Câu 1. (3 điểm)
a) Hai bố con cùng ra khỏi nhà vào buổi sáng, khi kim giờ và kim phút của chiếc đồng hồ treo tường (có ghi các chữ số) trùng nhau trong khoảng giữa số 6 và 7. Con về trước, đến nhà lúc kim giờ và kim phút ngược chiều nhau, kim giờ nằm giữa số 11 và 12. Chiều bố về đến nhà nhìn thấy kim giờ và kim phút trùng nhau, kim giờ nằm trong khoảng giữa số 5 và 6. Hỏi bố về muộn hơn con bao lâu?
b) Ngay sau đó bố chở mẹ đến chợ cách nhà 6 km với vận tốc trung bình 45 km/h, chờ mẹ 15 phút rồi cùng về nhà theo đường cũ với vận tốc trung bình 10 m/s. Hỏi bố mẹ về đến nhà lúc mấy giờ?
1 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lí năm học: 2010- 2011 (đề chính thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
-----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------------------------------------
Câu 1. (3 điểm)
a) Hai bố con cùng ra khỏi nhà vào buổi sáng, khi kim giờ và kim phút của chiếc đồng hồ treo tường (có ghi các chữ số) trùng nhau trong khoảng giữa số 6 và 7. Con về trước, đến nhà lúc kim giờ và kim phút ngược chiều nhau, kim giờ nằm giữa số 11 và 12. Chiều bố về đến nhà nhìn thấy kim giờ và kim phút trùng nhau, kim giờ nằm trong khoảng giữa số 5 và 6. Hỏi bố về muộn hơn con bao lâu?
b) Ngay sau đó bố chở mẹ đến chợ cách nhà 6 km với vận tốc trung bình 45 km/h, chờ mẹ 15 phút rồi cùng về nhà theo đường cũ với vận tốc trung bình 10 m/s. Hỏi bố mẹ về đến nhà lúc mấy giờ?
Câu 2. (5 điểm)
a) Để đun sôi ấm 2 lít nước ở 200C, người ta sử dụng một bếp điện gồm hai điện trở R1, R2 với R1 = 2R2, mắc vào nguồn có hiệu điện thế không đổi. Nếu chỉ sử dụng điện trở R1 thì đun sôi lượng nước trên trong thời gian 15 phút. Tìm thời gian để đun sôi lượng nước đó trong mỗi trường hợp sau: chỉ dùng R2; R1 mắc nối tiếp R2; R1 mắc song song với R2.
b) Nếu dùng bếp than để đun sôi lượng nước nói trên thì hết bao nhiêu than củi? Biết hiệu suất của bếp than là 25%, nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.độ, khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3, năng suất tỏa nhiệt của than củi 34.106 J/kg.
(Bỏ qua sự tỏa nhiệt từ ấm ra môi trường và nhiệt dung của ấm trong cả câu)
Câu 3. (2 điểm) Một quả cầu nhỏ bằng sắt, bên trong rỗng, bỏ vào cốc nước thì chìm. Chỉ bằng lực kế và cốc nước hãy xác định thể tích phần rỗng của vật trên. Khối lượng riêng của sắt và nước coi như đã biết.
Câu 4. (5 điểm) Một dây dẫn dài 15 m làm bằng nicrôm có điện trở suất 1,10.10-6 (m), đường kính tiết diện dây d = 2 mm được uốn thành mạch điện có dạng ngôi sao với tất cả các đoạn thẳng có độ dài bằng a (hình vẽ) với A, B, C, D, E là các điểm nối.
a) Tính điện trở tương đương giữa hai điểm: A và B; A và C.
b) Đặt vào A và B một hiệu điện thế UAB > 0. Hãy so sánh UAE, UED, UDC và UCB.
(Bỏ qua điện trở tại các chỗ nối)
A
D
C
E
B
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
Câu 5. (5 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f tạo ảnh thật S’ của điểm sáng S thuộc trục chính.
a) Trình bày cách vẽ ảnh S’.
b) Đặt d = OS, d’ = OS’ ( với O là quang tâm). Bằng phép tính hình học, hãy chứng minh đẳng thức: + = .
c) Dời S lại gần thấu kính 5 cm ta thấy ảnh dời 10 cm và vẫn là ảnh thật. Nếu đưa S ra xa thấu kính 40 cm thì ảnh dời 8 cm (kể từ vị trí ban đầu). Tính tiêu cự thấu kính. Biết rằng ảnh và vật luôn di chuyển cùng chiều dọc theo trục chính của thấu kính.
……………………… Hết ………………………
Họ và tên thí sinh: ........................................................, Số báo danh ..........., Phòng thi......
File đính kèm:
- De chinh.doc
- Dap an de chinh.doc