá kiến thức bài Trung Quốc. 3. Soạn giáo án tiết 1 của bài Trung Quốc. 4. áp dụng ở một số lớp và đánh giá kết quả thực nghiệm. 5. Rút ra những kết luận cần thiết. IV. Giới hạn của đề tài Do hạn chế về thời gian, tài liệu, phương tiện nghiên cứu. Bởi vậy đề tài này chỉ giới hạn việc nghiên cứu vận dụng phương pháp sơ đồ hoá trong giảng dạy tiết 1 và tiết 2 của : Bài 11 - Cộng hoà nhân dân Trung Hoa , môn Địa lí 11. V. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 1. Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách giáo viên, lý luận dạy học địa lí, phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, các cuốn tư liệu địa lí 11, các tài liệu khác có liên quan... 2. Phương pháp khai thác, phân tích, sử dụng sách giáo khoa: Từ các nội dung của bài Trung Quốc trong sách giáo khoa phải nghiên cứu, phân tích,...lập ra các sơ đồ, sơ đồ hoá kiến thức thành bảng cho hợp lí, phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh. 3. Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp , đồng thời kiểm tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ. Trong quá trình giảng dạy phải tổ chức được các hoạt động học tập của học sinh( cá nhân, cả lớp , nhóm,...) để phát huy hiệu quả của sơ đồ. 4. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lý luận của đề tài , vân dụng đề tài và rút ra những kết luận cần thiết. Phần II- Giải quyết vấn đề I. Cơ sở vân dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng địa lí 1. Khái niệm về sơ đồ hoá kiến thức bài giảng địa lí Sơ đồ hoá kiến thức bài giảng địa lí là sự hệ thống hoá , sắp xếp lại cấu trúc, nhằm trình bày trực quan kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài. Sự sắp xếp này có thể theo các mạch ngang, mạch dọc hoặc thành bảng. Sơ đồ hoá kiến thức thực sự cần thiết, giúp học sinh thấy rõ các kiến thức cơ bản và mối liên hệ giữa chúng với nhau trong hệ thống kiến thức của bài học. Tuy nhiên khi sắp xếp lại theo sơ đồ phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã kỳ công xây dựng. 2. Tác dụng của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào việc giảng dạy địa lí - Phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học địa lí sẽ định hướng được bài dạy, tổ chức cho học sinh tìm ra được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, tránh sa vào kiến thức thứ yếu, vụn vặt.... - Dạy học theo sơ đồ các em sẽ tiếp thu bài một cách hệ thống, lôgíc, đồng thời phát huy được tính tự giác, tích cực , chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và vân dụng vào thực tế sau này. - Phương pháp sơ đồ hoá kết hợp với các phương pháp dạy học khác sẽ nâng cao chất lượng dạy và học. - Phương pháp sơ đồ hoá còn có tác dụng rất hiệu quả trong các bước như : kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố và đánh giá, hướng dẫn về nhà. - Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp các em tìm ra được đặc điểm, mối quan hệ nhân quả, so sánh, phân tích ,tổng hợp sự vật hiện tượng địa lí . Tuy phương pháp sơ đồ hoá là phương pháp có nhiều tác dụng ưu điểm nhưng không phải là phương pháp duy nhất và tối ưu nên giáo viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác khi giảng dạy địa lí. II. Biện pháp thực hiện Trong quá trình thực hiện đề tài: "Vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào giảng bài 11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" để đạt được yêu cầu đề ra, tôi đã tiến hành ở 2 khâu: Soạn bài và giảng bài mới trên lớp. Đây là hai khâu quan trọng quyết định thành công của một giờ dạy. Cụ thể: 1. Đối với việc soạn bài Soạn bài là khâu chuẩn bị rất quan trọng để giảng bài mới.Nếu chuẩn bị bài kỹ và chu đáo thì giáo viên sẽ làm chủ được giờ dạy. Vì vậy trong quá trình soạn bài tôi đã theo các bước sau: a . Bước thứ nhất: Nhiệm vụ đầu tiên của khâu soạn bài, tôi đã đi sâu nghiên cứu nội dung bài 11 ở sách giáo khoa địa lí 11, sách hướng dẫn dạy học địa lí 11, sách giáo viên, tư liệu địa lí 11, tìm hiểu kiến thức địa lí 11, thiết kế giáo án tập 1 và 2 và nhiều tài liệu khác có liên quan ...