I - PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu 1: Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có:
a. Khí hậu ôn hoà, dễ chịu. b. Sinh vật đa dạng.
c. Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. d. Đất đai rộng và phì nhiêu.
Câu 2: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới:
a. Tây Bắc. b. Tây Nguyên.
c. Đồng bằng sông Hồng. d. Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Sự bùng nổ dân số nước ta được bắt đầu từ:
a. Đầu thập kỷ 50. b. Cuối thập kỷ 30.
c. Đầu thập kỷ 60. d. Đầu thập kỷ 70.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2007 - 2008 môn: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - Đào tạo
Nam Định
-------------
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT
Năm học 2007 - 2008
Môn: Địa lý
Đề chính thức ( Thời gian làm bài: 180 phút,không kể thời gian giao đề )
Tác giả: Khiếu Văn Đoạt trường THPT Phạm Văn Nghị Nam Định: ĐT: 0982826227
Đề thi gồm 03 trang
Họ và tên thí sinh:--------------------------- Chữ ký của giám thị số 1 ---------------------------
Số báo danh: --------------------------------- Chữ ký của giám thị số 2 ---------------------------
I - Phần trắc nghiệm ( 3 điểm )
Câu 1: Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có:
a. Khí hậu ôn hoà, dễ chịu. b. Sinh vật đa dạng.
c. Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. d. Đất đai rộng và phì nhiêu.
Câu 2: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới:
a. Tây Bắc. b. Tây Nguyên.
c. Đồng bằng sông Hồng. d. Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Sự bùng nổ dân số nước ta được bắt đầu từ:
a. Đầu thập kỷ 50. b. Cuối thập kỷ 30.
c. Đầu thập kỷ 60. d. Đầu thập kỷ 70.
Câu 4: Để lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lực sản xuất có hiệu quả thì phương hướng trước tiên là:
a. Lập các cơ sở giơí thiệu việc làm.
b. Mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
c. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lý.
d. Tổ chức hướng nghiệp cho họ.
Câu 5: Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lý là:
a. Thành thị về nông thôn.
b. Từ nông thôn ra thành thị.
c. Chuyển dịch sang công nghiệp.
d. Nông nghiệp sang công nghiệp rồi sau đó sang dịch vụ.
Câu 6: Hoa Kỳ mới chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam:
a. Tháng 2 năm 1995. b. Tháng 5 năm 1994.
c. Tháng 2 năm 1994. d. Tháng 4 năm 1998.
Câu 7: ở Đồng bằng sông Hồng, việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp phải gắn liền với vấn đề dân số vì:
a. Khả năng mở rộng rất hạn chế.
b. Phải chịu áp lực lớn của dân số lên việc sử dụng đất.
c. Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất nước.
d. Đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
Câu 8: Trong việc sử dụng vốn đất hiện nay cần chú ý biện pháp chuyển dịch dần từ đất:
a. Đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.
b. Đất chuyên dùng sang đất nông nghiệp.
c. Đất chưa sử dụng sang đất lâm nghiệp.
d. Đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
diện tích các cây công nghiệp ở nước ta thời kỳ 1980 - 1998:
(Đơn vị tính: Nghìn ha)
Năm
1980
1987
1990
1994
1996
1998
Diện tích cây công nghiệp hàng năm
327
638
542
652
694
808
Diện tích cây công nghiệp lâu năm
256
575
657
852
1005
1203
Dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu diện tích của hai loại cây công nghiệp:
a. Biểu đồ hình cột. b. Biểu đồ đường biểu diễn.
c. Biểu đồ miền. d. Biểu đồ hình tròn.
Câu 10: Sự khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển của hai trung tâm công nghiệp Vũng Tàu và Hạ Long là:
a. Nguồn nguyên liệu và năng lượng dồi dào tại chỗ.
b. Có cơ sở hạ tầng dịch vụ thuận lợi.
c. Nguồn lao động có truyền thống sản xuất lâu đời.
d. Khả năng phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Câu 11: Hoạt động nào có vai trò quan trọng hơn cả trong hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta:
a. Hoạt động xuất - nhập khẩu.
b. Hợp tác quốc tế về đầu tư lao động.
c. Du lịch quốc tế.
d. Các dịch vụ thu đổi ngoại tệ.
