Đề thi đại học 2012

Câu 1 : Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?

 A. 10,56 gam B. 7,68 gam C. 3,36 gam D. 6,72 gam

Hướng dẫn:

Trong NO3- tỉ lệ số mol N:O = 1:3

→ %O/X = 48.11,864/14 = 40,68%

→ % Kim loại/X = 100 - %N/X - %O/X = 100- 11,864% - 40,68% = 47,45%

→ m kim loại = 47,45%.14,16 = 6,72 gam.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đại học 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X? A. 10,56 gam B. 7,68 gam C. 3,36 gam D. 6,72 gam Hướng dẫn: Trong NO3- tỉ lệ số mol N:O = 1:3 → %O/X = 48.11,864/14 = 40,68% → % Kim loại/X = 100 - %N/X - %O/X = 100- 11,864% - 40,68% = 47,45% → m kim loại = 47,45%.14,16 = 6,72 gam. Câu 2: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Hướng dẫn: Các chất lần lượt là: anlyl axetat (CH3COO-CH2CH=CH2) ; metyl axetat ( CH3COOCH3) ; etyl fomat ( HCOOC2H5) ; tripanmitin ( (C15H31COO)3C3H5) Câu 3: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 31 gam B. 32,36 gam C. 30 gam D. 31,45 gam Hướng dẫn: Chỉ số axit = 7 → số mg KOH cần trung hòa axit tự do = 200.7=1400mg = 0,025mol = nNaOH Gọi a là số mol NaOH pứ chất béo nguyên chất và 0,025 là số mol của NaOH pứ với lượng axit tự do, sau pứ khối lượng chất tăng lên so với ban đầu = 207,55 – 200 = 7,55 gam. Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có: H(1)→Na(23) 0,025…0,025 C3H5(41) → 3Na (23) a…………..3a →Dm = 0,025(23-1) + (23.3a – 41a) = 7,55 → a = 0,25 vậy ∑nNaOH = 3a + 0,025 = 3.0,25 + 0,025 = 0,775 → mNaOH = 0,775.40 = 31gam. Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): (a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường) (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc) (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2) (d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3 Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là: A. (a) B. (b) C. (d) D. (c) Hướng dẫn: Ta thấy ion Fe3+ có tính oxh mạnh hơn ion Cu2+ nhưng yếu hơn ion Ag+. Do vậy Ag không bị oxh bởi ion Fe3+. Câu 5: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 2 Hướng dẫn: nNaOH = 12/40 = 0,3 n este = 0,15 este đơn chức mà có nNaOH/n este = 0,3/0,15 = 2 → X là este của phenol → X = RCOOC6H5 RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O 0,15--------------------------0,15--------------0,15 →0,15(R + 67) + 0,15.116 = 29,7 → R = 15 Ta có các đồng phân sau: CH3COOC6H5 và HCOO-C6H4-CH3-(o,m,p) Câu 6: Cho phản ứng : C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là: A. 27 B. 31 C. 24 D. 34 Hướng dẫn: C6H5-CH=CH2 → C6H5-COOK ta thấy nhóm -OOK có tổng điện tích âm = -3, → nhóm –H=CH2 cũng có tổng điện tích âm = -3 → C/–H=CH2 mang điện tích = -6 , sau pứ tạo C/CO32- có số oxh = +4, vậy : C6H5-CH=CH2 – 10e → K2CO3 và KMnO4 + 3e → MnO2 → 3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5-COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + 1KOH + 4H2O Câu 8: Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là: A. 959,59 B. 1311,90 C. 1394,90 D. 1325,16 Hướng dẫn: Quặng hematit có thành phần chính là Fe3O4 , hao hụt 1% tương đương với hiệu suất = 99% mFe có trong gang = 800.95% = 760 tấn Fe3O4 → 3Fe → x = 760.232.100.100/56.3.80.99 = 1325,16 tấn Câu 9: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng) B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) C. Dung dịch NaOH (đun nóng) D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng) Hướng dẫn: Triolein là một este do vậy nó không phản ứng với Cu(OH)2. Câu 10: Cho các phản ứng: t0 t0 (a) Sn + HCl (loãng) (b) FeS + H2SO4 (loãng) (c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Cu + H2SO4 (đặc) (e) Al + H2SO4 (loãng) (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò oxi hóa là: A. 3 B. 6 C. 2 D. 5 Hướng dẫn: 2 phản ứng (a) và (e) H+ bị khử tạo khí H2 → vậy H+ đóng vai trò là chất oxh trong 2 pứ đó. Phản ứng (b) là pứ trao đổi; (c) MnO2 là chất oxh, Cl- là chất khử ; (d) Cu là