để bổ sung, cập nhật thêm kiến thức cho bài dạy thêm sinh động. Ví dụ : Khi giảng về dân cư của Trung Quốc , giáo viên có thể giảng sâu về mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của chính sách dân số. * Tích cực : Chính sách sinh một con của Trung Quốc đã làm giảm nhanh tỉ suất sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, năm 2005 chỉ còn 0,6%. * Tiêu cực: Làm mất cân bằng giới tính, sơ bộ số nam vượt quá số nữ khoảng 50 - 60 triệu người đã gây ra nhiều vấn đề xã hội; sinh ra hội chứng một con( chiều chuộng quá mức, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của con...) hiện nay Trung Quốc có khoảng 100 triệu người thế hệ 8x đang thật sự khó khăn trong những bước đi đầu tiên vào đời; gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển, sẽ có những cặp vợ chồng trẻ phải chịu trách nhiệm quan tâm tới hàng chục người già là bố, mẹ, ông, bà, các cụ nội ngoại của cả vợ và chồng. Không thể tránh khỏi việc người già phải chịu cảnh cô đơn hay trông chờ vào sự chăm sóc của xã hội chứ không phải là con cháu. Gánh nặng đè lên cá nhân và xã hội. b. Bước thứ hai: Sau khi nghiên cứu nội dung bài 11 trong SGK tôi phải xác định mục tiêu của bài để có định hướng trong giảng dạy, đặc biệt kiến thức trọng tâm.Nếu giáo viên không xác định được kiến thức trọng tâm sẽ dễ sa đà vào những phần kiến thức không cần thiết, phần kiến thức phụ dẫn đến giờ dạy bị "cháy giáo án ", mục tiêu bài học không đạt được. Vậy phần kiến thức trọng tâm nổi bật của "Bài11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" là. - Vị trí địa lí với đường bờ biển kéo dài tạo thuận lợi cho giao lưu nước ngoài. - Sự khác biệt giữa miền Đông với miền Tây về tự nhiên và phân bố dân cư. - Thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm tự nhiên và dân cư mang lại đối với sự phát triển đất nước. - Một số biện pháp và kết quả của hiện đại hoá công nghiệp, nông nghệp của Trung Quốc. - Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc. - Nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng trong 20 năm qua (1985- 2005) thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP , tăng trưởng của nông nghịêp và ngoại thương. c. Bước thứ ba: Trên cơ sở kiến thức trọng tâm đã được xác định ,giáo viên phải biết lựa chọn các sơ đồ cho phù hợp với các phần nội dung bài học .Sơ đồ hợp lí sẽ điều khiển được quá trình học tập của học sinh theo hướng tích cực, học sinh sẽ tự học , tự tìm kiến thức và từ đó học sinh hứng thú học bộ môn địa lí hơn. Sơ đồ có thể theo mạch ngang, mạch dọc, theo bảng... Ví dụ . Phần II - Điều kiện tự nhiên: Tôi đã lập sơ đồ theo bảng sau. Điều kiện tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc. Điều kiện tự nhiên Miền Đông Miền Tây Địa hình Khí hậu Sông lớn Tài nguyên thiên nhiên Thụân lợi và khó khăn của tự nhiên đối với KT- XH. d. Bước thứ tư: Công việc cuối cùng của khâu soạn bài là soạn giáo án. Giáo án của người thầy lên lớp cũng quan trọng và cần thiết như bản vẽ kỹ thuật của những nhà kĩ sư xây dựng...Giáo án để dạy do giáo viên thiết kế phải thể hiện rõ được : Mục tiêu( kiến thức, kĩ năng, thái độ); Thiết bị dạy học; Hoạt động dạy học(ổn định, kiểm tra bài cũ, khởi động và giảng bài mới, củng cố hoặc đánh giá, hướng dẫn về nhà( hoạt động nối tiếp) ); Phụ lục .Trong đó đặc biệt là bước giảng bài mới , giáo án phải thể hiện rõ : công việc của thầy, của trò; các hoạt động tổ chức cho học sinh nhận thức là cá nhân, cả lớp hay là nhóm phải rõ ràng. Đặc biệt chú ý đến những câu hỏi yêu cầu làm việc với sơ đồ như hoàn thiện, điền tiếp vào sơ đồ..để phát huy tư duy sáng tạo , để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức mới . 