Câu 12: Theo số liệu thống kê năm 1999 thì dân số và diện tích của đồng bằng sông Hồng lần lượt là:
a. 15 triệu người và 12,5 triệu ha.
b. 14,8 triệu người và 1,3 triệu ha.
c. 15,5 triệu người và 1,4 triệu ha.
d. 19,4 triệu người và 3,8 triệu ha.
* Chú ý: Khi làm phần trắc nghiệm, thí sinh không cần ghi lại câu hỏi mà chỉ cần ghi câu và ý mình chọn. Ví dụ: Câu 1 ý a . . .
II - Phần tự luận: (17,0 điểm)
Câu I: Hãy trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. Theo em, tại sao trong những năm qua sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng ?
( 4,0 điểm )
Câu II: Em hãy giải thích tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng vào bậc nhất ở nước ta ?
( 3,0 điểm )
Câu III: Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung trang 13 và các trang: 7, 8, 14, 21, 23, 24 của Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đẫ học. Em hãy so sánh ba vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày của nước ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du - miền núi phía Bắc.
( 5 điểm )
Câu IV: Hãy giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng lại là nơi dân cư tập trung đông nhất cả nước.
(2,0 điểm)
Câu V: Cho bảng số liệu sau:
Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1985 - 2002
(Đơn vị: Triệu rúp - USD)
Năm
Tổng số
Cán cân
1985
1990
1992
1995
2000
2002
2555,9
5156,4
5121,4
13604,3
30119,5
36438,8
-1158,9
-348,4
40,0
-2706,5
-1153,5
-3027,2
1, Tính giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta qua từng năm.
2, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1985 - 2002.
3, Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta.
( 3,0 điểm )
Hết
Chú ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam do công ty bản đồ - tranh ảnh giáo khoa của nhà xuất bản giáo dục năm 2006 và máy tính bỏ túi để làm bài.
Sở giáo dục - Đào tạo
Nam Định
--------------
Đáp án và hớng dẫn chấm thi
học sinh giỏi lớp 12 THPT
Năm học: 2007 - 2008
Đề chính thức ( Đáp án này có 05 trang )
I - Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ý đúng
b
b
c
c
d
c
b
c
c
c
a
b
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II - Phần tự luận: 17 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
I
(4 điểm)
Trình bày các ý:
*Hiện trạng sản xuất lơng thực, thực phẩm:
a, Sản xuất lơng thực.
- Sản xuất lơng thực có ý nghĩa đặc biệt nhằm đảm bảo nhu cầu về ăn cho cả nớc và cho xuất khẩu.
- Điện tích, sản lợng lúa và hoa màu tăng lên nên DT & SL lơng thực tăng lên đạt 34 triệu tấn, SLBQLT 440 kg/ngời/năm.
- Phân bố: Lúa ở ĐBSH, ĐBSCL, và các đồng bằng khác. Ngô ở trung du và ĐBSH.
- Sản xuất lơng thực phát triển một cách vững chắc.
+ Lúa:
-- Diện tích không ngừng đợc mở rộng 5,6 triệu ha (1980) đến 7,6 triệu ha (1999). DT lúa đông xuân đợc mở rộng hơn 2,8 triệu ha, lúa hè thu đa và trồng đại trà. Hàng trăm nghìn ha lúa mùa chuyển sang làm vụ hè thu.
-- Năng xuất tăng: 20 tạ/ha (1980) lên hơn 40 tạ/ha (1999).
-- Sản lợng lúa tăng đạt 31 triệu tấn (1999).
-- Sản lợng bình quân tăng đạt 400 kg/ng/năm (1999).
-- VN đã trở thành 1 trong 3 nớc xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giơi.
+ Màu: Đợc chú trọng nên tăng cả DT & SL (Dẫn chứng Atlat).
b, Sản xuất thực phẩm:
+ Từ chăn nuôi:
-- Đàn gia súc tăng lên lợn 10 triệu con à 19 triệu con, trâu bò từ 1,7 triệu à 4 triệu con. Gia cầm đông đúc.
