Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 12 THPT năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn - Trường THPT Kỳ Sơn

Câu 1: (5 điểm)

Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn thơ sau:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Trích Tràng giang- Huy Cận)

 

Câu 2: (7 điểm)

Anh/ chị nghĩ như thế nào về câu nói:

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm)

 

Câu 3: (8 điểm)

Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”(NXB Khoa học xã hội 2002, trang 165), nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết:

“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường.để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một truyện ngắn mà anh/ chị tâm đắc nhất trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 12 THPT năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn - Trường THPT Kỳ Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gd& đt hoà bình đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Trường thpt kỳ sơn Lớp 12 thpt năm học 2009- 2010 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1: (5 điểm) Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn thơ sau: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Trích Tràng giang- Huy Cận) Câu 2: (7 điểm) Anh/ chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm) Câu 3: (8 điểm) Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”(NXB Khoa học xã hội 2002, trang 165), nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường...để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một truyện ngắn mà anh/ chị tâm đắc nhất trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ cách hiểu của mình. ............................................Hết....................................................... Sở gd& đt hoà bình đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường Trường thpt kỳ sơn Lớp 12 thpt năm học 2009- 2010 Môn: Ngữ Văn Câu 1: 5 điểm 1/ Yêu cầu chung: - Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn thơ . - Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Văn viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 2/ Nội dung cần đạt được : Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm nhận riêng, song cần đạt được một số ý cơ bản sau : Đây là đoạn thơ đặc sắc trong bài thơ Tràng giang, thể hiện rõ nét dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. - Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la, hùng vĩ, tráng lệ mà cũng thật buồn. ẩn sau đó là tâm hồn tinh tế nhạy cảm, là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát được hoà nhập với cuộc đời, là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước thầm kín mà tha thiết của tác giả. - Nghệ thuật : đặc sắc ở hình ảnh thơ đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà thân quen ; ở thủ pháp đối lập, ẩn dụ ; ở việc sử dụng từ láy,... tạo nên hiệu quả đắc lực trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng của bài thơ. 3/ Thang điểm : - Điểm 4-5 : Đáp ứng được những yêu cầu trên. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. - Điểm 2-3: Đáp ứng được một nửa yêu cầu, hoặc hiểu ý mà diễn đạt chưa lưu loát. - Điểm 1: Chưa biết cách cảm nhận thơ, còn thiên về diễn giải nghĩa đoạn thơ. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. - Điểm 0: Bài thi để giấy trắng, hoặc không nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Câu 2 : 7 điểm 1/ Yêu cầu chung: Học sinh phải nắm được vấn đề chính cần nghị luận và biết viết một bài văn nghị luận xã hội :  - Bàn về ý nghĩa câu nói của Đặng Thuỳ Trâm - Biết vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận trong quá trình làm bài. - Phạm vi dẫn chứng : chủ yếu thực tế đời sống - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Diễn đạt trong sáng. Văn viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao. 2/ Nội dung cần đạt được :Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm nhận riêng, song cần đạt được một số ý cơ bản sau : * Giải thích ý nghĩa của câu nói : - Giải thích từ ngữ : + Giông tố : tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, thậm chí nguy hiểm trong cuộc sống. + Cúi đầu : thái độ buông xuôi , bất lực, đầu hàng trước khó khăn, thử thách. - ý nghĩa của câu nói : Trong cuộc sống con người ta có thể phải trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng không được đầu hàng, không được lùi bước trước những khó khăn, thử thách gian nan đó. * Bình luận về câu nói trên: - Khẳng định ý kiến đúng đắn, sâu sắc, thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: + Con người sống cần có nghị lực và bản lĩnh, không được đớn hèn... (Goethe: Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu Bác Hồ: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền...) + Gian nan thử thách sẽ giúp con người được tôi luyện và trưởng thành. - Lấy dẫn chứng chứng minh (chú ý bản thân Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội của chị cũng là một trong những minh chứng tuyệt vời). * Mở rộng - Câu nói đó đã để lại cho ta bài học quý giá về quan niệm sống, tu dưỡng đạo đức và hành động. - Cần phê phán thái độ sống đớn hèn, thiếu ý chí nghị lực, dễ đầu hàng trước khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3/ Thang điểm : - Điểm 6-7 : Đáp ứng được những yêu cầu trên. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Kiến thức đời sống phong phú, chính xác. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Văn viết có giọng điệu riêng, hấp dẫn. Trình bày sạch, đẹp. - Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên. Văn viết đủ ý, rõ ràng, mạch lạc tuy nhiên còn hạn chế về thao tác nghị luận. Lỗi hành văn không quá 4 lỗi - Điểm 2-3 : Có hiểu nội dung ý kiến song chưa sâu, còn thiếu ý. Kết cấu rõ ràng ; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc quá 7 lỗi hành văn - Điểm 1: Nắm được nội dung ý kiến nhưng thiếu nhiều ý, trình bày lộn xộn, diễn đạt yếu,.. - Điểm 0: Bài thi để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. Câu 3 : 8 điểm 1/ Yêu cầu chung: - Biết vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận trong quá trình làm bài. - Phạm vi dẫn chứng : kiến thức lí luận văn học về thiên chức của nhà văn và đặc trưng, giá trị văn học,...và kíến thức về một tác phẩm truyện ngắn cụ thể trong chương trình phổ thông. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng; văn viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc; lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao. 2/ Nội dung cần đạt được :Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm nhận riêng, song cần đạt được một số ý cơ bản sau : a/ Giải thích ý kiến của Nguyễn Minh Châu : * Nhà văn phải biết làm việc “nâng giấc” cho những người cùng đường tức là nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ *Nhà văn hơn thế phải biết “bênh vực”- tức đấu tranh với nhiều cái xấu, cái ác để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm của con người , nhất là những người không còn được ai che chở b/ Khẳng định ý kiến đúng. Vì: - Xuất phát từ mục đích của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ: nhà văn chân chính đến với văn chương là từ nỗi đau đớn lòng trước những điều trông thấy trong cuộc đời. - Xuất phát từ đặc trưng của văn học, vai trò, chức năng của văn học với con người … c/ Chứng minh: Khi phân tích tp để chứng minh cần luôn bám sát yêu cầu đề: sự nâng giấc và bênh vực của nhà văn với số phận đau khổ. Ví dụ nếu lấy Chí Phèo- Nam Cao thì cần chú ý: - Tác giả cảm thông, chia sẻ với những số phận bị cái ác xô đẩy như Chí Phèo… - Nam Cao tố cáo gay gắt xã hội phi nhân tính lúc đó đã đẩy người nông dân vào đường cùng thê thảm, bị huỷ hoại nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt làm người (như Chí Phèo).... ; thể hiện khát vọng con người được sống đúng nghĩa là con người… - Nhà văn Nam Cao cũng trân trọng và đặt niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thậm chí ngay cả khi họ bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Sau khi phân tích, học sinh cũng cần khẳng định: Nam Cao xứng đáng là nhà văn của những con người cùng khổ. Ông đã thực hiện được sứ mệnh cao cả của nhà văn và văn chương chân chính đối với con người và cuộc đời d/ Mở rộng và nâng cao: - Nhà văn muốn nâng giấc cho những con người cùng đường thì họ trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”(Sê-khốp), có trái tim nhạy cảm trước nỗi đau của con người. - Nhà văn muốn “bênh vực” thì cần phải có sự dũng cảm, tình yêu công lí... Như vậy ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã đề cao sứ mệnh cao đẹp của nhà văn, của văn chương đối với cuộc sống con người. Đó là yêu cầu, đòi hỏi của Nguyễn Minh Châu, và cũng là của bạn đọc đối với văn chương và nhà văn chân chính. - Cần phê phán những hiện tượng nhà văn chưa làm tròn thiên chức cao quý đó. 3/ Thang điểm : - Điểm 8 : Đáp ứng được những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết phối hợp nhuần nhuyễn kiến thức lí luận và kiến thức tác phẩm. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc không mắc lỗi hành văn; văn viết có giọng điệu riêng, hấp dẫn. Trình bày sạch, đẹp. - Điểm 6,7: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên. Văn viết đủ ý, rõ ràng, mạch lạc tuy nhiên còn hạn chế về thao tác nghị luận; hành văn không sai quá 4 lỗi - Điểm 4,5 : Có hiểu nội dung ý kiến, biết cách phân tích tác phẩm để minh chứng cho ý kiến song giải thích ý kiến còn chung chung, phân tích tác phẩm chưa sâu. Kết cấu rõ ràng ; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, có hình ảnh và cảm xúc. Không mắc quá 7 lỗi hành văn - Điểm 2,3: nắm được nội dung ý kiến nhưng thiếu nhiều ý, trình bày lộn xộn, diễn đạt chưa hấp dẫn, phân tích tác phẩm sơ sài... - Điểm 1: Hầu như không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, sai. - Điểm 0: Bài thi để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt cho điểm trên cơ sở của thang điểm để động viên đúng mức các bài làm có sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi.doc
Giáo án liên quan