Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Cổ Loa

Phần I. Trắc nghiệm ( 5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

“ Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ tính tình của một ngời Việt Nam. Ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam { .} Mấy mươi năm xa cách quê hương, Ngời không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt { .}Bình sinh như thế, đứng ở địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam “.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Cổ Loa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 7 ( Đề số 6) Phần I. Trắc nghiệm ( 5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. “ Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ tính tình của một ngời Việt Nam. Ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam {….} Mấy mươi năm xa cách quê hương, Ngời không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt { ….}Bình sinh như thế, đứng ở địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam “. (Ngữ Văn 7 – Tập II). 1./ Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phép tu từ nào? A. Tương phản B. Chơi chữ C. Liệt kê D. Hoán dụ 2./ Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Phong phú B. Tâm hồn C. Kháng chiến D. Kêu gọi 3./ Đoạn văn trên có mấy trạng ngữ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu 4. Câu Văn: “Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam” có cụm Chủ- vị làm thành phần gì? A./ Làm phụ ngữ trong cụm danh từ C. Làm chủ ngữ B. Làm phụ ngữ trong cụm động từ D. Làm vị ngữ 5./ Nếu viết ” Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt… “ dấu chấm lửng có dụng ý gì?. A. Làm giãn nhịp điệu câu văn B. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tợng cha liệt kê hết D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quảng. 6./ Nếu viết “Bình sinh như thế, đứng ở địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân” thì câu văn mắc phải lỗi nào?. A. Thiếu phụ ngữ C. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. 7./ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D. Tự sự 8./ Luận điểm của đoạn văn nằm ở ý nào sau đây? A. Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết B. Người luôn giữ phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam C. Ngôn ngữ của người phong phú, ý vị D. Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam 9./ Từ “ Bình sinh” trong đoạn văn trên nghĩa là gì? A. Tuổi ấu thơ B. Suốt cuộc đời C. Cuộc sống D. Sự sống 10./ Cụm từ “ Những thức ăn đặc biệt Việt Nam” trong đoạn văn trên muốn chỉ điều gì? A. Thức ăn tầm thường, đơn giản C. Những thứ đặc sản, quý hiếm B. Thức ăn giản dị, gần gũi, quen thuộc của quê hương D. Những thức ăn chỉ có Việt Nam mới có. Phần II. Tự luận ( 15 điểm) “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có….” ( ý nghĩa Văn chương - Hoài Thanh. Ngữ Văn 7. Tập 2) Dựa vào kiến thức văn học đã học, đã đọc, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. hướng dẫn chấm chọn HSG ngữ văn 7 Trắc nghiệm ( 5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đợc 0,5 điểm. Đáp án đúng. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C B C C B A B B Tự luận ( 15 điểm) Mở bài ( 1 điểm) Yêu cầu dẫn dắt, giới thiệu được ý kiến nêu ở đề bài. Thân bài( 13 điểm) Yêu cầu thực hiện được. a/. Giải thích ý kiến ở đề bài ( 6 điểm) trong đó giải thích được: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ( 3 điểm) + Ta là ai? Là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương. + Tình cảm ta không có là gì? Là tình cảm chưa một lần xuất hiện. Tình cảm đó chỉ có được sau khi đọc – hiểu, cảm nhận tác phẩm Văn chơng như tình cảm giai cấp, tình cảm quốc tế, lòng vị tha, tính cao thượng, căm thù cái ác, cái xấu… + Văn chương hình thành tình cảm ấy trong ta như thế nào? ( Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, hình ảnh, câu chữ… mà thấm dần, ngấm dần hoặc lập tức nảy sinh…). Văn chương luyện những tình cảm ta sắn có. ( 3 điểm). + Tình cảm ta sẵn có là gì? Là tình cảm gia đình, bạn bè, quê hương, người thân… Những tình cảm thường trực trong ta. + Văn chương củng cố, rèn luyện tình cảm ấy như thế nào?. Hiểu sâu sắc hơn về tình cảm với đối tượng Cảm nhận sâu sắc hơn những tác dụng của tình cảm với đối tượng Khơi gợi suy nghĩ, việc làm để phát huy tình cảm đó. b/ Dùng dẫn chứng văn học đã học, đã đọc để làm sáng tỏ nhận định trên ( 7 điểm) Nêu và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ: Văn chương hình thành những tình cảm ta chưa có như : Căm thù giai cấp thống trị, những bài học ở đời, lòng thương cảm với những người cùng khổ trong xã hội cũ, tình yêu vẽ đẹp thiên nhiên và những nơi mà chưa hề đặt chân đến… Văn chương luyện những tình cảm ta sắn có như: Tình cảm với gia đình, tổ tiên, ông bà cha mẹ, tình cảm thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, hàng xóm, mái trường… 3. Kết bài ( 1 điểm). Cảm xúc, tâm trạng mỗi khi đọc một tác phẩm hay. Khẳng định lại ý nghĩa, công dụng của văn chương. Yêu cầu về hình thức. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả, ngữ pháp Bố cục đủ ba phần, hệ thống luận điểm rõ ràng Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Kết hợp nghị luận với miêu tả, biểu cảm…

File đính kèm:

  • docDe HSG van 7.doc
Giáo án liên quan