-- Tồn tại: Còn tồn tại chăn nuôi theo lối quảng canh giống cha tốt, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc hạn chế.
+ Từ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: Nêu đợc sản lợng khai thác hàng năm từ 1,2à 1,4 triệu tấn hải sản. 900 tấn cá biển, 50 đến 60 nghìn tôm, mực, cá nuôi 300 nghìn tấn, tôm nuôi 55 nghìn tấn.
+ Từ trồng trọt: Các loại thực phẩm khác đang đợc khuyến khích từ các mô hình VAC, RVAC.
* Nguyên nhân dẫn đến sản lợng lơng thực không ngừng tăng lên:
+ Có đờng lối phát triển nông nghiệp:
-- Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
-- Có các chính sách khuyến nông.
+ Đợc đầu t:
-- Các chơng trình cải tạo đất hoang hoá
-- Cơ sở vật chất kỹ thuật nh hệ thống thuỷ lợi tốt.
-- Giống mới năng suất cao, phân bón ...
+ Có thị trờng : Trong và ngoài nớc.
0,75đ
1,0đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
II
(3 điểm)
a, Vị trí Địa lý và vai trò thủ đô.
- Vị trí Địa lý:
+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ và ĐBSH
+ Trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía bắc.
+ Là 1 đỉnh của tam giác tăng trởng kinh tế.
- Là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nớc.
b, Hầu nh có mặt tất cả các loại hình giao thông vận tải nh: Đờng bộ, đờng sắt ...
c, Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch. Từ HN toả đi khắp các vùng trong cả nớc và quốc tế.
- Đờng ô tô: nêu đợc các quốc lộ 1,2,3,5,6 ...
- Đờng sắt :
+ Nêu đợc các tuyến đờng sắt, tầm quan trọng của mỗi tuyến đờng
-- Tuyến đờng sắt HN à Lào Cai nối HN với 1 số đô thị quan trọng của vùng núi và trung du phía bắc ( Vĩnh Yên, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai) và đi Trung Quốc.
-- Tuyến đờng sắt HN à HP; HN à TN. Tuyến đờng sắt thống nhất.
- Đờng hàng không: Từ HN có các đờng bay quốc tế, nối thủ đô nớc ta với các nớc khác và giữa các vùng trong nớc
- Đờng sông từ HN theo đờng sông có thể đi đợc nhiều địa phơng ở phía bắc.
d, Tập trung nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành GTVT.
- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho tàng, phơng tiện vận tải và các dịch vụ vận tải.
- Có sân bay quốc tế Nội Bài, 1 trong 3 sân bay quốc tế lớn của nớc ta.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
III
(5 điểm)
a, Sự giống nhau:
- Về vai trò và quy mô:
+ Đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nớc ta.
+ Mức độ tập trung hoá đất đai tơng đối cao. Các khu vực trồng cao su ( ĐNB, TN), cà phê (TN), chè (TDMNPB,TN) tập trung trên quy mô rộng lớn.
- Về Hớng chuyên môn hoá
+ Hớng chuyên môn hoá đều là trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Đạt hiệu cao về kinh tế, xã hội.
- Về nguồn lực:
+ Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây CN dài ngày, đặc biệt là các thế mạnh về đất đai, khí hậu.
+ Dân c có truyền thống và kinh nghiệm về trồng cũng nh chế biến sản phẩm cây CN dài ngày.
+ Có thị trờng tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nớc.
+ Đợc sự quan tâm của nhà nớc
+ Hình thành từ lâu có từ thời pháp thuộc.
b, Sự khác nhau.
- Về vai trò và quy mô:
+ ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất với mức độ tập trung hoá rất cao, có hiệu quả kinh tế lớn.
+ TN là vùng lớn thứ 2 mức tập trung hoá cao với 1 số sản phẩm nổi tiếng trong nớc và quốc tế.
+ TDMNPB đứng hàng thứ 3 mức độ tập chung hoá thấp hơn.
- Về hớng chuyên môn hoá: ĐNB chủ yếu là cao su, TN cà phê, chè, cao su; TDMNPB chủ yếu là chè.
