Câu 1 :( 5 điểm)
Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
( Bếp lửa – Bằng Việt
Ngữ văn 9 – tập I NXBGD 2005 – trang144) Câu 2 : (5 điểm)
Cho câu văn sau : “ Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được xem là một tác phẩm giàu kịch tính , lại vừa đậm chất trữ tình .”
a/ Dựa vào câu văn trên,hãy lựa chọn một chi tiết hay, xúc động nhất và giàu ý nghĩa trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” và tóm lược bằng một đến ba câu văn .
b/ Câu văn trên là một câu chủ đề , em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo mô hình Tổng – Phân – Hợp ( bám sát chi tiết vừa chọn ở phần a để phân tích).
Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch dưới câu cảm thán) .
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 ttrường THCS năm học 2007 - 2008 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Hà Tây lớp 9 – THCS – Năm học 2007 -2008
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút
( không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức Đề có : 01 trang
Câu 1 :( 5 điểm)
Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
( Bếp lửa – Bằng Việt
Ngữ văn 9 – tập I NXBGD 2005 – trang144) Câu 2 : (5 điểm)
Cho câu văn sau : “ Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được xem là một tác phẩm giàu kịch tính , lại vừa đậm chất trữ tình .”
a/ Dựa vào câu văn trên,hãy lựa chọn một chi tiết hay, xúc động nhất và giàu ý nghĩa trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” và tóm lược bằng một đến ba câu văn .
b/ Câu văn trên là một câu chủ đề , em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo mô hình Tổng – Phân – Hợp ( bám sát chi tiết vừa chọn ở phần a để phân tích).
Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch dưới câu cảm thán) .
Câu 3 : (10 điểm)
Bài thơ Sang thu đã thể hiện thành công sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa của đất trời lúc sang thu .
Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận xét trên .
----------------Hết-------------
Sở giáo dục - đào tạo Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 9 Hà Tây Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2007 -2008
Câu 1 ( 5 điểm )
*Yêu cầu về hình thức :( 0,5 điểm )
Bài viết có bố cục đầy đủ MB – TB – KB .Đây là một bài viết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ .
Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết .
* Yêu cầu về nội dung :( 4 điểm)
HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về công việc nhóm bếp lửa của người bà .
Các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ :
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc , sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp lửa của bà .( 1 điểm )
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ . Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm bếp lửa của bà .Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương ,gắn bó với làng xóm , quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng , niềm vui của tuổi thơ .
( 2 điểm )
+ Câu cảm thán “ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến tự hào của nhà thơ về bếp lửa : hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu , là ngọn lửa của tình yêu thương của bà . Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.
( 1,5 điểm)
Câu 2 ( 5 điểm )
Phần a : (1 điểm)
Học sinh có thể lựa chọn một trong hai chi tiết sau để tóm lược bằng một đến ba câu văn:
Chi tiết 1 : Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách , nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi .
----> Thể hiện tình cảm yêu cha mãnh liệt của bé Thu .
Chi tiết 2 : ở khu căn cứ , ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái .
------> Thể hiện tình cảm yêu con sâu sắc của cha dành cho con .
Phàn b : ( 4 điểm )
* Yêu cầu về hình thức :
- Biết tạo dựng một đoạn văn theo mô hình Tổng – Phân – Hợp . ( 1 điểm )
- Triển khai ý theo phương thức nghị luận .
* Yêu cầu về nội dung :( 3 điểm)
( 2 điểm )- HS phải bám sát câu chủ đề và chi tiết đã lựa chọn để triển khai trong đoạn văn , từ đó làm nổi bật vấn đề :
+ Nhà văn đã tạo tình huống bất ngờ, hấp dẫn .
+ Ngôn ngữ kể chuyện chân thực , giàu cảm xúc .
+ Thể hiện sự xúc động mãnh liệt tình cảm cha con trong chiến tranh và nỗi xót xa về những đau thương mà chiến tranh gây ra . Truyện giàu chất thơ, giống như một bài ca về tình phụ tử cao đẹp .
