Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn thi: hóa học 8 thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (1 điểm)

 Trong 6 gam cacbon có bao nhiêu mol? Có bao nhiêu nguyên tử cacbon? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại sắt để có số nguyên tử sắt nhiều gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trên.

Câu 2: (2 điểm)

 Có 4 gói bột trắng mất nhãn gồm các chất sau: Canxioxit, natrioxit, nhôm oxit, điphotphopentaoxit.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2863 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn thi: hóa học 8 thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC SBD: ……………………………………………… ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN THI: HÓA HỌC 8 Ngày thi 12 tháng 4 năm 2013 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Trong 6 gam cacbon có bao nhiêu mol? Có bao nhiêu nguyên tử cacbon? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại sắt để có số nguyên tử sắt nhiều gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trên. Câu 2: (2 điểm) Có 4 gói bột trắng mất nhãn gồm các chất sau: Canxioxit, natrioxit, nhôm oxit, điphotphopentaoxit. Trình bày phương phát hóa học nhận biết từng chất trên. Câu 3: (1,25 điểm) Từ các chất sau: Natri, lưu huỳnh, nước, đồng(II)oxit, và các thiết bị cần thiết có đủ. Nêu cách điều chế các chất: Natrioxit, natri hiđroxit, lưu huỳnh đioxit, kim loại đồng. Câu 4: (2 điểm) a) Sắt tạo được 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4. Nếu hàm lượng của sắt trong oxit là 70%(khối lượng) thì đố là oxit nào của sắt. b) Nêu hàm lượng phần trăm của một kim loại trong muối cacbonat là 40% thì hàm lượng phần trăm của kim loại đó trong muối photphat là bao nhiêu. Câu 5: (2 điểm) Nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm khi: a) Đốt dây sắt nung đỏ trong không khí. b) Cho mẫu Natri vào nước dư. Câu 6: (2,25 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam một chất hữu cơ M trong không khí thu được 2,4 gam sắt(III)oxit và 1,344 lít sunfurơ(đktc). a) Xác định công thức của M b) Lâph công thức hóa học của phản ứng hóa học trên. Câu 7: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn nhợp gồm kẽm và kim loại A (hóa trị II không đổi) trong dung dịch HCl dư tạo ra 0,672 lít khí (đktc). Mắt khác, nếu hòa riêng 1,9 gam kim loại A thì dùng hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Tìm kim loại A. Câu 8: (3 điểm) Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành 2 dung diọch A và B. Biết nồng độ % của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem trộn hai dung dịchk A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ là 20%. Câu 9: (3,5 điểm) Khử một lượng oxit sắt chưa biết H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100g axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 3,36 lít hiđro (đktc). Tìm công thức của oxit sắt nói trên. (C = 12, H = 1, S = 32, Fe = 56, Cl = 35,5, O = 16, Zn = 65, Na = 23, Ca = 40) (Giám thị không giải thích gì thêm) Hết ./. PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN THI: HÓA HỌC 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1) 0,5 mol C, 3.1023 nguyên tử C 56 gam Fe 0,5 0,5 Câu 2 (2) B1: trích mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng. B2: Cho nước lần lượt vào các mẫu thử - Nhận ra Al2O3 vì chất rắn không tan. - Nhận ra CaO và tạo ra dung dịch đục - PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2 (dd đục) - NHận ra P2O5 và Na2O vì tạo dd trong suốt Na2O + H2O 2NaOH P2O5 + 3H2O 2H3PO4 B3: Dùng quỳ tím cho vào 2 dd trong suốt - Nhận ra P2O5 vì quỳ tím hóa đỏ - Nhận ra Na2O vì quỳ tím hóa xanh 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (1,25) Điện phân nước: H2O H2 + O2 thu H2, O2 Điều chế Na2O: 4Na + O2 2Na2O Đ/c: NaOH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (hoặc HS lấy Na2O +H2O) Đ/c Cu: CuO + H2 Cu + H2O Đ/c SO2: S + O2 SO2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (2) a) Trong FeO thì %Fe = Trong Fe2O3 thì %Fe = Trong Fe3O4 thì %Fe = Vậy oxit đó là Fe2O3 b) Gọi M là kim loại và có hóa trị n Theo công thức phân tử M2(CO3)n: Đối với muối phốt phát: M3(PO4)n ta có: %M = thay M = 20n ta có %M = 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 (2) a) Đốt dây sắt nung đỏ trong không khí có hiện tượng Sắt cháy, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4 3Fe + 2O2 Fe3O4 b) Cho mẫu Natri vào nước dư Mẫu natri nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng, chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẫu Natri tan dần cho đến hết. Vì có phản ứng hóa học xảy ra: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 - Mẫu Natri nóng chảy do phản ứng trên tỏa nhiệt. - Mẫu Natri chuyển động nhanh trên mặt nước là do khí hiđro thoát ra đẩy Natri chuyển động. - Mẫu Natri tan dần cho đến hết là do tham gia phản ứng dần dần và nước dư. 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 6 (2,25) a) Chất vô cơ M khi cháy trong không khí tạo thành Fe2O3 và khí sunfurơ chứng tỏ M chứa 2 nguyên tố Fe và S, ngoài ra có thể chứa O Khối lượng Fe có trong 2,4 gam Fe2O3: mFe = Khối lượng S có trong 1,344 lít khí SO2 là: MS = Nhận thấy mFe + ms = 1,68 + 1,92 = 3,6 (g) Vậy M chỉ có Fe và S. Đặt công thức của M là FexSy (x, y , x : y tối giản) Ta có: x : y = = 0,03 : 0,06 = 1 : 2 Công thức của M là FeS2 b) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 Câu 7 (3) PTHH: Zn + HCl ZnCl2 + H2 A + 2HCl ACl2 + H2 Số mol H2 = , số mol của HCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol Gọi số mol của Zn = x mol, của A = y mol, ta có hệ phương trình: Giá trị trung bình của khối lượng mol của 2 kim loại = 56,67 > A > 38. Trong khoảng này có 2 kim loại hóa trị II là Fe và Ca. Nhưng chỉ có Ca là phù hợp vì có hóa trị không đổi. Vậy kim loại A là Ca 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 8 (3) Gọi nồng độ 5 của dd B là x%. Nồng độ % của dd A là 3x% Vì . Gọi khối lượng dung dịch B = m (g). Khối lượng dung dịch A = 2,5m (g) Khối lượng NaOH có trong dung dịch B là: Khối lượng NaOH có trong dung dịch A là: Tổng khối lượng NaOH có trong dung dịch C là: + = Theo đề: . Giải ra ta được: x = 8,235% Đáp số: Nồng độ % của dung dịch B = 8,235% Nồng độ % của dung dịch A = 3.8,235% = 24,705% 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 9 (3,5) Phương trình hóa học FexOy + H2 xFe + yH2O (1) 0,2 Sản phẩm hơi là nước. Theo giả thiết còn 98% - 3,405% = 94,595% Hay Giải ra ta được: Khối lượng H2O = 3,6 g Số mol H2O = 0,2 mol Theo (1) số mol oxi trong FexOy = số mol H2O = 0,2 mol Sản phẩm rắn là Fe: Số mol H2O thoát ra = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2) 0,15 0,15 Ta có tỉ lệ: nFe/nO = x/y = 0,15/0,2 = 3/4 => Công thức của oxit sắt là Fe3O4 0,5 0.5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25

File đính kèm:

  • docDe va dap an thi HSG hoa hoc 8.doc
Giáo án liên quan