- Về nguồn lực:
+ Nguồn lực tự nhiên
-- Địa hình:
ĐNB có địa hình tơng đối bằng phẳng, chuyển tiếp giữa TN và Nam Trung Bộ với ĐBSCL.
TN có địa hình cao nguyên xếp tầng với những mặt phẳng rộng lớn.
TDMNPB có địa hình miền núi bị chia cắt.
-- Đất đai: ĐNB: Đất xám phù sa cổ; TN: Đất badan; TDMNPB: Đất pheralit.
-- Khí hậu, thuỷ văn:
ĐNB và TN có 2 mùa ( mùa ma và mùa khô). TN có khí hậu phân hoá sâu sắc hơn nên thiếu nớc về mùa khô.
TDMNPB có mùa đông lạnh, cộng độ cao địa hình nên cây cận nhiệt đới phát triển nh cây chè.
+ Nguồn lực kinh tế xã hội
-- Dân c và nguồn lao động:
ĐNB dân c tơng đối đông lao động dồi dào nhất là lao động có kỹ thuật.
TN và TDMNPB: Dân c tha hơn riêng tây nguyên thiếu lao động là vùng nhập c lớn nhất nớc ta.
-- Trình độ phát triển:
ĐNB đứng đầu cả nớc; TN, TDMNPB trình độ phát triển còn thấp.
-- Các nguồn lực nh kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất.
ĐNB kết cấu hạ tầng GTVT tốt hơn ở TN và TDMNPB
0,5đ
0,5đ
1,0đ
0,75đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
IV
(2 điểm)
ĐBSH có dân c tập chung đông đúc nhất cả nớc vì:
a, Về phơng diện tự nhiên:
- ĐBSH là ĐB châu thổ rộng lớn ( Khoảng 1,3 triệu km2), sau DBSCL. Thuận lợi cho việc c trú và sản xuất NN.
- Có nguồn nớc phong phú( hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình)
cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa mầu mỡ chủ yếu là đất phù sa
b, Về phơng diện khai thác lãnh thổ: Đợc khai thác lâu đời nhất nớc ta
c, Về phơng diện kinh tế, xã hội:
- Nền nông nghiệp trồng lúa nớc đòi hỏi nhiều lao động.
- Có mật độ giao thông dày đặc, có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng của nớc ta: nh HN, HP, NĐ, Hải Dơng.
- Có thủ đô HN là trung tâm kinh tế, văn hoá cả nớc
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
V
(3 điểm)
1. Tính giá trị xuất nhập khẩu:
Đơn vị: Triệu rúp - USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1985
1990
1992
1995
2000
2002
698,5
2404,0
2580,7
5448,9
14483,0
16705,8
1857,4
2752,4
2540,7
8155,4
15636,5
19733,0
2. Vẽ biểu đồ.
- Lập bảng sử lý số liệu (%) XK, NK
- BĐ miền ( Tên BĐ, khoảng cách các năm theo đúng tỷ lệ biểu đồ, có chú giải).
Chú ý: Vẽ BĐ dạng khác vẽ sai tỷ lệ không cho điểm
Không có tên BĐ trừ: 0,25đ
Không có chú giải trừ: 0,25đ
3. Nhận xét.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng, năm 2002 so với năm 1985 tăng 14,3 lần.
- Giá trị xuất khẩu tăng 23,9 lần. Giá trị nhập khẩu tăng 10,6 lần.
- Về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu: thời kỳ 1985 - 1992 tỷ trọng giá trị xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Thời kỳ 1992 - 1995 tỷ trọng giá trị xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Thời kỳ 1995 - 2002 tỷ trọng giá trị xuất khẩu tăng nhng ổn định .
- Cán cân xuất nhập khẩu: Thời kỳ 1985 - 1992 cán cân XNK đã tiến dần tới sự cân đối, riêng năm 1992 đã đạt đợc sự cân đối. Sau năm 1992 nớc ta lại nhập siêu nhng bản chất khác hẳn với thời kỳ trớc.
0,5đ
0,5đ
1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Chú ý : Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, không làm tròn số.
File đính kèm:
- DE THI HSG 12 Doat PVN NamDinh.doc