2. Tiến trình giảng bài trên lớp. a. Phần kiểm tra bài cũ Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể kiểm tra bằng cách cho học sinh hoàn thiện một sơ đồ trống mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn từ trước. Qua việc kiểm tra này sẽ rèn được kĩ năng dùng sơ đồ, kiểm tra mức độ nhớ, hiểu bài cũ của học sinh. - Ví dụ 1 . Trước khi vào tiết 1 của bài Trung Quốc giáo viên có thể kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ . Câu hỏi . Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau: Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Ngoại thương FDI Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bạn hàng:.......... Xuất khẩu: - Giá trị.............. - Sản phẩm......... ODA Nhập khẩu: - Giá trị............. - Sản phẩm........ Vị trí trên thế giới:.... Vị trí trên thế giới:... - Ví dụ 2. Trước khi vào giảng tiết 2 của bài Trung Quốc , giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để kiểm tra bài cũ: Câu hỏi. Em hãy điền tiếp sơ đồ sau: Chính sách dân số của Trung Quốc (Sinh một con) ảnh hưởng tíchcực............................................................................................................................................................................................................. ảnh hưởng tiêucực.......................................................................................................................................................................................................................... Phát triển kinh tế - xã hội b. Đối với việc giảng bài mới trên lớp. Trong tiết học , khâu giảng bài mới chiếm nhiều thời gian và có ý nghĩa quan trọng nhất. Thông qua quá trình tổ chức , chỉ đạo, điều khiển của người thầy , trò lĩnh hội kiến thức và rèn luyện được kĩ năng cần thiết . Nếu người thầy kéo tổ chức được các hoạt động của trò, có phương pháp dạy học phù hợp thì trò sẽ tích cực, chủ động tự tìm kiến thức, hứng thú học tập và mục tiêu bài học dễ đạt được. Vì vậy trong khâu này tôi đã kết hợp phương pháp sơ đồ với các phương pháp khác như vấn đáp, sử dụng kênh hình, sách giáo khoa, giải thích ...để giảng bài . Cụ thể: - Dùng sơ đồ để giới thiệu các nội dung chính của bài: Ví dụ 1: Sau khi viết xong đầu đề tiết 1 của bài Trung Quốc, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ tổng quát để học sinh hiểu được bố cục toàn bài hôm nay. Tự nhiên, dân cư và xã hội Vị trí địa lí và lãnh thổ Dân cư và xã hội Điều kiện tự nhiên Miền Đông Miền Tây Dân cư Xã hội Ví dụ 2 : Giới thiệu nội dung tiết thứ 2 của bài Trung Quốc theo sơ đồ sau: Kinh tế Khát quát Mối quan hệ Trung Quốc- Việt Nam Các ngành kinh tế Công nghiệp Nông nghiệp - Dùng sơ đồ kết hợp với đàm thoại,vấn đáp để nêu các đặc điểm sự vật hiện tượng địa lí. Ví dụ : Dạy mục I- Vị trí địa lí và lãnh thổ. Phần này tôi đã gọi một số học sinh lên bảng dựa vào bản đồ xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó yêu cầu học sinh kết hợp thêm với SGK nêu những đặc điểm chính của Vị trí địa lí và lãnh thổ theo sơ đồ sau: Vị trí địa lí và lãnh thổ Vị trí địa lí:... ................................................................................................................................................................................ Thuận lợi:... .............................................................................................................. Khó khăn:.. ......................................................................................... Lãnh thổ:...... ................................................................................................................................................ - Dùng sơ đồ hoá kiến thức thành bảng để học sinh so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng địa lí. Ví dụ : Dạy mục II- Điều kiện tự nhiên( Tiết 1) .Tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, dựa vào SGK, hình 10.1. Địa hình và khoáng sản Trung Quốc hoàn thiện bảng thông tin sau: Điều kiện tự nhiên Miền Đông Miền Tây Địa hình Khí hậu Nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên Thụân lợi, khó khăn tự nhiên đối với kinh tế. - Dùng sơ đồ để học sinh phân tích mối quan hệ nhân quả. