Câu 1: ( 1 điểm)
Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl ( cốc 1 ) và H2SO4 ( cốc 2) sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào ( cốc 1 ) 25 gam CaCO3 , rồi cho vào ( cốc 2 ) a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình :
CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O
Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2
a là giá trị nào sau đây :
A. 17,75 g B. 15,75 g C. 15 g D. 31,5 g
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II năm học: 2004 - 2005 môn hoá học - bài 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ubnd huyện mai sơn
Phòng Giáo dục - Đào tạo
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
Số báo danh :
Đề Thi chọn học sinh giỏi vòng iI
năm học: 2004 - 2005
Môn Hoá Học - Bài 1
Thời gian 150' ( không kể thời gian giao đề )
----------------------------
A/ Phần Trắc Nghiệm khách quan: ( 6 điểm )
Hãy xác định ý đúng ghi vào bài thi.
Câu 1: ( 1 điểm)
Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl ( cốc 1 ) và H2SO4 ( cốc 2) sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào ( cốc 1 ) 25 gam CaCO3 , rồi cho vào ( cốc 2 ) a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình :
CaCO3 + HCl đ CaCl2 + CO2 ư + H2O
Al + H2SO4 đ Al2(SO4)3 + H2 ư
a là giá trị nào sau đây :
A. 17,75 g
B. 15,75 g
C. 15 g
D. 31,5 g
Câu 2 : ( 1 điểm)
Cho phương trình phản ứng :
Al + HNO3 đ Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O
Nếu tỉ lệ mol giữa N2O và N2 là 2 : 3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol nAl : n N2O : n N2 là :
A. 23 : 4 : 6
B. 46 : 6 : 9
C. 46 : 2 : 3
D. 20 : 2 : 3
E. Tất cả đều sai.
Câu 3: (1 điểm)
Hoà tan hoàn toàn a gam Al và b gam Zn bằng dung dịch HCl dư thu được những thể tích H2 như nhau. Tỉ lệ là :
A.
B.
C.
D.
Câu 4: (1,5 điểm)
Trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích 3 : 5. Nồng độ M của dung dịch sau phản ứng là 3 M . Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần CM của dung dịch B. A và B không tác dụng với nhau. Nồng độ M của hai dung dịch A và B lần lượt là :
A. 4,36 M và 2,18 M
B. 4,3 M và 2,15 M
C. 4 M và 2 M
D. 4,32 M và 2,16 M
Câu 5 : ( 1,5 điểm)
Có những kim loại sau :
A. Đồng B. Sắt C. Nhôm D. Kẽm E. Platin F. Natri G. Magiê.
Hãy chọn một kim loại :
a. Không tác dụng với oxi thậm chí khi kim loại nóng đỏ và là kim loại quý hiếm.
b. Dễ nóng chảy nhất. Tác dụng mãnh liệt với nước và có oxit khó bị khử nhất.
B. Phần tự luận: (14 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Khi cho dung dịch H3PO4 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành dung dịch M .
a. Hỏi M có thể chứa những muối nào ?
b. Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm KOH vào dung dịch M ?
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: ( 2,5 điểm)
Có 5 dung dịch ký hiệu A, B, C, D, E chứa Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl. Biết :
- Đổ A vào B đ Có kết tủa
- Đổ A vào C đ Có khí bay ra
- Đổ B vào D đ Có kết tủa
Hãy xác định các chất có các ký hiệu trên. Giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: (4,5 điểm)
Hai miếng kẽm có cùng khối lượng 100 g. Miếng thứ nhất nhúng vào 100 ml dung dịch CuSO4 dư, miếng thứ hai nhúng vào 500 ml dung dịch AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy 2 miếng kẽm ra khỏi dung dịch nhận thấy miếng kẽm thứ nhất giảm đi 0,1 % khối lượng. Nồng độ M của các muối kẽm trong hai dung dịch bằng nhau. Hỏi khối lượng miếng kẽm thứ hai thay đổi như thế nào ? Giả sử các kim loại thoát ra đều bám vào lá kẽm.
Câu 4: ( 4 điểm)
Hoà tan hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại chất rắn X. Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,36a gam oxit .Hỏi Al bị hoà tan hoàn toàn không ?
Chú ý: - Học sinh được sử dụng: Máy tính cá nhân bỏ túi
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Phần trắc nghiệm khách quan làm ra tờ giấy thi.
---------------------------------------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
File đính kèm:
- De hoa1 2004-2005.doc