Câu 1 (2,0 điểm)
a. Em hãy liệt kê điểm giống nhau và khác nhau về các thành phần cấu trúc cơ bản giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
b. Hãy chỉ ra những điểm khác nhau khi ngâm tế bào thực vật và tế bào động vật vào trong dung dịch ưu trương và dung dịch nhược trương.
c. Hãy giải thích tại sao các phân tử ADN trong hệ gen người có kích thước rất lớn (tổng chiều dài khoảng 2,2m) có thể bao gói trong nhân tế bào, trong đó đường kính nhân chỉ khoảng 2-5μm mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Trong khí quyển, nitơ phân tử (N2) chiếm một lượng lớn, nhưng tại sao phần lớn thực vật không thể sử dụng trực tiếp khí nitơ này? Điều kiện để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là gì? Tại sao người ta thường trồng xen kẽ cây họ Đậu với cây ngũ cốc.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT - Môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI CHUNG KHẢO QUỐC GIA
NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Em hãy liệt kê điểm giống nhau và khác nhau về các thành phần cấu trúc cơ bản giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
b. Hãy chỉ ra những điểm khác nhau khi ngâm tế bào thực vật và tế bào động vật vào trong dung dịch ưu trương và dung dịch nhược trương.
c. Hãy giải thích tại sao các phân tử ADN trong hệ gen người có kích thước rất lớn (tổng chiều dài khoảng 2,2m) có thể bao gói trong nhân tế bào, trong đó đường kính nhân chỉ khoảng 2-5μm mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Trong khí quyển, nitơ phân tử (N2) chiếm một lượng lớn, nhưng tại sao phần lớn thực vật không thể sử dụng trực tiếp khí nitơ này? Điều kiện để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là gì? Tại sao người ta thường trồng xen kẽ cây họ Đậu với cây ngũ cốc.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Hãy trình bày sự biến đổi prôtêin (trong thức ăn) diễn ra trong quá trình tiêu hóa.
b. Dựa vào sơ đồ hình 1: Hãy giải thích sự biến đổi về nồng độ hoocmôn diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt và cho biết những ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt có thể thụ thai?
0 14 28 Ngày
Hình 1. Sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt ở người
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Qua bảng thống kê sau của 2 loài sinh vật có khả năng chịu nhiệt (loài I, II):
Tên loài
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Cực thuận
I
20C
440C
280C
II
5,60C
420C
300C
- Hãy vẽ biểu đồ chung biểu thị giới hạn chịu nhiệt của 2 loài trên.
- Nhận xét về khả năng chịu nhiệt của 2 loài trên. Trong 2 loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?
b. Cho biết tên và giải thích các loại diễn thế sinh thái minh họa trong sơ đồ a, b, c?
Số lượng loài
Số lượng loài
Số lượng loài
Thời gian Thời gian Thời gian
a b c
c. Trong tự nhiên, ao, hồ, sông, suối thuộc kiểu hệ sinh thái nào? Căn cứ vào tầng nước và phương thức di chuyển có thể phân chia các sinh vật của hệ sinh thái trên ra thành mấy loài?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Phân biệt phân tử ARN thông tin (mARN) khi mới được phiên mã tiền mARN (pre-mARN) và phân tử mARN ngay sau khi rời khỏi màng nhân ra tế bào chất mARN trưởng thành.
b. Có 3 loài sinh vật A, B và C. Người ta đã sử dụng phương pháp lai phân tử ADN của các loài trên với nhau, xác định được nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN lai (nhiệt độ làm 2 mạch đơn ADN tách nhau) giữa 2 loài A và B là T(AB)0C, loài A và C là T(AC)0C.
Giả sử T(AB)0C < T(AC)0C thì loài nào có họ hàng gần gũi với loài A hơn? Tại sao?
c. Ở người, bệnh bạch tạng do gen h nằm trên NST thường gây ra. Trong quần thể người, tần số gặp người bạch tạng là 1/20.000. Hãy xác định tỷ lệ % người bình thường mang gen bạch tạng.
d. Xác định quy luật di truyền của tính trạng dựa vào phả hệ sau:
---Hết---
Họ và tên thí sinh: ... SBD:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
DỰ THI CHUNG KHẢO QUỐC GIA
NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN SINH HỌC
Câu 1 (2,0 điểm)
a.
Giống nhau: cấu trúc tế bào gồm 3 phần màng sinh chất, tế bào chất và nhân; trong tế bào chất có các bào quan như ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizoxom..
Khác nhau: Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản là thành xenlulo chỉ có ở tb TV, ở tb TV không bào lớn, ở TBĐV có trung thể, ở TBTV có lục lạp
b.
Cho vào dung dịch ưu trương → tế bào mất nước → ở tế bào thực vật thì màng tế bào tách khỏi vách TB, còn ở TBĐV thì màng nhăn nheo.
Cho vào dung dịch nhược trương → tế bào hút nước → Ở TBTV do có vách nên không bị vỡ, còn ở TBĐV khi bị trương nước tế bào sẽ vỡ.
c.
Do ADN xoắn theo các mức khác nhau trong NST:
- Xoắn kép của ADN (thiết diện 2nm)
- Nucleoxom ADN liên kết với protein histon tạo nên sợi cơ bản. Chuỗi xoắn kép ADN quốc 1¾ vòng quanh octamer gồm 8 phân tử protein histon (thiết diện 10nm)
- Nucleoxom xếp chồng lên nhau tạo thành sợi nhiễm sắc (thiết diện 30nm)
- Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xếp thành các “vùng xếp cuộn” thiết diện khoảng 300nm trên khung phi protein histon.