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với việc giảng dạy địa lí, đặc biệt đối với bài Trung Quốc các em cần phải trả lời rất nhiều câu hỏi lí giải nguyên nhân như : + Tại sao sự phân bố dân cư của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông? + Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc? + Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông ? + Vì sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc lại phân bố ở ven biển? ................. Từ việc phân tích mối quan hệ nhân quả học sinh sẽ hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí , các em sẽ nắm và nhớ bài chắc hơn. Ví dụ : Dạy mục II- Các ngành kinh tế (Tiết 2).Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm , các em phải dựa vào SGK, vốn hiểu biết rồi thảo luận để hoàn thiện 2 sơ đồ sau: Sơ đồ 1 . Chính sách phát triển công nghiệp ............................................................................... ........................................................................................... ............................................................................... .............................................................................. Thành tưu: ........................................................................................................................................................................................... Sơ đồ 2 . Chính sách và biện pháp phát triển nông nghiệp ................................................................................ ............................................................................. ............................................................................. .............................................................................. Thành tưu: ........................................................................................................................................................................................... c. Trong bước củng cố, đánh giá. Bước này giáo viên nên chú ý đưa ra những sơ đồ mới khác với sơ đồ có trong bài vừa học. Mục đích là vừa rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ, vừa phát huy sự sáng tạo, chủ động và kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh. Vì vậy có thể kết hợp dùng sơ đồ với câu hỏi tự luận,..để đánh giá. Ví dụ: Sau khi dạy xong tiết 2 , tôi đã dùng sơ đồ và các câu hỏi sau để kiểm tra, đánh giá . Câu hỏi .Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học hãy: + Hoàn thành bảng sau. Miền Sản xuất nông nghiệp Cây trồng Vật nuôi loại khác Miền Đông Miền Tây + Giải thích vì sao có sự khác biệt về sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây. + Trình bày sự phân bố của lúa gạo và lúa mì ở Trung Quốc . Giải thích. d. Hoạt động nối tiếp ( Hướng dẫn về nhà) . Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách học mỗi phần của bài dựa vào sơ đồ đã lập ở trên lớp và về nhà tự lập một số sơ đồ khác theo yêu cầu của những câu hỏi cuối mỗi tiết học. Sau đây là một giáo án minh hoạ cho những việc làm trên. Bài 10. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc ) Diện tích: 9572,8 nghìn km2. Dân số : 1303,7 triệu người ( năm 2005 ) Thủ đô : Bắc Kinh. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội. I. Mục tiêu Sau bài học , học sinhcần: 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ Trung Quốc. - Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây, thuận lợi, khó khăn của những đặc điểm đó đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. - Hiểu được các đặc điểm dân cư, xã hội Trung Quốc. 2. Kĩ năng - Khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ ,tư liệu khác có liên quan. - Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ hoá kiến thức địa lí. - Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội Trung Quốc. 3. Thái độ, hành vi. - Có thái độ đúng đắn trong xây dựng mối quan hệ Việt - Trung. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ : Tự nhiên châu á, các nước châu á. - Các hình 10.1 đến 10.5 trong SGK. - Các hình ảnh về tự nhiên, con người và các phát minh của Trung Quốc . - Máy vi tính và màn chiếu. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định, tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi : Trình bày các đặc điểm chính về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau: Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Ngoại thương FDI .................. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bạn hàng:.......... Xuất khẩu: - Giá trị............ - Sản phẩm....... ODA............... Nhập khẩu: - Giá trị........... - Sản phẩm...... Vị trí trên thế giới:.... Vị trí trên thế giới:..... Đáp án của câu hỏi kiểm tra bài cũ. Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Ngoại thương FDI - Giá trị tăng nhanh. - 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bạn hàng: Khắp các châu lục - Các nước phát triển chiếm 52% tổng giá trị; nhiều nhất ( Hoa Kì, EU) - Các nước đang phát triển chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại Xuất khẩu: - Giá trị tăng. - Sản phẩm:Sản phẩm công nghiệp chế biến (tàu biển, ôtô, xe máy, sản phẩm tin học,... ) chiếm 90% giá trị xuất khẩu. ODA - Giá trị ngày càng tăng nhanh. - Chiếm 60% tổng viện trợ ODA quốc tế cho các nước ASEAN. Nhập khẩu: - Giá trị tăng. - Sản phẩm:Nông nghiệp( lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp....) Vị trí trên thế giới: Đứng thứ 4 thế giới về thương mại Vị trí trên thế giới: Đứng đầu thế giới về FDI và ODA 3. Khởi động. Trung Quốc là nước láng giềng nằm ở phía bắc nước ta , có số dân đông nhất thế giới , với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Để hiểu hơn những vấn đề này, hôm nay thầy và các em cùng nhau tìm hiểu tiết 1. bài 11- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc). Hoạt động của Gv và Hs Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc . Hình thức : Cá nhân, cả lớp - Cho 1-2 em lên bảng dựa vào bản đồ xác định vịa trí địa lí và lãnh thổ TQ. - GV hỏi. Dựa vào bản đồ các nước châu á, SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy: + Nêu một số nét chính về vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc + Những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với KT- XH . - Sau đó đưa ra sơ đồ. - Học sinh hoàn thiện sơ đồ. Vị trí địa lí và lãnh thổ Vị trí địa lí:.... Lãnh thổ :.... Thuận lợi .... Khó khăn..... - Sau khi học sinh hoàn thiện sơ đồ, GV cho nhận xét, bổ sung và GV chốt kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước. *Chuyển ý: Trên lãnh thổ rộng lớn đó , thiên nhiên có đặc điểm gì ? chúng ta nghiên cứu ở mục II sau đây. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc. Hình thức : Học sinh làm việc theo nhóm. - GV chiếu hình 10.1 và có đường kinh tuyến 1050, một số hình ảnh về tự nhiên 2 miền . - Sau đó chiếu sơ đồ theo bảng sau: Miền Đông Miền Tây Địa hình Khí hậu Sông lớn Tài nguyên TN Thuận lơi , khó khăn của tự nhiên đối với PT KT- XH Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. - Nhóm 1+ 3 : Tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và khó khăn của miền Đông. - Nhóm 2+ 4: Tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và khó khăn của miền Tây. Bước 2 . Học sinh dựa vào SGK, bản đồ ...thảo luận. Bước 3 . Đại diện học sinh các nhóm báo cáo. Bước 4 . GV cho HS nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức theo bảng . *Chuyển ý : Trung Quốc là nước lớn, đông dân, đặc điểm dân cư và xã hội có nhiều điểm độc đáo mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục III sau đây. Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm dân cư và xã hội của Trung Quốc. Hình thức : học sinh làm việc theo cặp. - GV chiếu bảng 10 nước đông dân nhất TG; các hình ảnh thể hiện sự đông đúc dân cư của TQ; các hình về các dân tộc như người Hán, Choang, Hồi, ..; hình 10.4- Phân bố dân cư của TQ; các phát minh của TQ; một số công trình vĩ đại của TQ như Vạn Lý Trường Thành, Thiên Đàn, Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng =>Học sinh có cái nhìn tổng quát nhất về dân cư , xã hội của TQ trước khi đi nghiên cứu cụ thể. - GV đưa ra sơ đồ . - Các cặp HS trong bàn dựa vào các hình đã chiếu , SGK, vốn hiểu biết hoàn thành sơ đồ . Cặp 1 - Tìm hiểu dân cư . Cặp 2 - Tìm hiểu xã hội. - GV vấn đáp học sinh để hoàn thiện thuận lợi , khó khăn. Xã hôi. Dân cư Dân cư và xã hội Phân bố dân cư:... Gia tăng dân só... Dân tộc... Số dân.. Giáo dục.. Truyền thống... Thuận lợi... Khó khăn..... Chú ý: - GV dùng các câu hỏi dưới các hình 10.3, 10.4 SGK để vấn đáp , hỏi thêm học sinh. - GV giảng về chính sách dân số của TQ ; nguyên nhân phân bố dân cư; truyền thống ..... => GV chốt kiến thức theo sơ đồ . I. Vị trí địa lí và lãnh thổ. Vị trí địa lí: - Khoảng 200 B- 530B thuộc vùng Đông á - Giáp 14 nước, biên giới chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Phía Đông giáp TBD. - Gần Nhật Bản, Hàn Quốc, Khu vực kinh tế năng động Đông Nam á Vị trí địa lí và lãnh thổ Lãnh thổ: - Diện tích lớn thứ tư thế giới. - Có hai đặc khu hành chính lớn là Hồng Công và Ma Cao. - Đảo Đài Loan vẫn được coi là một bộ phận lành thổ riêng rẽ. - Đường bờ biển dài 9000km. Thuận lợi : - Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài về phát triển KT. - Lãnh thổ rộng lớn , nhiều tài nguyên thiên nhiên. Khó khăn: - Vị trí trong vùng hay có thiên tai( bão ,lụt...) - Biên giới trên đất liền chủ yếu núi cao , hoang mạc, khó khăn cho việc giao thông. II. Điều kiện tự nhiên - Thiên nhiên đa dạng với hai miền Đông và Tây, ranh giới ở khoảng kinh tuyến 1050. - Hai miền có diện tích tương đương nhưng điều kiện tự nhiên khác nhau, cụ thể như sau: Miền Đông Miền Tây Địa hình Đồng bằng Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa, hoang mạc, bán hoang mạc Khí hậu Cận nhiệt, ôn đới gió mùa; nhiều mưa. Ôn đới lục địa khắc nghiệt, thiếu nước. Sông lớn Hạ lưu Hoàng Hà ,Trường Giang. Thượng lưu Hoàng Hà , Trường Giang. TNTN Kim loại màu là chủ yếu. Rừng, đồng cỏ, khoáng sản. Thuận lợi ,khó khăn của tự nhiên đối với PT KT- XH - Nhiều điều kiện cho phát triển đa ngành KT, phân bố dân cư... - Khó khăn: Mưa , bão gây lụt lội( mùa hạ) - Thuận lợi cho chăn nuôi, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp khai thác... - Khó khăn: khô hạn III. Dân cư và xã hội Xã hôi Dân cư Dân cư và xã hội Phân bố dân cư:Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, miền Tây dân thưa thớt. Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm, năm 2005 còn 0,6% Dân tộc: Trên 50 dân tộc khác nhau.Người Hán chiếm trên 90% dân số. Số dân 1,3 tỉ người(2005)- đông nhất, chiếm 1/5 dân số TG. Giáo dục:Rất chú trọng phát triển GD để phát triển mọi năng lực của người lao động.Tỉ lệ biết chữ gần90% 9090% . Truyền thống: -Lao động cân cù , sáng tạo. -Là quê hương của nhiều phát minh cổ đại ( lụa tơ tằm,la bàn, sứ, thuốc súng,giấy..) Thuận lợi -Lao động dồi dào ,chất lượng cao, thị trường rộng lớn . Khó khăn - Giải quyết việc làm, tổ chức XH, sức ép lên tài nguyên môi trường. - Miền Tây thiếu lao động. - Cơ cấu dân số theo giới bị mất cân bằng do chính sách một con và tư tưởng trọng nam 4. Củng cố , đánh giá. - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại những nội dung kiến thức chính của bài học. - Đánh giá học sinh thông qua một số sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Chính sách dân số của Trung Quốc.( Sinh một con) Phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. ảnh hưởng tiêu

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Van dung phuong phap so do hoavao giang bai Trung Quoc .doc