Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lí năm học: 2010- 2011 (đề dự báo)

Câu 1. (4 điểm) Tại cùng một điểm A trên bến sông, một xuồng máy chạy ngược dòng và một bè thả trôi xuôi dòng. Sau 15 phút, xuồng máy quay đầu lại đuổi theo bè và gặp nhau tại điểm cách A 1,2km. Biết rằng nước sông chảy đều và xuồng máy chạy với vận tốc không đổi trong suốt quá trình. Hãy tính vận tốc dòng nước.

Câu 2. (2 điểm) Nêu phương án để đo trọng lượng của một thanh vật rắn mảnh. Dụng cụ chỉ có 01 chiếc lực kế có giới hạn đo nhỏ hơn trọng lượng của thanh, 01 điểm tựa và dây buộc vừa đủ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lí năm học: 2010- 2011 (đề dự báo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Vật lí Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (4 điểm) Tại cùng một điểm A trên bến sông, một xuồng máy chạy ngược dòng và một bè thả trôi xuôi dòng. Sau 15 phút, xuồng máy quay đầu lại đuổi theo bè và gặp nhau tại điểm cách A 1,2km. Biết rằng nước sông chảy đều và xuồng máy chạy với vận tốc không đổi trong suốt quá trình. Hãy tính vận tốc dòng nước. Câu 2. (2 điểm) Nêu phương án để đo trọng lượng của một thanh vật rắn mảnh. Dụng cụ chỉ có 01 chiếc lực kế có giới hạn đo nhỏ hơn trọng lượng của thanh, 01 điểm tựa và dây buộc vừa đủ. Câu 3. (4 điểm) Để kiểm tra hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. Một học sinh đã mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ 1 rồi dùng một vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế giữa các điểm A, B; B, C; A, C thì được các kết quả U1 = 4V, U2 = 6V, U3 = 12V (coi hiệu điện thế U không đổi). Tại sao lại có kết quả như vậy? Hiệu điện thế thực tế giữa các điểm A, B và B, C là bao nhiêu? R2 R1 A B C + - U Hình vẽ 1 Câu 4. (5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 2. Biết R = 30; đèn Đ có ghi 12V-6W; hiệu điện thế giữa hai điểm A, B được giữ không đổi 30V; biến trở MN. a) Tính điện trở của đèn. A b) Khi khóa K mở, để đèn sáng bình thường thì phần biến trở tham gia vào mạch điện R(MC) phải có giá trị bao nhiêu? c) Khi khóa K đóng, độ sáng của đèn thay đổi như thế nào? Muốn đèn sáng bình thường thì ta phải di chuyển con chạy về phía nào? Tính phần biến trở R(MC') tham gia vào mạch điện khi đó. d) Tính công suất của mạch điện khi khóa K đóng. R K B M C N Đ Hình vẽ 2 Câu 5. (5 điểm) Hai vật nhỏ A1B1 và A2B2 giống nhau, đặt song song với nhau và cách nhau 45cm. Đặt một thấu kính hội tụ vào khoảng giữa hai vật sao cho trục chính vuông góc với các vật. Khi dịch chuyển thấu kính thì thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau 15cm cùng cho hai ảnh: một ảnh thật và một ảnh ảo, trong đó ảnh ảo cao gấp hai lần ảnh thật. Tìm tiêu cự của thấu kính (không dùng công thức thấu kính). ……………………………. Hết …………………………….. Họ và tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ............Phòng thi:......... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Vật lí HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ Đáp án này chỉ tóm tắt một cách giải, trong bài làm học sinh trình bày chi tiết hơn. Câu Nội dung Điểm 1 (4đ) Gọi: - Vận tốc thực của xuồng là v1, vận tốc dòng nước là v2 (v1, v2 >0; v1>v2 - Thời gian bè và xuồng máy gặp nhau sau 15ph là t(h) (t>0) Vì xuồng chạy ngược dòng nên sau 15ph = h xuồng đi được : S1 = (v1 – v2)(km) (1) 1 Sau 15ph xuồng quay lại, lúc này chạy xuôi dòng nên quãng đường xuồng chạy đến chỗ gặp bè là: S = (v1 + v2)t (km) (2) 0,5 Tổng quãng đường mà bè trôi là: S2 = v2(+ t) (km) (3) 0,5 Từ (1),(2), (3) ta có S = S1 + S2 t = 1/4 1 Có S2 = v2(1/4 +t) = 1,2(km) v2 = 2,4 (km/h) Vậy vận tốc dòng nước là 2,4 km/h. 1 2 (2đ) Đặt thật sát một đầu thanh vào điểm tựa, đầu kia treo vào lực kế, ta xác định được giá trị lực kế F1. 1 Quay đầu và làm tương tự ta xác định được giá trị lực kế F2. 0,5 Trọng lượng của thanh chính là: P = F1 + F2 0,5 3 (4đ) * Khi mắc vôn kế vào hai điểm A, C vôn kế chỉ U3 = 12V = U 0,5 R1 R2 V A B C * Khi mắc vào hai điểm A, B 0,75 Ta có: I = I1 + Iv (1) 0,75 * Khi mắc vào hai điểm B, C R1 R2 V A B C 0,75 Ta có: I' = I2' + Iv' (2) 0,75 Từ (1) và (2) 0,5 * Khi không mắc vôn kế ta có: U = U1 + U2 = 12 U1 = 4,8V U2 = 7,2V 0,5 4 (5đ) a. Cường độ dòng điện định mức và điện trở đèn là: Iđm = 1 b. Khi khoá K mở, đoạn mạch gồm: Rđ nt RMC Để đèn sáng bình thường thì: U = Uđm, I = Iđm UMC = U - Uđm = 30 - 12 = 18(V) I = Iđm = IMC = 0,5A 1 c. Khi khoá K đóng, đoạn mạch gồm: (Rđ // R) nt RMC Iđ = IMC - IR < Iđm đèn sáng yếu 0,75 Có IAM = Iđm + IR = IMC' > IMC Do U không đổi, I tăng R giảm Dịch chuyển con chạy về phía M Khi đó, IR = 0,4(A) IMC' = 0,4 + 0,5 = 0,9 (A) RMC' = 18/0,9 = 20 1,25 d. Công suất của mạch khi K đóng: Ptm = U.IMC' = 30.0,9 = 27(W) 1 5 (5đ) B1 A1 A2 B2 O O' A2' A1' B1' B2' I F F' 1,5 Gọi O, O' là hai vị trí quang tâm trên trục chính: OO' = 15 cm Theo tính chất thuận nghịch của ánh sáng A1O = O'A2 = 15 cm 0,5 Xét các tam giác đồng dạng: F'IO ~ F'B1'A1' (1) OB1A1 ~ OB1'A1' (2) Từ (1) và (2) (*) 1 B2A2O ~ B2'A2'O (3) IOF ~ B2'A2'F (4) Từ (3) và (4) ta có: (**) 1 Chia hai vế của (*) cho (**), ta có: f=20cm 1 Chú ý: - Thí sinh có cách giải khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng vẫn được điểm tối đa. - Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,25 điểm, toàn bài trừ không quá 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDe du bi.doc
Giáo án liên quan