- Cấu trúc xếp cuộn tiếp tục đóng xoắn tạo thành NST có thiết diện 700nm (kỳ đầu nguyên phân). Ở kỳ giữa của nguyên phân là cromatit có thiết diện 1400nm
Để vẫn đảm bào chức năng sinh học, trong quá trình tự sao và phiên mã, phân tử ADN chỉ giãn xoắn cục bộ, tiến hành sao chép và tái bản, rồi lại đóng xoắn lại ngay.
Câu 2 (2,0 điểm)
a.
- C4 bao gồm các thực vật sống ở vùng nhiệt đới: ngô, mía cỏ lồng vực..
ĐK: ánh sáng, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 tăng.
SP cố định CO2 đầu tiên là 1 chất hữu cơ 4C (AOA) và cố định CO2 ở TB bao bó mạch.
- CAM bao gồm các thực vật sống ở sa mạc điều kiện khô hạn: dứa, xương rồng, thuốc bỏng
Lượng nước ít, khí khổng mở vào ban đêm nên cố định CO2 vào ban đêm. Quá trình cố định CO2 diễn ra trong 1 TB.
b.
- N2 ở trạng thái bền, chỉ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh mới khử được dạng N2 thành dạng NH4+ mà cây có thể dễ dàng sử dụng.
- Điều kiện: lực khử mạnh, enzim nitrogenaza, ATP, điều kiện kị khí.
- VK cố định đạm cho cây và cho đất.
Câu 3 (2,0 điểm)
a.
-Ở miệng thức ăn protein được xé nhỏ
- Ở dạ dày:
+ Dịch vị làm biến tính protein
pepsinogen
↓← HCl
pepsin
↓
protein → peptit
- Ở ruột non:
tripsinogen
↓←Enterokinaza
tripsin Cacboxipeptidaza
↓ ↓
protein → peptit → axit amin
↑ ↑
Chymotripsin Aminopeptidaza
b.
- Pha nang trứng kéo dài 14 ngày và pha thể vàng kéo dài 14 ngày, thời gian rụng trứng là 14 ngày (kể từ thời gian bắt đầu có kinh).
- Thay đổi của buồng trứng trong pha nang trứng thì nồng độ FSH, LH và ostrogen đều tăng kích thích nang trứng phát triển và chín trứng.
- Đến ngày thứ 14 trứng sẽ rời khỏi nang trứng, xuất ra ngoài và lọt vào ống dẫn trứng. Nang trứng (đã giải phóng trứng) sẽ biến thành thể vàng:
+ Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng sẽ tiết progesteron phổi hợp với ostrogen ức chế tuyến yên tiết FSH và LH do đó ức chế sự phát triển của nang trứng. Trên đồ thị nồng độ progesteron và ostrogen tăng nên nồng độ FSH và LH giảm dần.
+ Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo nhỏ do đó lượng HM ức chế tuyến yên giảm, niêm mạc tử cung bong ra → kinh nguyệt.
* Ngày thứ 10 đến ngày thứ 13 (kể từ thời gian bắt đầu có kinh).
Câu 4 (2,0 điểm)
a.
- Vẽ đúng.
- Khả năng chịu nhiệt:
+ Loài I: 44 – 2 = 420C; loài II: 42 – 5.6 = 36.40C
Loài I có khả năng chịu nhiệt rộng hơn loài II
+ Loài I có khả năng phân bố rộng hơn loài II vì loài I có khả năng sống được ở trên 42 và dưới 5.60C
b.
- a là diễn thế nguyên sinh, giải thích
- b là diễn thế thứ sinh, giải thích
- c là diễn thế phân hủy, giải thích
c.
- Hồ, ao thuộc hệ sinh thái nước đứng; sông suối thuộc hệ sinh thái nước cháy thuộc hệ sinh thái nước ngọt và thuộc các hệ sinh thái dưới nước.
- 3 loại:
+ Sinh vật nổi: vi khuẩn, tảo, trùng sống trôi nổi và không có khả năng di chuyển.
+ Sinh vật tự bơi: cá, bò sát, thú.. sống dưới nước và có khả năng tự bơi.
+ Sinh vật nền đáy, sống ở đáy (di chuyển, và không di chuyển) tảo, cua, ốc
Câu 5 (2,0 điểm)
a.
- Tiền mARN chứa các trình tự mã hóa exon và không mã hóa (intron).
- mARN trưởng thành là mARN sau khi đã cắt bỏ những đoạn vô nghĩa, cấu trúc gồm: mũ đầu 5’ (7mG), vùng không mã hóa đầu 5’, bộ ba mở đầu AUG, vùng mã hóa, bộ ba kết thúc, vùng không mã hóa đầu 3’, đuôi pyl A.
b.
- Loài C có họ hàng gẫn với loài A hơn loài B.
- Vì số đoạn bổ sung của ADN loài A với C là nhiều hơn A với B.
c.
- Tính đúng: = 2pq.
d.
- Tất cả các con gái bị bệnh:
+ Gen biểu hiện tính trạng là gen trội liên kết với X.
+ Gen lặn trên NST thường aa x Aa, gen trội nằm trên NST thường Aa x aa.
File đính kèm:
- bia chuyan.doc