chất khử, SO42- là chất oxh ; (g) Fe2+ là chất khử, MnO4- là chất oxh, H+ đóng vai trò là môi trường. xt,t0 Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng : xt,t0 (1) X + O2 axit cacboxylic Y1 xt,t0 (2) X + H2 ancol Y2 (3) Y1 + Y2 Y3 + H2O Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là: A. anđehit acrylic B. anđehit propionic C. anđehit metacrylic D. andehit axetic Hướng dẫn: Y1 và Y2 được tạo thành từ X → số C trong Y1 và Y2 bằng nhau , Y3 có 6C → Y1 và Y2 có 3C Y3 là este không no → X là hợp chất không no → X là CH2=CH-CHO Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc) (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư) , đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là: A. 2 B. 6 C. 5 D.4 Hướng dẫn: (a): NH4NO3 → N2O↑ + 2H2O (b): NaCl + H2SO4 (đặc) → HCl↑ + NaHSO4. (c): Cl2 + H2O → HCl + HClO HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2↑ (d): CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (e): SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. (g): KHSO4 + NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + CO2↑ + H2O. (h): PbS không pứ với HCl (i): Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O. Câu 13: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết ủa. Giá trị của z, t lần lượt là: A. 0,020 và 0,012 B. 0,020 và 0,120 C. 0,012 và 0,096 D. 0,120 và 0,020 Hướng dẫn: nBa2+ = 0,012 , ∑n OH- = 0,168 ; Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ 0,012….0,02……0,012 → khối lượng ↓ BaSO4 = 0,012.233 = 2,796 → khối lượng ↓ Al(OH)3 = 3,732 – 2,796 = 0,936 → n Al(OH)3 = 0,012 H+ + OH- → H2O Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ 0,1…..0,1 z……...3z……….z Số mol OH- còn = 0,168 – 0,1 – 3z = 0,068 – 3z : Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)3-] Số mol kết tủa Al(OH)3 còn lại = z – (0,068 – 3z) = 0,012 → z = 0,02 Bảo toàn điện tích → 0,1 + 3z = t + 0,02.2 → thế z = 0,02 vào, suy ra t = 0,12 Câu 14: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba B. Mg, Ca, Ba C. Na, K , Ca D. Li , Na, Mg Hướng dẫn: Kim loại kiềm có kiểu mạng lập phương tâm khối; Be, Mg có kiểu mạng lục phương ; Ca, Sr có kiểu mạng lập phương tâm diện; Ba có kiểu mạng lập phương tâm khối. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần Hướng dẫn: Như ta đã biết Be và Mg điều không pứ với H2O ở điều kiện thường. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử. B. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. C. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi. D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Hướng dẫn: Tất cả các tinh thể phân tử đều dễ nóng chảy và dễ bay hơi (nước đá, băng phiến,..) Câu 17: Để hiđro hóa hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 1,64 gam, cần 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit trong X là: A. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO B. H-CHO và OHC-CH2-CHO C. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO Hướng dẫn: n andehit = 0,025, nH2 = 0,05 Ta thấy số mol H2 gấp đôi số mol andehit → mỗi chất trong X có 2 liên kết pi → (loại B) ; nAg/số mol andehit = 0,08/0,025 = 3,2 → có 1 andehit 2 chức. dựa vào quy tắc đường chéo ta tìm được số mol RCHO = 0,01 và số mol R’(CHO)2 = 0,015 → 0,01(R + 29) + 0,015(R’ + 58) = 1,64 → R = 27(CH2=CH-) và R’ = 14 (-CH2-) → (D) Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 5,85 B. 3,39 C. 6,6 D. 7,3 Hướng dẫn: Các chất trên có đặc điểm chung là đều chứa 4 nguyên tử H trong phân tử → đặt công thức chung là CXH4, có M = 17.2 = 34 → x = 2,5 C2,5H4 → 2,5CO2 + 2H2O 0,05 ………0,125……..0,1 Khối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O = 0,125.44 + 0,1.18 = 7,3gam. Câu 19: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl . Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là: A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94% Hướng dẫn: C nóng đỏ pứ với O2 thu được hỗn hợp khí có M = 32 → 2 khí là CO và CO2 với số mol = 0,04 Dùng quy tắc đường chéo tính được số mol CO = 0,03 và số mol CO2 = 0,01 → n O2 = 0,03/2 + 0,01 = 0,025. KClO3 → KCl + 3/2O2. x………………..3/2x 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 y………………………………y/2 Ta giải hệ: 122,5x + 158y = 4,385 và 3/2x + y/2 = 0,025 → x = 0,01 và y = 0,02 →% khối lượng KMnO4 = 0,02.158/4,385 = 72,06%. Câu 20: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là: A. 18,42% B. 28,57% C. 14,28% D. 57,15% Hướng dẫn: nX = 0,7 , nNO = 0,4 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. 0,6……………………………….0,4 ∑n(CO + H2) = nCuO pứ = nCu = 0,6 → nCO2 = 0,7 – 0,6 =0,1. Dựa vào số mol CO2 tìm được và tỉ lệ các nguyên tố trong pứ, tổng số mol (CO + H2) ta thiết lập được pt pư: 4C + 4H2O → CO2 + 2CO + 4H2 0,01……0,02…..0,04 →% thể tích CO = 0,02/0,07 = 28,57%. Câu 21: Hòa tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat B. natri phenolat, axit clohiđric, phenol C. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin D. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua Hướng dẫn: C6H5ONa tan được trong nước tạo dung dịch trong suốt, khi cho HCl vào, do phenol có tính axit yếu hơn nên bị HCl đẩy ra khỏi muối ( do phenol ít tan trong nước nên thấy dung dịch bị vẩn đục) . C6H5ONa + HCl → C6H5OH↓ + NaCl. Câu 22: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Hướng dẫn: Gọi a là số mol Ag → nCu = 4a → 108a + 64.4a = 1,82 → a = 0,005 mol. nH2SO4 = 0,015 ; nHNO3 = 0,06 → ∑nH+ = 0,015.2+0,06 = 0,09 ; nNO3- = 0,06 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O. 0,02...4/75….1/75………………1/75 3Ag + 4H+ + NO3- → 3Ag+ + NO + 2H2O. 0,005…1/150…………………….1/600 →∑nNO = 1/75 + 1/600 = 0,015 2NO + 3/2O2 + H2O → 2HNO3 0,015 0,1 ……………0,015 →[H+] = 0,015/0,15 = 0,1 → pH = -lg0,1 = 1 Câu 23: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5) Hướng dẫn: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học + Nhiệt độ Đối với phản ứng tỏa nhiệt (DH < 0) : Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch, giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận Đối với phản ứng thu nhiệt (DH > 0) : Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận, khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch. + Nồng độ: Khi giảm nồng độ của một chất cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều tạo ra chất đó, ngược lại, khi tăng nồng độ của một chất cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều làm giảm nồng độ của chất đó. + Áp suất: Khi tăng áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều giảm số phân tử khí, khi giảm áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều tăng số phân tử khí. ( nếu số mol khí 2 bên bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến chiều phản ứng) Chú ý: chất xúc tác chỉ có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chứ không làm thay đổi chiều phản ứng. Vậy các biện pháp (2), (3), (5) sẽ làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 24: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là A. 4 : 3 B. 3 : 4 C. 7 : 4 D. 3 : 2 Hướng dẫn: nAlCl3 = 0,4x ; nAl2(SO4)3 = 0,4y; nNaOH = 0,612; nAl(OH)3 = 0,108 ; nBaSO4↓ = 0,144 Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ 0,144……0,144 → nAl2(SO4)3 = 0,144/3 = 0,048 → 4y = 0,048 → y = 0,12 ∑nAl3+ = 0,4x + 0,12.2 =0,4x + 0,096 Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓(1) (0,4x + 0,096)..(1,2x+0,288)…0,4x+ 0,096 Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4-] (2) Số mol OH- còn ở pứ (2) là 0,612- 1,2x-0,288 = 0,324 -1,2x Số mol kết tủa còn lại = (0,4x + 0,096) – (0,324 - 1,2x) = 0,108 → x = 0,21 Vậy ta có, x:y = 0,21:0,12 = 7/4 Câu 25: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là: A. 3 : 5 B. 5 : 3 C. 2 : 1 D. 1 : 2 Hướng dẫn: tỉ lệ số mol CH5N:C2H7N = 2:1 → Công thức chung của 2 amin là C4/3H17/3N: C4/3H17/3N → 4/3CO2 + 17/6H2O 1…………….4/3…………17/6 → nO tham gia pứ = nO/CO2 + nO/H2O = 8/3 + 17/6 = 5,5 MX = 22.2=44 mX = mO = 5,5.16 = 88gam → nX =88/44 = 2 → V1 : V2 = 1:2 bài này có thể giải = cách bảo toàn e, O2 và O3 nhường e còn metylamin và etylamin nhận e. Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là: A. anđehit propionic B. anđehit butiric C. anđehit axetic D. anđehit acrylic Hướng dẫn: nAg = 0,17; nCO2 = 0,035 E tác dụng với HCl thu được khí CO2→ trong E có (NH4)2CO3 →vậy hỗn hợp ban đầu có andehit fomic: vì HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 6NH3 + 2H2O + 4Ag Số mol CO2 = 0,035 → số mol HCHO = 0,035 → số mol Ag do HCHO tạo ra = 0,035.4 = 0,14→số mol Ag tạo ra từ Z = 0,17 – 0,14 = 0,03 → số mol Z =0,03/2 = 0,015 → khối lượng HCHO = 0,035.30=1,05gam → khối lượng Z = 1,89 – 1,05 = 0,84 → M Z = 0,84/0,015 = 56 → (C2H3CHO : andehit propionic) Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken. (b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon. (c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. (d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau (e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định (g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử Số phát biểu đúng là A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Hướng dẫn: (a) sai : xicloankan cũng có công thức phân tử tương tự anken do vậy không thể dựa vào dữ kiện nCO2 = nH2O mà khẳng định được. (b) đúng : hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon ( trừ 1 số chất vô cơ: oxit cácbon, muối cacbonat,..) (c) đúng : Hợp chất hữu cơ là hợp chất giữa cacbon, hiđro và 1 số ít nguyên tố khác (O,N,P,S..) liên kết chính trong hợp chất hữu cơ là liên kết giữa C và H, do độ âm điện giữa 2 nguyên tố này khác nhau không nhiều, do vậy, đa phần liên kết trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. (d) sai : đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử ( chứ không phải cùng khối lượng phân tử) nhưng trật tự sắp xếp các nguyên tố khác nhau → dẫn đến tính chất khác nhau ( vd: C2H4 = 28, CO cũng = 28) (e) sai: "Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định, thường cần đun nóng hoặc cần có xúc tác". (g) sai: số liên kết pi + vòng ( pi + v) của hợp chất chứa C,H và Halogen được tính bằng công thức Số (pi+v) = [2C+2 – (H+X)]/2 = [2.9+2-(14+1+1)]/2 = 2 Một hợp chất muốn có vòng benzen thì số (pi+v) phải lớn hơn hoặc bằng 4 ( vì vòng benzene có 3 nối đôi( mỗi nối đôi có 1 liên kết pi )và 1 vòng) Câu 28: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 Hướng dẫn: + Bậc của amin chính là số nguyên tử hyđrô được thay thế. Thay thế 1, 2 hoặc 3 nguyên tử hyđrô, lần lượt ta có amin bậc 1 (primary amine), amin bậc 2 (secondary amine) và amin bậc 3 (tertiary amine). Amoniac: Amin bậc 1: Amin bậc 2: Amin bậc 3: + Bậc của ancol chính là bậc của cácbon mang nhóm –OH (bậc của cácbon = với số lượng nguyên tử cácbon liên kết với nó) Vậy: (C6H5)2NH bậc 2; C6H5CH2OH bậc 1; C6H5NHCH3 bậc 2; C6H5CH(OH)CH3 bậc 2; (CH3)3COH bậc 3; (CH3)3CNH2 bậc 1; (CH3)2CHOH bậc 2; (CH3)2CHNH2 bậc 1. Câu 29: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là: A. 8,92% B. 8,43% C. 8,56% D. 8,79% Hướng dẫn: M trung bình của Cl = [37.24,23 + 35(100-24,23)]/100 = 35,48 đvC →M HClO4 = 100,48 → % /HClO4 = 37.24,23%/100,48 = 8,92%. Câu 30: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là: A. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl B. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3 C. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3 Hướng dẫn: + đáp án A loại NaNO3 và HCl + đáp án B loại BaCl2 + đáp án C loại HCl + D : FeCl2 + Cl2 → FeCl3 FeCl2 + Na2S → FeS↓ + NaCl. FeCl2 + HNO3 → FeCl3 + NO + H2O. Câu 31: Chia hỗn hợp gồm hai đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. - Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là: A. 30% và 30% B. 25% và 35% C. 40% và 20% D. 20% và 40% Hướng dẫn: nCO2 = 0,25 ; nH2O = 0,35 ; nN2 = 0,015 = n ete Ta thấy nH2O > nCO2 → rượu no, đơn →n rượu = 0,35 – 0,25 = 0,1 → C trung bình = nCO2 /n rượu =0,25/0,2 = 2,5 Vì 2 rượu liên tiếp → số mol 2 rượu = nhau và = 0,1/2 = 0,05 Trong pứ ete hóa thì số mol rượu = 2 lần số mol ete → số mol rượu tham gia pứ ete hóa = 0,015.2 = 0,03 → vậy tổng hiệu suất tạo ete của 2 rượu = 0,03/0,05 = 60% + Giả sử chỉ C2H5OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.46 - 18) = 1,11g +Giả sử chỉ C3H7OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.60 – 18) = 1,53 Dựa vào khối lượng ete thu được thực tế và giả sử, áp dung quy tắc đường chéo tính được tỉ lệ C2H5OH/C3H7OH = 2/1 → hiệu suất tạo ete lần lượt của 2 rượu = 40% và 20%. Câu 32: Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,06 mol B. 0,14 mol C. 0,08 mol D. 0,16 mol Hướng dẫn: nCr2O3 = 0,03 ; nH2 = 0,09 nếu như Al pứ hết sau pứ, thì chỉ có Cr tạo ra pứ với HCl, thì số mol H2 giải phóng do Cr pứ với HCl = 0,06 < 0,09 → Vậy chứng tỏ rằng lượng Al vẫn còn dư→ số mol H2 do Al tạo ra khi pứ với HCl = 0,03 → số mol Al = 0,02. Vậy X có 0,03 mol Al2O3 tạo ra, 0,06 mol Cr và 0,02 mol Al dư. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 0,03…….0,06 →∑n NaOH pứ với X = 0,06 + 0,02 = 0,08 (chú ý: Cr không pứ được với NaOH). Câu 33: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,0 B . 1,4 C. 1,2 D. 1,6 Hướng dẫn: nCO2 = 0,1; nK2CO3 = 0,02; nKOH = 0,1x; nBaCO3↓ = 0,06 Ta thấy n CO32-/ kết tủa = 0,06 ; n CO32- có ban đầu = 0,02, vậy ta xem như CO2 pứ với OH- tạo ra 0,04 mol CO32-: CO2 + OH- → HCO3- 0,1……0,1…….0,1 HCO3- + OH- → CO32- + H2O 0,04……0,04…...0,04 Vậy: ∑n KOH = 0,1 + 0,04 = 0,1x → x = 1,4 ( chú ý CO2 có phản ứng với CO32-: CO2 + CO32- + H2O → 2HCO3- ) Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. C. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. D. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol. Hướng dẫn: + Ở điều kiện thường benzen và toluen đều không phản ứng với nước brom→ A sai + Este không tạo được liên kết hiđro với nước, do vậy nó rất ít tan trong nước ( không tan) → B sai. + benzyl axetat( CH3COOCH2C6H5) có mùi thơm của hoa nhài, còn amyl axetat ( CH3COOC5H11) mới có mùi thơm của chuối chín → C sai Câu 35: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Hướng dẫn: Tơ poliamit là loại tơ có chứa liên kết amit ( -NH-CO-) Những loại tơ thuộc loại tơ poliamit là : tơ capron ( nilon-6), tơ enan ( nilon-7), tơ nilon-6,6. Tơ xenlulozơ axetat, tơ visco là tơ nhân tạo (là loại tơ được sản xuất từ các polime thiên nhiên nhưng được chế hóa thêm bằng con đường hóa học) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua ... Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ... Câu 36: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Hướng dẫn: (a); (b); (c); (e) đúng (d) sai: Thủy phân saccarozơ thu được 2 monosaccarit là glucozơ và fructozơ, thủy phân mantozơ thu được một monosaccarit là glucozơ (e) sai: chỉ có glucozơ và fructozơ là 2 monosaccarit phản ứng với H2 mới thu được sobitol Câu 37: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (3), (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (2) , (3) , (1) D. (2), (1), (3) Hướng dẫn (1) là amioaxit có số nhóm NH2 = số nhóm COOH →Trung tính (pH = 7) (2) là axit → pH < 7 (3) Là amin mạch hở → có tính bazơ (pH >7) → Vậy thứ tự sẽ là (2) < (1) < (3). Câu 38: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là: A. 25% B. 27,92% C. 72,08% D. 75% Hướng dẫn: vinyl axetat ( C4H6O2) ; metyl axetat và etylfomat có chung công thức phân tử C3H6O2. Gọi a là số mol C4H6O2 và b là số mol C3H6O2. C4H6O2 → 3H2O C3H6O2 → 3H2O a………..3a b………..3b Ta có hệ pt: 86a + 74b = 3,08 và 3a + 3b = 2,16/18 = 0,12 → a = 0,01 và b = 0,03 →% số mol vinyl axetat = 0,01/(0,01+0,03) = 25% Câu 39: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số

File đính kèm:

  • docĐH 2012-B.doc
Giáo án liên quan