Câu 1. (4,5 điểm)
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3.
b) Sục khí H2S đến bão hòa vào dung dịch FeCl3 .
c) Cho urê vào dung dịch Ba(OH)2 .
2. Hòa tan hỗn hợp Ca(NO 3) 2; Ca(NO 2) 2 vào nước được dung dịch X.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết sự có mặt các ion trong dung dịch X?
Câu 2: (4,0 điểm).
Hòa tan hoàn toàn m gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp B màu nâu nhạt gồm hai khí X, Y và dung dịch C.
a. Làm lạnh hỗn hợp khí B ở nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp D gồm ba khí X, Y, Z có tỉ
khối so với H2 là 27. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong D.
b. ở -110C hỗn hợp D chuyển thành hỗn hợp E gồm hai khí. Tính tỉ khối của E so với H2
1 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Thai Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THAI NINH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 11 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (4,5 điểm)
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3.
b) Sục khí H2S đến bão hòa vào dung dịch FeCl3 .
c) Cho urê vào dung dịch Ba(OH)2 .
2. Hòa tan hỗn hợp Ca(NO); Ca(NO) vào nước được dung dịch X.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết sự có mặt các ion trong dung dịch X?
Câu 2: (4,0 điểm).
Hòa tan hoàn toàn m gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp B màu nâu nhạt gồm hai khí X, Y và dung dịch C.
a. Làm lạnh hỗn hợp khí B ở nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp D gồm ba khí X, Y, Z có tỉ
khối so với H2 là 27. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong D.
b. ở -110C hỗn hợp D chuyển thành hỗn hợp E gồm hai khí. Tính tỉ khối của E so với H2
Câu 3: (2,5 điểm):
Có thể dùng dung dịch nước brom để phân biệt các khí sau đây: NH3, H2S, C2H4, SO2 đựng trong các bình riêng biệt được không? Nếu được hãy nêu hiện tượng quan sát, viết phương trình phản ứng để giải thích.
Câu 4: (5 điểm):
Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2 và 16 gam chất rắn là một oxit sắt duy nhất. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa.
1/ Xác định công thức của oxit sắt.
2/ Cho hỗn hợp B gồm 0,04 mol Cu và 0,1 mol oxit sắt ở trên vào 400 ml dung dịch HCl
2M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch D. Cho dung dịch D
phản ứng với lượng dư AgNO3. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 5. (4 điểm).
Cho n- butan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng thu được hỗn hợp A và hỗn hợp khí B. Để hấp thụ hết khí HCl trong B cần vừa đủ 1,6 lít dung dịch NaOH 1,25M.
a. Viết phương trình phản ứng thế n-butan với Clo và cơ chế phản ứng.
Tính khối lượng hỗn hợp A.
c. Sản phẩm chính của n-butan với clo chiếm 72,72% khối lượng hỗn hợp A. Tính khối lượng sản phẩm chính và phụ.
d. Hãy cho biết nguyên tử H ở cacbon bậc II tham gia phản ứng thế dễ hơn ở cacbon bậc I bao nhiêu lần.
(Cho H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Ag=108, Cl=35,5, S=32, Fe=56; Cu=64, Ba =137)
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:.......................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_hoa_hoc_lop_11_truong_t.doc