HS sử dụng trong đoạn văn có một câu cảm thán .( 0,5 điểm)
Câu Hợp trong đoạn văn phải mang tính khái quát cao .( 0,5 điểm)
Lưu ý :
- Nếu HS không viết thành đoạn văn theo mô hình Tổng – Phân – Hợp mà ý trong đoạn văn phân tích tốt chi tiết đã lựa chọn . ( cho 2,5 điểm )
Câu 3 ( 10 điểm )
* Yêu cầu về hình thức :
HS biết vận dụng các kỹ năng làm bài nghị luận về một bài thơ .
Khi phân tích , bình giá cần chú ý vào những từ ngữ , hình ảnh thơ .
Bố cục bài văn phải rõ ràng, mạch lạc . Lời văn diễn đạt trong sáng ,lôi cuốn . Đảm bảo tính liên kết ý trong bài viết .
*Yêu cầu về nội dung :
HS cần chú ý vào lời nhận xét trong đề bài để định hướng trong quá trình phân tích .
ý1 : Phân tích những hình ảnh , hiện tượng thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu
Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se ( gió nhẹ ,khô và hơi lạnh ) đang mang theo hương ổi . Từ “phả” đã tô đậm mùi hương ổi chín đang lan toả trong không gian làm cho ngọn gió thơm hương .
“ sương – chùng chình” : nhân hoá như một con người lưu luyến , đợi chờ ....
Từ “ bỗng , hình như”: diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, rung động của nhà thơ khi nhận ra thu đã về .
ý2 : Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gianlúc sang thu
Hình ảnh “ sông – dềnh dàng” ; “ chim – vội vã” : làm nổi bật trạng thái của các sự vật lúc sang thu . Dòng sông trôi êm dịu, thanh thản còn cánh chim bay gấp gáp ,vội vã .
“ Đám mây – vắt nửa mình sang thu” : hình ảnh gợi tính hình tượngcao. Đám mây như một dải lụa mềm mại , là nhịp cầu nối trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu .
Nhà thơ còn nhận thấy những hiện tượng như “ nắng – mưa – sấm” của mùa hạ không còn ổn định . Hình ảnh thơ vừa mang tính tả thực ,lại vừa mang ý nghĩa ẩn dụ : “sấm”là những tác động bất thường của ngoại cảnh ; “hàng cây đứng tuổi”chỉ con người từng trải .Lời thơ mang tính triết lý nhân sinh : khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh và cuộc đời .
ý3 : Đánh giá chung
Bài thơ Sang thu đã thể hiện sự rung động tinh tế của nhà thơ về sự chuyển biến của đất trời vào khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu . Bức tranh cảnh vật thiên nhiên hiện lên sống động, gợi cảm giúp người đọc hình dung ra được vẻ đẹp thanh bình ,yên ấm của một vùng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ .
Nhà thơ đã cảm nhận khoảnh khắc giao mùa bằng nhiều giác quan và rung động tinh tế , sự sáng tạo riêng của Hữu Thỉnh khi viết về đề tài mùa thu . ( HS có thể lấy một số bài thơ viết về đề tài mùa thu để bình giá )
* Biểu điểm :
*Điểm 9 -10 :
Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục rõ ràng , mạch lạc . Lời văn giàu cảm xúc , lôi cuốn .
*Điểm 7 – 8 :
Bài viết đã đáp ứng được 2/3 yêu cầu của đề bài . Bài viết rõ ràng ,mạch lạc . Một số hình ảnh ,từ ngữ phân tích còn chưa sâu sắc .
*Điểm 5 – 6 :
Bài viết đã đáp ứng được 1/2 yêu cầu của đề bài .Một số đoạn viết còn chưa sâu sắc . Diễn đạt có một số câu chưa thoát ý .
*Điểm 3- 4 :
Bài viết đã theo yêu cầu của đề bài, ý còn lộn xộn . Bố cục chưa rõ ràng .Còn mắc một số lỗi về dùng từ và diễn đạt .
*Điểm 1 – 2 :
Nội dung bài viết quá sơ sài , lan man và chưa có trọng tâm . Dùng từ chưa chính xác và mắc nhiều lỗi diễn đạt .
Lưu ý :
Điểm tổng thể của toàn bài dựa trên thang điểm của từng câu.Động viên khuyến khích những bài viết sạch ,đẹp đúng yêu cầu và sáng tạo trong diễn đạt và cảm nhận .
File đính kèm:
- De hoc sinh gioi tinh Ha Tay 0708.doc