Câu 1. (3 điểm)
1. Từ H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu và không khí. Viết các phương trình phản ứng điều chế CuSO4 bằng 2 cách khác nhau.
2. Từ các chất: Na2O, CaO, H2O và các dung dịch muối CuSO4, FeCl3. Viết các phương trình điều chế các hiđroxit tương ứng.
3. Trình bày phương pháp hóa học tinh chế CO từ hỗn hợp khí CO2, CO và SO2.
Câu 2. (3 điểm)
1. Chỉ dùng thêm quỳ tím. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 5 lọ dung dịch mất nhãn sau: NaCl, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4 và H2SO4.
2. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí Cl2 như hình vẽ sau. Xác định các chất lỏng A, rắn B và lỏng C trong thí nghiệm trên. Cho biết, chất C và bông gòn tẩm xút làm nhiệm vụ gì khi điều chế Clo? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
1 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học năm học: 2009- 2010 (đề dự báo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
GIA LAI NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ DỰ BỊ
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (3 điểm)
1. Từ H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu và không khí. Viết các phương trình phản ứng điều chế CuSO4 bằng 2 cách khác nhau.
2. Từ các chất: Na2O, CaO, H2O và các dung dịch muối CuSO4, FeCl3. Viết các phương trình điều chế các hiđroxit tương ứng.
3. Trình bày phương pháp hóa học tinh chế CO từ hỗn hợp khí CO2, CO và SO2.Câu 2. (3 điểm)
1. Chỉ dùng thêm quỳ tím. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 5 lọ dung dịch mất nhãn sau: NaCl, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4 và H2SO4.
2. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí Cl2 như hình vẽ sau. Xác định các chất lỏng A, rắn B và lỏng C trong thí nghiệm trên. Cho biết, chất C và bông gòn tẩm xút làm nhiệm vụ gì khi điều chế Clo? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3. (4 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng cho mỗi chuyển đổi hóa học sau. Xác định A, B, C, D và E. A → D → C → A ↑ FeS2 → A → B → H2SO4 ↓ ↓ C E → BaSO4
2. Có hỗn hợp khí gồm X, Y, Z. Người ta tiến hành thí nghiệm bằng cách dẫn hỗn hợp trên lần lượt đi qua các bình: Bình 1 chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, bình 2 chứa dung dịch Br2 dư. Sau khi qua bình 2, hỗn hợp chỉ còn duy nhất 1 khí Z.
a. Xác định các khí X, Y và Z. Biết các khí này là metan, etilen, sunfurơ (không theo thứ tự).
b. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 4. (4,5 điểm)
1. Cho m gam glucozơ lên men rượu, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong, thu được 55,2 gam kết tủa trắng và dung dịch X. Dung dịch X có thể phản ứng tối đa với 200 ml dung dịch KOH 1,5M. a. Tính khối lượng glucozơ đã lên men. Biết hiệu suất lên men là 92%. b. Tính khối lượng rượu thu được.
c. Cho toàn bộ rượu thu được ở trên, tác dụng với 300ml dung dịch axit axetic 2M (xúc tác H2SO4 đậm đặc, đun nóng) thu được 33 g este. Tìm hiệu suất phản ứng este hóa.
2) Trộn V1 ml rượu etylic nguyên chất (D=0,8g/ml) với V2 ml nước (D=1g/ml) thu được 1lít dung dịch rượu. Biết khối lượng 1ml dung dịch rượu thu được là 0,92 gam. Tìm độ rượu của dung dịch thu được.Câu 5. (3 điểm) Trộn 200 ml dung dịch HCl 2M với 200 ml dung dịch H2SO4 2,25M (loãng) được dung dịch A. Biết dung dịch A tác dụng vừa đủ với 19,3gam hỗn hợp Al và Fe thu được V lít khí hiđro (đktc) và dung dịch B.
a) Tính khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính V lít khí hiđro thu được ở đktc.
c) Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B.
Câu 6. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một hợp chất hữu cơ Y ( gồm C, H, O) thu được CO2 và H2O có cùng số mol. Lượng CO2 và H2O này khi cho qua bình chứa CaO dư thì khối lượng bình tăng a gam.
1. Xác định công thức phân tử của Y và tính a. Cho biết tỉ khối hơi của Y đối với khí cacbonic bằng 2.
2. Viết công thức cấu tạo của Y. Biết chúng chỉ chứa một nhóm chức.
------------------------HẾT----------------------
Ghi chú: Thí sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn và máy tính bỏ túi.
File đính kèm:
- dubi2010.doc