Đề tài Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8

Thực hiện Theo NQ 40/2000/QH 10 của Quốc Hội, toàn quốc đã tiến hành thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Quá trình đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông mà tâm điểm là đổi mới chương trình giáo dục để đáp ứng yêu cầu xây dựng đạt được mục tiêu việc “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT QUẬN TẤN PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHƯƠNG CƠ HỌC LỚP 8. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện Theo NQ 40/2000/QH 10 của Quốc Hội, toàn quốc đã tiến hành thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Quá trình đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông mà tâm điểm là đổi mới chương trình giáo dục để đáp ứng yêu cầu xây dựng đạt được mục tiêu việc “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành. Một câu hỏi rất thực tế đang đặt ra là: làm thế nào để học sinh có thể tiếp nhận và nhớ một cách đầy đủ lượng tri thức ngày càng tăng của nhân loại nói chung và kiến thức ở nhà trường nói riêng trong khi quỹ thời gian dành cho việc dạy và học không thay đổi? Sau nhiều năm đứng lớp, tôi nhận thấy trong quá trình học tập, học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ rất lâu những kiến thức khi chính các em là người tự khám phá, tự biết hệ thống và ghi chép một cách logic. Ngược lại, nếu bắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động, dồn nén thì sẽ dẫn đến sự chán nản, ỷ lại, lười học,...Với một số kinh nghiệm mà tôi thực hiện đã góp phần đẩy mạnh việc đổi mới và nâng cao chất lượng trong giảng dạy của mình, tôi xin trình bày và mong được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp, giúp tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Là người giáo viên trước tiên cần phải nắm vững chủ trương đối mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp, thích ứng với từng hoạt động giúp học sinh tích cực trong tìm tòi, tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, tôi đã áp dụng 3 giải pháp sau: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép bài một cách hệ thống theo định hướng mới “chống đọc chép” tạo tiền đề cho việc vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức và tăng cường khả năng tự học. Thay đổi cách củng cố bài học thông qua Sơ đồ tư duy. Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức từng nhóm bài của chương Cơ học lớp 8 với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet MindManager. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép bài một cách hệ thống theo định hướng mới “chống đọc chép” tạo tiền đề cho việc vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức và tăng cường khả năng tự học. Biện pháp 1: Giới thiệu cho học sinh các kiểu ghi bài trong và ngoài lớp học. Qua tìm hiểu nhiều tài liệu, tôi biết được có những cách ghi chép như sau: Ghi chép theo kiểu đề mục Ghi chép theo kiểu trích dẫn Ghi chép theo kiểu luận đề Ghi chép theo kiểu tự do Từ đầu năm học, theo định hướng của ngành chống đọc chép, tôi đã giới thiệu đến học sinh các kiểu ghi chép trên. Thực tế, các kiểu ghi chép này các em cũng đã thực hiện rồi nhưng ít được biết đến tên và tác dụng cũng như hiệu quả của từng kiểu ghi. Thông thường, tôi nhận thấy ở trường học sinh thường được hướng dẫn ghi chép bài học theo kiểu đề cương, trích dẫn và luận đề còn cách ghi chép theo kiểu tự do dành cho việc dự hội thảo hay chuyên đề… Điều đáng quan tâm là các kiểu ghi chép trên nếu được kết hợp với việc hệ thống kiến thức bài học theo kiểu Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, gây hứng thú và niềm đam mê học tập hơn cho học sinh. Biện pháp 2: Hình thành thói quen ghi chép có hệ thống ở bộ môn vật lý nói chung và chương Cơ học nói riêng. Thật vậy, biết cách ghi chép bài sẽ giúp học sinh vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, tôi đã yêu cầu học sinh cần lưu yùù: Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, xem trước bài học mới. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn phải mượn vở của bạn cùng lớp để ghi lại. Hãy để mỗi bài ghi chép ở một trang giấy riêng. Ngoài các loại bút thông thường, học sinh cần trang bị thêm các loại bút dạ quang để làm nổi những thông tin quan trọng. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn. Chú ý lắng nghe những lời giảng của giáo viên. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau, bằng cách hỏi lại giáo viên hay các bạn khác. Dành khoảng thời gian để xem xét lại những ghi chép. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Ghi chép khi đọc một thông tin, một bài học mới nào đó ở sách giáo khoa sẽ giúp bạn nhớ được các thông tin đó. Qua việc hướng dẫn cách ghi bài nói trên, tôi nhận thấy học sinh dần dần có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, các em đã tự tin hơn trong việc ghi chép ở lớp và chuẩn bị bài soạn ở nhà thông qua sự hướng dẫn của tôi. Và, tôi nghĩ rằng việc hệ thống kiến thức sẽ rất dễ dàng với các em khi các em đã quen với việc viết bài có hệ thống như trên. Giải pháp 2: Thay đổi cách củng cố bài học thông qua sơ đồ tư duy. Biện pháp 1: Nắm vững đặc điểm và bản chất của sơ đồ tư duy trong việc dạy học. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, Sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú... Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. Biện pháp 2: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào hoạt động củng cố bài học dưới hình thức các thẻ ôn bài. Từ đó, tôi đã mạnh dạn vạch ra kế hoạch để hướng dẫn học sinh học tập theo Sơ đồ tư duy này. Bước đầu, tôi áp dụng Sơ đồ tư duy vào việc củng cố bài học ở lớp thông qua thẻ ôn bài, tóm tắt đề mục chính của bài học để tập dần cho học sinh nhớ các từ khóa (nội dung chính cần nắm) của bài học. Cụ thể, tôi lấy ví dụ sau khi học xong bài Cơ năng tôi đã thực hiện việc củng cố như sau: Tôi chuẩn bị trước các thẻ ôn bài với các từ khóa: CƠ NĂNG ĐỘNG NĂNG CÁC DẠNG CƠ NĂNG PHỤ THUỘC PHỤ THUỘC PHỤ THUỘC VẬN TỐC ĐỘ CAO THẾ NĂNG THẾ NĂNG ĐÀN HỒI THẾ NĂNG HẤP DẪN KHỐI LƯỢNG ĐỘ BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI Sau đó, tôi đảo các thẻ để các nhóm hoặc cá nhân (tùy vào đối tượng lớp) chọn lựa và sắp xếp và nối các đường liên kết từ các thẻ lại sao cho hợp lí nhất. Và, kết quả thu được sau củng cố bài là hai dạng sơ đồ như sau: Dạng sơ đồ thứ nhất: THẾ NĂNG THẾ NĂNG ĐÀN HỒI ĐỘ BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI CƠ NĂNG ĐỘNG NĂNG PHỤ THUỘC PHỤ THUỘC PHỤ THUỘC VẬN TỐC ĐỘ CAO THẾ NĂNG HẤP DẪN KHỐI LƯỢNG KHỐI LƯỢNG Dạng sơ đồ thứ 2: THẾ NĂNG HẤP DẪN CƠ NĂNG CÁC DẠNG CƠ NĂNG THẾ NĂNG ĐỘNG NĂNG PHỤ THUỘC PHỤ THUỘC THẾ NĂNG ĐÀN HỒI PHỤ THUỘC ĐỘ BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI ĐỘ CAO KHỐI LƯỢNG VẬN TỐC Mặc dù khi sắp xếp, các em chưa sắp xếp theo hệ thống kiến thức yêu cầu, cần có sự góp ý của bạn, nhưng tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được học. Và, tôi khuyến khích, gợi mở, hướng dẫn các em đúng sơ đồ chuẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng phát hiện ở các em có nhiều sáng tạo rất hay trong việc sắp xếp các thẻ ôn bài ở ví dụ minh họa trên. Qua nhiều bài củng cố trong chương Cơ học như cách thực hiện ở trên, tôi nhận thấy các em nhớ bài nhanh hơn, từng bước xây dựng được kỹ năng diễn giải. Song song với việc củng cố bài học, khi học sinh đã hoàn thành sơ đồ tóm tắt, tôi thường dành vài phút đề phân tích nhằm khắc sâu kiến thức qua các từ khóa của sơ đồ, cũng như hướng dẫn các em kết nối các từ khóa đó. Bởi, mục đích cuối cùng của tôi là giúp các em có thể liên kết các bài có kiến thức liên quan được hệ thống thành một Sơ đồ tư duy hoàn hảo. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức từng nhóm bài trong chương Cơ học lớp 8 với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet MindManager. Biện pháp 1: Phân tích nội dung chương trình và mục tiêu bài học của chương Cơ học. Với trăn trở trên, tôi phải phân tích thật kỹ nội dung và mục tiêu bài học của chương Cơ học. Sau đó, tôi phân theo nhóm bài có kiến thức liên quan với nhau của chương Cơ học như sau: Nhóm bài thứ nhất gồm các bài: Chuyển động cơ học Vận tốc Chuyển động đều – chuyển động không đều Nhóm bài thứ hai gồm các bài: Biểu diễn lực Sự cân bằng lực và quán tính Lực ma sát Nhóm bài thứ ba gồm các bài: Áp suất Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Áp suất khí quyển Nhóm bài thứ tư gồm các bài: Công cơ học Công suất Cơ năng Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Sau đó, tôi phân tích sơ đồ trên giấy, nhờ phần mềm Mindjet MindManager hỗ trợ vẽ Sơ đồ tư duy để dễ dàng trình chiếu, in ấn. Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy theo từng nhóm bài. Để tổ chức hiệu quả, tôi phải chuẩn bị như sau: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Đối với giáo viên: Chuẩn bị các thẻ ôn bài sao cho phù hợp nhất với từng nhóm bài. Vẽ Sơ đồ tư duy hệ thống các nhóm bài trên máy tính và trên giấy. Phân nhóm: 4 hoặc 8 học sinh/nhóm. Phần hướng dẫn các bước tiến hành vẽ một sơ đồ tư duy. Đối với nhóm học sinh: Chuẩn bị giấy A4, bút chì màu, các mẫu giấy nhỏ, bút dạ quang. Cần nắm vững nội dung kiến thức của nhóm bài đã học. Hướng dẫn trình tự vẽ một Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức: Để vẽ một Sơ đồ tư duy gồm 7 bước như sau: Xác định rõ mục tiêu và tập trung vào nội dung bài học cụ thể. Đặt tờ giấy nằm ngang và bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy giữa trang. Vẽ một hình ảnh hay chữ trọng tâm giữa trang giấy để biểu thị mục tiêu của bài học hay một chương. Dùng bút màu để thể hiện sự nhấn mạnh, kết cấu, bố cục, để gợi tính trực quan dễ nhớ. Vẽ các đường liên kết (nhánh chính) tỏa ra từ tâm của hình ảnh trung tâm. Viết trên mỗi nhánh một từ then chốt sẽ giúp học sinh dễ dàng liên tưởng đến chủ đề. Tạo các nhánh cấp hai và cấp ba (nhánh phụ) cho những yù liên tưởng và yù phụ. Phân phối thời gian hợp lý: Thời gian 1 tiết học 45 phút, nên vấn đề cần quan tâm để đạt hiệu quả là việc phân phối thời gian hợp lý. Do đó, tôi dùng thời gian của những bài học ngắn khoảng 7 – 10 phút để thực hiện. Khoảng 3 đến 5 phút: Các em tự do sáng tạo ‎‎yù tưởng riêng của mình và trao đổi với các bạn cùng nhóm. Khoảng 2 - 3 phút tiếp theo: Đại diện nhóm lên trình bày sơ đồ của nhóm mình. Thời gian còn lại, tôi cùng các học sinh góp yù, đánh giá, trình chiếu sơ đồ mà tôi đã vẽ sẵn bằng phần mềm và cả bản vẽ Sơ đồ tư duy trên giấy để các em đối chiếu, so sánh, chỉnh sửa lại cho hợp lí. Qua Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức, tôi chốt lại những kiến thứ cần nhớ, đặc biệt là các từ khóa và để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ. Có thể nói, đây là một phương pháp giúp người học lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp khác. Sau đây, tôi xin giới thiệu một vài Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chương Cơ học đã thực hiện:  III. KẾT LUẬN - Trong hai năm giảng dạy vật lý 8, tôi đã từng bước thựcc hiện kinh nghiệm này dưới dạng cũng cố bài học, đồng thời, áp dụng vào chương Cơ học, tôi nhận thấy: + Học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học. + Kết quả học tập của các em có phần tiến bộ hơn so với cùng kì năm trước, cụ thể qua bảng so sánh sau: HKI Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém 2008 – 2009 574 68 -11.85% 199-34.67% 206-35.89% 89-15.51% 12-2.09% 2009 - 2010 460 / 10 lớp 188-40.87% 184-40% 79-17.17% 9-1.96% 0 NHẬN XÉT Tăng 29.02% Tăng 5.3% GIẢM 15.64% - Tôi hy vọng các học sinh sẽ sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách vững vàng hơn không những ở bộ môn vật lyù mà có thể vận dụng được cho tất cả các bộ môn khác. Ngoài ra, có thể áp dụng dạng Sơ đồ tư duy này vào trong cuộc sống hằng ngày như lập kế hoạch, thời gian làm việc hay vẽ ra những lựa chọn cho tương lai… - Bằng những kinh nghiệm tôi đã rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường, qua những bài học thu được trong việc dự giờ các đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường. Tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng Sơ đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương Cơ học lớp 8" . - Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp chuyên môn để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn. IV. KIẾN NGHỊ Vận dụng Sơ đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức chương cơ học lớp 8, có thể thực hiện ở những chương khác như Nhiệt, Điện, Quang trong chương trình vật lyù phoå thoâng. Tân phú, ngày 20 tháng 03 năm 2010 Người viết SKKN Võ Hoàng Nhựt Ý kiến của Hội đồng xét duyệt CHỦ TỊCH HĐXD PHỤ LỤC: Một số hình ảnh thể hiện hoạt động của học sinh trong phần củng cố thông qua việc vẽ Sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docSKKN VAN DUNG SO DO TU DUY 2010.doc
Giáo án liên quan